1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Mỹ và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 23/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ddhn

    ddhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tạm dịch là: Hành khúc giải phóng
  2. sam400

    sam400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    4
    kế hoạch di tản của đại sứ Martin


    [​IMG]
    đại sứ Martin (thứ hai từ trái qua)
    [​IMG]
  3. sam400

    sam400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    4

    nhà riêng của đại sứ Martin ở Sài gòn

    [​IMG]
    đại sứ quán Mỹ ngày 30/4/1975
    [​IMG]
  4. sam400

    sam400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    4

    giấy tờ tùy thân của nhân viện bảo vệ đại sứ Martin ở Sài gòn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Chiến dịch Sấm Rền
    Chiến dịch ?oRolling Thunder?: mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc
    Lê Mạnh Hùng
    Cuộc tấn công trả đũa của Mỹ vào căn cứ hải quân Bắc Việt tại Vinh không những đã không làm cho Lê Duẩn và nhóm lãnh đạo miền Bắc khựng lại mà cón thúc đẩy họ gia tăng thêm những cố gắng để chinh phục miền Nam.
    Được khuyến khích bởi những dấu hiệu cho thấy tình hình miền Nam càng ngày càng suy thoái và cho rằng thế nào Mỹ cũng sẽ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tháng 9, 1964 Hà Nội quyết định gởi những đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội miền Bắc vào chiến trường miền Nam với hy vọng có thể đạt được chiến thắng vào mùa xuân 1965.
    Trong một tính toán sai lầm lớn, Hà Nội hy vọng rằng có thể đạt được chiến thắng tại miền Nam trước khi Hoa Kỳ có thể trực tiếp can thiệp vào. Với mục tiêu đó, giới lãnh đạo Hà nội chia nhau đi Moscow và Bắc Kinh để cầu viện. Liên Sô còn ngần ngại, nhưng bị những áp lực lớn phải làm một cái gì giúp Hà Nội nếu không sẽ bị mất thể diện trong khối Cộng Sản so sánh với Trung Cộng. Về phần Bắc Kinh, trong lúc khuyến cáo Hà Nội phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài, Trung Cộng đã tỏ ra ủng hộ tích cực hơn, tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cũng như động viên các lực lượng quân sự của mình dọc theo biên giới với Việt Nam để phòng ngừa việc Mỹ có thể mở rộng cuộc chiến trên bộ ra miền Bắc.
    Trong khi đó tại Washington, các cuộc tranh luận về chiều hướng của cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra giữa các quan chức dân sự cao cấp nhất và những tướng lãnh trong quân đội. Không quân và Thủy quân lục chiến là hai quân chủng ủng hộ mạnh nhất việc mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc, trong khi các giới chức dân sự thì dè dặt hơn. Tuy nhiên với tình hình miền Nam một ngày một suy thoái và sự xâm nhập của các lực lượng Bắc Việt ngày một công khai đã khiến cho chính phủ Johnson càng ngày càng nghiêng vào một giải pháp quân sự đối với miền Bắc để bảo vệ ?oniềm tin của thế giới đối với lời hứa của chính phủ Mỹ?.
    Quyết định mở rộng chiến tranh ra miền Bắc vì vậy đến một cách từ từ. Theo các nhà nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam, giai đoạn cuối 1964 đầu 1965 có thể được coi như là giai đoạn then chốt của cuộc chiến này. Chỉ trong thời gian vài tháng, tổng thống Johnson đã thay đổi hẳn tính chất của cuộc chiến bằng cách mở đầu các cuộc oanh tạc thường xuyên vào miền Bắc cũng như gởi bộ binh tham chiến tại miền Nam. Rút kinh nghiệm cuộc khủng hoảng Cuba dưới thời Kennedy, các ông Johnson, Rusk, Mc George Bundy và McNamara hy vọng rằng bằng cách leo thang từ từ cuộc chiến họ có thể ép buộc Bắc Việt phải từ bỏ âm mưu chinh phục miền Nam để tránh nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng Johnson đã không có can đảm để đi đến bước cuối cùng trong việc tiêu hủy miền Bắc Việt Nam và khi Hà Nội chấp nhận tiếng bạc này, đã dẫn đến hậu quả là Mỹ mắc vào một cuộc chiến lớn tại đại lục châu Á và việc Mỹ hóa cuộc chiến Việt Nam.
    Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc chính quyền Johnson lựa chọn chiến tranh. Đối với ngoại trưởng Rusk, Hoa Kỳ phải kiên quyết bảo vệ Việt Nam để ngăn chặn một nước Trung Quốc bành trướng thế lực xuống Đông Nam Á. Tổng thống Johnson cũng chia sẻ nỗi quan ngại của ngoại trưởng Rusk, nhưng ông còn e ngại hơn về phản ứng của cánh hữu đảng Cộng Hòa và những người Dân Chủ của các tiểu bang miền Nam nếu ông bị coi như là ?oyếu đuối? tại Việt Nam. Đối với Johnson, chương trình ?oGreat Society? là ưu tiên cao nhất và ông lo ngại rằng rút lui tại Việt Nam sẽ làm cản trở việc thực hiện chương trình cải tổ xã hội Mỹ này của ông. Ngoài ra, vì những lý do cá nhân, với tư cách là một người Texas, ông cảm thấy không thể chấp nhận được một sự thất bại.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tiến trình leo thang chiến tranh bắt đầu ngay từ trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào năm 1964. Ngày 2 tháng 11, một ngày trước khi dân Mỹ đi bầu để lựa chọn tống thống. Johnson cho phép bộ tổng tham mưu ?ochuẩn bị kế hoạch cho những hành động quân sự mới tại Việt Nam? được coi như là một ?obước then chốt trong việc đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến mới?. Đến cuối tháng 12, hầu hết tất cả các cố vấn chính của tổng thống đều đồng ý rằng Hoa Kỳ cần phải tung ra một cuộc chiến trên không chống lại Bắc Việt Nam tuy rằng vẫn có những bất đồng về lý do vì sao cần phải mở một cuộc chiến như vậy. Một số coi đây là một biện pháp để nâng tinh thần chính phủ và quân đội Việt Nam; một số khác thì coi đây là một cách để ngăn chặn và giảm thiểu sự xâm nhâp của miền Bắc; một số người khác thì lại coi đây như là một phương tiện để buộc Hà Nội phải từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam.
    Khác biệt trong những mục tiêu cũng dẫn đến những khác biệt trong việc lựa chọn hình thức của chiến dịch tấn công bằng không quân. Phía quân đội đề nghị một chiến dịch ?okhổng lồ, toàn diện? những trận oanh tạc ào ạt đồng thời vào tất cả những trung tâm công nghiệp chính và cơ sở quân sự của Bắc Việt Nam, trong khi phía dân sự chủ trương một chiến dịch ?otừ từ siết chặt? khởi đầu với các con đường xâm nhập của Bắc Việt tại Lào rồi dần dà mở thêm ra vào miền Bắc Việt Nam nếu Hà Nội không chịu đáp ứng.
    Đến cuối tháng 11 thì các cố vấn quân sự và dân sự của Johnson đã đồng ý được một chiến dịch tấn công bằng không quân vào miền Bắc. Bác bỏ kế hoạch tấn công ào ạt của Bộ tổng tham mưu, kế hoạch được chấp nhận là một kế hoạch hai giai đoạn vói các cuộc oanh tạc được tăng cường độ một cách từ từ. Giai đoạn đầu , kéo dài khoảng một tháng bao gồm những cuộc oanh tạc giới hạn vào các tuyến đường xâm nhập của bộ đội Bắc Việt tại Lào cùng với những cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu quân sự tại miền Bắc Việt Nam nếu Bắc Việt có những hành động gì khiêu khích tại miền Nam. Trong giai đoạn này, đại sứ Taylor sẽ dùng những hứa hẹn của một chiến dịch chống lại Bắc Việt để khuyến khích chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam đoàn kết và củng cố lực lượng, ổn định tình hình chính trị và quân sự tại miền Nam. Một khi một mức độ ổn định nào đó đạt được rồi. Mỹ sẽ đi vào giai đoạn hai một cuộc tấn công ở tầm mức rộng lớn vào Bắc Việt Nam kéo dài từ hai đến sáu tháng để rồi có thể đưọc tiếp nối bởi một cuộc phong tỏa bằng hải quân.
    Kế hoạch này được tổng thống Johnson chấp thuận vào đầu tháng 12. Đây là một quyết định mà theo sử gia Fredrick Logevall có thể được coi như là ?oquyết định quan trọng nhất của toàn bộ cuộc chiến?. Ngày 1 tháng 12, Johnson quyết định cho phép thực hiện ngay những cuộc oanh tạc vào những con đường xâm nhập tại Lào. Nhưng vẫn còn ngần ngại không muốn đi quá xa, quá nhanh, ông chỉ chấp nhận trên nguyên tắc việc mở những cuộc không tập trả đũa cũng như là giai đoạn hai của chiến dịch ?okhi tình thế đòi hỏi?. Đồng thời Johnson cũng chấp nhận trên nguyên tắc việc gởi thêm những lực lượng bộ binh đáng kể sang Việt Nam.
    Cuộc chiến sắp chuyển sang một giai đoạn mới
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Vào cuối tháng giêng 1965, tình hình quân sự tại miền Nam đã suy thoái đến nỗi hầu hết các cố vấn của Johnson đều đồng ý rằng nguy cơ đối với miền Nam và sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam đòi hỏi chính quyền Johnson phải mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc.
    Suốt trong tháng đó, đại sứ Taylor liên tục gởi đến Washington những lời báo động rằng nếu không có một hành động quyết liệt nào thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phải đứng trước một ?othất bại thảm hại? tại Việt Nam. Trong bài báo cáo nổi tiếng được mệnh danh ?oTrước ngã đường? trình lên Johnson vào ngày 26 tháng giêng, cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy tìm cách thuyết phục Johnson hãy chấm dứt thái độ dè dặt và đưa ra một quyết định rõ rệt đối với Việt Nam. Nhắc lại những lời báo động của Đại sứ Taylor, Bundy cảnh cáo rằng việc tiếp tục những chính sách cũ chỉ dẫn đến một ?othất bại thảm hại?. Ông khuyến cáo Johnson rằng Mỹ chỉ còn hai lựa chọn. Một là dùng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ để làm thay đổi chính sách của khối cs mở rộng đường biên của họ xuống phía nam và hai là tìm cách thương thuyết để lấy một đường rút. Chủ trương rằng cần phải chọn con đường thứ nhất, Bundy đề nghị hãy lựa chọn việc oanh tạc trả đũa miền Bắc khi cơ hội đầu tiên xảy ra và sau đó sẽ đi vào ngay giai đoạn thứ hai - oanh tạc các cơ sở quân sự và trung tâm công nghiệp của miền Bắc.
    Tuy rằng còn ngần ngại, nhưng cuối cùng Johnson cũng chấp nhận đề nghị của McGeorge Bundy. Ông viết ?oChúng ta sẽ làm những gì chúng ta cần phải làm? và gởi Bundy đến Sài Gòn để xem có cần phải làm thêm những hành động quân sự gì khác. Đây có thể nói là bước ngoặt quyết định trong việc can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam, bước đầu của việc Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam.
    Nhận thức rằng nếu có một cớ chính đáng để leo thang chiến tranh thì sẽ có lợi hơn đối với quốc tế và dân chúng Mỹ, Johnson ra lệnh cho hải quân Mỹ mở lại những cuộc tuần tra vào vùng biển Vịnh Bắc Việt được ngưng lại sau hai cuộc đụng độ với hải quân miền Bắc. Thế nhưng sự cố mà Mỹ chờ đợi đã xảy ra trên đất liền chứ không phải ngoài biển. Ngày 7 tháng 2, các lực lượng VC tấn công vào một doanh trại lính Mỹ tại Pleiku và một căn cứ trực thăng gần đó, giết chết 9 lính Mỹ và phá hủy 5 máy bay. Ngay tối hôm đó, sau một phiên họp chưa tới hai giờ đồng hồ, chính quyền Mỹ quyết định trả đũa. Chỉ có thượng nghị sỹ Mike Mansfield là chống lại, nói rằng hành động này có thể khiêu khích Trung Cộng nhẩy vào can thiệp. Nhưng Johnson đã bác bỏ lý luận của Mansfield nói ?oChúng ta đã treo súng trên tường và giữ đạn trong kho lâu lắm rồi. Tôi không thể yêu cầu binh sỹ Mỹ chiến đấu với một tay bị trói sau lưng!?
    Sau phiên họp tổng thống Johnson ra lệnh thực hiện ngay kế hoạch ?oFlaming Dart? (Tên lửa) một kế hoạch tấn công trả đũa đã được bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ chuẩn bị sẵn trước. Ngay chiều ngày hôm đó và ngày hôm sau, máy bay Mỹ tấn công vào các cơ sở quân sự của Bắc Việt tại Đồng Hới ngay vỹ tuyến thứ 16. Khi vào ngày 10 tháng 2, các lực lượng VC lại tấn công vào một doanh trại Mỹ tại Quy Nhơn thì Johnson ra lệnh một đợt oanh tạc trả đũa nặng nề hơn vào miền Bắc.
    Bundy từ Việt Nam về tới Washington một ngày sau cuộc oanh tạc trả đũa về vụ Pleiku. Trong báo cáo về tình hình, Bundy cảnh cáo rằng ?onếu không có hành động quân sự mới của Hoa Kỳ, chiến bại chắc chắn sẽ xảy ra - có thể không phải trong vài tuần lễ hoặc trong vài tháng nhưng chỉ trong vòng năm tới mà thôi!?. Bundy và John McNaughton, người tháp tùng ông sang Việt Nam kêu gọi hãy đưa thực hiện ngay chính sách ?otrả đũa liên tục? chống lại miền Bắc. McNaughton công nhận rằng có những nguy cơ việc oanh tạc này không mang lại kết quả, nhưng ?oso với giá phải trả của một cuộc chiến bại? thì giá cho chiến dịch này là ?orẻ? và ngay cả nếu nó không xoay ngược lại tình thế ?olợi ích của những cố gắng? này cũng ?ovượt qua giá phải trả?. Ngày hôm sau, hầu như không qua một cuộc bàn thảo nào, chính quyền Johnson bắt đầu chiến dịch ?oRolling Thunder? gia tăng dần mức độ oanh tạc miền Bắc như Bundy và McNaughton chủ trương.
    Rolling Thunder mặc dầu những lời phủ nhận của chính quyền Johnson rõ ràng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong mức độ can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Việc khởi sự những đợt oanh tạc thường xuyên vào miền Bắc Việt Nam đã vượt xa mức độ của những cuộc oanh tạc trả đũa sau sự kiện vịnh Bắc Việt và cung cấp một lý do biện minh trước cho những hành động leo thang về sau này.
    Và quả thật, ngay sau khi chiến dịch oanh tạc được thực hiện đã có những áp lực để mở rộng nó thêm nữa. Kết quả sơ sài đạt được qua những cuộc oanh tạc đầu tiên đã làm đại sứ Taylor than phiền rằng ?oRolling Thunder chẳng qua chỉ là vài tiếng sấm lẻ tẻ? và kêu gọi Washington hãy tăng cường mạnh mẽ các cuộc oanh tạc vào miền Bắc. Trong khi đó các tin tức tình báo cho thấy tình hình quân sự tại miền nam tiếp tục suy thoái và nếu không có gì thay đổi thì chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có thể chỉ còn kiểm soát được một số ốc đảo chung quanh các thành thị lớn mà thôi.
    E ngại rằng các tướng lãnh có thể leo thang quá mức mình muốn, Johnson ngay từ đầu đã đích thân kiểm soát cuộc chiến trên không đối với Bắc Việt này. Ông đã từng tự phụ khoe là ?oHọ có muốn ném bom một cái nhà cầu cũng phải có sự cho phép của tôi.? Nhưng trước những áp lực ngày càng tăng của Taylor và các tướng lãnh, Johnson đã lần lần phải cho phép nới rộng mức độ của các cuộc oanh tạc cũng như là nới lỏng các giới hạn trong việc oanh tạc. Napalm, đầu tiên bị cấm, nhưng nay được phép sử dụng để gia tăng thêm mức độ tàn phá trong việc oanh tạc. Các phi công được phép tấn công vào một mục tiêu khác mà không cần phải xin phép nếu việc oanh tạc mục tiêu nguyên thủy không thực hiện được. Trong tháng 4, 1965 các phi công của Hoa Kỳ và không quân Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện đến 3,600 phi vụ tấn công vào các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến trên không vào miền Bắc đã mau chóng chuyển từ những trận tấn công lẻ tẻ rời rạc thành ra một chương trình oanh tạc đều đặn quyết liệt.
  8. pvnhanr

    pvnhanr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bác Đoàn biết cuốn này không?
    http://i442.photobucket.com/albums/qq144/PVNR/***agi_Page_01_Image_0001.jpg
    http://i442.photobucket.com/albums/qq144/PVNR/***agi_Page_02_Image_0001.jpg
    http://i442.photobucket.com/albums/qq144/PVNR/***agi_Page_03_Image_0001.jpg
    http://i442.photobucket.com/albums/qq144/PVNR/***agi_Page_04_Image_0001.jpg
  9. thanh_a15

    thanh_a15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    1
    có một số ảnh của tàu tuyên truyền cho VN
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. thanh_a15

    thanh_a15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này