1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khánh Hoà : Đất và người | Nơi tập trung những bài viết về Khánh Hoà

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi traitimrong, 18/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
     Nha Trang - Khánh Hòa phải trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
     Những ngày cuối năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cùng đoàn công tác của Chính phủ, các bộ, ngành đã đến thăm và làm việc tại Khánh Hòa. Trong buổi làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng đã có bài phát biểu quan trọng. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài phát biểu quan trọng này với bạn đọc.

    Khánh Hòa trong những năm qua đang vươn lên, phát triển toàn diện với tốc độ cao và vững chắc. Khánh Hòa rất có điều kiện phát triển du lịch, nhưng công nghiệp cũng rất phát triển. Chính đặt phát triển công nghiệp vào đúng vị trí nên có nguồn thu nội địa ổn định. Sản phẩm công nghiệp của Khánh Hòa sản xuất ra cạnh tranh được trên thị trường. Khánh Hòa phát triển chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một vài tỉnh khác. Nhưng Khánh Hòa vẫn trong nhóm Top Ten của cả nước. Khánh Hòa đã phát triển đúng hướng, đi vào hướng công nghiệp. Nhưng, các đồng chí cũng phát huy được thế mạnh về phát triển du lịch. Các khu du lịch được đầu tư phát triển, các khách sạn mới mọc lên, cái sau đẹp hơn cái trước, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Như Khu du lịch Hòn Ngọc Việt trên đảo Hòn Tre này là một điểm sáng về du lịch. Khánh Hòa có rất nhiều đảo, với thành công của Hòn Tre, các đồng chí sẽ tận dụng lợi thế các đảo để xây dựng các khu du lịch, nghỉ mát, an dưỡng phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
    Kinh tế, xã hội phát triển nên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa xã hội các đồng chí đều phát triển tốt. Nếu phấn đấu tốt, vài năm nữa các đồng chí phổ cập trung học cơ sở, TP. Nha Trang phổ cập trung học phổ thông. Muốn làm được thì phải huy động sức dân. Đi nhanh hay đi chậm phụ thuộc vào con người, mà con người phải có trình độ cao.
    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa qua nhiều thời kỳ có tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, đưa tỉnh Khánh Hòa phát triển nhanh. Có nhiều tỉnh cũng có điều kiện phát triển nhưng lại chậm hơn Khánh Hòa. Các đồng chí có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bộ mặt của Khánh Hòa thay đổi nhanh chóng, nhất là về cơ sở hạ tầng. Công nghiệp của Khánh Hòa trong những năm qua tăng cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước 15 - 16%, nhưng Khánh Hòa đạt trên 20%). Dịch vụ du lịch cũng đạt tốc độ phát triển khá và đang trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.
    Nhờ kinh tế phát triển, kể cả sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch nên mức thu nhập bình quân đầu người của Khánh Hòa cao so với cả nước (gần 700 USD). Đó là điều rất đáng mừng, tạo cho Khánh Hòa có thế và lực để phát triển trong 5 năm, 10 năm tới. 5 năm sau là thời gian rất có ý nghĩa. Nếu chúng ta giữ tốc độ phát triển 7 - 8%/năm (Khánh Hòa 10 - 12%) thì 10 năm sau chúng ta mới hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 phải 1.000 USD, đến năm 2020 phải trên 2.000 USD, có như vậy mới ra khỏi nước nông nghiệp kém phát triển. Nhưng để phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì thu nhập bình quân đầu người phải đạt 3.000 - 4.000 USD. Khánh Hòa luôn luôn phải phấn đấu ở mức cao hơn bình quân cả nước. Năm 2010 cũng như 2020, Khánh Hòa phải luôn luôn ở Top Ten của cả nước. Đại hội Đảng sắp tới của Khánh Hòa phải có bước bứt phá đi nhanh hơn. Đi nhanh không chỉ cho Khánh Hòa, mà cho cả nước.
    Tôi rất hoan nghênh sáng kiến của Khánh Hòa đề xuất hình thành tiểu vùng kinh tế gồm Khánh Hòa - Phú Yên - Ninh Thuận để cùng phát triển. Muốn trở thành tiểu vùng kinh tế thì các bộ, ngành Trung ương phải có ý kiến. Tinh thần là Khánh Hòa phải chi viện và hỗ trợ, giúp đỡ cho các tỉnh nghèo hơn mình như Phú Yên và Ninh Thuận. Khánh Hòa cùng Phú Yên, Ninh Thuận chủ động đề xuất ý kiến. Tôi giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, bố trí quy hoạch kinh tế ở đây như thế nào để trở thành tiểu vùng kinh tế. Bố trí cơ sở hạ tầng, giáo dục, hệ thống các trường đại học? để vực khu vực này đi lên. Vì so với cả nước, khu vực miền Trung phát triển chậm hơn nên phải tìm cách đẩy miền Trung phát triển cùng với miền Bắc, miền Nam. Đó là nhiệm vụ của Đảng bộ các tỉnh miền Trung. Không phải anh em ở đây làm dở hơn mà vì điều kiện miền Trung khó khăn hơn. Các bộ, ngành Trung ương phải cùng với các tỉnh miền Trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Nhiệm vụ chính trị của miền Trung là phấn đấu vươn lên. Miền Trung có lợi thế là con người miền Trung cần cù, siêng năng, học hành giỏi thì đi lên nhanh. Người miền Trung đi các nơi làm ăn rất giỏi, kể cả trong nước và nước ngoài. Đó là yếu tố để miền Trung phát triển nhanh hơn.

    Về một số kiến nghị của các đồng chí, Chính phủ thấy hợp lý và sẽ có điều chỉnh theo hướng tạo chủ động cho Khánh Hòa phát triển:
    * Về tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương: Hiện nay thực hiện tỷ lệ để lại cho Khánh Hòa 52% là bất hợp lý, nếu không nói là ?ohơi ép? Khánh Hòa. Nhưng bây giờ chưa thể sửa ngay được vì đã đi vào Nghị quyết của Quốc hội. Một mặt phải đề nghị lên Thường vụ Quốc hội, mặt khác Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính làm việc với tỉnh để có cơ chế, chính sách đầu tư cho Khánh Hòa phát triển nhanh hơn. Các dự án của Khánh Hòa phải đưa vào kế hoạch hàng năm, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của Khánh Hòa phát triển tốt hơn. Trên cơ sở đó, đóng góp cho Trung ương nhiều hơn. Tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Khánh Hòa phải điều chỉnh lại. Các bộ, ngành đi về đừng quên những đề nghị của Khánh Hòa.
    * Về phát triển vịnh Vân Phong: Đề nghị hoàn chỉnh đề án theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Yêu cầu tính khả thi phải chặt chẽ. Làm cảng trung chuyển thì phải xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt. Nhưng phải tính toán thật kỹ hiệu quả kinh tế. Đường sắt từ Vũng Rô lên Đắc Lắc chắc chắn phải làm, nhưng làm vào thời điểm nào thì phải nghiên cứu, tính toán kỹ. Nếu cảng Vân Phong phát huy tác dụng thì Phú Yên cũng có điều kiện phát triển. Vân Phong là khu vực rất có lợi thế, nên Chính phủ rất muốn phát huy lợi thế của Vân Phong. Tuy hiện nay còn nhiều ý kiến, nhưng quan điểm của Chính phủ là Vân Phong vừa phát triển du lịch, vừa phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Phát triển du lịch phía Bắc, cảng trung chuyển phía Nam. Bộ GTVT cùng với tỉnh, các ngành làm dự án báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.
    * Về việc xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố loại 1: Phải nghiên cứu kỹ xem cách xây dựng như thế nào? Tôi đã đi dọc Khánh Hòa thấy quá trình đô thị hóa ở đây khá nhanh. Vấn đề là kinh tế phát triển như thế nào, đời sống nhân dân ra làm sao? Các đồng chí muốn Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng, Cần Thơ? thì các đồng chí phải phấn đấu quyết liệt trong một thời gian nữa. Chuẩn bị Đại hội tới, các đồng chí đưa vào, sau đó Bộ Chính trị sẽ họp, xem xét xem Khánh Hòa có được trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hay không.
    * Về Sân bay Nha Trang, Cảng Nha Trang, Ga Nha Trang: Các Bộ KH-ĐT, Xây dựng, GTVT cùng với tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu dự án. Vì đã có Sân bay Cam Ranh thì Sân bay Nha Trang như thế nào? Sân bay tập của quân đội đưa đi nơi khác thì hợp lý hơn. Sân bay Ninh Thuận, Phú Yên cũng phù hợp cho bay huấn luyện. Cảng Nha Trang đưa thành cảng du lịch là hợp lý. Đưa cảng hàng hóa về Cam Ranh phục vụ cho cả Ninh Thuận. Ga Nha Trang nên đưa ga hàng hóa ra ngoài còn để ga hành khách vì đây là thành phố du lịch. Vấn đề này nếu có điều kiện về nguồn vốn nên làm nhanh. Cả 3 kiến nghị trên Chính phủ hoàn toàn đồng ý với những đề nghị của Khánh Hòa, nhưng khó khăn hiện nay là tìm nguồn vốn để thực hiện. Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT bàn bạc và đề nghị với Chính phủ. Trung ương phải xử lý chứ để Khánh Hòa tự lo là rất khó khăn. Như đường vào Nha Trang phía Bắc đi qua đèo Rù Rì chỉ có 3km, vốn đầu tư chỉ 40 tỷ thì Trung ương phải giải quyết ngay, phải ghi vào kế hoạch năm 2005 và thực hiện ngay trong năm 2005.
    * Về phát triển kinh tế ở thị xã Cam Ranh: Chính phủ đồng ý với đề xuất của Khánh Hòa. Các đồng chí làm đề án và làm việc với Bộ KH-ĐT, Bộ Quốc phòng để trình Chính phủ. Vấn đề là có thuê tư vấn nước ngoài? Chúng ta làm và thuê tư vấn nước ngoài thẩm định.
    * Về đường hầm qua đèo Cả. Vấn đề này tôi đã phát biểu tại Phú Yên. Đúng là hiện nay chúng ta có nhu cầu xây dựng đường hầm qua đèo Cả, vì như vậy giao thông sẽ nhanh và an toàn hơn. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm làm hầm từ đường hầm qua Hải Vân, làm đường hầm thủy điện Yaly? thiết bị chúng ta cũng đã có sẵn. Vấn đề bây giờ là tìm nguồn vốn. Các bộ nghiên cứu về báo cáo Chính phủ. Đường Khánh Lê - Lâm Đồng là con đường cũng rất quan trọng cho phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Bộ KH-ĐT và Bộ GTVT nghiên cứu có thể phát hành trái phiếu thì mới triển khai nhanh được.
    * Về các trường đại học ở Nha Trang - Khánh Hòa nên phát triển như thế nào? Nếu tách Đại học Thủy sản ra thành một đại học đa ngành nữa thì hơi khó mà nên đưa Đại học Thủy sản Nha Trang thành Đại học Đa ngành Nha Trang. Đây sẽ là đại học của Trung ương. Từ Đại học Thủy sản, mở thêm các khoa có nhu cầu. Các đồng chí cũng phải thuyết minh thêm và Khánh Hòa trong tương lai gần sẽ phải gánh cho cả Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng trong việc đào tạo đại học. Hướng phát triển đại học của Khánh Hòa tôi rất đồng ý. Chúng ta làm sao để nhiều con cháu của chúng ta được học đại học. Về y tế, liên quan đến việc đề nghị Đại học Y khoa Khánh Hòa. Trước mắt đưa trường Trung học Y tế lên Cao đẳng, sau đó sẽ tính tiếp, bởi vì còn liên quan đến vấn đề giảng viên, rồi hệ thống đại học y khoa trong cả nước quy hoạch thế nào. Các đồng chí xin làm Trung tâm Dạy nghề kỹ thuật cao, Chính phủ rất hoan nghênh và khuyến khích.

     


     
    * Cuối cùng tôi muốn nói về du lịch: Kỳ này, đến Khánh Hòa thấy các đồng chí phát triển rất mạnh du lịch, có nhiều khách sạn mới xây dựng, cái sau đẹp hơn cái trước. Du lịch là lợi thế rất lớn của Khánh Hòa. Khánh Hòa phát triển du lịch, đưa dịch vụ du lịch lên hàng đầu là đi đúng hướng vì một người khách đến là ba người được nhờ. Kế hoạch phát triển du lịch sẽ kéo theo nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp và các dịch vụ đi theo, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Những năm qua, Khánh Hòa chú ý phát triển công nghiệp, nhưng du lịch có điều kiện các đồng chí cũng phát triển nhanh. Chúng ta phải làm thế nào để du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành thương hiệu không chỉ trong nước mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Phải làm sao cho khách du lịch khi họ đến Singapore, Malaysia, Thái Lan? họ sẽ phải đến Nha Trang. Sân bay Cam Ranh vừa đưa vào khai thác thương mại là một sân bay lớn, bao nhiêu máy bay xuống cũng được, trong tương lai gần sẽ trở thành sân bay quốc tế, lúc đó sẽ thuận lợi hơn cho Khánh Hòa phát triển du lịch. Khánh Hòa phát triển du lịch nhanh, dân sẽ được nhờ.
    Thiên nhiên ưu đãi cho Nha Trang - Khánh Hòa những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nhưng, Nha Trang phải chú trọng về quy hoạch và môi trường. Nha Trang phải phấn đấu sạch, đẹp như Singapore. Muốn Nha Trang - Khánh Hòa trở thành thành phố du lịch lớn không những trong nước mà còn tầm cỡ khu vực và thế giới thì phải xây dựng môi trường trong sạch, xây dựng văn hóa du lịch. Phải xây dựng cho mọi người có ý thức về phát triển du lịch. Tôi mong rằng các đồng chí làm cho Nha Trang đẹp lên để trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế trong tương lai gần.
    HOÀNG NAM (ghi)
    Theo Báo Khánh Hoà Điện Tử.
  2. thuychung79

    thuychung79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đang sống ở NT đây. Tớ thấy NT nhiều cảnh đẹp thế mà sao các bạn không đưa thêm những cảnh đẹp vào cho thêm phong phú và sinh động hơn. Tớ hay vào BOX này lắm, nhưng hôm nay mới vào được, thấy các bạn chỉ giới thiệu về NT, còn hình ảnh minh hoạ thì ít. Vậy mong các bạn đưa thêm những cảnh đẹp hơn nữa vào trang hình ảnh nhé.
  3. thuychung79

    thuychung79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đang sống ở NT đây. Tớ thấy NT nhiều cảnh đẹp thế mà sao các bạn không đưa thêm những cảnh đẹp vào cho thêm phong phú và sinh động hơn. Tớ hay vào BOX này lắm, nhưng hôm nay mới vào được, thấy các bạn chỉ giới thiệu về NT, còn hình ảnh minh hoạ thì ít. Vậy mong các bạn đưa thêm những cảnh đẹp hơn nữa vào trang hình ảnh nhé.
  4. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm!!!!!!!!
    Ngày 3/7 vào Nha Trang chơi, giới thiệu cho vài cô Hướng dẫn viên du lịch nhé ban traitimrong nhé!!!!!!!
    Rất muốn biết nhiều về Nha Trang và tỉnh của bạn!!! Rất mong các member trong NTV giúp đỡ!!!
  5. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm!!!!!!!!
    Ngày 3/7 vào Nha Trang chơi, giới thiệu cho vài cô Hướng dẫn viên du lịch nhé ban traitimrong nhé!!!!!!!
    Rất muốn biết nhiều về Nha Trang và tỉnh của bạn!!! Rất mong các member trong NTV giúp đỡ!!!
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Thông tuyến đường nối hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng
    05:51'' 08/06/2005 (GMT+7)
    http://www.baokhanhhoa.com.vn/Nhatrang-Homnay/2005/06/86015/
    Ngày 5-6, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thông tuyến công trình đường nối Khánh Lê (tỉnh Khánh Hòa) với tỉnh Lâm Đồng có chiều dài toàn tuyến 32,4 km. Công trình có tổng mức đầu tư 397 tỷ đồng, trong đó, giá trị xây lắp là 343 tỷ đồng. Sau gần 14 tháng khởi công xây dựng, đến nay, công trình đường nối Khánh Lê - Lâm Đồng đã thực hiện hơn 80% nền đường, hiện đang rải cấp phối đá dăm, hoàn thành các cống ngang, tường chắn ta-luy đoạn 10 km đầu tuyến và cầu Bến Lội.
    Dự kiến, đến tháng 12-2005 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến nhằm chào mừng Đại hội Đảng tỉnh Khánh Hòa lần thứ 15 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Đây là công trình thực sự có ý nghĩa, vừa rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai thành phố (90km), đồng thời mở ra nhiều cơ hội giao thương giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.

  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Thông tuyến đường nối hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng
    05:51'' 08/06/2005 (GMT+7)
    http://www.baokhanhhoa.com.vn/Nhatrang-Homnay/2005/06/86015/
    Ngày 5-6, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thông tuyến công trình đường nối Khánh Lê (tỉnh Khánh Hòa) với tỉnh Lâm Đồng có chiều dài toàn tuyến 32,4 km. Công trình có tổng mức đầu tư 397 tỷ đồng, trong đó, giá trị xây lắp là 343 tỷ đồng. Sau gần 14 tháng khởi công xây dựng, đến nay, công trình đường nối Khánh Lê - Lâm Đồng đã thực hiện hơn 80% nền đường, hiện đang rải cấp phối đá dăm, hoàn thành các cống ngang, tường chắn ta-luy đoạn 10 km đầu tuyến và cầu Bến Lội.
    Dự kiến, đến tháng 12-2005 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến nhằm chào mừng Đại hội Đảng tỉnh Khánh Hòa lần thứ 15 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Đây là công trình thực sự có ý nghĩa, vừa rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai thành phố (90km), đồng thời mở ra nhiều cơ hội giao thương giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.

  8. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Lời khẩn cầu của rừng
    Trước mắt chúng tôi là hàng trăm cây rừng bị đốn hạ, những lò than rực lửa, tiếng cưa máy chát chúa vang động khắp các cánh rừng. Không những thế, những con thú hiếm hoi đang từng ngày, từng giờ bị con người nơi đây tận diệt không thương tiếc. Lời khẩn cầu của rừng Ninh Hòa không biết có khi nào ai tỏ, ai hay?!
    ° Phá rừng vô tội vạ
    Khó khăn lắm, tôi mới thuyết phục được anh C., một thanh niên người địa phương dẫn đường lên núi Hòn Ông, thuộc xã Ninh Tân (Ninh Hòa), một điểm nóng về cháy rừng và khai thác lâm sản. Khi vừa tới cửa rừng, chúng tôi bắt gặp một tốp người vừa gánh than xuống núi. Dưới các hốc đá ở khe suối, trên 10 chiếc xe máy, xe đạp được ngụy trang một cách khéo léo bằng những nhánh cây rừng rất khó phát hiện. Nói là đường mòn, nhưng nó bị lõm khá sâu giống như một con mương nhỏ. Theo anh C., đây là vết tích của những khúc gỗ mà bọn lâm tặc kéo xuống núi tạo nên. Gần 1 tiếng đồng hồ, vượt qua khỏi 1 con dốc, trước mặt chúng tôi là những mảng đồi chỉ còn trơ trọi đất với những gốc cây cháy đen xì. Chỉ cho tôi 2 người đang hì hục xới đất, anh C. nói: ?oHọ đang tìm sắt đó?. Quá ngỡ ngàng, tôi hỏi: Trong rừng mà cũng có sắt à? Anh đáp: ?oKhông có thì tìm làm gì, hồi chiến tranh, mảnh bom đạn và những tấm thép bị vùi trong rừng khá nhiều. Ngặt một nỗi, sắt chỉ bán có 3 - 4 ngàn đồng/kg mà họ phải đốt rừng để dò tìm. Để đỡ chặt cây, phát quang đường, trước khi xuống núi, họ châm mồi lửa để sáng mai lại tiếp tục quay lại tìm kiếm?. Dọc đường đi, chúng tôi gặp một người vác khúc gỗ đi xuống núi đang ngồi nghỉ. Thấy người lạ, người đàn ông này có vẻ dè dặt khi chúng tôi hỏi chuyện. Vừa lau mồ hôi, anh nói: ?oHồi trước, rừng ở đây rậm lắm, chỉ cần cả đi lẫn về chừng 2 tiếng đồng hồ là có gỗ mang về. Giờ phải lên đến đỉnh núi, họa hoằn lắm mới kiếm được khúc gỗ cho ra hồn. Để có được khúc gỗ vuông vắn như thế này, tôi phải mất 10 ngàn đồng tiền thuê cưa xẻ?. Anh còn cho biết: Do nắng nóng, hôm nay người lên núi không nhiều. Riêng tại khu vực núi Hòn Ông, thường ngày có trên 10 người đi đốt than và khai thác gỗ.
    Chúng tôi có mặt ở khu vực những lò đốt than cách chân núi khoảng 2km. Tại đây, hàng chục lò than đang ngùn ngụt bốc khói. Xung quanh đó, sự sống của cây rừng bị hủy hoại một cách vô tội vạ chỉ còn trơ trọi gốc. Theo quan sát của chúng tôi, các lò than có diện tích từ 5 - 10m2 được thiết kế theo kiểu bán kiên cố. Hầm thì khoét sâu vào trong núi, hầm thì được xây bằng xi măng và đá chẻ. Những người làm than cho biết, để làm được 1 tạ than họ phải đốt khoảng 1m3 gỗ (nếu gỗ tốt). Từ khi nhóm lửa đến khi có than phải mất từ 3 - 4 ngày. Để ngày nào cũng có than xuống núi, người làm than phải luân phiên đốt từ 3 - 5 hầm than. Rời khỏi khu vực Hòn Ông, chúng tôi chạy dọc theo đường mòn để sang Tỉnh lộ 8B đi ngược lên địa bàn Khánh Vĩnh. Trên đường, những chiếc xe đạp, xe cọc cạch, xe bò chở gỗ đi hiên ngang.
    Chúng tôi có mặt tại khu vực Suối Tre, núi Hòn Hèo thuộc xã Ninh Thủy (Ninh Hòa). Ngay tại khu vườn cây dưới chân núi, gần 20 chiếc xe đạp đặc chủng của người đi rừng được khóa vào nhau khá cẩn thận. Không phải chờ đợi lâu, một lúc sau chúng tôi đã phát hiện 2 người vác gỗ len lỏi từ con suối đi ra. Tưởng chúng tôi là Kiểm lâm, 2 người thả gỗ xuống rồi bỏ đi mất hút. Lúc này, đoàn người gánh than đã xuống đến chân núi. Khi biết chúng tôi không phải là Kiểm lâm, họ lại nhanh chóng chất than lên xe rồi đi thẳng. Ông B., một người giữ xe dưới chân núi cho biết: Hàng ngày, riêng thu nhập tiền giữ xe ông cũng kiếm trên 10.000 đồng. Trong đó, riêng tiền giữ xe cho người làm than và làm gỗ ít nhất 7 nghìn đồng. Hiện nay, các điểm nóng về khai thác lâm sản ở Ninh Hòa tập trung ở các xã Ninh Sơn, Ninh Tây, Ninh Tân? Từ đầu năm đến nay, qua tuần tra truy quét, Hạt Kiểm lâm huyện Ninh Hòa đã bắt và thu gữ trên 67m3 gỗ các loại, trên 1.000kg than. Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu khi đất rừng ở Ninh Hòa đang từng ngày, từng giờ bị con người tùng xẻo.

    Diệt thú rừng
    Cũng như bao thợ săn khác, ban đầu chỉ là thú vui, nhưng lợi nhuận nhiều nên anh C. coi nghề đi săn là cách để kiếm cơm. Anh C. phấn khởi kể cho tôi về chuyến đi săn của mình đêm qua: ?oHôm qua cứ tưởng mình trúng mánh, đang chạy xe trên đoạn đường xuống Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin, mình cứ tưởng vớ được con nai ai ngờ lại bắt gặp một con cú?. Anh giải thích: Ban đêm, các loài thú lớn như: nai, hoẵng? hay xuống đồng cỏ ăn đêm. Khi đi xe máy, nếu bật đèn pha sẽ làm chúng sợ chạy mất. ?oĐi săn kiêng nhất là gặp con cù lần (giống loài khỉ) gặp nó chỉ có nước về không. Trước đây, rừng Hòn Hèo còn rậm lắm, một lần đi mình cũng kiếm được hai ba chục ký là ít. Gặp nai, hoẵng hay lợn rừng thì chỉ cần một phát súng là không có sức mà mang xuống núi. Nhiều khi mình chỉ xẻo 4 cái đùi, còn thịt thì phải ngày mai trở lại mới lấy hết. Giờ thú thì ít, người đi săn thì nhiều, họa hoằn lắm mới gặp một con thú lớn, còn không chỉ bắn được vài con cheo, nhím, chồn hay gà rừng. Để thịt thú được ngon, khi bắn xong, nhiều con thú người đi săn phải mổ để vứt bộ lòng? - anh nói.

    Tôi hỏi anh C. về tính năng của khẩu súng săn. Anh nói: Súng này không cần phải ngắm chuẩn, bởi trong viên đạn được nhồi 60 - 70 viên bi. Khi bắn ra, trong một phạm vi rộng con thú vẫn bị trúng đạn. Khẩu súng này được anh mua với giá 3 triệu đồng. Anh C. còn cho biết: Ngoài những người đi săn bằng súng, riêng tại khu vực núi Hòn Hèo có chừng trên 500 cái bẫy, còn tại khu vực Đá Bàn số lượng bẫy nhiều gấp đôi, từ 1.000 - 1.200 bẫy do người địa phương đặt. Loại bẫy được sử dụng là dây cáp và bẫy lò xo (bẫy kẹp). Hiện nay, số lượng người lên núi săn bắt trên địa bàn huyện Ninh Hòa rất nhiều. Do đó, số lượng thú trong rừng đang ngày càng ít đi.
    Sau 3 ngày khám phá, được chứng kiến các khu vực rừng ở Ninh Hòa với những lò than rực lửa, hàng ngàn héc-ta rừng đang mất dần màu xanh, thêm vào đó là những con thú hiếm hoi đang từng ngày, từng giờ bị con người tận diệt. Không biết cảnh tượng này còn diễn ra cho đến bao giờ, lời khẩn cầu của rừng không biết có khi nào ai tỏ, ai hay?
    -Theo Báo Khánh Hoà Điện Tử-

    TTR@ đăng bài này chỉ mong các bạn đã, đang và sẽ nhậu thịt thú rừng tại Khánh Hoà hãy tỏ lòng thương tiếc rừng Khánh hoà ngày ngày chảy máu. hãng dùng than đá thay than củi, hãy khuyến cáo người thân làm như vậy. Bạn, tôi, tất cả chúng ta hãy cố giữ gìn cho chính mình và cho cả tương lai.
  9. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Thông tin chung
    Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa được dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng có một số quốc gia khác tranh chấp chủ quyền.
    Tỉnh Khánh Hòa có độ 1.080.800 người (2002). Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang. Khánh Hòa có 6 huyện và một thị xã: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, và thị xã Cam Ranh. Các dân tộc chính trong tỉnh này gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho.
    [​IMG]
    Lịch sử
    Trước khi trở thành một phần của nước Việt Nam, Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa. Vào năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang đánh chiếm đất. Vua Chăm là Bà Tấm đầu hàng và nhượng đất từ phía đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp thuận và đặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh.
    Tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 dưới vua Minh Mạng, chia thành 2 phủ và 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định.
    Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.
    Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
    Địa lý - Khí Hậu
    Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 4.197 km2. Tỉnh này có bờ biển dài hơn 200km và hàng trăm hòn đảo. Mũi Hòn Đôn trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh là điểm cực đông trên đất liền của nước Việt Nam. Vịnh Cam Ranh là một địa thế quân sự quan trọng, được quân Pháp dùng làm căn cứ hải quân, quân Nga sử dụng vào chiến tranh Nga-Nhật vào đầu thế kỷ 20, quân Nhật dùng để xâm chiếm Malaysia vào Đệ nhị thế chiến, và được quân đội Hoa Kỳ phát triển thành một khu căn cứ quân sự trong thời Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, vịnh này được cho quân đội Liên Xô thuê làm căn cứ đến năm 2004 nhưng đã được rút ngắn trước 2 năm. Giờ đây, chính phủ Việt Nam chủ trương khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh để phục vụ các mục tiêu kinh tế, thương mại.
    Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,7 C. Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng.
    Thắng cảnh
    Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa để lại. Tiêu biểu nhất trong các di tích này là Tháp Bà, một tháp thờ bà mẹ xứ Ponagar. Bãi biển Nha Trang là một nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Mộ của ông Alexandre Yersin, một nhà bác học người Pháp, cũng ở gần Nha Trang. Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Văn Phong, v.v. là các danh lam thắng cảnh khác.
    Khánh Hòa có khu nghỉ dưỡng (resort) đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Evason Hideway at Ana Mandara vừa được tờ báo của Anh quốc UK Sunday Times bầu là một trong 20 khu nghỉ tốt nhất thế giới.
    Đặc sản
    Yến sào , Trầm Hương
    [​IMG]
    Tháp Chàm
    [​IMG]
    Biển Đại Lãnh - Vạn Ninh
  10. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Những nhà khoa học tuổi? sinh viên
    Năng động, tự tin và đầy nhiệt huyết, đó là những phác họa đầu tiên về Hải ?ocận?, Lự ?oròm?, Thư ?ocòi? - những sinh viên thuộc thế hệ 8X, vừa đoạt giải tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2005 diễn ra tại trường Đại học Thủy sản (ĐHTS).
    Phạm Thị Minh Hải bên hệ thống lọc sinh học bằng tấm tôn nhựa.
    ° Phạm Thị Minh Hải và hệ thống lọc sinh học
    ?oLọc sinh học là phương pháp ?otái sinh nước? nhờ vào các vi khuẩn dị dưỡng bám trên các giá thể, chuyển các chất hòa tan độc hại đối với thủy sinh như N-NH4+, N-NO2-, H2S? thành dạng ít độc hơn. Lọc sinh học đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt nên không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam, nguyên nhân là do khó khăn về khả năng sử dụng và tính kinh tế của giá thể. Nghiên cứu của em là tìm loại vật liệu rẻ tiền làm giá thể vừa dễ áp dụng lại đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống lọc sinh học, phù hợp với mô hình nuôi tôm thương phẩm nhỏ và vừa ở Việt Nam. Các loại vật liệu em nghiên cứu là vỏ sò, san hô và hạt nhựa. Trong đó, hạt nhựa cho kết quả lọc tốt nhất? - mở đầu câu chuyện, Hải khái quát cho tôi về nội dung đề tài nghiên cứu vừa đoạt giải của mình. Vừa nói, Hải vừa dẫn tôi đi xem mô hình bể lọc sinh học thu nhỏ có sử dụng hạt nhựa làm giá thể, được cha mình áp dụng tại nhà để nuôi? cá rô phi. Thấy tôi ngạc nhiên vì trong bể lọc có cả tấm tôn nhựa, Hải giải thích ?oDo hạt nhựa có giá thành cao nên em đang thử nghiệm tấm tôn nhựa làm giá thể. Kết quả rất khả quan, nếu thành công thì sử dụng tôn nhựa sẽ giảm được 2/3 chi phí so với hạt nhựa?.
    Nhiệm vụ mà cô bé cận 2 ?ođiốp? đặt ra cho mình hiện nay là phải tập trung ôn thi học kỳ, sau đấy sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu về đề tài này. Còn dự định tương lai sẽ học tiếp lên cao học với mơ ước được trở thành nhà khoa học về công nghệ sinh học.
    Hoàng Ngọc Lự.
    ° Hoàng Ngọc Lự với đề tài ấp nở và nuôi ấu trùng ghẹ xanh
    Sinh ra ở Nam Định, từ nhỏ Lự rất thích trồng cây và mơ ước của Lự ?oròm? (biệt hiệu từ thời tiểu học) là trở thành kỹ sư lâm nghiệp. Không thi đỗ vào trường đại học mình mơ ước, Lự theo bạn thi vào trường ĐHTS? cho vui, không ngờ lại đậu với điểm số khá cao. Gần 4 năm học về NTTS, Lự ?omê? ngành học này lúc nào không hay, ý định lên rừng của Lự cũng mất luôn từ đấy. Đề tài khoa học ?oẤp nở và ương nuôi ấu trùng ghẹ xanh? đến với Lự khá tình cờ. Khi đưa ý tưởng nghiên cứu về? cua làm đề tài dự thi, Lự được thầy cô trong khoa khuyên nên chuyển sang? ghẹ vì ghẹ là loại thủy sản từ trước đến nay ít có công trình nghiên cứu. Tham khảo nhiều ý kiến, Lự chọn nghiên cứu sản xuất giống vì ghẹ xanh (Portunus pelagiccus) rất dễ nuôi, có thể nuôi xen canh, luân canh với các ao nuôi tôm sú, cũng có thể nuôi trong các rừng ngập mặn, ít gặp dịch bệnh hơn so với một số đối tượng thủy sản khác, nhưng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo về ghẹ. Trong khi đó, nhu cầu nuôi thương phẩm lại rất cao mà nguồn giống thu vớt ngoài tự nhiên lại bấp bênh về số lượng, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, dễ bị dịch bệnh. Cũng vì lý do đó, Lự nhiều phen lao đao ?odở khóc, dở cười? vì nguồn giống, ?oấn tượng nhất là giai đoạn đầu thực hiện đề tài, bao nhiêu con ghẹ trứng em mua về lấy giống đến ngày ấp nở ấu trùng thì tự dưng? ngã bệnh, xả hết trứng. Tưởng đề tài không thực hiện được, may mà các con ghẹ thử nghiệm đợt sau đều khỏe mạnh? - Lự cười khi nhớ về tai nạn nghề nghiệp lúc thực hiện đề tài.
    Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng từ Zoea 1 đến ghẹ bột của Lự đạt 10,34 ± 1,74% (bằng với kết quả nghiên cứu cùng đề tài cấp Trung ương). Do thiếu kinh phí, thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên nghiên cứu của Lự chỉ ở giai đoạn ương, nuôi ấu trùng ghẹ xanh. ?oMong muốn lớn nhất của em là tiếp tục được nghiên cứu giai đoạn từ ghẹ bột lên ghẹ thương phẩm? - Lự nói. Để thực hiện ước mơ ấy, chàng sinh viên đang chờ nhận bằng tốt nghiệp này dự định sẽ cùng với người bạn về quê mở trại ương, nuôi và bán giống cua, tích luỹ kinh phí để tiếp tục nghiên cứu về? ghẹ.
    Phan Đỗ Anh Thư.
    ° Phan Đỗ Anh Thư và sản phẩm cá cơm chiên chân không
    Mê món cá cơm từ nhỏ nên ngay khi đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa (Thư là sinh viên khoa Chế biến), Thư ?ocòi? không đắn đo chọn cá cơm làm nguyên liệu chính cho đề tài. Một nguyên nhân khác để Thư chọn cá cơm là: ?oCá cơm là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng, trữ lượng khai thác lớn, nhưng hiện nay chỉ được dùng để sản xuất nước mắm, còn đến tay người tiêu dùng qua hình thức ăn tươi hoặc phơi khô không nhiều. Tại sao mình không tạo ra một sản phẩm cá cơm ăn liền như sản phẩm snack? - Thư tự hỏi. Và thế là đề tài nghiên cứu chế biến cá cơm chiên chân không của Thư ra đời.
    Tuy đề tài nghiên cứu khoa học của Thư chỉ đoạt giải khuyến khích, nhưng đối với cô bé, đó là cả một niềm hạnh phúc. Mong ước của Thư hiện nay là sản phẩm sớm xuất ra thị trường vì nếu được người tiêu dùng chấp nhận, nó không chỉ làm phong phú thêm mặt hàng, giải quyết đầu ra, tăng giá trị sử dụng cho loại cá cơm thường mà người tiêu dùng còn được sử dụng trực tiếp loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng?.
    THẢO LY
    Theo ba''o Kha''nh Ho`a .
    Nhi`n la.i trong ba`i ba''o na`y co'' ca? ba.n cu?a mi`nh. Tu+. du+ng nho+'' lu~ ba.n tho+`i ca^''p 3 ghe^.

Chia sẻ trang này