1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Pháp và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Con này bị Bazooka xơi tái, chẳng phải thuốc nổ đâu.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng lạ, theo bọn tây, chỉ riêng ở trong đồn thôi, bọn nó cũng đã tìm thấy gần 250 tử thi của ta. Cộng thêm số tử thi trên hàng rào và xung quanh đồn bị Na-pam đốt cháy, bọn nó ước tính là số tử vong phía ta khoảng 800...
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nhưng ta mới là phía làm chủ chiến trường !
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Trận Tu vũ ta ko làm chủ hoàn toàn chiến trường.
    Đồn Tu Vũ có 2 phần trên 2 bờ kênh, ta chiếm được 1 bên trước khi phải rút :
    [​IMG]
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Sách ta đều nói ta chiếm được cả hai (phần đồn ở phía nam con lạch ta gọi là khu C, phần phía bắc là khu A và khu B), địch chạy hết xuống cái doi cát ở giữa sông, sau đó chạy sang đồn Chẹ ở bên kia sông. Ta diệt 150, bắt 12. Thương vong của ta thì như bác Chiangshan đã post.
    Chiếc xe tăng bác Panzer post có vẻ là ở khu A. Còn một chiếc tăng nữa không bị bung tháp pháo, để mai em đưa hình lên.
  6. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Đúng vậy, theo quan điểm của ta thì cứ điểm Tu Vũ chia làm 3 khu: A, B và C là một cứ điểm mạnh và được bố phòng cẩn mật . Sau trận đánh ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm lớn này, chỉ 1 ít quân địch chạy thoát và bơi qua sông sang phía Núi Chẹ. Cụ Giáp sau trận đánh còn đi quan sát chiến trường. Đây là trận công kiên thành công của quân đội ta đánh dấu 1 bước tiến về quân sự, càng có ý nghĩa hơn sau những thất bại ở trung du và đồng bằng trước đó. Trận Tu Vũ - Núi Chẹ còn có 1 điểm thú vị, đó là truớc khi trận đánh diễn ra địch đã lấy đuợc bản kế hoạch tấn công của ta, mất đi yếu tố bất ngờ vì vậy việc đánh Núi Chẹ gặp khó khăn. Ở đây địch còn kịp chủ động bổ xung thêm 1 trung đội xe tăng ( chắc bác Panzerlehr nhầm ở điểm này - Núi chẹ không phải là 1phân khu của Tu Vũ mà hợp với Tu Vũ và các vị trí khác thành tuyến phòng ngự dọc 2 bờ sông Đà ). Quay lại với Tu Vũ chính việc trục chặc trong công tác chuẩn bị khiến ta lùi thời điểm tấn công lại rất muộn lại khiến địch chủ quan và bị bất ngờ vì tuởng pháo địch đã dập nát, gây thiệt hại nặng nề cho lực luợng của ta. Sau trận đánh thành công trung đoàn 88 (đại đoàn 308) đã đuợc gọi tên là trung đoàn Tu Vũ.
  7. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cả Tu Vũ bắc và nam đều bị ta tiêu diệt. Điều kiện bất ngờ không có được vì cách đó vài ngày, bọn nó đã bắt được 1 toán cán bộ pháo binh của ta đang đi đặt trận địa.
    Đây là tường trình của tay chỉ huy đồn Tu Vũ, đại úy Le Levreur về trận đánh :
    "- 19giờ 45: trạm báo động phía tây của trung sỹ Muet bị tấn công phải rút lui.
    - 20 giờ : các đơn vị tuần tra đều rút vào trong đồn.
    - 20 giờ 30 : trung úy Mistarlet, chỉ huy Tu Vũ nam báo cáo có quân Việt trang bị cuốc xẻng đang đào hào ở phía nam, cách hàng rào khoảng 150m. Trung tâm yêu cầu pháo bắn vào cự ly "Papillon" cùng với cối 60. Mistarlet quan sát thấy bọn Việt có thương vong nhưng chúng vẫn tiếp tục làm việc. Ở phía tây, trước mặt trung đội của thượng sỹ Vicente, bọn Việt cũng làm việc, nhưng chúng có vẻ gặp khó khăn trước pháo binh của ta hơn. Trung sỹ nhất Braule, chỉ hủy đơn vị bảo vệ cây cầu trên kênh Ngôi Lạt, báo cáo có dấu hiệu xâm nhập, pháo và cối được gọi để khử những dấu hiệu này. Vào lúc này, chưa có tiếng vũ khí nhẹ cũng như chưa có mìn nào phát nổ.
    - 21giờ 15 : cối 82 của ********* bắt đầu bắn vào đồn Tu Vũ nam. Các lô-cốt bắt đầu bị bazooka và ĐKZ nhắm bắn. Trung úy Mistarlet bị thương ở cổ. Khẩu lựu pháo 12,7 của đồn được xử dụng để phản pháo. Mặc dầu pháo binh của chúng ta vẫn bắn nhưng ko còn độ chính xác vì tất cả các quan sát viên trong đồn đều đang bị pháo kích. Tháp quan sát giữa đồn không còn dùng được nữa vì nó đã trở thành mục tiêu cho súng máy của địch.
    Sau đó địch bắt đầu tiến vào sát hàng rào dây thép gai, cho quân cảm tử mở đường qua bãi mìn của ta. Súng máy của ta nổ súng vào bọn cảm tử đến lúc lô-cốt phía nam bị trúng bazooka, 1 tiếp đạn bị chết, xạ thủ bị thương. Khẩu súng máy phải chuyển sang vị trí khác. Trung sỹ Clavard bị chết cũng như hạ sỹ Arour. Chúng ta có vài thương binh nhưng nhìn chung những công sự vẫn còn nguyên vẹn.
    -23 giờ : liên lạc với Mistarlet ở phía nam bị cắt đứt. Một lúc sau, bọn Việt đã tiến được vào đến hàng rào và bắt đầu cho nó nổ bằng bộc phá, lỗ hổng đã được mở. Cự ly "Papillon" được chỉnh ngay vào phía hàng rào. Súng cối ở khắp nơi đều tập trung vào đây. Bọn Việt phải bỏ lại 1 dây xác chết đi theo trục pháo kích của ta.
    -23 giờ 30 : 1 quả bộc phá nữa lại nổ, khẩu bazooka của địch lại bắn. Tiếng kèn xung phong của địch vang lên, địch tấn công qua 2 cửa mở đã có. Ngay sau đó là 1 trận xáp lá cà toàn bộ ở cứ điểm Tu Vũ nam. 2 trung đội rút lui về phía rạch, xin qua cầu về Tu Vũ bắc. Tôi tập trung họ về phía đông nam đồn để làm 1 hàng rào phòng thủ mới ở đây. Chiếc xe "Kehl" (xe M5 có trang bị lựu pháo 75mm nòng ngắn) được điều động ra hướng này để bắn chặn địch, cự ly "Papillon" được chỉnh lại để bắn sát vào cử điểm phía nam.
    Chiến trận lúc này lắng xuống, đại úy Denis, trung úy Mistarlet và tôi cố gắng chấn chỉnh lại các vị trí phòng ngự. Tình hình lắng xuống, chỉ còn tiếng pháo của ta bắn qua yêu cầu của Braule, Muet và Bark. Ở phía nam, tình hình ko còn nguy hiểm lắm. Ở phía bắc, ko có cái gì chắc chắn, nhưng trung úy Balmitgere chỉ huy trung đội 1 và 2 báo cáo là có những dấu hiệu là địch đang chuẩn bị tấn công. Một làn sương mù dày đặc đổ xuống vị trí chúng tôi, chúng tôi chỉ còn có thể nghe được địch mà thôi. Lúc này chúng tôi nghe được những tiếng mìn nổ liên tục. Tôi yêu cầu pháo binh bắn thẳng vào làng Tu Vũ cũ mà chúng tôi nghĩ là địch có thể tập trung, đồng thời tôi cho thượng sỹ Still đưa thương binh qua sông bằng thuyền về phía đảo.
    Ở hầm chỉ huy, tôi cùng trung úy Chevreul chỉ huy trung đội xe tăng chuẩn bị kế hoạch phản công. Trong trường hợp địch chọc thủng hàng phòng ngự của ta, 2 xe tăng "Jemmapes" và "Fleurus" cùng với 2 trung đội giự bị sẽ luồn dọc theo bờ sông để phản công vào sườn địch. Sau cuộc họp, trung úy Chevreul đội chiếc mũ nồi, chào tôi và đi ra, đó là lần cuối cùng tôi thấy anh ta. Lúc này chúng tôi có 2 khẩu trung liên, 1 đại liên bị hóc, trung úy Mistarlet bị thương đã sửa được chúng kịp thời. Khẩu pháo 75mm của xe "Kehl" cũng có một số trục trặc nhưng thượng sỹ trưởng xe Gardel cũng đã sửa được.
    - 2 giờ 45 : tình chín muối, cuộc tấn công sắp bẳt đầu, đạn cối 82 đổ xuống vị trí của chúng tôi như mưa. Hầm chỉ huy bị trúng 4 viên, nhưng ko có ai bị thương hết. Địch bắt đầu cắt dây kẽm gai ở cách cứ điểm 50m, nhưng chúng tôi ko thấy gì hết vì sương mù.
    - 3giờ 30 : kèn xung phong lại vang lên, tôi cho pháo bắn dầy đặc vào các cự ly "Sauterelle" và "Panthere". Tiếng đạn nổ vang lên khắp nơi: tiến bazooka về phía các lô-cốt, pháo và cối nổ trong và ngoài đồn thêm vào các viên đạn bắn thẳng của pháo xe tăng và các loại súng nhẹ khác... Nhưng tiến kèn vẫn vang lên cộng thêm thiếng hét của địch đang xung phong. Lúc này đạn tiếp viện từ bên kia sống cũng đã đến, nhưng chúng tôi ko có đủ người để đi phân phối chúng.
    - 4 giờ : tôi mất liên lạc với Balmitgere, bộc phá đã mở 2 cửa qua hàng rào ở góc phía bắc trước trung đội của Bark. Các lô-cốt đều đã bị ĐKZ và bazooka vô hiệu hoá. Địch đã tràn vào trong cứ điểm, luồn tránh qua các cụm phòng thủ, đánh vào trung đội của Braule, cánh trái và những trung đội của Balmitgere cánh bên phải của chúng tôi. Đường vào bộ chỉ huy vẫn còn giữ được nhờ trung đội súng cối, đã biến thành trung đội bộ binh và phần còn lại của trung đội Bark đã bị tổn thất rất nặng. Balmitgere có liên lạc được với xe "Jemmapes", nhưng lúc bấy giờ, các trung đội đều đang phải chiến đấu xáp lá cà, hoả lực xe tăng không còn tận dụng được nữa.
    - 4 giờ 15, tiếng kèn lại vang lên, 1 làn sóng bộ binh mới lại tràn lên qua 2 cửa mở. Hàng phòng thủ của chúng tôi rơi vào tình thế bị bao vây. Trung đội Balmitgere đứng lên xung phong về phía bờ sông, phối hợp với các xe "Jemmapes", "Kehl" và các trung đội của Denis và Mistarlet mở 1 cuộc phản công vào sườn địch như chúng tôi đã dự định. Nhưng súng liên thanh của bọn Việt đã chặn đứng lại tất cả.
    1 cuộc phản kích thứ 2 được tiến hành, lần này về hướng bộ chị huy vì Chevreul trên chiếc "Medeah" đã thông báo cho "Jemmapes" là chúng tôi vẫn ở bộ chỉ huy. Nhưng ở đây mũi phản công cũng bị chặn lại vì hoả lực súng máy và ĐKZ của địch. Mistarlet bị 1 tràng đạn tiểu liên vào bụng chết tại chỗ, Denis bị thương rơi xuống sông, các trung đội tham gia phản công đều bị tan rã. Các đơn vị lúc này đều đang rút lui về phía bờ sông Đà và sau đó bơi dười làn súng máy địch để về phía 1 đảo nhỏ trước mặt Tu Vũ. Tôi lúc đó ở tháp quan sát khi được tin địch đang tiến về phía này, tôi phá chiếc điện đài và đốt một số giấy tờ trước khi cùng trung đội Braule bơi về phía đảo ngay trước khi ngọn tháp bị đổ gục vì 1 viên ĐKZ.
    Về phía trung đội xe tăng, chiếc "Fleurus", sau khi thấy xe chỉ huy "Medeah" của trung úy Chevreul nổ tung vì bị trúng 1 viên đạn bazooka vào ngay tháp súng cũng bị phá hủy vào khoảng 4 giờ 30, thượng sỹ Taurin, trưởng xe bị chết tại chỗ. Chiếc "Jemmapes" cũng bị tiêu diệt trong cuộc phản công, chỉ sống sót có thượng sỹ Vignot, trưởng xe, bị thương, anh ta chết đuối khi bơi ra đảo. Còn chiếc "Kehl", trong cuộc phản công mở vòng vây cho các trung đội phía bắc, đã bị trúng 1 viên SKZ 60 và nổ tung, làm bị thương trung úy Balmitgere ở cạnh đấy. Thượng sỹ Gardel, trưởng xe, sống sót sau vụ nổ trở thành bộ binh cùng rút về bờ sông. Anh ta cũng bị chết đuối khi bơi qua sông Đà.
    Quân Việt lúc này cũng bắt đầu rút lui, chúng tôi nghe thấy chúng í ới gọi tìm thương binh. Nhưng chúng không thể đem đi hết được các tử sỹ. Vào 7 giờ tôi trở về đồn với đại đội 1 để nhặt tử sỹ và thương binh phía chúng tôi..."
    Con số thiệt hại của bọn Pháp ko rõ lắm, tài liệu cính thức của nó nói là có 84 chết và mất tích. Nhưng theo hồi ký của một số bọn sống sót (trung úy Balmitgere), buổi sáng, khi bọn tây trở lại đồn, chúng nó kiếm được 140 xác Âu Phi và 40 thương binh. Khi kiểm tra lại đội hình thì chỉ thấy có 1 mất tích.
    Phía ta theo tài liệu chính thức, chúng nó kiếm được trong đồn (hoặc xung quanh, theo một số tài liệu khác) khoảng 250 xác bộ đội.
    Theo Béc-na Phôn, chỉ trong đên hôm đó, các cứ điểm xung quanh đã bắn yểm trợ cho đồn Tu Vũ 5000 viên đạn pháo...
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Trước đó, cụ Nguyễn Bàng trung đoàn trưởng và cụ Nguyễn Tâm tham mưu trưởng của trung đoàn 209 đi nghiên cứu đánh vị trí Chẹ bị địch phục kích và hi sinh (cụ Hoàng Cầm lên thay), không hiểu có phải Pháp "nhầm" các cụ với các cán bộ trinh sát pháo binh không. Có lẽ từ thông tin thu được sau sự kiện này mà quân Pháp quyết định tăng cường trung đội xe tăng cho Chẹ.
    Lúc đánh Tu Vũ, trung đoàn trưởng của e88 là cụ Thái Dũng, chính uỷ là cụ Đặng Quốc Bảo. Cụ Hùng Sinh là trung đoàn phó.
    Cụ Nguyễn Quốc Trị, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 23, được phong anh hùng tại Điện Biên Phủ (lúc về Hà Nội cụ là trung đoàn trưởng) cũng đánh trận này, chức vụ của cụ là đại đội phó.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc là đi Tu Vũ sau này thôi. Chứ Pháp vẫn đang ở Chẹ và sáng ra ta rút thì cụ làm sao mà đến được.
    Sau trận này, các cán bộ chỉ huy được mời lên Trung ương để báo cáo thành tích và kinh nghiệm đánh công kiên cho Hồ Chủ Tich và Hội đồng chính phủ.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cái hình của bác Panzer, những hình chữ nhật là các khu vực tác xạ xác định sẵn của pháo và cối. Các hình mũi tên là thể hiện khu vực tác xạ của trung, đại liên, ĐKZ. Nói chung, đây là một sơ đồ bố phòng hoả lực quân sự. Bác Panzer dịch lại cái chú thích đi bác, giá mà có cái hình rõ hơn thì hay quá.
  10. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Em không rõ lắm nhưng cái này cũng không nhất thiết phải vậy bác ạ. Vì cụ Giáp có nói rõ là 5 giờ sáng chính uỷ của trung đoàn 88 - đồng chí Đặng Quốc Bảo báo cáo qua điện thoại là đã tiêu diệt hoàn toàn Tu Vũ và cụ quyết định đi thăm trận địa ngay. Tham mưu trưởng trung đoàn 88 là đồng chí Nam Hà đã trực tiếp đưa cụ đi. Tại đây ngoài cách bố trí công sự, dấu vết của diễn biến trận đánh,...cụ vẫn còn chú ý đến 1 chi tiết là trên mặt đất nhận thấy rõ mật độ chi việt dầy đặc của đạn pháo địch. Xác nhận thông tin là địch bắn khoảng 5000 quả đạn pháo mà bác Panzer vừa nêu trên. (cụ Giáp hay có thói quen này, đi quan sát chiến trường ngay sau trận đánh, chiêm nghiệm và rút ra những bài học thực tế. Một nhà nghiên cứu quân sự phuơng Tây cũng đã nhận xét về cụ như vậy - một người không được đào tạo bài bản qua truờng lớp quân sự chính quy nào nhưng có biệt tài về quân sự, tự nghiên cứu qua sách vở và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế chiến trường).

Chia sẻ trang này