1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Pháp và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác. Mục đích chính của tôi là tìm hiểu con số liệt sĩ của chiến dịch (nếu cụ thể được từng trận thì càng tốt). Nhưng nếu cái bảng riêng đồi A1 đã hoành tráng thế này thì chắc bác serie_v chắc cũng phải bỏ nhiều công sức lắm. Thế nên cảm ơn bác serie_v lần nữa.
  2. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tôi về rồi nhưng phải khoanh tay xin lỗi vì các bác gửi gắm toàn cái hay nhưng không có đủ thời gian để làm. Ngoài ra, thực sự là tôi được "mượn" lên đó vừa làm thông ngôn, vừa làm tua-gai vừa làm xe ôm vừa đóng vai quần chúng cho một "củ nghệ" người Úc nên gần như bị vắt kiệt sức. Các bác cứ tưởng tưởng chỉ có 1 buổi sáng và 1 buổi chiều mà phải chỉ tận tay day tận trán tất tần tật từ cái nòng khẩu 155mm đến cái ghế ngồi của Đại tướng nhà ta ở Mường Phăng, lại vừa phải ú ớ chia động từ nữa nên mệt quá chỉ hầu các bác được vài cảnh hot nhất bây giờ thôi. Khất lần sau tôi sẽ trả bài.
    <Bác nào hướng dẫn tôi cách up khác tôi úp mà nó cứ báo lỗi. Mỗi ảnh khoảng hơn 500 kb>
    Tuy nhiên nhân đây cũng tranh thủ chỉ dẫn thêm cho các bác chưa biết. Lần đầu đến ĐB bằng đường bộ từ hướng Tuần Giáo tôi cứ nghĩ khi tiếp cận từ phía Đông Bắc tức từ hướng Him Lam thì toàn cảnh lòng chảo và địa hình chiến trường xưa sẽ hiện ra dưới chân mình. Nhầm nhầm to các bác ạ chẳng thấy gì sất thất vọng vô cùng. Tuy nhiên lần này khi từ Mường Phăng về lòng chảo bằng con đường mới tức là vượt thẳng qua dãy núi phía đông thung lũng thì tuyệt. Có hai ngả đổ xuống lòng chảo một xuống thẳng Him Lam và hai đi qua phía sau A1. Nếu tiếp cận từ hướng này các bác sẽ càng thấy ý nghĩa của dãy điểm cao phía Đông gồm các nhóm đồi A, C, D và E.
    Về phần nghĩa trang, thực ra nghĩa trang lớn nhất ĐB là nghĩa trang Đồi Độc Lập (ngay chân đồi Độc Lập) sau đó đến A1 và sau cùng là Him Lam (gần trường Phan Đình Giót ngày nay, đối diện Đồi Him Lam qua trục đường đi Tuần Giáo). Nếu có dịp các bác nên đến thắp hương cả ba nghĩa trang. Du khách ít biết về nghĩa trang Độc Lập và Him Lam. Hơi buồn. Đợt vừa rồi củ nghệ Úc quyết định quay cảnh hoàng hôn xuống phản chiếu trên cột bê tông lát đá đỏ vừa là hình tượng ý chí độc lập vừa như bia tưởng niệm liệt sĩ đồi Độc Lập nên tôi đã trải qua toàn bộ buổi chiều tối tại đó. Rộng, vắng vẻ, giản dị, chỉ nghe tiếng dế kêu nhìn lên đồi Độc Lập thấy xót. Người ta hay nói nhiều về Him Lam và A1 nhưng tại Độc Lập ta tổn thất lớn lắm cả trong nỗ lực chiếm đồi lẫn chống phản kích.
    Bác Vo-Tuan hỏi về công trình mới ở Him Lam tôi xin khất vì lần nay không quay lại Him Lam. Lần trước để lên đồi tôi phải đi xuyên qua một dãy nhà dân từ hướng Khách sạn Mường Thanh suýt bị chó cắn. Quá buồn các bác ạ gần như chẳng còn dấu tích gì ngoài tấm bia kỷ niệm đã nứt. Tôi cũng nghe nói về việc tu tạo nhưng chắc phải kiểm chứng ở lần sau. Tuy nhiên, nếu bác nào muốn tiếp cận đồi Him Lam từ hướng tấn công của ta thì nên đi ngược về phía Tuần Giáo, từ Khách sạn Mường Thanh khoảng 2-3 km đoạn có đường mới mở rẽ phải đi Khách sạn Him Lam, đó là đoạn có con sông mà ta vẫn thấy cảnh tiểu đội xung phong tiếp cận chân đồi và một chiến sĩ trúng đạn và ngã tại đó.
    Cảnh ĐB thay đổi quá nhiều nếu không cố gắng chú ý không phát hiện được dấu tích thời trước. Có hai điểm có thể bao quát toàn bộ vùng lòng chảo là đồi D1 và đoạn đường tôi nói lúc trước (tất nhiên là từ trên máy bay nữa). Đến ĐB nên có xe máy. Đừng cố tìm Isabele vì không còn gì kể cả đường băng, cứ đi Tây Trang khi về để ý thấy có cái bia bên trái đường đó là chỗ của Hồng Cúm. Đến Độc lập sẽ tìm được Bản Kéo. Trên đường về đến gần đầu đường băng, không rẽ trái về TP mà đi thẳng đường cũ sẽ nhìn thấy vị trí của cụm Huguette; Đối diện D1, quả đồi thấp hơn bên kia đường là đồi E; UBNDTP đang tựa lưng vào C1 (C1 nằm ngay đấy nhưng không có đường lên). Muốn biết sao Pirot hung hăng thế lên A1 nhìn về hướng đông.
    Tây Bắc cũng có điểm giống Tây Nguyên là vùng đất của hùng vĩ và thơ ca nên hãy lên ĐB ít nhất một lần bằng đường bộ mà phải nhanh lên chứ với tốc độ cải tạo với nâng cấp đường như thế này thì các bác sẽ chẳng còn cảm nhận được cái gì nữa đâu.
    Cuối cùng buồn, buồn ghê gớm vì cái tượng đài. Củ nghệ theo tôi nói thực ra ĐB xứng đáng có một tượng đài hoành tráng thế và vị trí đó rất thích hợp nhưng chắc tại các bạn "hơi vụng tý chăng". À quyên bạn còn an ủi tôi về cái bảo tàng, xin trích nguyên văn "Tuan! you know what. In the US, they''ve built their victory monuments and museums to dominate you again while in here you''ve just made them hold and shelter your victories."
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bác serie_v về một bài viết rất ... gợi. :D
    Về ảnh bác có thể up lên photobucket là hay nhất, chứ TTVNOL chỉ hợp với những ảnh nhỏ, ảnh to một tẹo là khi up rất dễ đứt. Rất mong ảnh của bác. :)
  4. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Để khỏi lộn xộn, đề nghị các mod chuyển các bài liên quan đến ĐBP về topic ĐBP và mở lại topic này, chuyển các bài về Kháng chiến chống Pháp không liên quan đến ĐBP qua đây.
    Tôi mới tìm được một đoạn về LLVT Đà Nẵng tại địa chỉ http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=61&id_tin=2508&kieu=in :
    "Về xây dựng lực lượng vũ trang, từ những đơn vị tự vệ trong khởi nghĩa giành chính quyền, với vài chục khẩu súng trường thu được của Nhật tại trại Bảo An binh, ta tuyển thêm một số thanh niên hăng hái, khỏe mạnh, thành lập đại đội Phan Thanh. Nói đại đội, thực tế quân số của nó tương đương một tiểu đoàn. Đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên này gồm 4 trung đội nam, 1 phân đội nữ, với nhiều tiểu đội. Ban chỉ huy cấp trung đội, phân đội, phần lớn là hạ sĩ quan tuyển trong lính khố xanh, khố đỏ cũ. Ta thuyết phục được một số sĩ quan Nhật giúp vào việc huấn luyện quân sự. Do đó nguồn súng, đạn, vải vóc ta tiếp tục lấy được từ tay Nhật nên đơn vị được trang bị tương đối khá. Mỗi tiểu đội có 9, 10 súng trường, mỗi trung đội có vài khẩu trung liên, quân phục thì bằng vải ka-ky. Từ cuối năm 1945, lực lượng quân sự Đà Nẵng đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của tỉnh đội. Đầu năm 1946, lực lượng vũ trang tập trung của hai bên Quảng Nam và Đà Nẵng sát nhập, lập ra Chi đội I, gồm 4 tiểu đoàn và 2 phân đội nữ, trong đó tiểu đoàn Phan Thanh có nhiệm vụ bảo vệ Đà Nẵng. Các lực lượng tự vệ có từ trước vẫn được duy trì. Ta lập thêm các đơn vị dân quân. Để lãnh đạo các lực lượng dân quân và tự vệ, ta lập cơ quan Thành đội, dưới có các khu đội và xã đội, các công sở xí nghiệp thì có ban chỉ huy quân sự. Đầu năm 1946, ta sát nhập tự vệ và dân quân, thành Vệ dân đoàn. Các đơn vị cảnh sát và công an cũng được lập từ cuối năm 1945, đầu năm 1946 sát nhập lại và thống nhất gọi là Công an. Đây là một lực lượng được xây dựng hoàn chỉnh nhất, với trang phục khá đàng hoàng.
    Sau cách mạng, Đà Nẵng thu được của Nhật cả một khu tổng kho với 24 nhà kho chạy dài từ sân bay ra ngã tư Thanh Khê, có khoảng 2000 tấn hàng hóa. Sau đó, ta lại thuyết phục Nhật trao trả tất cả các kho lẻ tẻ còn lại ở Đông Giang và nội thành, thêm được khoảng 2000 tấn hàng nữa. Các mặt hàng đó, ngoài các loại ngũ cốc, còn có khoảng 8 tấn kim loại quý (Banka), mấy kho vải thượng hạng, rồi xe cộ, phụ tùng máy kéo, xăng dầu, một hầm đạn 105mm và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác. Nhờ thế, ta có nguồn trang bị trước mắt cho các lực lượng vũ trang. Để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài, một mặt ta tổ chức phong trào tìm kiếm, mua bán vũ khí với binh sĩ địch. Có tên lính Nhật mang cả khẩu đại liên ra bán mà chỉ lấy 300 đồng, có chị em gái giang hồ cũng tìm cách ve vãn lính địch để kiếm súng cho cách mạng. Mặt khác, là mặt chủ yếu, ta tổ chức chế tạo vũ khí. Công nhân đường sắt và công nhân công chính nhận việc rèn dao găm, mã tấu, gươm giáo và nghiên cứu sản xuất lựu đạn, mìn, súng. Khẩu tiểu liên đầu tiên đem bắn thử tại bãi biển sau ga lớn. Các đồng chí Lê Văn Nho, Nguyễn Văn Báu ở xưởng đề pô xe lửa đã hy sinh trong khi sản xuất lựu đạn. Noi gương anh, xưởng quân giới tỉnh đã lấy tên hai anh đặt cho đơn vị mình, gọi là xưởng Nho - Báu."
    Kết hợp với các thông tin tôi tìm hiều trước đây, có thể tạm khẳng định vào đầu Kháng chiến LLVT khu 5 được trang bị khá nhiều vũ khí Nhật. Và quan hệ giữa VM với quân Nhật hoàng bại trận cũng khá tốt. Qua tuyên truyền, vận động của một nữ điệp viên, Quân Nhật đồn trú ở Nha Trang cũng chuyển giao cho quân ta nguyên kho vũ khí bằng cách để quân ta tổ chức một trận tấn công giả làm cớ cho quân Nhật rút chạy. Đây còn là chuyện tình cảm động giữa một nữ điệp viên VN với một sĩ quan Nhật, tiếc là sau đó quân Pháp và Đồng Minh phát hiện, cả hai bị xử bắn. Sau khi nước Nhật đầu hàng, quân Nhật ở miền Trung không được hồi hương ngay mà còn bị đẩy đi làm bia đỡ đạn cho quân Đồng Minh trong các trận đánh với *********. Ban đầu là các nhóm hỗn hợp Đồng Minh - Nhật nhưng do bị lính Nhật "bắn nhầm" nhiều nên sau này Đồng Minh chỉ yểm trợ bằng không quân. Đó cũng là lý do khiến nhiều quân nhân Nhật rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía ta.
  5. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 26/06/2007
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây cũng phải nói những ngày đầu kháng chiến, QĐNDVN non trẻ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu nào mà đã phải chiến đấu chống lại một đạo quân chuyên nghiệp như quân đội Pháp, nếu ko có sự giúp đỡ về kinh nghiệm của những người hàng binh ( đa số là Nhật) thì có lẽ còn gặp nhiều khó khăn và tổn thất hơn nữa.
    Câu chuyện những chiến sĩ quốc tế trở thành nhữ người "Việt Nam mới" cũng đã được nhắc tới trong một topic ở box này hay KTQS gì đó. Nhân tiện đây em cũng bỏ vào một tí cái chuyện này.
    Sau thế chiến thứ 2, có rất nhiều người lính Nhật không đầu hàng quân Đồng Minh mà lại đem vũ khí sang phía VM. Tài liệu Pháp có ghi lại chuyện 1 viên trung tá ở bộ tham mưu quân đoàn 38 Nhật Bản đóng ở miền bắc thời đó đã đào ngũ về phía VM với hơn 20 sỹ quan dưới quyền (anh Sáu Nhật-Koshiro Iwai, đại đội trưởng đại đội trinh sát của trung đoàn 174 ở chiến dịch biên giới cũng ở trong số này). Ở khu 5, theo tài liệu của hội hữu nghị Việt-Nhật và tài liệu của ta thì đến năm 1948 có 46 sỹ quan Nhật hoạt động ở đây, trong đó có 36 người làm công tác huấn luyện. Những người này đều có tên Việt như anh Đồng Hưng (Kikuo Tanimoto), Minh Ngọc (Mitsunobu Nakahara), Phan Lai (Kazumasa Igari), Phan Huệ (Tokuji Kamo) chỉ huy 4 đại đội tự vệ ở Quảng Ngãi...
    Ở trong bài sau, có nói về thời điểm này, nhưng nó cũng chỉ là một phần thôi
    http://www.er.uqam.ca/nobel/r26645/documents/articles/JSEAS.pdf
    PS : bác nào kiếm được quyển "Cám Ơn Các Bạn" của tác giả Mạc Văn Trọng và Nguyễn Văn Khoan (do NXB Lao Động phát hành hồi năm 2000) nói về những người này thì nói cho em biết nhé.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có bác nào biết vụ ở Quảng Ngãi tháng 3-46 chi đội trưởng và chính uỷ 1 chi đội của ta đi đàm phán ngừng bắn (sau khi có hiệp định sơ bộ) bị bọn Pháp trở mặt bắt giữ. Trung đội vệ quốc đoàn đi hộ tống cũng bị bắt hết.
  8. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Ko hiểu ông Chritopher E. Goscha, tác giả của bài viết ở link trên, nghĩ thế nào mà lại đưa ra kết luận bằng cách đẻ ra một khái niệm mới là Sino-Vietnamese Revolution Idea được nhỉ? Chắc là sau khi trích dẫn bao nhiều tài liệu của Việt nam (kể cả báo An ninh thế giới) nên ông ta bị loạn vì thấy rằng bài nghiên cứu của mình chẳng có tính mới gì cả, vì vậy ông ta mới cố rặn ra cái cụm từ trên để mong đăng được bài của mình trên tạp chí đây mà. Qua đây mới biết cái tạp chí Journal of Southeast Asian Studies này cũng chỉ là con đẻ của trí thức hoa kiều, bằng mọi cách đề cao vai trò của người Hoa trong mọi sự kiện.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    http://www.tuanvietnam.net//vn/docgianhatsan/362/index.aspx
    Có hai anh lính cùng cưỡi trên lưng...Tướng?
    26/06/2007 06:44 (GMT + 7)
    Cùng một cốt chuyện, cùng hai nhân vật nhưng một số chi tiết trong bài như: Địa danh, chức vụ, bối cảnh xảy ra... hoàn toàn khác nhau, không biết nhà thơ Hoàng Cầm và nhà báo Thế Trường, ai đúng ai sai?
    Ngày 9/6/2007, Tin tức online đăng bài "Có anh lính được trên lưng... Tướng" trong loạt ba (3) bài về ông Nguyễn Chí Thanh, tác giả là nhà thơ Hoàng Cầm.
    Thế nhưng... trước đây 4 năm, ngày 10/8/2003 báo Tiền Phong đã viết một bài về việc người được ông Nguyễn Chí Thanh cõng qua suối, ông là Nguyễn Sanh Thí, lúc đó ngụ tại số 1 phố Nguyễn Văn Tố, gần chợ Hàng Da, Hà Nội. Nội dung ông kể khác hẳn với những lời của ông Hoàng Cầm.
    Xin lược kê một số chi tiết khác nhau đó:
    Ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

    1) Báo Tiền Phong, 10/8/2003 đăng bài của Thế Trường: Chuyện xảy ra vào năm 1947 tại ASầu, ALưới. Khi đó, ông Thí là Trung đoàn phó Trung đoàn 101.
    Sau khi được ông Thanh cõng qua suối, ông Thí vẫn chưa biết người cõng mình là Nguyễn Chí Thanh, chỉ sau đó tại một hội nghị, ông mới biết ông Thanh là người từng cõng mình.
    2) Tin tức online đăng bài của Hoàng Cầm: Chuyện xẩy ra vào năm 1951, tại chiến dịch Hoàng Hoa Thám ở đồng bằng Bắc bộ, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55. Ông Sanh Thí và ông Nguyễn Chí Thanh đối thoại với nhau "như tiểu thuyết" ngay khi ông Nguyễn Chí Thanh cõng ông Sanh Thí qua suối.
    Hai bài báo nhiều chi tiết quá khác nhau, không biết ai đúng ai sai?
    Nguyễn Học Ngõ 4, Đông Trà, phường Dư Hàng Kênh, Hải Phòng
    Mời bạn đọc hai bài báo:
    >> http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/hoso/146485:
    >> Người được Nguyễn Chí Thanh cõng qua suối cách đây gần 60 năm
    Báo Tiền Phong, 10/8/2003
    Hồi mới về đơn vị, tôi nghe nói ông Nguyễn Sanh Thí một lần được đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau này là Ủy viên Bộ Chính trị - Đại tướng QĐNDVN cõng qua suối! Biết chuyện này đã lâu nhưng thời gian đã làm quên lãng, mãi gần đây tôi mới có dịp đến thăm ông để được nghe kể về giai thoại này.
    Một ông già 80 tuổi dáng cao gầy nhưng quắc thước ra mở chiếc cổng sắt có đoạn dây xích lòng vòng, đón tôi vào. Một căn nhà kiểu cổ một tầng có mảnh sân hẹp rợp bóng cây và hoa ở sâu trong ngõ 1 phố Nguyễn Văn Tố sát chợ Hàng Da, Hà nội nhưng lại rất yên tĩnh, không ồn ào xô bồ như những căn nhà mặt phố. Chúng tôi quen nhau đã lâu vì cùng là phóng viên cũ của báo QĐND. Ông về Toà soạn từ năm 1956 trước tôi cả chục năm.
    Hỏi ông về câu chuyện tôi muốn biết cụ thể, ông cười vui và nói lảng: Việc này có đấy nhưng cũng chỉ là tình cờ thôi. Chuyện là thế này? Ông bắt đầu chậm rãi. Và sau đây là tóm lược câu chuyện theo lời kể của ông Sanh Thí.
    Tôi sinh năm 1924 ở Hương Trà - Thừa Thiên - Huế. Thời Pháp tôi đã học xong Tú tài. Cách mạng Tháng Tám thành công được hơn tuần lễ thì tôi vào bộ đội. Đó là ngày 1/9/1945. Sau đó tôi đi Nam tiến rồi chiến đấu ở mặt trận Huế. Do chỉ huy đánh giặc có kết quả nên tôi ?olên? rất nhanh, cuối 1946 đã làm Trung đoàn phó Trung đoàn 101, chủ lực của tỉnh Thừa Thiên, lúc mới 23 tuổi. Phải nói khi ấy so với cương vị đảm nhiệm tôi thuộc loại rất trẻ. Cao to, trắng trẻo như thư sinh mặc bộ đồ ka ki mầu rêu, chân đi đôi giầy da chiến lợi phẩm đế toàn đinh, bên chiếc thắt lưng Mỹ luôn có khẩu Colt 12 trễ xuống hông, lúc xung trận cũng như khi hành quân nom ?ooai phong lẫm liệt? đúng mốt ?ongựa hồng côn bạt? của cán bộ quân đội thời đó.
    Một ngày đầu năm 1947, tôi có dịp đi công tác ở miền núi Tây Thừa Thiên đoạn ASầu, ALưới bây giờ. Toàn đường rừng lên dốc, xuống khe, trèo đèo lội suối. Hồi ấy, cán bộ cấp trung đoàn đều có cần vụ để giúp đỡ các công việc hàng ngày. Đồ đạc cá nhân của hai thầy trò, khẩu tiểu liên Tuyn, chiếc ruột nghé gạo to đùng, cơm vắt bi đông nước, cuốc xẻng tất tật đều trên vai người cần vụ mẫn cán. Ngoài khẩu súng ngắn đeo ngang hông tôi đi người không nhẹ tênh.
    Gần trưa đến một con suối rộng cắt ngang đường mòn, cậu cần vụ bảo: ?oThủ trưởng cứ ngồi nghỉ bên này. Em lội qua bên kia đặt đồ đạc xuống sẽ quay sang đón?. Kể ra nếu suối nông mà có những hòn đá to nhô lên giữa dòng thì tôi cũng tự qua được nhưng suối lại rộng tới hơn hai chục mét nước trong vắt, có chỗ sâu đến đầu gối, tôi lại vướng đôi ?oxăng đá? và cũng ngại cởi giầy nên đành chờ cậu ta sang đón cõng qua.
    Lúc cậu cần vụ vừa lội đến giữa suối thì một đoàn 3 người từ phía sau cũng đi tới. Trông cách ăn mặc thì không phải dân địa phương mà cũng là cán bộ dân chính đi công tác. Người lớn tuổi nhất chừng 34, 35 đeo xà cột, hai anh kia trẻ hơn cỡ tuổi tôi vai đeo ba lô, lưng thắt bao gạo. Tất cả họ đều đi dép lốp.
    Thấy ba vị chuẩn bị qua suối tôi chợt nẩy ra ý nghĩ nên nhờ ai đó cõng qua suối thì hay hơn, khỏi chờ cần vụ quay sang đón. Mình to con thế này phải người khỏe mới đủ sức. Tôi nhắm vào bác lớn tuổi dáng dấp nông dân mặc bộ đồ bà ba màu đen bảo: ?oNày bác, nhờ bác cõng tôi qua suối một chút nghe. Nước hơi sâu tôi lại ngại cởi giầy??. Người đó nhìn tôi cười nói: "Được thôi, anh lại đây!". Tôi rời thân cây gỗ đổ vừa ngồi nghỉ đi đến bờ suối. Bác ta cúi lưng xuống dùng hai tay nhấc bổng tôi lên rồi từ từ lội xuống suối. Đến chỗ nước sâu bác còn bản tôi: ?oAnh nhấc cao chân lên một chút cho khỏi ướt giầy?. Bác lội suối rất dẻo, chắc chắn và loáng cái đã tới bờ bên kia.
    Cậu cần vụ thấy tôi đã có người cõng nên không quay lại nữa và ngồi chờ. Bác nọ đặt tôi xuống rồi cùng với một người trong nhóm đi luôn, hình như họ cũng vội. Chỉ còn một anh mang các bin đi sau cùng thầy trò tôi. Chẳng biết tên anh ta là gì, làm gì chỉ thấy anh bảo tôi giọng vui vui: ?oHôm nay anh hên lắm đó?. Lúc đó nghe vậy tôi cũng chẳng để ý đến câu nói mà tôi cho là tào lao đó.
    Mấy tháng sau, tôi được dự hội nghị quân chính của phân khu Bình Trị Thiên. Buổi khai mạc, ban tổ chức giới thiệu đồng chí Bí thư phân khu ủy Nguyễn Chí Thanh lên nói chuyện. Ngồi sát hàng ghế đầu tôi nhận ngay ra ông bí thư phân khu lại chính là ?obác nông dân? đã cõng mình qua suối bữa nọ. Từ dáng đi, nét mặt cách ăn vận vẫn vậy. Giản dị, cởi mở, không có gì khác trước. Về tôi, chỉ hơi ngượng một chút chứ thật lòng chẳng lo gì vì tôi nghĩ dọc đường kháng chiến việc giúp đỡ nhau là chuyện bình thường, hơn nữa khi nhờ ông cõng tôi đâu có biết lúc đó ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
    Về phần ông, cũng rất tế nhị. Giờ giải lao, ông chủ động đến gọi tôi lên và bắt tay bình thường coi như không có chuyện trước đó. Đầu năm 1948 khi tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, chủ lực của Liên khu 4, ông Nguyễn Chí Thanh đã là Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 bao gồm 6 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tỉnh, Bình, Thị Thiên. Có lần ông gọi tôi lên gặp, ông khen tôi đánh tốt và tặng tôi 4 mét vải ka ki ngoại để may bộ quân phục. Ông nói: ?oSanh Thí chỉ huy khá lắm. Quân đội ta rất cần có những cán bộ như thế nhưng cậu cần cố gắng phấn đấu vào Đảng đi chứ! (Lúc này tuy đã là Trung đoàn trưởng nhưng tôi chưa là đảng viên). Tôi được biết sau đó, ông Thanh đã nói với ông Lê Chưởng và ông Nguyễn Kiện là hai cán bộ chủ chốt của lực lượng vũ trang Liên khu 4 hồi đó là ?ocần đưa Sanh Thí vào Đảng?. Được sự động viên khuyến khích của ông Thanh và sự giúp đỡ của các thủ trưởng Liên khu, cuối năm 1948 tôi đã được kết nạp Đảng.
    Sau này ra Việt Bắc khi ông đã trúng Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 2 năm 1951, được phong Đại tướng làm chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, tôi vẫn đến thăm ông ở an toàn khu và sau này ở Hà Nội. Lúc này tôi mới được biết rõ thêm về ông. Ông cũng quê Thừa Thiên như tôi nhưng khác huyện. Ông hơn tôi đúng 10 tuổi, sinh năm 1914. Tên khai sinh của ông là Vịnh chứ không phải là Thanh. Nguyễn Chí Thanh là tên của Bác Hồ và đoàn thể đặt cho ông tại Đại hội Tân Trào. Từ đó ông mang tên Nguyễn Chí Thanh. Nhưng do vẫn tiếc cái tên ?ocúng cơm? của mình nên sau ông và bà Cúc vợ ông lấy tên Vịnh đặt cho cậu con trai. Ông Thanh và gia đình sinh hoạt giản dị bình dân lắm. Có lần gặp ông ở phố Lý Nam Đế (Hà nội) tôi chào ông và dừng lại hỏi chuyện. Được vài phút ông bảo tôi: ?oThôi, Sanh Thí về nhà mình chơi đi, nói chuyện dài dài. Bác sĩ và bảo vệ không đồng ý mình đứng nói chuyện lâu ở ngoài đường?. Thế là ông đưa tôi về nhà hàn huyên như những người bạn cùng quê lâu ngày mới gặp
    Tôi còn được biết khi ông là Đại tướng bà Cúc cũng là Thiếu tá, vải vóc của gia đình đâu có thiếu nhưng vào đầu những năm 60, quần áo của các con ông bị rách ông vẫn bảo bà vá lại mà mặc chứ không may mới vội vì theo ông tiết kiệm vải chỉ là phần phụ mà điều quan trọng hơn như ông nói ?ophải để chúng mặc quần áo vá sau này mới biết thương người rách áo?.
    Đến nay ông dã về với tổ tiên được 36 năm. Nhưng đối với tôi, ông Nguyễn Chí Thanh luôn luôn là nhà lãnh đạo sắc sảo, nhạy bén, thái độ ứng xử rất chân tình, bình dị, rất sâu sát quần chúng, là mẫu người mà tôi hằng ngưỡng mộ kinh phục tận đáy lòng.
    Thế Trường ghi (7-2003)
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một ngày đầu năm 1947, tôi có dịp đi công tác ở miền núi Tây Thừa Thiên đoạn ASầu, ALưới bây giờ. Toàn đường rừng lên dốc, xuống khe, trèo đèo lội suối. Hồi ấy, cán bộ cấp trung đoàn đều có cần vụ để giúp đỡ các công việc hàng ngày. Đồ đạc cá nhân của hai thầy trò, khẩu tiểu liên Tuyn, chiếc ruột nghé gạo to đùng, cơm vắt bi đông nước, cuốc xẻng tất tật đều trên vai người cần vụ mẫn cán. Ngoài khẩu súng ngắn đeo ngang hông tôi đi người không nhẹ tênh.
    -------
    Năm 47 làm gì mà đã có tiểu liên Tuyn nhỉ.

Chia sẻ trang này