1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Mỹ và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 23/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Rô-nan Ri-gân đã từng sang Việt nam thời chiến tranh!
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bác ngao có đọc tên topic không ạ?
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    He he, nhà anh ở Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm Hà hay Minh An, Sơn Phô mà bị dính nhiều rứa? Chuyện bắn nhầm cũng có ăn thua gì đâu, dưới Cẩm Thanh gài mìn nhiều quá, không kịp gỡ, người dân đi kiếm củi nổ chết quá trời (một bà cô + 1 bà bác của em hình như cũng nằm trong số đó ) chưa kể có người đem thuốc men, gạo vào cho quân ta còn bị dính nữa, tội nghiệp quá
  5. linhdo75

    linhdo75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trở lại "14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam", khi em post bài cũng chỉ dám trích dẫn danh sách cùng với ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm hy sinh của các chiến binh này, vì nội dung của bài viết có quá nhiều chi tiết "chuối". Sau khi bài viết này đăng thì có nhiều thông tin phản hồi yêu cầu đính chính lại cho đúng sự thật nhưng cũng chỉ nhận được sự trả lời vòng vo cộng với việc sử dụng lối chơi chữ của hai nhà báo Hà Ánh Dương và Văn Hải thuộc báo Tuổi trẻ. Ví dụ khi trả lời bác Lưu Quang Phổ, nguyên chiễn sỹ Quân đoàn 2 về chi tiết năm 1965 Quân đoàn 2 chưa ra đời vì đơn vị này thành lập vào ngày 17/5/1974 và chi tiết không quân VN chưa bắn rơi máy bay F111 nào thì được hai ông nhà báo này trả lời rằng Quân đoàn 2 đã từng đặt đơn vị chỉ huy tai sân bay kép, nhưng không huấn luyện các chiến sỹ Triều Tiên và việc "bắn rơi được F111là do các máy bay Mig 17 và Mig 19 của không quân Việt Nam đã lắp thêm một khẩu trọng pháo bên cạnh một khẩu trọng pháo 37 ly để làm tăng thêm hoả lực. Do đó những chiếc Mig này đã khuấy đảo được những chiếc F111 của Mỹ trong năm 1972..." (nguyên văn). Đến đây thì em bó tay toàn phần.
    Tuy nhiên, bài báo cũng kèm theo thư gửi phụ trách toà soạn Tuổi trẻ cuối tuần của Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên chính uỷ Bộ tư lệnh không quân trong thời gian có không quân Triều Tiên tham gia chiến đấu. Nội dung tóm tắt như sau:
    Sau ngày ĐQ Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, được sự thoả thuận giữa hai đảng và chính phủ, từ 1965-1969 phía Triều Tiên cử một đoàn không quân tổng cộng 87 người sang VN để tham gia chiến đấu, rút kinh nghiệm.
    Bộ tư lệnh không quân giao cho trung đoàn không quân 923 quản lý và chỉ huy đoàn không quân Triều Tiên, Trung đoàn 923 đóng ở Sân bay Kép. Lúc này chưa có Quân đoàn 2. Ngoài ra cũng không có chuyện phi công Triều Tiên không mang dù và tự khoá chân vào máy bay.
    Sơ kết đợt chiến đấu từ 1966 đến đầu 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó bạn Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc. Ngoài 14 liệt sỹ hy sinh trên đất Việt Nam, một số bạn còn được nhà nước bạn tuyên dương Anh hùng.
    Bức thư có kèm tấm ảnh chụp lưu niệm ngày 04/6/1968 của đoàn không quân CHNCND Triều Tiên và Chính uỷ Phan Khắc Hy.
    (Nguồn tuổi trẻ cuối tuần 33-08)
    Được linhdo75 sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 28/08/2008
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Link đây:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=273979&ChannelID=119
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275879&ChannelID=119
    Mịa cái bọn đã ng... mà còn thích nói chữ
  7. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, méc mod la? có mod chư?i bậy [​IMG]. Nhưng qua? thật la? N.G... thật, đaf thế co?n lấp liếm vo?ng vo.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hêhê, các đ/c ấy đi xào bài, nhưng vì cả người xào lẫn người bị xào đều giỏi như nhau, cho nên mới ra thế này.
    http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=5921
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Tên sách: 5 ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
    Tác giả: Đặng Phong
    Phát hành: NXB Tri thức & Phương Nam Books
    *****
    Dùng các loại mồi để lừa đối phương
    Arthur Dommen, phóng viên báo Los Angeles Times:
    "Bắc Việt dùng mồi giả, đồng thời họ đặt ở đó tên lửa phòng không dày đặc, thế là hàng loạt máy bay sa vào bẫy"
    Mồi giả có rất nhiều loại:
    Có khi đó là những hình nộm chiến sĩ đang cầm súng thấp thoáng dưới các gốc cây, vừa đủ để máy bay thám báo ?ophát hiện?. Thế là hàng loạt oanh tạc cơ được điều tới đánh phá. Pháo cao xạ đã chờ sẵn ở dưới rồi!
    Có khi là một xe cảm tử bật đèn pha và phóng nhanh một đoạn để thu hút máy bay Mỹ lao vào săn đuổi. Trong khi đó cả đoàn xe lẳng lặng lăn bánh an toàn, còn chiếc xe cảm tử thì đột ngột lao vào nơi ẩn nấp đã chuẩn bị sẵn.
    Có khi là những máy phát tín hiệu giả của xe tải tung tín hiệu vào không trung, chẳng mấy chốc máy bay Mỹ lao tới đánh phá. Tại đó không có chiếc xe tải nào, mà chỉ có các đơn vị phòng không nghênh tiếp và các đội thanh niên xung phong chuẩn bị dây thừng đi trói phi công Mỹ nhảy dù.
    Nghi binh đánh lừa máy bay Mỹ
    Những máy phát hiện nhiệt năng của động vật cũng đã nhiều lần bị đánh lừa: Thay cho những đoàn quân đi, là những đàn súc vật, lập tức máy gọi hàng đoàn máy bay đến oanh tạc!
    Những máy phát hiện mùi mồ hôi cũng bị đánh lừa bằng những lọ nước tiểu của cả người và gia súc được treo khắp trong một tuyến rừng ?okhông trọng điểm?, làm cho không quân Mỹ liên tiếp bị báo động rằng đang có hàng sư đoàn ********* đi qua... Khi máy bay tới thả bom bi dày đặc thì cũng là lúc những đoàn quân đã vượt qua nguy hiểm theo những con đường khác rồi!
    Xử lý các dụng cụ thám báo
    - Những biện pháp chống đỡ:
    + Các máy cảm ứng thường có cấu tạo thêm một bộ phận tự hủy để chống tháo gỡ. Vậy trước tiên là phải làm liệt chi tiết này. Thao tác được nghiên cứu, học tập và phổ biến ngay.
    + Với loại có dù treo trên cây, nếu cao quá thì bắn hủy, nếu thấp thì hạ xuống, cũng làm như với loại trên.
    + Với loại cây nhiệt đới (ASID, ACOUSID): Cắt ngay cần ăng ten.
    + Đối với những thứ khó tháo gỡ thì đơn giản nhất là áp 200 g thuốc nổ vào (gói theo kiểu bộc phá) cho nổ cắt đôi khí tài là xong.
    - Những biện pháp lợi dụng để đánh trả:
    Tiến thêm một bước nữa, những kỹ sư, công binh kỹ thuật giỏi còn có thể tận dụng được những linh kiện của các thiết bị điện từ Mỹ. Có trường hợp các chiến sĩ còn dùng chính phương tiện của Mỹ để lừa máy bay và sở chỉ huy Mỹ, làm chúng lạc đích, thậm chí đánh vào nhau. Dưới đây là vài ví dụ:
    Hàng ngàn tấn bom đổi một chiếc cassette cũ: Từ năm 1968, Mỹ bắt đầu rải những vật thám báo (sensor) xuống tuyến đường vận tải Tây Bình Trị Thiên và Nam Lào. Ban đầu các đoàn vận tải không biết vì lý do gì mà cứ xe nổ máy, chiến sĩ gọi nhau lên đường là có ngay máy bay tới bắn phá. Ẩn nấp xong, lên đường, thì máy bay lại tới.
    Ban đầu, ban chỉ huy nghi rằng có thám báo. Cho ngừng hành quân để lùng sục khắp vùng. Vẫn tuyệt nhiên không bắt được một tên biệt kích nào. Nhưng những chiến sĩ đi lùng sục trong rừng lại tìm thấy rất nhiều vật lạ. Giới kỹ thuật nhạy bén ?ongửi? ngay thấy chuyện gì đó: Có thể đó là những tên thám báo điện tử? Nghiên cứu kỹ, thấy quả đúng như vậy.
    Ngay sau đó, một binh trạm trưởng thuộc Binh trạm 34 tên là Nguyễn Khang đã nảy ra sáng kiến: Dùng nó để lừa nó.
    Một kế hoạch đã được thực hiện gấp rút. ?oVặt râu? tất cả các sensor để nó ngừng hoạt động. Sau đó mở bản đồ, chọn những hẻm núi không có người, không có đường sá, cho những sensor hoạt động. Binh trạm xin một chiếc đài cũ của ban chỉ huy, ghi tiếng xe chạy, máy nổ... và đưa tới một địa điểm hoang vắng gọi là hang Chó Sói ở phía Tây Trường Sơn. Sau khi các sensor được cắm lại ?orâu? như cũ thì bật đài.
    Quả nhiên chỉ mươi, mười lăm phút sau, toàn bộ Tư Lệnh binh đoàn ngạc nhiên nghe thấy tiếng ù ù như tiếng xay lúa, đó là âm thanh quen thuộc khi có B.52 đến. Đúng là hàng đoàn B.52 tới rải bom liên tục ở hang Chó Sói!
    Bom biến đường thành hố,
    các cô gái TNXP
    biến hố bom thành đường
    Từ thành công đó, Nguyễn Khang lại đề nghị xin một chiếc đài nữa, ghi âm một xưởng máy đang hoạt động. Cũng làm như trên, và một địa điểm khác không người, gọi là Hẻm Cù Là, trên đỉnh núi Pagơnham, thuộc Tây Trường Sơn. B.52 lại tới. Sau đó bên Tình báo quân đội cho biết Mỹ đã đưa tin: Hôm trước đã đánh phá tan nát một đoàn xe lớn của *********. Hôm sau đã phát hiện một xưởng máy giữa Trường Sơn và đã biến nó thành cát bụi.
    Suốt 15 ngày sau đó, Trạm 34 lại dùng đài phối hợp với những sensor, hôm thì tiếng nói í ới của các chiến sĩ Sư đoàn 35, hôm thì tiếng vận chuyển đại bác qua đèo... Tổng cộng suốt 15 ngày, B.52 đều đến đánh phá vào khu vực không người. Mỗi lần đã có hàng ngàn tấn bom rải xuống, tiêu diệt được một chiếc cassette cũ kỹ...7
    Gậy ông đập lưng ông: Với những kết quả rất hiệu nghiệm kể trên, hình như các chiến sĩ Đoàn 559 còn đi xa hơn nữa: Dùng Mỹ đánh Mỹ. Cũng theo phương pháp trên, những chiếc cassette được đặt bí mật vào sát các khu căn cứ của Mỹ.
    Và thật bất ngờ: cũng bị giội bom. Việc này làm cho Bộ Chỉ huy Mỹ kinh hoàng, bối rối. Nhiều giả thiết được đặt ra. Mà theo logic rất Mỹ thì cái giả thiết được lưu ý nhất là: Tình báo Bắc Việt Nam đã có cách gì đó lọt được vào hệ thống mạng chỉ huy tối mật của quân đội Mỹ.
    Họ đã đánh giá quá cao trình độ tin học của đối phương lúc đó. Họ không ngờ rằng thực ra đó chỉ là một sáng kiến rất Việt Nam của một anh tiểu đội trưởng tên là Nguyễn Khang, chỉ chuyên nghề binh trạm thôi, chứ không phải là chuyên gia xuất sắc gì về kỹ thuật informatic trong chỉ huy chiến trường.
    Điều thú vị nữa là cho đến tận bây giờ hình như cái logic rất Mỹ đó vẫn còn tiếp diễn trong đầu óc nhiều người Mỹ, trước hết là các cơ quan tình báo của Mỹ. Mới tháng 1 năm 2008 vừa qua, dư luận Mỹ lại một lần nữa xôn xao về việc CIA cho công bố những tài liệu đã được ?ogiải mật?, cho biết rằng phía Việt Nam đã lọt được vào hệ thống thông tin của Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ để ra lệnh cho máy bay Mỹ ném bom vào các căn cứ Mỹ!
    Cuốn Lịch sử Cơ quan Tình báo tín hiệu Mỹ SIGINT (American Signals Intelligence) trong chiến tranh Việt Nam viết:
    ?oCơ quan An ninh Quốc gia vừa mới công bố những tài liệu cho thấy rằng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, có một số lần những đơn vị tình báo của Bắc Việt Nam đã thành công trong việc thâm nhập các hệ thống thông tin của Liên quân, và từ phía bên trong hệ thống này họ đã kiểm soát được kênh chuyển tin. Nhưng đôi khi họ còn làm được nhiều hơn thế.
    Đã có một vài lần những người cộng sản, bằng cách thông tin qua các mạng lưới sóng radio của Liên quân, đã có thể kêu gọi pháo binh và không quân của Liên quân tấn công vào những đơn vị của Hoa Kỳ.?
    Chuyện này vẫn đang làm cho dư luận Mỹ sửng sốt. Steven Aftergood, Giám đốc Cơ quan Khoa học Liên bang Mỹ FAS (Federation of American Scientists), nói với hãng tin AFP rằng:?oĐó là điều mà tôi chưa bao giờ được nghe tới từ trước đến nay.?8
    Bằng mọi giá thông đường
    Một yếu tố rất quan trọng nữa của tư tưởng tác chiến tích cực là phải mở ra rất nhiều ngả đường khác nhau để phân tán hỏa lực của đối phương: Đường chính, đường vòng, đường dự bị, đường ngụy trang... Từ đó hỏa lực của đối phương không thể tập trung đánh vào những điểm trọng yếu, vì cũng không còn biết đâu là điểm trọng yếu nữa. Trên nhiều tuyến đường trọng yếu, đã được đặt nhiều loại ?omồi giả? khác nhau để thu hút và phân tán hỏa lực của đối phương. Trong khi đó lại mở đường đi an toàn trên những tuyến đường mòn, đường có ngụy trang.
    Xe vượt ngầm ở Ta Lê lúc bình minh:
    Những ?ocọc tiêu sống? trên mặt nước
    Ở những đoạn đi men những vách núi hiểm trở mà bị bom đánh phá đứt đường, không có mìn để phá núi làm đường thì công binh và thanh niên xung phong đã dùng gỗ, dùng cây để bắc tạm những chiếc cầu nhỏ, chỉ có một hàng ván cho một bên bánh xe. Còn bánh xe bên kia thì tì vào vách núi mà đi! Những chiếc cầu ?okhỉ? vắt vẻo trên vách đá như thế là cực kỳ nguy hiểm. Để giảm trọng tải của xe, nhiều khi phải bốc dỡ hàng xuống, cho những xe lần lượt đi qua rồi lại bốc hàng lên.
    Vượt qua những cầu khỉ vào ban đêm, ngoài sự nguy hiểm về sức chịu đựng của ván gỗ và cọc gỗ, còn có vấn đề: Không có cọc tiêu dẫn đường. Chỉ trệch một vài centimet là xe có thể lao xuống vực. Máy bay lượn trên đầu, không được có một chút ánh sáng nào. Cọc tiêu thì không có, vì đường còn chưa làm nổi thì lấy đâu ra cọc tiêu để cắm!
    Những chiến sĩ thanh niên xung phong đã khoác nylon trắng (lấy từ đèn dù do C130 thả) đứng ven những tấm ván để làm cọc tiêu. Ban đêm, nhìn thấy những vệt trắng lờ mờ thì lái xe biết rằng đó là giới hạn giữa cái sống và cái chết, giữa thoát hiểm và lao xuống vực. Từ đó đã xuất hiện một danh từ chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới là ?ocọc tiêu sống?.
    Xe tải đi trên dây, điều như chưa có
    trong lịch sử vận tải
    ?oLuật lái xe Trường Sơn: Cho đến nay toàn thế giới chỉ biết có hai thứ luật đi đường là luật đi bên trái của Anh và các nước theo luật Anh và của Pháp, Mỹ và các nước theo hệ thống này. Riêng xe tải trên đường Trường Sơn có luật riêng, xe lúc thì đi bên trái, lúc thì đi bên phải, tránh nhau rất lạ. Vì trên những dốc của Trường Sơn, đường vừa hẹp, vừa dễ sụt lở nên ?oluật? là ưu tiên cho xe đi vào, vì xe đi vào chở nặng, xe đi ra chở nhẹ.
    Theo luật này bất cứ xe nào từ Bắc vào đều được ưu tiên đi sát bên vách núi. Những xe đi ra phải tránh ra phía mép đường, bất kể là bên trái hay bên phải. Đó là thứ luật bất thành văn trên đường Trường Sơn mà có lẽ không ở đâu trên thế có một thứ luật kỳ cục như vậy.?10
    Vì không quân Mỹ biết rất rõ có những đoàn xe lớn chỉ di chuyển vào ban đêm nên tập trung lực lượng đánh phá vào ban đêm. Ban ngày phi công ngủ. Tương kế tựu kế, Đoàn 559 chọn những khu rừng chưa bị trụi lá kết các cành lá lại thành những tuyến đường ?ongầm?, không phải ngầm trong lòng đất mà ngầm dưới tán lá rừng (bí danh là Đường K).
    Cho đến mùa khô 1971-1972, độ dài của những con đường ngầm này ở phía Tây Trường Sơn lên tới 778 km. Trên những tuyến đường này, lợi dụng lúc các phi công Mỹ ngủ ngày, xe có thể chạy suốt ban ngày và lại nghỉ ban đêm... Trong suốt mùa khô 1971-1972, có tới 71% số xe tải phục vụ cho cuộc tiến công lớn 1972 là đi theo hệ thống Đường K này11. Đó hẳn là điều mà có lẽ Bộ Tư lệnh Không quân của Mỹ không ngờ tới.
    Không thể nào kể hết những biện pháp đầy mưu trí và sáng tạo của quân và dân trên đường Trường Sơn. Rõ ràng đây không chỉ là sự đọ sức, đọ kỹ thuật, đọ tiền bạc, mà còn là sự đấu trí. Trong cuộc đọ sức đó, cuối cùng người Việt Nam đã thắng.
    Chính theo ý nghĩa đó, một ký giả Mỹ đã viết:
    "Người Việt Nam đã cho thế giới thấy có một khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần túy của con người. Hãy tưởng tượng xem, nếu người Việt Nam bị đánh bại thì thế giới sẽ ra sao? Chúng ta sẽ chẳng còn biết làm gì nữa ngoài việc quỳ gối trước những thần tượng của kỹ thuật."
    (Trích sách 5 đường mòn Hồ Chí Minh, tác giả Đặng Phong)
  10. f3ja

    f3ja Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện đọc chuyện các chiến sĩ Triều Tiên chiến đấu tại Việt Nam . Tôi có 1 thắc mắc là trên wiki có nói quân đội TQ đã từng tham chiến tại VN ( khoảng 30 đến 40 vạn ) bản thân tôi thì không tin ... vì nếu như vậy thì lúc đó có lẽ quân TQ bằng 1/ 3 quân của ta chả nhẽ nhưng người đi B như ông cụ tôi lại không biết gì ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này