1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến chống Pháp và những điều chưa biết

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cái đĩa CD này là để chống chiếu sáng. Cái này tiện lợi khi bắn ban đêm, ánh sáng của lửa đầu nòng không chiếu sáng xạ thủ ngồi đằng sau để địch thấy.
    Nhân tiện cái đĩa này làm em nghĩ cái hình trên đúng là khẩu Maxim đấy nhưng ko phải khẩu của Nga mà là khẩu Maxim tiền sử của Anh hoặc là hiệu sản xuất của Đức thời thế chiến thứ 1, khẩu MG-08/16 ( http://en.wikipedia.org/wiki/MG_08 )
    Bác này là bác Nguyễn Văn Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội cuốc ra VN, tiền thân của QLVNCH.
    Sau này bác ấy về Pháp cũng làm đến chức trung tướng không quân trước khi về hưu.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hinh
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 11/07/2007
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đó cũng là ĐKZ, hồi trước hình như bác Chiangshan cũng post hình cụ thể về khẩu này rồi. Em nhớ không nhầm thì đây là ĐKZ Mỹ.
    Khẩu này tại ĐBP:
    [​IMG]
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    cảm ơn bác, nhưng mà thực ra địch cần gì nhìn thấy xạ thủ nhỉ? Nó mà thấy lửa đầu nòng trong tầm bắn của nó thì nó cứ nhè vào đấy, hoặc xung quanh đấy một tí mà phơ là ăn tiền, chứ cần gì phải thấy xạ thủ?
    Tôi cũng đang phân vân không rõ cái đoạn phim đánh mìn tàu hỏa kia là ai quay. Nếu dựng lại (như bác Carmen) mà mang cả mấy toa tàu chở xăng ra bùm (trong phim rất rõ) thì thời ấy chơi sang quá.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có vẻ không phải ĐKZ. Nhìn 2 cái miệng loe ở 2 đầu, em nghi thằng này là M20 "Super Bazooka" 89mm (khẩu nhỏ hơn là M1 Bazooka 60mm mà cụ Trần Đại Nghĩa đã copy).
    [​IMG]
    Còn đây là khẩu ĐKZ 75 M20 Mẽo (khẩu này hình như chỉ có trong biên chế của 308)
    [​IMG]
    @bác altus : đoạn phim đánh mìn tàu hoả, theo như Karmen giới thiệu trong phim Vietnam là do cụ Tiến Lợi luồn vào quay ở địch hậu.
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 11/07/2007
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cái này là bác suy nghĩ theo kiểu hiện nay, thằng lính trơn nào ít nhất cũng có 1 khẩu AK để lia đạn 600 viên/phút. Trong khi đó mấy khẩu đại liên này được thiết kế vào hồi thế chiến thứ 1, hồi đó mấy thằng lính bị ăn đạn đại liên này may ra có được khẩu súng trường cắc bụp chứ làm sao mà có đủ hoả lực mạnh để đi ăn hiếp được thằng đại liên 400 viên/phút?
    Nếu thằng nào phơ cắc bụp lung tung xung quanh ánh lửa trúng được xạ thủ mà vẫn chưa bị ăn đạn thì quả là thuộc loại số đỏ!
  6. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì tôi đã tìm hiểu đoạn đánh tàu là quay phim nhà mình quay thực đấy bác, tôi có đọc vài bài dạng hồi ức của những người quay phim cũng như những người bảo vệ công tác của đoàn quay. Còn có 1 đoạn khác quân ta xông vào đồn có tháp canh cao ngất, khói bụi mịt mù là ông Carmen quay, các bác cựu binh kể lại là phải quay đến vài lần mới ổn. Tiếc cái là chả nhớ tên ai. Lâu lắm rồi tôi nhớ sao kể vậy, các bác không tin thì cũng đành chịu thôi.
    @panzer, tôi vẫn giữ quan điểm khẩu đó là Vickers .303 (browning 1917 là tôi paste nhầm mà bác Altus kịp quote lại trước khi tôi kịp sửa). Maxim đầu đời có cái gì đó hơi khác thằng này.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một bài về SKZ : http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.khoahocquansu.9265.qdnd
    Chế tạo súng SKZ tại Việt Bắc
    Để bảo đảm cho bộ đội, lực lượng vũ trang nhân dân ta đánh địch, tiêu diệt các lô cốt, hầm ngầm bằng bê tông kiên cố có độ dày tới 600mm trở lên, ngay từ năm 1947, Nha nghiên cứu kỹ thuật (NCKT), Cục Quân giới quân đội ta được giao nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế và chế tạo loại vũ khí mới, có uy lực chiến đấu lớn hơn súng ba-dô-ca, nhưng lại bảo đảm nhẹ hơn, dễ cơ động, bộ đội mang vác thuận lợi khi hành quân. Sau khi thảo luận, cán bộ thiết kế của Nha NCKT nhất trí chế tạo loại vũ khí mới được ký hiệu là SKZ, nghĩa là súng không giật. Ban SKZ do đồng chí Nguyễn Trinh Tiếp, Trưởng phòng xạ thuật của Nha NCKT phụ trách.
    Tháng 5-1949, súng SKZ đưa ra bắn thử nghiệm thực tế, kết quả cự ly bắn đạt 100m, đạn nổ tốt, phá hủy tường gạch dày 1m. Sau khi bắn thử thành công và hoàn thiện, súng SKZ-60mm được chuyển cho xưởng TĐ97 thuộc Liên khu 3 sản xuất loạt "O".
    Súng SKZ áp dụng nguyên lý phản lực. Phần chiến đấu sử dụng năng lượng nổ lõm như đạn ba-dô-ca, phần phóng được thiết kế mới, bảo đảm tính bền vững hơn. Trong điều kiện ở núi rừng Việt Bắc, thiếu tài liệu, phương tiện, dụng cụ tính toán và thiết bị thử nghiệm... các nhà khoa học đã phải khắc phục mọi khó khăn, làm đi, làm lại nhiều lần. Việc đo độ lùi của nòng súng phải sử dụng giá lắp trên xe goòng đặt trên đường ray. Máy đo sơ tốc đầu đạn do Nha NCKT tự tạo theo tài liệu của Pháp. Vì không có máy công nghệ nên quy trình sản xuất đạn sử dụng phương pháp gò. Đồng chí Lê Đình Cự, một thợ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm phụ trách gò đầu đạn, đuôi đạn, thân đạn và chân súng SKZ. Yêu cầu gò chi tiết phải rất chính xác để bảo đảm khi quả đạn bay ra khỏi nòng súng không bị lệch hướng. Quả đạn đầu tiên được sản xuất dài 1,2m, đầu đạn cỡ 120mm bằng ống thép, tóp đuôi cỡ 60mm. Toàn bộ đạn nặng 9kg, riêng thuốc nổ 2,2kg. Nòng súng SKZ chia làm 3 phần, phần chứa đuôi quả đạn cỡ 60,8mm, dài 800mm; phần tiếp theo là họng súng đường kính 82mm, dài 400mm, chịu áp suất lớn nhất 320kg/cm2 và phần tuy-e đường kính 50mm, dài khoảng 80mm đến 100mm, nặng 26kg. Tháng 5-1949, súng SKZ đưa ra bắn thử nghiệm thực tế, kết quả cự ly bắn đạt 100m, đạn nổ tốt, phá hủy tường gạch dày 1m. Sau khi bắn thử thành công và hoàn thiện, súng SKZ-60mm được chuyển cho xưởng TĐ97 thuộc Liên khu 3 sản xuất loạt "O".
    Sau này, trên cơ sở SKZ-60mm, các cơ sở quân giới tiếp tục nghiên cứu chế tạo các loại súng SKZ cỡ 81mm, 120mm, 51mm và 175mm. Súng SKZ đã lập công lớn trong các trận chiến đấu công đồn, diệt lô cốt địch, đặc biệt là các trận phố Lu, Chùa Dầu (Ninh Bình), Kông Plông (Khu 5)...
    HÀ VĨNH HẢI (Theo tài liệu của Tổng cục Kỹ thuật)

  8. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trong đơn vị bộ binh, lính bắn đại liên là dễ chết nhất đấy bác! Chính là vì so với các anh em súng trường khác, hoả lực đại liên là dữ dội nhất nên khi đánh nhau, đối phương cứ phải tìm mọi cách thịt cây hoả lực này trước mà Đúng là một khẩu súng trường bắn cắc bụp thì không lại được với cây đại liên, nhưng bị vài chục thằng ngắm bắn thì có sống được cũng thành tật
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Chắc bác Phân Lỏng nói đúng. 1 đặc điểm của mấy khẩu Vickers so với Maxim là ở chỗ bộ phận thu khí đầu nòng. Chính vì thế mà khẩu Vickers nào cũng có cái nòng to tướng so với mấy nòng súng đại liên khác :
    [​IMG]
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f6/VickersMuzzleBoosterAnim.GIF
    Ở khẩu súng trên hình nó có lắp thêm trước nòng bộ phận giảm loé+đĩa che ánh sáng. Nhưng hình như đường kính nòng súng đằng sau vẫn to hơn hẳn đường kính ống giảm flash.
    [​IMG]
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 11/07/2007
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng nếu vài chục thằng này có được 1 mục tiêu nhất định để ngắm. Chính vì thế mà người ta mới phải để cái đĩa che ánh sáng này. Khi ko thấy xạ thủ thì mấy chục thằng cũng chỉ bắn vu vơ xung quanh ánh lửa mà thôi chứ ko ngắm được, xác suất trúng xạ thủ giảm đi nhiều.
    Thật ra cái này thò ra cũng từ kinh nghiệm chiến trường thời thế chiến thứ 1 chứ cũng ko phải được nghĩ ra ngay từ đầu. Trước đó thời chiến tranh Boer, hay các chiến tranh thuộc địa khác, mấy đám thổ dân xung phong trước súng máy cũng chả có súng trường để bắn luôn cho nên mấy thứ đó cũng ko cần lắm.

Chia sẻ trang này