1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Pháp và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thời đó thì chắc là "ten" chứ ko phải "tuyn", chắc lại các cụ nhầm lẫn rùi . Chuyện cụ Thanh cõng anh cán bộ nó cũng gần như là thành huyền thoại người này đồn cho người kia. Ngày xưa cụ Trần Độ cũng có kể lại :
    "(...)Anh Thanh nhận nhiệm vụ phụ trách công tác chính trị trong quân đội từ năm 1950 trong chiến dịch đánh địch ở Hoà Bình, tôi được nghe một giai thoại về anh và giai thoại này gây ấn tượng sâu trong tôi về một nhân cách, một bản lĩnh. Tôi rất thú vị chuyện kể rằng: Trên một quãng đường bộ đội hành quân ra trận, con đường gặp một suối chảy ngang không có cầu, ai nấy tự xắn quần lội suối mà đi. Có một anh cán bộ cỡ đại đội tiểu đoàn gì đó) đi giày da, đến bờ suối đứng loay hoay chờ đợi tìm cách qua suối mà không phải cởi giày. Bỗng anh thấy một người mặc áo cánh nâu bạc màu hơi đứng tuổi đến đuổi, khỏe mạnh, vững chắc, anh cán bộ chắc rằng đây là một bác nông dân đi làm nhân công hoặc người địa phương gần đó. Anh ta liền kéo bác nông dân lại nằn nì cậu chịu khó cõng tớ qua suối một tí. Bác nông dân vui vẻ nhận lời ghé lưng vén quần cõng anh cán bộ, lội sang suối. Sang bờ bên kia, ánh cán bộ được đặt xuống, phấn khởi vỗ vai bác nông dân và định cám ơn nồng nhiệt. Nhưng bỗng bác nông dân nắm tay anh cán bộ kéo lại và hỏi giọng nghiêm nhưng không gay gắt:
    - Này, cậu biết mình là ai không?
    Anh cán bộ ngớ ra và còn chưa kip phật ý về thái độ Không thoả đáng của bác nông dân với một cán bộ chỉ huy, thì bác ta đã nói:
    - Mình là Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - lần sau đừng bắt người khác phải cõng nữa nhé!(...)".
    Rashomon!
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Lâu rồi, nhân dịp kỷ niệm toàn quốc kháng chiến năm nào ấy, tạp chí Văn nghệ quân đội có bài bút ký nói về chuyện những ngày đầu nhân dân Hải Phòng đánh Pháp. Có chi tiết, ta đào hố bẫy xe tăng Pháp ở đoạn đường từ nội thành ra Đồ Sơn. Bẫy được xe nó mắc kẹt xuống hố rồi, quân dân ta toàn gậy gộc giáo mác ồ ra vây, cậy nóc xe tăng nó dek được, ta bảo nhau kiếm rơm thui bọn lính trong xe. Chả có ông nào canh ở nóc xe mà kéo nhau đi cả. Thế là lính Pháp nhân cơ hội đó, từ trong xe mở nóc xông ra bắn chết ráo
    Trải qua thời kỳ đánh giặc ấu trĩ như thế, quân đội ta mới trưởng thành
  3. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đọc bài này nhưng lâu lắm rồi hình như từ đầu những năm 90 thì phải. Trong bài còn có chi tiết các cụ nhà ta giật lựu đạn ném nó nhưng không nổ, lấy gậy bẩy thì chịu. Bọn Pháp trong xe lúc đầu tưởng tiêu rồi sau thấy ta chẳng có gì nhảy ra bắn.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đính chính : không phải Quảng Ngãi mà là Ninh Thuận (Quảng Ngãi trước tháng 12/46 chưa có chiến sự, em nhầm tai hại thật). Chuyện xảy ra tháng 4/46, Pháp mời đại diện bên ta đến kí "hiệp định hoà bình địa phương" rồi vây bắt. Ngoài 2 chỉ huy vệ quốc đoàn còn có cả chủ tịch tỉnh Ninh Thuận.
  5. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó có nhiều vụ như vậy lắm, tôi không biết vụ Ninh Thuận nhưng có đọc qua vụ ở Đắc Lắc, quân Pháp cắm cờ đỏ sao vàng lên xe tiếp cận và hạ các chốt gác, sau đó vào thẳng nơi đóng quân của 1 đơn vị lớn ngay trung tâm Buôn Mê Thuộc, bắn chết một lúc hơn trăm người (phần đông đang ngủ trưa). Ngoài ra còn những trận phòng ngự nhỏ bị tập hậu tôi cũng có nghe kể nhiều. Đúng là học phí trả bằng máu Điều đáng nói là bị những thất bại nặng nề như vậy nhưng không mấy người hèn nhát rời bỏ hàng ngũ, thật đáng khâm phục.
    @muvlc: tôi cũng có đọc bài đó, số du kích tham gia đốt xe bị hy sinh đến gần 20 người, có cả phụ nữ.
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 27/06/2007
  6. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Cho em lạc đề tí nhé các bác. Nếu thấy linh tinh, Mod cứ xóa nhé!
    Hồi nhỏ em nghe lời bài hát được "chế biến" thế này: "Có mấy ông thần ngồi chần dần trong đám mía. U tiên ku (?). Gió đưa sập nhà đè bà già, bả khóc hu hu..."
    Hỏi ba em, thì ông nói đó là bài "Kỵ binh Việt Nam" của Văn Cao, nghe đâu sáng tác trong thời đánh Pháp. Nhưng em chả được nghe bao giờ hết. Bác nào biết, cho em cái địa chỉ.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có bác nào biết ĐKZ vào VN từ thời gian nào không ạ ?
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Các bác cho hỏi, đạn súng trường DAM là đạn gì nhỉ, ở LK5 có dây chuyền dập vỏ đạn này. Đạn sản xuất ra được đổi cho chiến sĩ theo tỉ lệ 5 vỏ/1đạn.
    Khẩu cối khổng lồ của LK 5 có đường kính nòng 215mm do Công Binh Xưởng 2B240 sản xuất. Có ảnh đây nhưng mờ quá, không chụp lại được.

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Vì cái câu hỏi này của bác fanlong74 mà mình bị mấy cô bé ở TV cười một mẻ do rúc vào kho tìm sách, mạng nhện đầy đầu!
    May mà tìm được cuốn nói về LK5, có nhắc đến đạn DAM. Nó là cuốn Lịch sử ngành kỹ thuật QK5 (1945-1975). Trong ấy viết thế này:
    - Về đạn DAM: Đạn DAM dùng cho súng trường, súng máy của Pháp. Súng trang bị cho bộ đội là các loại thu được của Pháp nhưng rất ít đạn. Sau khi bắb, chiến sĩ phải thu vỏ đạn để nhồi lại nhưng không đủ cho yêu cầu chiến đấu. Qui trình nhồi đạn tại các xưởng là: Đạn phải thay hạt lửa mới, lấy thuốc con bài (loại thuốc phóng trong đạn pháo) đem tán nhỏ làm thuốc phóng cho đạn DAM....Hồi đầu, mỗi xưởng quân giới một tháng chỉ sản xuất được 300-1000 viên do phải nhồi thủ công làm từng viên một. Sau này, mãi đến năm 50 mới có dây chuyền dập vỏ đạn thì năng suất có tăng lên.
    - Về loại cối 215mm: Khu 5 được Cục Quân giới cử người vào hướng dẫn chế tạo cối 187mm từ vỏ chai oxy nhưng do Khu 5 không có loại chai oxy này nên lấy vỏ chai oxy cỡ 215mm để làm. Đạn của khẩu cối này nặng 30kg, cách bắn rất phức tạp nên cả thảy chỉ có 2 khẩu và 43 viên đạn được sản xuất.
    Quên mất, ảnh của khẩu cối to nhất KCCP đây:
    [​IMG]
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 15:48 ngày 02/07/2007
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Loại ĐKZ 75mm của Mẽo, ra đời vào cuối Thế Chiến, được bọn lính dù Pháp dùng ngay từ hồi 47(theo nguồn wikipedia : http://en.wikipedia.org/wiki/Recoilless_rifle ). Nhưng ngoài lính dù ra súng này này chắc ko được phổ biến lắm vì nó cũng ít được nhắc tới.
    Không biết cụ Trần Đại Nghĩa chú ý đến ý thức súng xử dụng luật phản-động học vào bao giờ (có lẽ là từ hồi cụ còn ở Đức trước 45), nhưng theo các tài liệu của ta, cụ bẳt đầu tập trung vào nghiên cứu từ hồi 47. Đến năm 49 thì Nha Nghiên Cứu Kỹ Thuật và binh xưởng B4 cho ra đời khẩu SKZ 75 đầu tiên. Năm 1950 nó được đưa ra chiến trận lần đầu tiên trong chiến dịch Lê Hồng Phong (trận nào thì em ko rõ).
    Từ năm 50, bọn Mẽo nhẩy vào chiến tranh Triều Tiên dùng rất nhiều súng ĐKZ 57 và 75. Bọn Pháp từ đó cũng được viện trợ cho rất nhiều các loại này.
    Về phía LX, có vài khẩu DRP(ĐKZ)-76 sản xuất từ trước chiến tranh nhưng nó ko được sản xuất nhiều và bị bỏ đi từ thời 40-41. Đến thời 53-54 (khi những kỹ sư quân giới VN đầu tiên được đưa sang LX học), các tài liệu về ĐKZ-82 (B-10) của bọn Nga vẫn còn thuộc loại tối mật. Cho nên về kiến thức ********* học lúc đó, ngành quân giới VN lúc đó, nhờ có kinh nghiệm SKZ, vẫn chín chắn hơn bọn Nga.
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đó là trận Phố Lu 2/1950, có 3 khẩu SKZ đi cùng E102, F308. Đây là trận công kiên cấp trung đoàn đầu tiên của ta, tổn thất cũng tương đối nặng.
    Hình như SKZ có 2 loại là SKZ 60 và SKZ 120.
    Em đoán nguồn ĐKZ chính của ta là từ viện trợ TQ. Mà TQ thì cũng chỉ có 1 nguồn là chiến lợi phẩm ở Triều Tiên. Thế thì chắc quân ta được trang bị ĐKZ không sớm hơn năm 51 được.

Chia sẻ trang này