1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Mỹ và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 23/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Cái ảnh này nghĩa là sao vậy các bác? Tớ không biết tiếng Nga
  2. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Mặt thì giống thật, nhưng sao tóc lại giống Mao?
  3. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa là "Việt Nam đã chiến thắng, tình đoàn kết đã chiến thắng".
  4. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Cẩm Nê và Chiến dịch Zippo


    (Cadn.com.vn) - Sáng sớm 5-8-1965, Fred Friendly - Chủ tịch hãng tin CBS - bị dựng dậy bởi một cú điện thoại từ Nhà Trắng, đầu dây bên kia là giọng của Tổng thống Lyndon Johnson như hét vào máy: ?oNày Fred Friendly, ông chơi tôi à? Tại sao Cẩm Nê??. Cẩm Nê (nay thuộc xã Hòa Tiến, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nơi quân Mỹ thực hiện cuộc hành quân hủy diệt đầu tiên tại chiến trường miền Nam, với một kế hoạch có tên ?oChiến dịch càn quét Zippo?. Sự kiện đó đã làm rúng động dư luận thế giới, là một cơn địa chấn trong tòa Bạch ốc Mỹ và Tổng thống Lyndon Johnson đã bị sốc nặng. Vậy điều gì đã xảy ra tại Cẩm Nê?
    Cẩm Nê ngày kinh hoàng
    Ký giả Morley Safer thuộc hãng tin CBS có văn phòng tại Sài Gòn, được một thiếu úy thủy quân lục chiến Mỹ cho biết một kế hoạch được mệnh danh là ?oChiến dịch càn quét Zippo? sẽ diễn ra tại làng Cẩm Nê - một ngôi làng nằm phía tây nam của Đà Nẵng. Theo viên thiếu úy này, lý do được đưa ra là vì một viên tỉnh trưởng (ngụy) cho rằng người dân ở đây không chịu nộp thuế. Cùng đi với Morley Safer là một tay quay phim người Việt - Hà Thúc Cần.
    Trong bài tường thuật của mình về sự kiện Cẩm Nê, Morley viết: ?oKhi đến gần vòng đai khu làng Cẩm Nê, lính Mỹ bắt đầu nhả đạn, bởi họ cho rằng có đạn từ bên trong làng bắn ra, nhưng tôi và cả Hà Thúc Cần không nghe thấy gì. Lính Mỹ tiến vào làng, bắt đầu châm lửa đốt nhà bằng súng phun lửa, diêm, thuốc lá, và kể cả bật lửa Zippo. Khi một tên lính Mỹ ra lệnh dùng súng phun lửa định tiêu hủy hẳn một căn nhà, Hà Thúc Cần đã buông máy quay phim và chạy đến la lên: ?oĐừng, đừng làm vậy!?.
    Rồi Cần và tôi tiến đến căn nhà, trong khi một tên trung sĩ Mỹ tay lăm lăm súng tiếp tục tiến lên. Có tiếng khóc của đàn bà, trẻ con từ trong nhà vang ra! Tôi cố dỗ để họ chui ra nhưng không được. Đến khi Hà Thúc Cần lên tiếng vỗ về thì 6 người gồm người già và trẻ con mới chui ra, lập tức căn nhà bị thiêu rụi như bất kỳ căn nhà nào khác. Người dân than khóc khắp nơi, kẻ chết cháy, chết thui, người sống co quắp run sợ...?. Đối với Morley, trận càn này vượt ra ngoài sức tưởng tượng của ông, còn đối với người dân Cẩm Nê, đó là một ngày kinh hoàng. Nhớ lại sự kiện này, cô Nguyễn Thị Tằm (hiện trú làng Cẩm Nê) nói: ?oCả làng lúc đó giống như một biển lữa, lính Mỹ đốt hết những gì chúng gặp. Chúng bắn chết anh Nguyễn Phước Xin - người đàn ông duy nhất trong làng - vì chúng cho rằng anh là ?o*********?!?.
    Khi bản tin của Morley được đưa ra, Chủ tịch hãng tin CBS là Fred Friendly phát hoảng và không tin là những hình ảnh này thật sự xảy ra. Ông hối thúc nhân viên liên lạc để Morley xác nhận chi tiết bản tường trình. Sau đó, Friendly đã duyệt lại cuốn phim tài liệu do Hà Thúc Cần quay cùng nhà báo của CBS Walter Cronkite tại New York, lo sợ vì tính nghiêm trọng của tội ác sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ tại Việt Nam, nhưng họ quyết định sẽ phải trình chiếu để tôn trọng quyền thông tin được biết của quần chúng Mỹ và sự thật. Thế là bản tin lan rộng và tên gọi Cẩm Nê bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới từ đó. Sau sự kiện đáng xấu hổ trên, quân đội Mỹ và chính Johnson đã căm giận Morley đến nỗi Arthur Sylvester - Trưởng phòng Dân vận Ngũ Giác Đài - tìm cách ép CBS đuổi việc ông Hà Thúc Cần. Còn chính Johnson thì tìm cách ép CBS sa thải Morley.

    Trở lại Cẩm Nê
    Những ngày này, tôi trở lại Cẩm Nê để tìm một câu trả lời ?otại sao Cẩm Nê?? như Johnson đã từng thảng thốt hét lên. Chiến tranh đã lùi xa, Cẩm Nê bây giờ đã đổi thay nhiều lắm, nhà cửa, đường sá chẳng khác gì phố phường.
    Tôi đến đình Cẩm Nê vừa mới xây - nơi quân Mỹ bắt đầu tiến vào đốt phá làng này ngày trước thì một lão nông cho biết: ?oMấy hôm trước cũng có một đoàn du khách Mỹ đến đây tham quan, có người hỏi về trận càn Cẩm Nê năm 1965 và khi hỏi ra mới biết ông này là lính Mỹ đã tham gia trận càn năm đó!?. ?oRứa dân mình đối xử với họ sao??. ?oThì khách du lịch họ đi đâu kệ họ! Họ về đây thấy nơi họ đốt phá ngày xưa hồi sinh mạnh mẽ họ mới phục!?. Tôi cũng đã cố công tìm câu trả lời: lực lượng cán bộ, du kích xã Hòa Tiến lúc đó đã ở đâu trong làng mà lính Mỹ không thể phát hiện được? Tôi đã gặp được nhiều nhân chứng từng chứng kiến sự kiện này để dựng lại cảnh khốc liệt do quân đội Mỹ gây nên. Làng Cẩm Nê trước năm 1965 đã là một vùng giải phóng của quân ta và ở đây chúng ta đã thành lập chính quyền cách mạng.
    Vào lúc ấy, cả làng Cẩm Nê đã được rào lại bằng tre, gọi là ?olàng chiến đấu?, nhà nào cũng có hầm tránh bom và nhất là trong lòng đất, dưới những lũy tre làng là hầm bí mật của cán bộ và lực lượng vũ trang xã Hòa Thái (tức Hòa Tiến hiện nay). Bác Trần Nhật Bằng - lúc đó là Trưởng CAX Hòa Thái, người chứng kiến sự việc này- kể lại: ?oTrước ngày diễn ra cuộc hủy diệt của lính Mỹ, chúng tôi đã bắn hạ một tên chỉ huy Mỹ. Không biết có phải điều này làm địch điên tiết lên hay không mà trong những ngày tiếp theo lính Mỹ đánh lên ác liệt lắm.
    Khi tiến quân đến đầu làng, chúng đã bắn chết bà Trương Sáu lúc bà vừa đi chợ về! Hôm đó, lính Mỹ đã dùng xe tăng, ca-nô tiến dọc theo sông Cẩm Lệ và cả máy bay để tấn công vào Cẩm Nê. Một bộ phận bộ binh Mỹ tiến dọc theo đường vào làng, nay là đường sắt. Khi trận càn xảy ra, hàng trăm cán bộ, du kích xã của chúng tôi đã nhanh chóng rút vào hầm bí mật nên lính Mỹ tuyệt nhiên không phát hiện được gì. Chính tôi lúc đó đang nằm trong một hầm bí mật dưới một bụi tre, một chiếc xe tăng Mỹ đã chạy càn qua nhưng không hề hấn gì!?. Để ngăn chặn tội ác tương tự của lính Mỹ, ngay sau đó, ta đã tổ chức đấu tranh với Mỹ và đây là một trong những cuộc đấu tranh chính trị với Mỹ đầu tiên tại chiến trường miền Nam. Bà Nguyễn Thị Tằm kể: ?oSau khi lính Mỹ rút đi dân làng đã đem thi thể anh Xin cùng đồ đạc, lúa cháy xuống bắt đền lính Mỹ và chúng hứa sẽ bồi thường và không thực hiện những trận càn như vậy nữa!?.
    Giờ đây, câu hỏi ?oTại sao Cẩm Nê?? của Tổng thống Johnson đã có câu trả lời: làng Cẩm Nê - đã cầm chân quân Mỹ, bảo vệ vùng giải phóng trong vài năm. Cẩm Nê - sự kiện mở đầu ?oChiến dịch Zippo? kinh hoàng của lính Mỹ gây ra tại miền Nam Việt Nam liên tiếp sau đó và hơn hết, Cẩm Nê là ngôi làng có một chi bộ Đảng mang tên ?oBám Trụ? đã lãnh đạo nhân dân tại đây đấu tranh với Mỹ- ngụy trong suốt 21 năm chống Mỹ hiện vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngôi làng đó đã góp phần làm cho Hòa Tiến trở thành một xã đạt danh hiệu 3 lần ?oAnh hùng? duy nhất của Đà Nẵng hiện nay.

    [​IMG]
    Ký giả Morley phỏng vấn một người dân Cẩm Nê, trong khi nhà vẫn cháy sau lưng.

    Ghi chú : Xã Hoà Tiến là quê của cái tay đương kim bí thư thành uỷ thành phố Đà Nẵng hiện nay.
    Được quydede01 sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 15/10/2008
  6. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Tay nhà báo đặt câu hỏi xỏ lá ghê hén ! ! ! !
    Câu hỏi thực ra là
  7. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Xi nhê gì, bác qua topic về trận hải chiến Hoàng Sa năm 74 mà xem, có cả bích chương của TC vẽ lính hải quân TC dùng lựu đạn đánh tàu VNCH chìm lỉm kìa. Thế mới kinh, xem xong tưởng năm 74 choảng nhau kiểu "Cướp biển Caribe" áp sát tung dây nhảy qua chém nhau chứ, thế mới phải dùng lựu đạn.
  8. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Trả lời dễ mà. "Không hiểu sao mấy ông nã pháo, ném bom, bắn đại bác, huy động xe tắng bắn đùng đùng xong mấy ông du kích lớp chết lớp bị thương chạy hết nên tìm không ra là phải".
    Hỏi ngớ ngẩn thật, kiểu như bây giờ hỏi "Bin Laden ở đâu ta?, sao tui tìm mãi khống thấy".
  9. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Cái này là cái gì vậy Mct?
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Dây cáp diệt ca-nô địch
    Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân, dân Nam Bộ đã có nhiều sáng kiến đánh địch tuy đơn giản, nhưng hiệu quả lớn. Tháng 8, tháng 9 năm 1948, ca-nô địch thường xuyên tuần tra, quan sát, bắn phá trên kênh Phụng Hiệp gây nhiều khó khăn cho hoạt động cách mạng, làm tổn thất cho nhân dân ở ven bờ kênh.
    Trước tình hình đó, tổ du kích Phụng Hiệp đã tổ chức phục kích ?odạy? cho kẻ địch một bài học. Du kích đã nghĩ ra kế ?oquăng dây? bắt sống ca-nô địch. Tổ du kích đã bí mật dùng một sợi dây cáp buông ngầm chắn ngang lòng kênh. Hai bên bờ đóng cọc thật chắc chắn, cột chặt đầu cáp vào cọc, sau đó đắp đất, ngụy trang kín đáo, lực lượng phục tại chỗ chờ thời cơ hành động. Khi chiếc ca-nô địch lao tới, dây cọc được bất ngờ căng cao ngang mặt nước. Chiếc ca-nô bị chặn đột ngột, suýt lộn ngược, quay ngang đầu đâm mạnh vào bờ. Nhân lúc kẻ địch choáng váng, chưa kịp định thần, tổ du kích Phụng Hiệp đã nhanh chóng lao ra bằng gươm, dao, mã tấu khống chế, tóm gọn quân địch trên ca-nô.
    Như vậy, chỉ với trang bị thô sơ là một sợi dây cáp, nhưng với sự thông minh, sáng tạo của du kích khiến kẻ địch khiếp sợ. Từ đó về sau, mỗi lần tuần tra trên sông, chúng đều tỏ ra rất thận trọng, không dám chủ quan, nghênh ngang như trước nữa.
    DƯƠNG HẢI THÔNG
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này