1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khánh Hoà : Đất và người | Nơi tập trung những bài viết về Khánh Hoà

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi traitimrong, 18/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whitesharknt

    whitesharknt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Thác Yang Bay
    Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglai có nghĩa là "thác trời". Thác nằm trong khu vực buôn Y Bay. Từ Nha Trang đi theo đường đến huyện Khánh Vĩnh, còn 4km tới thị trấn thì gặp xã Sông Cầu, theo con đường rẽ trái tiếp tục đi gần 5km nữa thì đến thác. Cũng có thể đi băng qua xã Diên Thọ (đường đến Nhà máy Nước khoáng Đảnh Thạnh, con đường này gần hơn nhưng khó đi). Hiện nay gần như không có một phương tiện công cộng nào đến thác ngoài phương tiện "độc quyền" là xe hai bánh.
    [​IMG]


    Thác Yang Bay nằm ở độ cao 600m so với đất liền. Để mở con đường đến thác, có đoạn phải xẻ đôi núi ra khiến quang cảnh chung quanh thêm hấp dẫn. Thác Yang Bay được coi như là thượng nguồn của một nhánh sông từ trên cao nguyên đổ về sông Cái, Nha Trang. Thác từ trên cao, chen trong cánh rừng đại ngàn tạo ra những dốc thác khác nhau, mỗi dốc thác lại có nhiều hồ lớn nhỏ, nước trong veo, cá hồn nhiên bơi lội. Kết thúc cuộc hành trình của thác là một thác nhỏ với độ cao 10m lài dần xuống. Chân thác là một hồ nước cạn, rộng mênh mông, có thể nhìn thấy lớp cát đá bên dưới.
    Nhưng sự hấp dẫn của thác Yang Bay còn ở ý tưởng chinh phục. Nhiều người đi trước đã tạo ra con đường nhô lên cao dần, phải vượt qua những mỏm đá cheo leo để đi lên đỉnh. Trên thực tế chưa ai tới được nơi cuối cùng của thác. Thường thì các bạn trẻ chỉ đến hồ hai hoặc hồ ba rồi kiếm một tảng đá bằng phẳng giữa dòng nước đang đổ về xuôi, chọn nơi nghỉ ngơi trong cuộc rong chơi.
    [​IMG]

    Những người ít thích mạo hiểm thì không vượt thác mà vượt qua "hồ của thác". Hồ nước sạch, nước chỉ lưng chừng nửa mét. Xắn quần vượt qua là bước vào thế giới của đại ngàn bờ bên kia. Nơi đó có những cây đại thụ che rợp mát, dưới bóng cây là thảm lá rụng.
    [​IMG]
    Hiện Công ty Du lịch Long Phú đang đầu tư xây dựng thác Yang Bay thành một khu du lịch, trên nguyên tắc vẫn tôn trọng vẻ hoang sơ như nó vốn có. Một đập tràn dài 30m đã được xây xong tạo con đường băng qua thác. Đập tạo ra một hồ bơi khá lý tưởng với độ sâu trung bình 1,2m - đảm bảo an toàn cho những ai chưa biết bơi. Ngoài ra cánh rừng bên kia thác cũng sẽ được chăm sóc để đẹp hơn và an toàn hơn cho những chuyến dã ngoại của du khách.
    Được zesman sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 09/12/2004
  2. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Dấu ấn Yasaka
     Chính thức hoạt động từ ngày 10-12-1999. Sau 5 năm hoạt động, khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang là một trong những khách sạn hoạt động rất thành công, có lối đi riêng của mình, biết nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy. Chính vì thế, khách sạn đã tạo nên một dấu ấn khá đặc biệt trong ngành du lịch - 3 năm liền (2001 - 2003) được Tổng cục Du lịch bình chọn là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu của Việt Nam.
     ??????????????????????????????????????????????[​IMG]

     ?oKhách sạn Yasaka là một khách sạn thật tuyệt vời, trang trí đẹp. Chúng tôi thật sự thích thú trong những ngày ở đây, trong một khách sạn thật dễ thương. Chúng tôi rất hài lòng và sẽ giới thiệu cho bạn bè của chúng tôi? (Ông bà John Krone). Và ?oTôi muốn đến Yasaka cùng với gia đình tôi một lần nữa (Ouchi Mitsunori)?
    Thật không dễ dàng để Yasaka có được những lời ngợi khen như vậy từ những người khách. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, khách sạn gặp rất nhiều khó khăn và đã gặp điều không thể tránh khỏi, đó là thua lỗ. Với mong muốn thu hút được nhiều du khách, một chiến lược mở rộng kinh doanh đã được đặt ra với nhiều kế hoạch cụ thể. Khách sạn đã mở hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ký kết hợp đồng quảng bá với một số báo trong và ngoài nước, quảng cáo trên 1 Website riêng. Bên cạnh đó, khách sạn còn tăng cường tiếp thị các sản phẩm của khách sạn tại các hội chợ du lịch quốc tế ở Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc? Mặt bằng bên cạnh khách sạn được cải tạo thành một sân vườn râm mát tuyệt đẹp với một ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, có biểu diễn ca nhạc dân tộc hàng đêm; và một nhà hàng hải sản thơ mộng Thờn Bơn chuyên phục vụ các món ăn hải sản đặc sắc?
    Một điều rất độc đáo mà khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang trong những năm qua vẫn duy trì được là biết tạo ra những dấu ấn, những sự kiện - tạo ra những cái mới để du khách xem và là một kỹ thuật để thu hút du khách. Chắc hẳn người dân Nha Trang cũng như rất nhiều du khách vẫn còn nhớ đến đòn bánh tét dài 29m mà khách sạn đã thực hiện trong dịp đón năm mới 2004. Và trong những ngày này, người dân Nha Trang sẽ được ngắm nhìn một cây thông Giáng sinh to nhất từ trước đến nay được làm bằng một chất liệu khá độc đáo: vỏ chai bia. Bên cạnh những sự kiện đặc biệt, các lễ hội cũng được duy trì theo định kỳ để tạo sự hấp dẫn cho du khách như Lễ hội tình yêu 14-2, Ngày hội nấu ăn 8-3, Lễ hội ẩm thực 3 miền 30-4, Ngày hội tuổi thơ 1-6, Đêm hội trăng rằm? Kết quả, nguồn khách du lịch đến với Yasaka tăng lên hàng năm. Năm 2004 đã có hơn 27.000 lượt khách đến lưu trú tại khách sạn, trong đó có 60% khách nước ngoài, tăng 15% so với năm trước; doanh thu 36 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000. Thương hiệu Yasaka-Saigon-Nhatrang ngày càng có chỗ đứng đối với khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, khách sạn đã dần trở thành nhà tổ chức hội nghị, tiệc cưới chuyên nghiệp với gần 300 hội nghị và hơn 200 tiệc cưới được tổ chức trong năm.
    Có được những thành công như vậy là nhờ vào chiến lược xây dựng con người của khách sạn. Đội ngũ nhân viên của khách sạn liên tục được đào tạo và tái đào tạo bằng nhiều cách, từ đào tạo tại chỗ cho đến đào tạo ở nước ngoài. Chính vì thế, tại hội thi Rooms Division 2004 tại Làng Du lịch Bình Quới, khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang đã đạt giải nhất toàn diện, trên cả khách sạn quốc tế 5 sao New World Sài Gòn. Và mới đây trong buổi tiệc đón đoàn ô tô diễu hành Ấn Độ - ASEAN, các vị khách Ấn Độ và ASEAN đã không tiếc lời ngợi khen các món ăn kiêng dành cho người theo đạo Hồi do các đầu bếp ở Yasaka thực hiện. Một tùy viên của Đại sứ Ấn Độ còn gửi lại một bức thư khen.
     
    BÍCH KHUÊ
    Theo báo Khánh Ho?a điện tư?
  3. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Dấu ấn Yasaka
     Chính thức hoạt động từ ngày 10-12-1999. Sau 5 năm hoạt động, khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang là một trong những khách sạn hoạt động rất thành công, có lối đi riêng của mình, biết nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy. Chính vì thế, khách sạn đã tạo nên một dấu ấn khá đặc biệt trong ngành du lịch - 3 năm liền (2001 - 2003) được Tổng cục Du lịch bình chọn là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu của Việt Nam.
     ??????????????????????????????????????????????[​IMG]

     ?oKhách sạn Yasaka là một khách sạn thật tuyệt vời, trang trí đẹp. Chúng tôi thật sự thích thú trong những ngày ở đây, trong một khách sạn thật dễ thương. Chúng tôi rất hài lòng và sẽ giới thiệu cho bạn bè của chúng tôi? (Ông bà John Krone). Và ?oTôi muốn đến Yasaka cùng với gia đình tôi một lần nữa (Ouchi Mitsunori)?
    Thật không dễ dàng để Yasaka có được những lời ngợi khen như vậy từ những người khách. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, khách sạn gặp rất nhiều khó khăn và đã gặp điều không thể tránh khỏi, đó là thua lỗ. Với mong muốn thu hút được nhiều du khách, một chiến lược mở rộng kinh doanh đã được đặt ra với nhiều kế hoạch cụ thể. Khách sạn đã mở hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ký kết hợp đồng quảng bá với một số báo trong và ngoài nước, quảng cáo trên 1 Website riêng. Bên cạnh đó, khách sạn còn tăng cường tiếp thị các sản phẩm của khách sạn tại các hội chợ du lịch quốc tế ở Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc? Mặt bằng bên cạnh khách sạn được cải tạo thành một sân vườn râm mát tuyệt đẹp với một ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, có biểu diễn ca nhạc dân tộc hàng đêm; và một nhà hàng hải sản thơ mộng Thờn Bơn chuyên phục vụ các món ăn hải sản đặc sắc?
    Một điều rất độc đáo mà khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang trong những năm qua vẫn duy trì được là biết tạo ra những dấu ấn, những sự kiện - tạo ra những cái mới để du khách xem và là một kỹ thuật để thu hút du khách. Chắc hẳn người dân Nha Trang cũng như rất nhiều du khách vẫn còn nhớ đến đòn bánh tét dài 29m mà khách sạn đã thực hiện trong dịp đón năm mới 2004. Và trong những ngày này, người dân Nha Trang sẽ được ngắm nhìn một cây thông Giáng sinh to nhất từ trước đến nay được làm bằng một chất liệu khá độc đáo: vỏ chai bia. Bên cạnh những sự kiện đặc biệt, các lễ hội cũng được duy trì theo định kỳ để tạo sự hấp dẫn cho du khách như Lễ hội tình yêu 14-2, Ngày hội nấu ăn 8-3, Lễ hội ẩm thực 3 miền 30-4, Ngày hội tuổi thơ 1-6, Đêm hội trăng rằm? Kết quả, nguồn khách du lịch đến với Yasaka tăng lên hàng năm. Năm 2004 đã có hơn 27.000 lượt khách đến lưu trú tại khách sạn, trong đó có 60% khách nước ngoài, tăng 15% so với năm trước; doanh thu 36 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000. Thương hiệu Yasaka-Saigon-Nhatrang ngày càng có chỗ đứng đối với khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, khách sạn đã dần trở thành nhà tổ chức hội nghị, tiệc cưới chuyên nghiệp với gần 300 hội nghị và hơn 200 tiệc cưới được tổ chức trong năm.
    Có được những thành công như vậy là nhờ vào chiến lược xây dựng con người của khách sạn. Đội ngũ nhân viên của khách sạn liên tục được đào tạo và tái đào tạo bằng nhiều cách, từ đào tạo tại chỗ cho đến đào tạo ở nước ngoài. Chính vì thế, tại hội thi Rooms Division 2004 tại Làng Du lịch Bình Quới, khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang đã đạt giải nhất toàn diện, trên cả khách sạn quốc tế 5 sao New World Sài Gòn. Và mới đây trong buổi tiệc đón đoàn ô tô diễu hành Ấn Độ - ASEAN, các vị khách Ấn Độ và ASEAN đã không tiếc lời ngợi khen các món ăn kiêng dành cho người theo đạo Hồi do các đầu bếp ở Yasaka thực hiện. Một tùy viên của Đại sứ Ấn Độ còn gửi lại một bức thư khen.
     
    BÍCH KHUÊ
    Theo báo Khánh Ho?a điện tư?
  4. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Đặt và đổi tên đường TP. Nha Trang
     TP. Nha Trang đang được mở rộng, nhiều con đường không có tên; một số đường có tên nhưng lại là những tên không phù hợp; không ít con đường được đặt bằng? các con số, gây khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước cũng như quan hệ giao dịch của nhân dân. Chính vì vậy, đặt và đổi tên đường là yêu cầu rất cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa IV, các đại biểu sẽ bàn bạc và thông qua đề án ?oĐặt và đổi tên đường TP. Nha Trang?.
    Dự kiến, sau kỳ họp sẽ có 327 con đường có tên mới và 10 con đường được đổi tên. Trong đó: khu vực (KV) Phước Hải, Phước Tân, Phước Hòa có 9 đường; KV Phước Long 37 đường; KV Hòn Rớ 1 có 43 đường; KV Nam Hòn Khô 16 đường; KV Ba Làng - Đường Đệ 39 đường; KV Vĩnh Hải - Vĩnh Phước (Bắc Hòn Chồng) 7 đường; KV Vĩnh Thọ - Vĩnh Phước (phía Tây đường 2-4) 15 đường; KV phía Bắc Núi Sạn Nha Trang 27 đường; KV A-T Vĩnh Hải 10 đường; KV Nam đèo Rù Rì 5 đường; KV kho Bình Tân - Thánh Gia 19 đường; KV Cầu Đá - Vĩnh Nguyên 10 đường; KV Hoàng Diệu ?" Vĩnh Nguyên 9 đường; KV Vĩnh Trường 15 đường; KV Ngọc Hiệp 24 đường; KV Đất Lành - Vĩnh Thái 29 đường; KV Hòn Rớ 2 có 9 đường; KV Sông Lô - Phước Đồng 9 đường. Tiêu chí cơ bản của việc đặt tên đường là lấy tên các nhân vật lịch sử của dân tộc có từ thời dựng nước đến nay (đã được Đảng, Chính phủ và nhân dân ghi nhận), bao gồm tên các vị vua, các vị lãnh tụ, các nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, danh tướng, danh sĩ, danh nhân, anh hùng quân đội; lấy tên địa danh các căn cứ cách mạng đặt tên cho một số đường trong thành phố. Như vậy sẽ có những con đường mang tên các nhà thơ như: Nguyễn Du, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Thế Lữ? Có các con đường mang tên những người anh hùng, liệt sĩ như: Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan, Bửu Đóa? Có những con đường mang tên địa danh lịch sử như: Khe Sanh, Tân Trào, Việt Bắc, Ấp Bắc?
    Đặt tên đường không chỉ có ý nghĩa đơn thuần nhằm tạo điều kiện cho các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quan hệ giao dịch của toàn dân, mà nó còn biểu hiện sự văn minh của xã hội. Tên các con đường còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, qua đó giúp nhân dân ghi nhớ, khắc sâu công ơn đối với các vị tiền bối, các nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước qua các thế hệ từ trước đến nay.
    T.G
    Theo báo Khánh Hoà điện tử.
  5. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Đặt và đổi tên đường TP. Nha Trang
     TP. Nha Trang đang được mở rộng, nhiều con đường không có tên; một số đường có tên nhưng lại là những tên không phù hợp; không ít con đường được đặt bằng? các con số, gây khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước cũng như quan hệ giao dịch của nhân dân. Chính vì vậy, đặt và đổi tên đường là yêu cầu rất cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa IV, các đại biểu sẽ bàn bạc và thông qua đề án ?oĐặt và đổi tên đường TP. Nha Trang?.
    Dự kiến, sau kỳ họp sẽ có 327 con đường có tên mới và 10 con đường được đổi tên. Trong đó: khu vực (KV) Phước Hải, Phước Tân, Phước Hòa có 9 đường; KV Phước Long 37 đường; KV Hòn Rớ 1 có 43 đường; KV Nam Hòn Khô 16 đường; KV Ba Làng - Đường Đệ 39 đường; KV Vĩnh Hải - Vĩnh Phước (Bắc Hòn Chồng) 7 đường; KV Vĩnh Thọ - Vĩnh Phước (phía Tây đường 2-4) 15 đường; KV phía Bắc Núi Sạn Nha Trang 27 đường; KV A-T Vĩnh Hải 10 đường; KV Nam đèo Rù Rì 5 đường; KV kho Bình Tân - Thánh Gia 19 đường; KV Cầu Đá - Vĩnh Nguyên 10 đường; KV Hoàng Diệu ?" Vĩnh Nguyên 9 đường; KV Vĩnh Trường 15 đường; KV Ngọc Hiệp 24 đường; KV Đất Lành - Vĩnh Thái 29 đường; KV Hòn Rớ 2 có 9 đường; KV Sông Lô - Phước Đồng 9 đường. Tiêu chí cơ bản của việc đặt tên đường là lấy tên các nhân vật lịch sử của dân tộc có từ thời dựng nước đến nay (đã được Đảng, Chính phủ và nhân dân ghi nhận), bao gồm tên các vị vua, các vị lãnh tụ, các nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, danh tướng, danh sĩ, danh nhân, anh hùng quân đội; lấy tên địa danh các căn cứ cách mạng đặt tên cho một số đường trong thành phố. Như vậy sẽ có những con đường mang tên các nhà thơ như: Nguyễn Du, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Thế Lữ? Có các con đường mang tên những người anh hùng, liệt sĩ như: Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan, Bửu Đóa? Có những con đường mang tên địa danh lịch sử như: Khe Sanh, Tân Trào, Việt Bắc, Ấp Bắc?
    Đặt tên đường không chỉ có ý nghĩa đơn thuần nhằm tạo điều kiện cho các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quan hệ giao dịch của toàn dân, mà nó còn biểu hiện sự văn minh của xã hội. Tên các con đường còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, qua đó giúp nhân dân ghi nhớ, khắc sâu công ơn đối với các vị tiền bối, các nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước qua các thế hệ từ trước đến nay.
    T.G
    Theo báo Khánh Hoà điện tử.
  6. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Ước mơ từ giảng đường đại học
     Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi cũng gặp được họ, những sinh viên năm cuối của trường Đại học Thủy sản Nha Trang, những người vừa đoạt giải tại hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của trường năm 2004. Đầu tiên là Thoại ?ohói?, An ?oquè?, rồi đến Hùng và Thùy Dương. Cả bốn người đều rất trẻ và nhìn không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt là những đề tài khoa học mà họ đã ấp ủ và thực hiện?
     ° Nguyễn Thành Thoại với sản phẩm giò lụa không sử dụng hàn the:

    [​IMG]


    Hôm báo cáo đề tài ?oNghiên cứu sử dụng Carageenan (một chất chiết xuất từ rong biển tương tự argar) thay thế borat (hàn the) trong sản xuất giò lụa?, Nguyễn Thành Thoại đã khiến mọi người hết sức bất ngờ, thích thú khi được nếm thử món giò lụa do chính Thoại nghiên cứu và? sản xuất với sự giúp đỡ của một cơ sở chế biến giò lụa ở phường Vĩnh Hải. Giò lụa của Thoại có ưu điểm: màu đẹp, mùi vị thơm ngon, dai, giòn và có độ bền đông kết cao, đặc biệt không sử dụng hàn the, một chất độc hại thường được dùng trong sản xuất giò lụa dân gian mà từ năm 1998 Bộ Y tế đã cấm sử dụng.
    Quá trình thực hiện đề tài, Thoại gặp một số khó khăn. Do phòng thí nghiệm của trường không có thiết bị xay thịt nên để có được sản phẩm giò lụa không sử dụng hàn the, Thoại đã mất nhiều thời gian thuyết phục, thậm chí năn nỉ chủ cơ sở sản xuất giò lụa để họ đồng ý sản xuất giò theo đúng quy trình do Thoại đề xuất. Tổng cộng Thoại đã thực hiện 42 mẫu tại cơ sở này, mỗi mẫu 2 ký, nhân lên thành 82 ký giò lụa. Số giò lụa này Thoại phải mua hết với giá 45.000 đồng/ký khiến các bạn cùng phòng hết sức phấn khởi bởi lâu lâu lại được Thoại ?ohói? chiêu đãi món ăn ngon. Khó khăn nữa là kinh phí. Do đề tài của Thoại lúc đầu là đề tài tốt nghiệp, nên chỉ được nhà trường hỗ trợ 1,3 triệu đồng (quá trình thực hiện thấy tâm đắc nên đã đăng ký tham dự hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường), trong khi các đề tài khác được hỗ trợ 3,2 triệu đồng. Tuy phải ?obù lỗ? khá nhiều nhưng kết quả giải nhất là niềm vinh dự lớn đối với Thoại, chàng sinh viên có biệt danh Thoại ?ohói? quê ở tỉnh Ninh Thuận.
    ° Hoàng Đức An và giải pháp sản xuất phân vi sinh từ bùn ao nuôi tôm:

    [​IMG]


    Nuôi trồng thủy sản vốn là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh diện tích ao nuôi tôm đã dẫn tới hậu quả là ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ bùn thải ở các ao nuôi. Để giải quyết vấn đề này, Hoàng Đức An đã thực hiện đề tài ?oNghiên cứu sản xuất phân vi sinh từ bùn ao nuôi tôm?. Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học nhằm tạo ra sản phẩm có thể dùng làm phân bón cho một số giống cây trồng có khả năng chịu mặn. Đối tượng nghiên cứu là bùn thải của các ao nuôi tôm vừa thu hoạch tại khu vực huyện Ninh Hòa.
    Để thực hiện đề tài, An đã làm ?obạn? với bùn trong một thời gian dài. Đầu tiên là thu thập bùn thải, sau đó phân tích các thành phần cơ bản của bùn thải, xử lý hiếu khí bằng chế phẩm sinh học EM, chọn điều kiện xử lý, phân tích lại các thành phần hóa sinh và vi sinh sau khi xử lý, so sánh với tiêu chuẩn của một loại phân bón, chọn tỉ lệ bổ sung các chất độn? và kết quả là một loại phân bón dành cho một số giống cây trồng có khả năng chịu mặn đã ra đời? Điều tâm đắc nhất của An, chàng sinh viên mê bóng đá và có biệt danh An ?oquè? (do có lần đá bóng bị gãy chân phải bó bột) là một ngày nào đó, khi đề tài được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, người nuôi tôm sẽ không phải tốn kinh phí để xử lý chất thải từ bùn ao nuôi tôm.
    ° Con robot thông minh của Trần Văn Hùng:

    [​IMG]


    Cả hội trường sôi nổi hẳn lên khi con robot thông minh của Trần Văn Hùng xuất hiện. Đó là một chiếc xe tự vận hành được điều khiển bằng vi tính. Muốn robot di chuyển đến đâu, Hùng click chuột vào vị trí đó (chữ đích sẽ hiện lên) và quá trình đến đích của robot là một quá trình hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người. Thoạt nhìn, phần ?obiểu diễn? của Hùng giống như trò chơi của trẻ con, nhưng để có được thành công này, Hùng đã bỏ ra nhiều tháng trời để nghiên cứu và thực hiện đề tài ?oĐịnh vị và điều khiển robot từ xa thông qua cổng COM máy tính?. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chế tạo bộ định vị, mạch điều khiển robot, viết phần mềm giao tiếp máy tính với thiết bị ngoại vi, chế tạo robot.
    Hùng cho biết, thời gian thực hiện đề tài, bạn cũng gặp một số khó khăn, như điều kiện thí nghiệm, kinh phí mua các thiết bị phần cứng? Bạn cũng đã nhiều lần vào tận TP. Hồ Chí Minh để tìm kiếm tài liệu, sách tham khảo và một số thiết bị không có ở thị trường Nha Trang. Với Hùng, robot là niềm đam mê đặc biệt. Các hoạt động của robot, theo Hùng, đều do con người điều khiển, vì vậy sự thông minh, linh động của robot cũng là thước đo sự thông minh, sáng tạo của con người. Hiện nay, con robot của Hùng vẫn còn một số nhược điểm như quá trình xử lý chậm, độ ổn định không cao, tuy nhiên sản phẩm này có thể dùng để làm mô hình dạy học cho rất nhiều môn học ở trường đại học, nhất là các môn kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, vi xử lý, ngoại vi giao diện, truyền số liệu? Mơ ước của Hùng là trong thời gian không xa, con robot này sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện để ứng dụng trong ngành Thủy sản, tự động thu thập số liệu trên ao nuôi tại các điểm bất kỳ, hoặc xa hơn nữa là xác định và điều khiển một con tàu ở ngoài khơi.
    ° Thùy Dương và giải pháp mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại để phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa:

    [​IMG]


    Lê Thị Thùy Dương và gia đình sống trong một làng chài ở đường Tháp Bà (Nha Trang). Hàng ngày tiếp xúc với những người dân nơi đây, cô thấy họ hay nói chuyện vay tiền ở ngoài với lãi suất cao. Dương hỏi ?osao không vay ngân hàng?, họ bảo ?okhông vay được?. Điều đó làm Dương suy nghĩ rất nhiều? và cô đã thực hiện đề tài ?oNghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại để phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa?.
    Khi thực hiện đề tài này, Dương cũng gặp nhiều khó khăn bởi cô là ?odân kế toán?, không biết gì về thủy sản nên phải dành nhiều thời gian tiếp xúc với các hộ dân để điều tra, thu thập số liệu từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến? Xuất phát từ thực trạng của các ngân hàng và nguyện vọng của các hộ dân, Dương đề xuất 6 giải pháp, trong đó giải pháp cho vay theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất, dự án? là giải pháp quan trọng và xuyên suốt. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần mở rộng mạng lưới ở cơ sở, cải tiến thủ tục, hồ sơ cho vay, thực hiện chính sách lãi suất phù hợp và có biện pháp phối hợp với địa phương trong cho vay và thu hồi nợ? Cũng như Thoại, An, Hùng, Dương mong ước một ngày gần đây đề tài của cô sẽ được áp dụng vào thực tiễn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho ngành kinh tế Thủy sản của tỉnh.
    H.Y
    Theo báo Khánh Hoà điện tử.
  7. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Ước mơ từ giảng đường đại học
     Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi cũng gặp được họ, những sinh viên năm cuối của trường Đại học Thủy sản Nha Trang, những người vừa đoạt giải tại hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của trường năm 2004. Đầu tiên là Thoại ?ohói?, An ?oquè?, rồi đến Hùng và Thùy Dương. Cả bốn người đều rất trẻ và nhìn không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt là những đề tài khoa học mà họ đã ấp ủ và thực hiện?
     ° Nguyễn Thành Thoại với sản phẩm giò lụa không sử dụng hàn the:

    [​IMG]


    Hôm báo cáo đề tài ?oNghiên cứu sử dụng Carageenan (một chất chiết xuất từ rong biển tương tự argar) thay thế borat (hàn the) trong sản xuất giò lụa?, Nguyễn Thành Thoại đã khiến mọi người hết sức bất ngờ, thích thú khi được nếm thử món giò lụa do chính Thoại nghiên cứu và? sản xuất với sự giúp đỡ của một cơ sở chế biến giò lụa ở phường Vĩnh Hải. Giò lụa của Thoại có ưu điểm: màu đẹp, mùi vị thơm ngon, dai, giòn và có độ bền đông kết cao, đặc biệt không sử dụng hàn the, một chất độc hại thường được dùng trong sản xuất giò lụa dân gian mà từ năm 1998 Bộ Y tế đã cấm sử dụng.
    Quá trình thực hiện đề tài, Thoại gặp một số khó khăn. Do phòng thí nghiệm của trường không có thiết bị xay thịt nên để có được sản phẩm giò lụa không sử dụng hàn the, Thoại đã mất nhiều thời gian thuyết phục, thậm chí năn nỉ chủ cơ sở sản xuất giò lụa để họ đồng ý sản xuất giò theo đúng quy trình do Thoại đề xuất. Tổng cộng Thoại đã thực hiện 42 mẫu tại cơ sở này, mỗi mẫu 2 ký, nhân lên thành 82 ký giò lụa. Số giò lụa này Thoại phải mua hết với giá 45.000 đồng/ký khiến các bạn cùng phòng hết sức phấn khởi bởi lâu lâu lại được Thoại ?ohói? chiêu đãi món ăn ngon. Khó khăn nữa là kinh phí. Do đề tài của Thoại lúc đầu là đề tài tốt nghiệp, nên chỉ được nhà trường hỗ trợ 1,3 triệu đồng (quá trình thực hiện thấy tâm đắc nên đã đăng ký tham dự hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường), trong khi các đề tài khác được hỗ trợ 3,2 triệu đồng. Tuy phải ?obù lỗ? khá nhiều nhưng kết quả giải nhất là niềm vinh dự lớn đối với Thoại, chàng sinh viên có biệt danh Thoại ?ohói? quê ở tỉnh Ninh Thuận.
    ° Hoàng Đức An và giải pháp sản xuất phân vi sinh từ bùn ao nuôi tôm:

    [​IMG]


    Nuôi trồng thủy sản vốn là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh diện tích ao nuôi tôm đã dẫn tới hậu quả là ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ bùn thải ở các ao nuôi. Để giải quyết vấn đề này, Hoàng Đức An đã thực hiện đề tài ?oNghiên cứu sản xuất phân vi sinh từ bùn ao nuôi tôm?. Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học nhằm tạo ra sản phẩm có thể dùng làm phân bón cho một số giống cây trồng có khả năng chịu mặn. Đối tượng nghiên cứu là bùn thải của các ao nuôi tôm vừa thu hoạch tại khu vực huyện Ninh Hòa.
    Để thực hiện đề tài, An đã làm ?obạn? với bùn trong một thời gian dài. Đầu tiên là thu thập bùn thải, sau đó phân tích các thành phần cơ bản của bùn thải, xử lý hiếu khí bằng chế phẩm sinh học EM, chọn điều kiện xử lý, phân tích lại các thành phần hóa sinh và vi sinh sau khi xử lý, so sánh với tiêu chuẩn của một loại phân bón, chọn tỉ lệ bổ sung các chất độn? và kết quả là một loại phân bón dành cho một số giống cây trồng có khả năng chịu mặn đã ra đời? Điều tâm đắc nhất của An, chàng sinh viên mê bóng đá và có biệt danh An ?oquè? (do có lần đá bóng bị gãy chân phải bó bột) là một ngày nào đó, khi đề tài được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, người nuôi tôm sẽ không phải tốn kinh phí để xử lý chất thải từ bùn ao nuôi tôm.
    ° Con robot thông minh của Trần Văn Hùng:

    [​IMG]


    Cả hội trường sôi nổi hẳn lên khi con robot thông minh của Trần Văn Hùng xuất hiện. Đó là một chiếc xe tự vận hành được điều khiển bằng vi tính. Muốn robot di chuyển đến đâu, Hùng click chuột vào vị trí đó (chữ đích sẽ hiện lên) và quá trình đến đích của robot là một quá trình hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người. Thoạt nhìn, phần ?obiểu diễn? của Hùng giống như trò chơi của trẻ con, nhưng để có được thành công này, Hùng đã bỏ ra nhiều tháng trời để nghiên cứu và thực hiện đề tài ?oĐịnh vị và điều khiển robot từ xa thông qua cổng COM máy tính?. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chế tạo bộ định vị, mạch điều khiển robot, viết phần mềm giao tiếp máy tính với thiết bị ngoại vi, chế tạo robot.
    Hùng cho biết, thời gian thực hiện đề tài, bạn cũng gặp một số khó khăn, như điều kiện thí nghiệm, kinh phí mua các thiết bị phần cứng? Bạn cũng đã nhiều lần vào tận TP. Hồ Chí Minh để tìm kiếm tài liệu, sách tham khảo và một số thiết bị không có ở thị trường Nha Trang. Với Hùng, robot là niềm đam mê đặc biệt. Các hoạt động của robot, theo Hùng, đều do con người điều khiển, vì vậy sự thông minh, linh động của robot cũng là thước đo sự thông minh, sáng tạo của con người. Hiện nay, con robot của Hùng vẫn còn một số nhược điểm như quá trình xử lý chậm, độ ổn định không cao, tuy nhiên sản phẩm này có thể dùng để làm mô hình dạy học cho rất nhiều môn học ở trường đại học, nhất là các môn kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, vi xử lý, ngoại vi giao diện, truyền số liệu? Mơ ước của Hùng là trong thời gian không xa, con robot này sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện để ứng dụng trong ngành Thủy sản, tự động thu thập số liệu trên ao nuôi tại các điểm bất kỳ, hoặc xa hơn nữa là xác định và điều khiển một con tàu ở ngoài khơi.
    ° Thùy Dương và giải pháp mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại để phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa:

    [​IMG]


    Lê Thị Thùy Dương và gia đình sống trong một làng chài ở đường Tháp Bà (Nha Trang). Hàng ngày tiếp xúc với những người dân nơi đây, cô thấy họ hay nói chuyện vay tiền ở ngoài với lãi suất cao. Dương hỏi ?osao không vay ngân hàng?, họ bảo ?okhông vay được?. Điều đó làm Dương suy nghĩ rất nhiều? và cô đã thực hiện đề tài ?oNghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại để phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa?.
    Khi thực hiện đề tài này, Dương cũng gặp nhiều khó khăn bởi cô là ?odân kế toán?, không biết gì về thủy sản nên phải dành nhiều thời gian tiếp xúc với các hộ dân để điều tra, thu thập số liệu từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến? Xuất phát từ thực trạng của các ngân hàng và nguyện vọng của các hộ dân, Dương đề xuất 6 giải pháp, trong đó giải pháp cho vay theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất, dự án? là giải pháp quan trọng và xuyên suốt. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần mở rộng mạng lưới ở cơ sở, cải tiến thủ tục, hồ sơ cho vay, thực hiện chính sách lãi suất phù hợp và có biện pháp phối hợp với địa phương trong cho vay và thu hồi nợ? Cũng như Thoại, An, Hùng, Dương mong ước một ngày gần đây đề tài của cô sẽ được áp dụng vào thực tiễn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho ngành kinh tế Thủy sản của tỉnh.
    H.Y
    Theo báo Khánh Hoà điện tử.
  8. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     ?oHoa Biển? biểu tượng của Nha Trang ?" Khánh Hòa
     Sau một thời gian chuẩn bị, công trình nghệ thuật Hoa Biển - biểu tượng mới của Nha Trang - Khánh Hòa và Quảng trường 2-4 do Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng dân dụng làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2005. Riêng Quảng trường 2-4 sẽ hoàn thành trong tháng 3, trước khi Festival biển diễn ra.  

    [​IMG]


    Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng Y.O.C.O - đơn vị thiết kế công trình nghệ thuật Hoa Biển cho biết: ?oTừ rất nhiều yếu tố, từ biểu tượng của dân tộc là bánh chưng, bánh dày, chùa Một Cột, từ Nha Trang là một thành phố biển xinh đẹp bậc nhất Việt Nam, nơi khí hậu hiền hòa, nơi thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này nhiều sản vật, nơi chim yến về làm tổ - chính điều đó đã tạo cho chúng tôi một hướng suy nghĩ làm thế nào để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cho Khánh Hòa và Hoa Biển đã ra đời từ ý tưởng này?.
    Công trình nghệ thuật Hoa Biển sẽ thể hiện những đặc điểm nổi bật nhất của Khánh Hòa với hình tượng là một sự kết tinh của một vùng biển xinh đẹp, hiền hòa, giàu truyền thống, nơi đất lành chim đậu với lá trầm hương kết tụ lại thành 5 cánh hoa. Nhụy hoa là lõi trầm hương với hình tượng bàn tay nâng quả cầu với đàn chim yến bao quanh. Về đêm, quả địa cầu được thắp sáng, tượng trưng cho ánh mặt trời. Bên dưới cành hoa là mảng phù điêu tái hiện 350 năm lịch sử hình thành Khánh Hòa. Ngoài ra, những cách điệu kiến trúc như hình các ngọn núi bao quanh vùng biển, lối vào tạo ra con sóng, hình một con sao biển cách điệu là những ý tưởng phụ để tạo ra một kiến trúc điêu khắc mềm mại. Bên trong công trình được sử dụng công năng là khu triển lãm chuyên đề như: Triển lãm sách, báo, ảnh nghệ thuật; điêu khắc, hội họa; hàng thủ công, mỹ nghệ, du lịch? được bố trí lộ trình tham quan với thang máy và thang bộ, sân thượng có ống nhòm để quan sát bốn hướng. Các cánh hoa mở rất đẹp nhờ hệ thống ánh sáng.
    Công trình có diện tích chiếm đất là 582m2. Để công trình đi vào lòng người và có tác dụng tích cực đến cộng đồng dân cư và du khách, Quảng trường 2-4, công viên trong khu vực và tác phẩm nghệ thuật Hoa Biển đều được nghiên cứu bố trí lối lên xuống, lối đi và khu vệ sinh cho người khiếm thị, người khuyết tật?
    Cùng với công trình nghệ thuật Hoa Biển, Quảng trường 2-4 cũng đang được đầu tư cải tạo. Công viên bờ biển được xây dựng nhằm tạo một không gian xanh mới khang trang, thẩm mỹ, có tác dụng thư giãn với các đường đi bộ dạo chơi, thảm cỏ, bồn hoa cây xanh, hồ nước? bố cục hài hòa xen lẫn với cây xanh hiện có. Công viên được chia thành 2 khu vực: phía Nam và phía Bắc quảng trường thành phố. Phía Nam quảng trường có diện tích 5.800m2 dựa vào hiện trạng công viên hiện có, chủ yếu cải tạo lại thảm cỏ, lát lại đường nội bộ trong công viên. Các vị trí trục đường nội bộ vẫn giữ nguyên để nối tiếp với công viên 1, tạo sự liên tục. Đường dẫn xuống biển sẽ được mở rộng và thay bằng nền bêtông nhựa. Các bồn hoa sẽ trồng các loại hoa nhiều màu sắc như Hoàng Anh, mâm xôi, các loại cây lá xanh đậm, nhạt nhằm tăng thêm màu sắc cho công viên. Ngoài ra, tại công viên sẽ đặt các tượng nghệ thuật trang trí bằng đá cẩm thạch (nói về cuộc sống, con người Khánh Hòa?) do các hội nghệ nhân thực hiện khi có lễ hội. Công viên phía Bắc quảng trường có diện tích 6.000m2. Tại đây hiện trạng có một nhà hàng và hệ thống vườn hoa nhưng đã xuống cấp. Nhà hàng sau khi di dời sẽ cải tạo thành công viên dưới dạng vườn hoa, trung tâm vườn hoa sẽ được nhấn mạnh bởi hệ thống hồ phun nước nghệ thuật và hệ dầm cột trang trí. Ngoài ra hệ thống đường nội bộ sẽ bố trí hợp lý lại theo quy tắc cân xứng. Đường dẫn xuống biển cũng được mở rộng để tăng thêm diện tích đậu xe; tạo thêm đồi cỏ, đá trang trí, bố trí thêm nhiều bồn hoa nhiều màu sắc để tăng thêm sự sinh động cho công viên. Bên cạnh đó sẽ mở một đường nối giữa đường Trần Phú và đường Hùng Vương, lòng đường bằng bêtông nhựa rộng 14m; tạo vỉa hè rộng 7,2m trước nhà khách 44 Trần Phú.
    Ông Võ Minh Nghĩa, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng dân dụng Khánh Hòa cho biết: ?oĐơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Khánh Hòa đang gấp rút thi công công trình để kịp phục vụ các ngày lễ lớn trong năm 2005. Quảng trường 2-4 sẽ xong trước tháng 3 để kịp phục vụ Festival biển. Còn công trình Hoa Biển do quy mô lớn nên không thể xong kịp trong thời gian này, nhưng mặt bằng công trình sẽ được dọn gọn gàng, sạch sẽ trước ngày 2-4-2005?.
    BÍCH KHUÊ
    Theo Báo Khánh Hoà điện tử
  9. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     ?oHoa Biển? biểu tượng của Nha Trang ?" Khánh Hòa
     Sau một thời gian chuẩn bị, công trình nghệ thuật Hoa Biển - biểu tượng mới của Nha Trang - Khánh Hòa và Quảng trường 2-4 do Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng dân dụng làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2005. Riêng Quảng trường 2-4 sẽ hoàn thành trong tháng 3, trước khi Festival biển diễn ra.  

    [​IMG]


    Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng Y.O.C.O - đơn vị thiết kế công trình nghệ thuật Hoa Biển cho biết: ?oTừ rất nhiều yếu tố, từ biểu tượng của dân tộc là bánh chưng, bánh dày, chùa Một Cột, từ Nha Trang là một thành phố biển xinh đẹp bậc nhất Việt Nam, nơi khí hậu hiền hòa, nơi thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này nhiều sản vật, nơi chim yến về làm tổ - chính điều đó đã tạo cho chúng tôi một hướng suy nghĩ làm thế nào để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cho Khánh Hòa và Hoa Biển đã ra đời từ ý tưởng này?.
    Công trình nghệ thuật Hoa Biển sẽ thể hiện những đặc điểm nổi bật nhất của Khánh Hòa với hình tượng là một sự kết tinh của một vùng biển xinh đẹp, hiền hòa, giàu truyền thống, nơi đất lành chim đậu với lá trầm hương kết tụ lại thành 5 cánh hoa. Nhụy hoa là lõi trầm hương với hình tượng bàn tay nâng quả cầu với đàn chim yến bao quanh. Về đêm, quả địa cầu được thắp sáng, tượng trưng cho ánh mặt trời. Bên dưới cành hoa là mảng phù điêu tái hiện 350 năm lịch sử hình thành Khánh Hòa. Ngoài ra, những cách điệu kiến trúc như hình các ngọn núi bao quanh vùng biển, lối vào tạo ra con sóng, hình một con sao biển cách điệu là những ý tưởng phụ để tạo ra một kiến trúc điêu khắc mềm mại. Bên trong công trình được sử dụng công năng là khu triển lãm chuyên đề như: Triển lãm sách, báo, ảnh nghệ thuật; điêu khắc, hội họa; hàng thủ công, mỹ nghệ, du lịch? được bố trí lộ trình tham quan với thang máy và thang bộ, sân thượng có ống nhòm để quan sát bốn hướng. Các cánh hoa mở rất đẹp nhờ hệ thống ánh sáng.
    Công trình có diện tích chiếm đất là 582m2. Để công trình đi vào lòng người và có tác dụng tích cực đến cộng đồng dân cư và du khách, Quảng trường 2-4, công viên trong khu vực và tác phẩm nghệ thuật Hoa Biển đều được nghiên cứu bố trí lối lên xuống, lối đi và khu vệ sinh cho người khiếm thị, người khuyết tật?
    Cùng với công trình nghệ thuật Hoa Biển, Quảng trường 2-4 cũng đang được đầu tư cải tạo. Công viên bờ biển được xây dựng nhằm tạo một không gian xanh mới khang trang, thẩm mỹ, có tác dụng thư giãn với các đường đi bộ dạo chơi, thảm cỏ, bồn hoa cây xanh, hồ nước? bố cục hài hòa xen lẫn với cây xanh hiện có. Công viên được chia thành 2 khu vực: phía Nam và phía Bắc quảng trường thành phố. Phía Nam quảng trường có diện tích 5.800m2 dựa vào hiện trạng công viên hiện có, chủ yếu cải tạo lại thảm cỏ, lát lại đường nội bộ trong công viên. Các vị trí trục đường nội bộ vẫn giữ nguyên để nối tiếp với công viên 1, tạo sự liên tục. Đường dẫn xuống biển sẽ được mở rộng và thay bằng nền bêtông nhựa. Các bồn hoa sẽ trồng các loại hoa nhiều màu sắc như Hoàng Anh, mâm xôi, các loại cây lá xanh đậm, nhạt nhằm tăng thêm màu sắc cho công viên. Ngoài ra, tại công viên sẽ đặt các tượng nghệ thuật trang trí bằng đá cẩm thạch (nói về cuộc sống, con người Khánh Hòa?) do các hội nghệ nhân thực hiện khi có lễ hội. Công viên phía Bắc quảng trường có diện tích 6.000m2. Tại đây hiện trạng có một nhà hàng và hệ thống vườn hoa nhưng đã xuống cấp. Nhà hàng sau khi di dời sẽ cải tạo thành công viên dưới dạng vườn hoa, trung tâm vườn hoa sẽ được nhấn mạnh bởi hệ thống hồ phun nước nghệ thuật và hệ dầm cột trang trí. Ngoài ra hệ thống đường nội bộ sẽ bố trí hợp lý lại theo quy tắc cân xứng. Đường dẫn xuống biển cũng được mở rộng để tăng thêm diện tích đậu xe; tạo thêm đồi cỏ, đá trang trí, bố trí thêm nhiều bồn hoa nhiều màu sắc để tăng thêm sự sinh động cho công viên. Bên cạnh đó sẽ mở một đường nối giữa đường Trần Phú và đường Hùng Vương, lòng đường bằng bêtông nhựa rộng 14m; tạo vỉa hè rộng 7,2m trước nhà khách 44 Trần Phú.
    Ông Võ Minh Nghĩa, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng dân dụng Khánh Hòa cho biết: ?oĐơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp và Vật liệu xây dựng Khánh Hòa đang gấp rút thi công công trình để kịp phục vụ các ngày lễ lớn trong năm 2005. Quảng trường 2-4 sẽ xong trước tháng 3 để kịp phục vụ Festival biển. Còn công trình Hoa Biển do quy mô lớn nên không thể xong kịp trong thời gian này, nhưng mặt bằng công trình sẽ được dọn gọn gàng, sạch sẽ trước ngày 2-4-2005?.
    BÍCH KHUÊ
    Theo Báo Khánh Hoà điện tử
  10. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Nha Trang - Khánh Hòa phải trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
     Những ngày cuối năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cùng đoàn công tác của Chính phủ, các bộ, ngành đã đến thăm và làm việc tại Khánh Hòa. Trong buổi làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng đã có bài phát biểu quan trọng. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài phát biểu quan trọng này với bạn đọc.

    Khánh Hòa trong những năm qua đang vươn lên, phát triển toàn diện với tốc độ cao và vững chắc. Khánh Hòa rất có điều kiện phát triển du lịch, nhưng công nghiệp cũng rất phát triển. Chính đặt phát triển công nghiệp vào đúng vị trí nên có nguồn thu nội địa ổn định. Sản phẩm công nghiệp của Khánh Hòa sản xuất ra cạnh tranh được trên thị trường. Khánh Hòa phát triển chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một vài tỉnh khác. Nhưng Khánh Hòa vẫn trong nhóm Top Ten của cả nước. Khánh Hòa đã phát triển đúng hướng, đi vào hướng công nghiệp. Nhưng, các đồng chí cũng phát huy được thế mạnh về phát triển du lịch. Các khu du lịch được đầu tư phát triển, các khách sạn mới mọc lên, cái sau đẹp hơn cái trước, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Như Khu du lịch Hòn Ngọc Việt trên đảo Hòn Tre này là một điểm sáng về du lịch. Khánh Hòa có rất nhiều đảo, với thành công của Hòn Tre, các đồng chí sẽ tận dụng lợi thế các đảo để xây dựng các khu du lịch, nghỉ mát, an dưỡng phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
    Kinh tế, xã hội phát triển nên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa xã hội các đồng chí đều phát triển tốt. Nếu phấn đấu tốt, vài năm nữa các đồng chí phổ cập trung học cơ sở, TP. Nha Trang phổ cập trung học phổ thông. Muốn làm được thì phải huy động sức dân. Đi nhanh hay đi chậm phụ thuộc vào con người, mà con người phải có trình độ cao.
    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa qua nhiều thời kỳ có tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, đưa tỉnh Khánh Hòa phát triển nhanh. Có nhiều tỉnh cũng có điều kiện phát triển nhưng lại chậm hơn Khánh Hòa. Các đồng chí có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bộ mặt của Khánh Hòa thay đổi nhanh chóng, nhất là về cơ sở hạ tầng. Công nghiệp của Khánh Hòa trong những năm qua tăng cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước 15 - 16%, nhưng Khánh Hòa đạt trên 20%). Dịch vụ du lịch cũng đạt tốc độ phát triển khá và đang trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.
    Nhờ kinh tế phát triển, kể cả sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch nên mức thu nhập bình quân đầu người của Khánh Hòa cao so với cả nước (gần 700 USD). Đó là điều rất đáng mừng, tạo cho Khánh Hòa có thế và lực để phát triển trong 5 năm, 10 năm tới. 5 năm sau là thời gian rất có ý nghĩa. Nếu chúng ta giữ tốc độ phát triển 7 - 8%/năm (Khánh Hòa 10 - 12%) thì 10 năm sau chúng ta mới hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 phải 1.000 USD, đến năm 2020 phải trên 2.000 USD, có như vậy mới ra khỏi nước nông nghiệp kém phát triển. Nhưng để phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì thu nhập bình quân đầu người phải đạt 3.000 - 4.000 USD. Khánh Hòa luôn luôn phải phấn đấu ở mức cao hơn bình quân cả nước. Năm 2010 cũng như 2020, Khánh Hòa phải luôn luôn ở Top Ten của cả nước. Đại hội Đảng sắp tới của Khánh Hòa phải có bước bứt phá đi nhanh hơn. Đi nhanh không chỉ cho Khánh Hòa, mà cho cả nước.
    Tôi rất hoan nghênh sáng kiến của Khánh Hòa đề xuất hình thành tiểu vùng kinh tế gồm Khánh Hòa - Phú Yên - Ninh Thuận để cùng phát triển. Muốn trở thành tiểu vùng kinh tế thì các bộ, ngành Trung ương phải có ý kiến. Tinh thần là Khánh Hòa phải chi viện và hỗ trợ, giúp đỡ cho các tỉnh nghèo hơn mình như Phú Yên và Ninh Thuận. Khánh Hòa cùng Phú Yên, Ninh Thuận chủ động đề xuất ý kiến. Tôi giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, bố trí quy hoạch kinh tế ở đây như thế nào để trở thành tiểu vùng kinh tế. Bố trí cơ sở hạ tầng, giáo dục, hệ thống các trường đại học? để vực khu vực này đi lên. Vì so với cả nước, khu vực miền Trung phát triển chậm hơn nên phải tìm cách đẩy miền Trung phát triển cùng với miền Bắc, miền Nam. Đó là nhiệm vụ của Đảng bộ các tỉnh miền Trung. Không phải anh em ở đây làm dở hơn mà vì điều kiện miền Trung khó khăn hơn. Các bộ, ngành Trung ương phải cùng với các tỉnh miền Trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Nhiệm vụ chính trị của miền Trung là phấn đấu vươn lên. Miền Trung có lợi thế là con người miền Trung cần cù, siêng năng, học hành giỏi thì đi lên nhanh. Người miền Trung đi các nơi làm ăn rất giỏi, kể cả trong nước và nước ngoài. Đó là yếu tố để miền Trung phát triển nhanh hơn.

    Về một số kiến nghị của các đồng chí, Chính phủ thấy hợp lý và sẽ có điều chỉnh theo hướng tạo chủ động cho Khánh Hòa phát triển:
    * Về tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương: Hiện nay thực hiện tỷ lệ để lại cho Khánh Hòa 52% là bất hợp lý, nếu không nói là ?ohơi ép? Khánh Hòa. Nhưng bây giờ chưa thể sửa ngay được vì đã đi vào Nghị quyết của Quốc hội. Một mặt phải đề nghị lên Thường vụ Quốc hội, mặt khác Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính làm việc với tỉnh để có cơ chế, chính sách đầu tư cho Khánh Hòa phát triển nhanh hơn. Các dự án của Khánh Hòa phải đưa vào kế hoạch hàng năm, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của Khánh Hòa phát triển tốt hơn. Trên cơ sở đó, đóng góp cho Trung ương nhiều hơn. Tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Khánh Hòa phải điều chỉnh lại. Các bộ, ngành đi về đừng quên những đề nghị của Khánh Hòa.
    * Về phát triển vịnh Vân Phong: Đề nghị hoàn chỉnh đề án theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Yêu cầu tính khả thi phải chặt chẽ. Làm cảng trung chuyển thì phải xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt. Nhưng phải tính toán thật kỹ hiệu quả kinh tế. Đường sắt từ Vũng Rô lên Đắc Lắc chắc chắn phải làm, nhưng làm vào thời điểm nào thì phải nghiên cứu, tính toán kỹ. Nếu cảng Vân Phong phát huy tác dụng thì Phú Yên cũng có điều kiện phát triển. Vân Phong là khu vực rất có lợi thế, nên Chính phủ rất muốn phát huy lợi thế của Vân Phong. Tuy hiện nay còn nhiều ý kiến, nhưng quan điểm của Chính phủ là Vân Phong vừa phát triển du lịch, vừa phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Phát triển du lịch phía Bắc, cảng trung chuyển phía Nam. Bộ GTVT cùng với tỉnh, các ngành làm dự án báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.
    * Về việc xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố loại 1: Phải nghiên cứu kỹ xem cách xây dựng như thế nào? Tôi đã đi dọc Khánh Hòa thấy quá trình đô thị hóa ở đây khá nhanh. Vấn đề là kinh tế phát triển như thế nào, đời sống nhân dân ra làm sao? Các đồng chí muốn Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng, Cần Thơ? thì các đồng chí phải phấn đấu quyết liệt trong một thời gian nữa. Chuẩn bị Đại hội tới, các đồng chí đưa vào, sau đó Bộ Chính trị sẽ họp, xem xét xem Khánh Hòa có được trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hay không.
    * Về Sân bay Nha Trang, Cảng Nha Trang, Ga Nha Trang: Các Bộ KH-ĐT, Xây dựng, GTVT cùng với tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu dự án. Vì đã có Sân bay Cam Ranh thì Sân bay Nha Trang như thế nào? Sân bay tập của quân đội đưa đi nơi khác thì hợp lý hơn. Sân bay Ninh Thuận, Phú Yên cũng phù hợp cho bay huấn luyện. Cảng Nha Trang đưa thành cảng du lịch là hợp lý. Đưa cảng hàng hóa về Cam Ranh phục vụ cho cả Ninh Thuận. Ga Nha Trang nên đưa ga hàng hóa ra ngoài còn để ga hành khách vì đây là thành phố du lịch. Vấn đề này nếu có điều kiện về nguồn vốn nên làm nhanh. Cả 3 kiến nghị trên Chính phủ hoàn toàn đồng ý với những đề nghị của Khánh Hòa, nhưng khó khăn hiện nay là tìm nguồn vốn để thực hiện. Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT bàn bạc và đề nghị với Chính phủ. Trung ương phải xử lý chứ để Khánh Hòa tự lo là rất khó khăn. Như đường vào Nha Trang phía Bắc đi qua đèo Rù Rì chỉ có 3km, vốn đầu tư chỉ 40 tỷ thì Trung ương phải giải quyết ngay, phải ghi vào kế hoạch năm 2005 và thực hiện ngay trong năm 2005.
    * Về phát triển kinh tế ở thị xã Cam Ranh: Chính phủ đồng ý với đề xuất của Khánh Hòa. Các đồng chí làm đề án và làm việc với Bộ KH-ĐT, Bộ Quốc phòng để trình Chính phủ. Vấn đề là có thuê tư vấn nước ngoài? Chúng ta làm và thuê tư vấn nước ngoài thẩm định.
    * Về đường hầm qua đèo Cả. Vấn đề này tôi đã phát biểu tại Phú Yên. Đúng là hiện nay chúng ta có nhu cầu xây dựng đường hầm qua đèo Cả, vì như vậy giao thông sẽ nhanh và an toàn hơn. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm làm hầm từ đường hầm qua Hải Vân, làm đường hầm thủy điện Yaly? thiết bị chúng ta cũng đã có sẵn. Vấn đề bây giờ là tìm nguồn vốn. Các bộ nghiên cứu về báo cáo Chính phủ. Đường Khánh Lê - Lâm Đồng là con đường cũng rất quan trọng cho phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Bộ KH-ĐT và Bộ GTVT nghiên cứu có thể phát hành trái phiếu thì mới triển khai nhanh được.
    * Về các trường đại học ở Nha Trang - Khánh Hòa nên phát triển như thế nào? Nếu tách Đại học Thủy sản ra thành một đại học đa ngành nữa thì hơi khó mà nên đưa Đại học Thủy sản Nha Trang thành Đại học Đa ngành Nha Trang. Đây sẽ là đại học của Trung ương. Từ Đại học Thủy sản, mở thêm các khoa có nhu cầu. Các đồng chí cũng phải thuyết minh thêm và Khánh Hòa trong tương lai gần sẽ phải gánh cho cả Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng trong việc đào tạo đại học. Hướng phát triển đại học của Khánh Hòa tôi rất đồng ý. Chúng ta làm sao để nhiều con cháu của chúng ta được học đại học. Về y tế, liên quan đến việc đề nghị Đại học Y khoa Khánh Hòa. Trước mắt đưa trường Trung học Y tế lên Cao đẳng, sau đó sẽ tính tiếp, bởi vì còn liên quan đến vấn đề giảng viên, rồi hệ thống đại học y khoa trong cả nước quy hoạch thế nào. Các đồng chí xin làm Trung tâm Dạy nghề kỹ thuật cao, Chính phủ rất hoan nghênh và khuyến khích.

     


     
    * Cuối cùng tôi muốn nói về du lịch: Kỳ này, đến Khánh Hòa thấy các đồng chí phát triển rất mạnh du lịch, có nhiều khách sạn mới xây dựng, cái sau đẹp hơn cái trước. Du lịch là lợi thế rất lớn của Khánh Hòa. Khánh Hòa phát triển du lịch, đưa dịch vụ du lịch lên hàng đầu là đi đúng hướng vì một người khách đến là ba người được nhờ. Kế hoạch phát triển du lịch sẽ kéo theo nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp và các dịch vụ đi theo, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Những năm qua, Khánh Hòa chú ý phát triển công nghiệp, nhưng du lịch có điều kiện các đồng chí cũng phát triển nhanh. Chúng ta phải làm thế nào để du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành thương hiệu không chỉ trong nước mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Phải làm sao cho khách du lịch khi họ đến Singapore, Malaysia, Thái Lan? họ sẽ phải đến Nha Trang. Sân bay Cam Ranh vừa đưa vào khai thác thương mại là một sân bay lớn, bao nhiêu máy bay xuống cũng được, trong tương lai gần sẽ trở thành sân bay quốc tế, lúc đó sẽ thuận lợi hơn cho Khánh Hòa phát triển du lịch. Khánh Hòa phát triển du lịch nhanh, dân sẽ được nhờ.
    Thiên nhiên ưu đãi cho Nha Trang - Khánh Hòa những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nhưng, Nha Trang phải chú trọng về quy hoạch và môi trường. Nha Trang phải phấn đấu sạch, đẹp như Singapore. Muốn Nha Trang - Khánh Hòa trở thành thành phố du lịch lớn không những trong nước mà còn tầm cỡ khu vực và thế giới thì phải xây dựng môi trường trong sạch, xây dựng văn hóa du lịch. Phải xây dựng cho mọi người có ý thức về phát triển du lịch. Tôi mong rằng các đồng chí làm cho Nha Trang đẹp lên để trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế trong tương lai gần.
    HOÀNG NAM (ghi)
    Theo Báo Khánh Hoà Điện Tử.

Chia sẻ trang này