1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến 9 năm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi macay3, 10/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại không tính đến ngày 13-5-1955, ngày mà quân Pháp xuống tàu rút khỏi miền Bắc. Đó cũng chính là ngày giải phóng thành thị cuối cùng của miền Bắc-Hải Phòng.
    Nếu tính từ lúc Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 thì đến năm 1955 mới đúng là 9 năm. Đã gọi là Kháng chiến 9 năm có lá các bác nên tính từ lúc ra lời kêu gọi đó mới phải.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chẻ sợi tóc làm tư.
    Tại sao lại lấy ngày chiến thắng là 30/4, trong khi ở An Giang đến tận 6/5 mới GP hết???
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    tại sao ngày mất của bác là 3/9 ?
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Giời ạ, bây giờ đến đứa con nit còn biết ngày giỗ Bác là 2/9.
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    thì nói như bác chángshan sợi tóc chẻ tư mà
    riêng về cụ PTG theo GS Phan Huy Lê
    Hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó điều cơ bản là triều Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cùng đảo Poulo Condor (Côn Đảo) và chịu bồi thường chiến phí 4 triệu đồng bạc trả trong 10 năm, người Pháp và Y Pha Nho được quyền tự do truyền đạo và buôn bán. Rõ ràng đây là một hiệp ước xâm phạm nặng nề đến lãnh thổ của đất nước và chủ quyền quốc gia, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và truyền thống dân tộc. Ngay lúc bấy giờ, nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước đã tỏ sự bất bình, chống đối lại hoà ước đó và ngày nay cũng không một ai có thể biện hộ được. Nhưng vấn đề là phải chăng PTG và Lâm Duy Thiếp, những người ký hiệp ước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhượng đất đó?
    Tự Đức muốn đổ hết trách nhiệm và tội lỗi cho PTG, nhưng tư liệu lấy ngay trong chính sử triều Nguyễn cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng PTG là người thừa hành và thực hiện một chủ trương đã được hoạch định của Tự Đức và triều đình, đồng thời PTG cũng là người đồng tình với chủ trương đó.
    Trách nhiệm của PTG ở đây là trách nhiệm của người thừa hành và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng có phần trách nhiệm trong việc thương thuyết và thực thi một chủ trương sai lầm của triều đình.
    Sau khi hoà ước được ký kết, đình thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :" về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí" , và đề nghị " công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đứng làm" .
    Trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách nhiệm của PTG về nguyên tắc có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lý mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương " cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đã phê chuẩn năm 1863, đã đặt PTG và nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.
    Về vị trí địa lý, 3 tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.
    Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp " nghi ngại" , Tự Đức " đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn" , rồi còn " xuống dụ cho cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi trông thấy, tức thì bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội" . Tự Đức nhiều lần ra lệnh " hưu binh" , " giải giáp" , sai PTG dụ Trương Định, giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp.
    Như vậy là Tự Đức và triều đình đã tự mình tước bỏ mọi khả năng giữ đất 3 tỉnh miền Tây cũng như giành lại 3 tỉnh miền Đông.
    Năm 1866, quân Pháp đe doạ chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Tự Đức và triều đình một mặt " khiến 3 tỉnh ấy một lòng chống giữ" , mặt khác lái thấy " thế đất cheo leo, muốn giữ cho không lấn cũng khó" và " xin tư cho quan Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui" . Những chủ trương và giải pháp của triều đình như vậy ắt dẫn đến hậu quả tất nhiên là không thể nào giữ được 3 tỉnh miền Tây.
    Tư liệu lịch sử của ta cho thấy PTG không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm bản thân PTG.

  6. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Ừ cứ cho ngày kết thúc là 10-10-1954 giải phóng Thủ đô. Vậy bác định lấy mốc nào để xác định ngày bắt đầu thay cho cái mốc Bác Hồ ra lời kêu gọi bên trên? Và giải thích hộ tôi xem tại sao ngày ra lời kêu gọi lại không được tính là mốc bắt đầu ?
    Ở đây tôi đặt ra 1 vấn đề, bác biết nhiều hiểu rộng thì giải thích cho tôi sáng mắt ra cái đi, đừng chưa chi đã phủ định nó.
    Cái thân phận "thành viên mới" rất hay bị chụp mũ kiểu này.

Chia sẻ trang này