1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Pháp và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    quote-lamali viết lúc 20:38 ngày 28/07/2007:
    Lần đầu tiên bọn pháp sử dụng pháo phản lực nhiều nòng đánh bộ đội *********. Quân ta thằng quân địch thua
    [/QUOTE]
    Trận này theo em thì quân ta thực sự là thua chứ không thắng. Tất nhiên là sau này ta luôn luôn có thể tìm thấy lý do này hay lý do nọ để xem lại, nhưng lúc đó trận Vĩnh Yên vẫn là 1 đòn tâm lý mạnh lên tinh thần của bộ đội ta.
    Sau chiến dịch biên giới, thế của ta như chẻ tre. Bọn Pháp hoang mang bỏ chạy tơi bời. Lạng Sơn bỏ lại nguyên vẹn với 1 kho vũ khí đủ cho ta trang bị 1 đại đoàn mạnh +đạn pháo 105 xài đến tận ĐBP, các đồn phòng thủ của bọn nó ở vùng thượng du chưa đánh cũng bị bỏ. Lúc đó ở bộ chỉ huy quân Pháp ở Hà Nội, bọn nó cũng đã bàn tới chuyện bỏ miền bắc rút vào phòng thủ ở Sài Gòn rồi. Phía ta lúc đó tinh thần cũng cao lắm, mọi người từ cán bộ đến chiến sĩ ai cũng nghĩ là sẽ được ăn Tết ở thủ đô.
    Trận Vĩnh Yên bắt đầu cũng khá tốt cho phía ta, ta phục kích được binh đoàn cơ động số 3 đêm ngày 13/1 ở phía tây bắc thị trấn. Đến sáng, binh đoàn này gần như là tan rã (bọn nó chết và mất tích khoảng 1 tiểu đoàn, số còn lại bỏ chạy tán loạn về thị trấn Vĩnh Yên. Theo tài liệu Pháp, lúc đó nếu ta mà nhấn tiếp đuổi theo bọn tàn quân thì chắc chắn binh đoàn cơ động số 3 đã bị tiêu diệt hoàn toàn, trận Vĩnh Yên đã kết thúc ở đây.
    Nhưng ko biết tại sao ta ko có động tĩnh gì trong vòng 2 ngày. Trong khi đó bọn Pháp có thì giờ củng cố lại hệ thống phòng thủ xung quanh Vĩnh Yên. Tướng Delattre chỉ huy quân Pháp ở Đong Dương trực tiếp đến Vĩnh Yên động viên bọn tàn binh của GM3, đồng thời phái 2 binh đoàn cơ động khác đến tập trung ở đây. Tất cả bọn nó tập trung được ở đây 13 tiểu đoàn bộ binh cùng xe tăng và pháo thuộc 3 binh đoàn cơ động, chưa kể không quân Pháp ở toàn Đông Dương (bọn nó còn đình hoãn hết tất cả các chuyến bay dân sự từ Đông Dương trong những ngày 14-19/1để tập trung máy bay chở lính và chở hàng lên Vĩnh Yên.
    Đến đêm ngày 16 ta mới mở cuộc tập kích mới vào hàng phòng thủ của bọn Pháp trên mấy ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên (Núi Đanh). Lúc này thì hàng phòng thủ của bọn tây đã vững chắc, hơn nữa đây là lần đầu tiên không quân Pháp được xử dụng bom Na-pam thả cửa làm cho phía ta cũng rụt rè (hồi 1955, bọn Pháp có đăng hồi ký của ông Ngô Văn Chiêu, thành viên trong phái đoàn VNDCCH sang Pháp đàm phán sau 54, nhưng trước đó là đại đội trưởng ở đại đoàn 312 ở Vĩnh Yên. Trong quyển này có phần tả lại lần đầu tiên bộ đội ta bị bom Na-pam cũng rất là chi tiết).
    Cuối cùng thì kết quả là ta rút lui sau 2 ngày tấn công. Bọn Pháp tự coi như là thắng, tinh thần của chúng nó tăng lên lại. Phía ta mặc dầu tổn thất cũng không phải là cao so với nhiều trận đánh khác, nhưng về mặt tinh thần thì quả là đau. Nó cho ta thấy là về mặt kỹ thuật và phương tiện quân sự, ta vẫn còn thua Pháp rất xa để có thể mong chiến thắng bọn này trong một sáng một chiều. Chiến thuật các binh đoàn cơ động của bọn Tây ở vùng đồng bằng cũng cho thấy cái lợi hại của nó.
    Sau trận này với cả trận Đông Triều, tình hình tinh thần phía ta hơi bị xấu, hình như chính lúc này mới xuất hiện cái câu "Thua không nản, thắng không kiêu..." để động viên tinh thần mọi người.
  2. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Vậy bác có biết thiệt hại của ta ko ?Ước lượng cũng được!Trong Wiki nó đẫn tài liệu phương Tây rằng ta chết 6000, bị thương 8000,còn Pháp chết vài chục,đọc mà chết cười vì như vậy thiệt hại của ta gần bằng ĐBP còn gì(bác Chiangsan cũng sáng tác mẩu truyện cười về con số này rồi).
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đấy là chuyện trong quyển LS chiến tranh Đông Dương của Lucien Bodard chứ em sáng tác hồi nào.
    Chiến dịch này ta tổn thất đâu cỡ hơn 2000 người, con số chính xác chắc lão voquoctuan có.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tổn thất và hy sinh, hình như có khác nhau mấy ku nhể. Có hồi hai ba phe đều cố tình lập lờ vụ này.
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Đa số các tài liệu Pháp nói ta hy sinh 6000 người và còn bỏ lại 500 tù binh nữa. Con số này mà chỉ tính có mỗi trận đánh thực sự đêm ngày 13 và từ ngày 16-19/1/1951 thì cũng khó tin. Hồi trước em cũng có nghe đâu đó phía ta công bố là trong chiến dịch Trần Hưng Đạo (bao gồm toàn bộ vùng Trung Du trong thời gian này) ta có xấp sỉ khoảng 2000 người hy sinh (con số này hoàn toàn ko có nguồn ).
    Về phần tài liệu của Pháp, bọn nó giựa vào ước lượng của bộ chỉ huy và bọn này cũng giựa vào báo cáo chiến trường, ước lượng này thường hay nhân lên 3 lần con số báo cáo để phỏng đoán con số tử sỹ ta mang đi được (chuyện này cũng có nói tới hồi trước ở topic ĐBP rồi). Ngoài ra ở đây con số này ko chỉ tính số người chết trong trận đánh mà còn tính cả người du kích những trận càn sau đó ở trên địa phận Vĩnh Yên. Bọn nó cũng biết là quân ta hoạt động được ở vùng trung du đồng bằng là vì ta có cơ sở trong nhân dân ở đây để làm việc vận chuyển vũ khí đạn dược, thương binh tử sỹ. Chính vì thế mà sau mỗi trận đánh lớn, khi bọn nó trở về vùng chiến sự, chúng nó thường mở những trận càn quét lớn kéo dài hàng tháng sau vào các làng mạc xung quanh đó được coi là làng mạc theo *********. Ở đây bộn nó cũng ko ngại gì dùng vũ khí nặng và bắt bớ đần ông trai tráng về tra hỏi hay đi làm cu-li (kiểu PIM). Cái này cũng giải thích tại sao bọn nó có con số tù binh cao như thế.
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Tổn thất và hy sinh tất nhiên là khác nhau. Trong chiến tranh người ta chỉ nhắm vào làm "tổn thất" địch thôi chứ ko ai cố tình làm "hy sinh" địch: 1 thằng lính bị thương nằm lăn ra ko tham gia chiến đấu nữa cũng ko khác gì 1 thằng chết quay. Chính ra làm 1 thằng bị thương còn "lời" hơn là giết nó vì thằng này sau này phải được đồng đội khiêng đi chữa chạy, thêm gánh nặng cho phía nó trong khi đó thằng đã chết thì hầu như chả cần gì thêm, hoạ may là cái nấm mồ.
    Chính vì thế mà phía ta hay tập trung vào cái số thống kê này. Để biết chính xác con số khách quan, ta có thể lấy tin tức ở mấy người cu-li mai táng tử sỹ ở chiến trường, đếm số xác ở nhà xác Bạch Mai để biết số chết, đếm số cáng thương binh vào BV Lan-Xan (bây giờ là 108) để biết số thương binh mất sức chiến đấu... Nói chung là với mạng lưới tình báo của ta thì việc này có nhiều cách để làm.
    Còn đối với mấy bọn tây hay ngụy thì đơn giản là bọn nó đếk biết làm cách nào để có được con số đó. Chính vì thế nó mới phải nhẩy sang việc tính số tử sỹ ta phải bỏ lại chiến trường rồi từ đó ước tính ra lung tung...
  7. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em đang đọc hồi ký của ông Jean Arrighi (em đã có dịch một phần trong quyển này về trận phục kích tiêu diệt GM 100 ở topic ĐBP). Ông này ở Hoà Bình là 1 viên thiếu úy trẻ thuộc đại đội lính bản xứ của tiểu đoàn 1 biệt kích dù thuộc địa. Đúng ngày trung đoàn 88 đánh Tu Vũ, buổi sáng hôm đó cách cứ điểm này khoảng chục cây số, ở Xóm Sui có đụng độ với quân *********, sau này được nhận định là trung đoàn 209. Theo tài liệu chính thức của Pháp sau này thì đây có vẻ như là 1 trận phục kích được chuẩn bị sẵn. Nhưng theo nhân chứng của Arrighi thì có vẻ phía VM cũng có một phần bất ngờ.
    Trận đánh ở ngay trong xóm Sui xẩy ra trong 1 buổi sáng, tiểu đoàn biệt kích dù thuộc địa số 1 bị tổn thất rất nặng. Theo Arrighi, đại đội đi đầu bị tiêu diệt 100%, các đại đội đi sau cũng có tổn thất, tổng cộng là khoảng 200 chết/mất tích và 200 khác bị thương. Tổn thất phía ta ước tính là khoảng 300 người, trong trận này, pháo binh tây đã bắn trong vòng 2 tiếng đồng hồ hơn 2000 quả đạn pháo (để so sánh, cả đêm hôm đó ở Tu Vũ bọn nó bắn thêm 5000 quả đạn nữa...). Bọn lính dù rút lui phải bỏ lại tất cả xác chết của đồng đội, đến 10 ngày sau chúng nó mới tổ chức 1 cuộc hành quân khác để lên đây lấy xác.
    Như vậy, trận này có vẻ cũng có liên quan đến trận Tu Vũ. Ko biết có phải vì trận này mà trung đoàn 209 đã ko phối hợp được với e88 đêm hôm đó ko?

Chia sẻ trang này