1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khánh Ly

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi do_re_mi, 21/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Khánh Ly

    cac ban co nhận xét gì với bài viết nầy từ báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2002 ?


    Khánh Ly : người đàn bà lòng dạ luôn tráo trở
    Trong mấy mươi năm qua, giọng ca truyền cảm của ca sĩ (CS) Khánh Ly thể hiện các bài hát của nhạc sĩ (NS) Trịnh Công Sơn đã được nhiều thế hệ người Việt Nam biết đến. Ngay cả khi Khánh Ly đã định cư ở nước ngoài, các ca khúc do Khánh Ly thể hiện vẫn nằm trong các đĩa hát, băng nhạc ở nhiều gia đình người Việt trong nước. Khánh Ly cũng đã từng NHIỀU lần được về thăm quê hương, GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ. như vậy dù Khánh Ly từng trốn chạy, tỏ thái độ hằn học với quê hương nhưng vẫn được quê hương, đồng bào tha thứ và trân trọng tài ca hát một thời của chị ta. Thế nhưng, Khánh Ly đã "trả ơn" quê hương bằng những hành vi bội bạc, xấu xa qua hàng loạt hoạt động chống phá đất nước. Cô ta đã tự dìm giọng ca trời phú của mình vào bùn dơ khi dùng nó để "hót" thuê những tư tưởng *********, chống đối cực đoan đã lỗi thời và tự tách mình ra khỏi quê hương, dân tộc!

    THÀNH DANH NHỜ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN
    Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, cũng có lúc chị ta lấy họ Phạm của người bố dượng (là ông ?ocò? Ly - tức Phạm Trọng Lý, từng làm trưởng ty cảnh sát Buôn Mê Thuột của chế độ cũ, sau 30-4-1975 ra nước ngoài). Hồi nhỏ và ngay cả khi đã thành danh, bạn bè thân vẫn gọi Khánh Ly là Mai đen. SN 1945 tại Hà Nội, năm 1954 Lệ Mai theo gia đình di cư vào Nam. Mai có năng khiếu và thích ca hát nên thường hát tại các quán cà phê, phòng trà ở thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ. Năm 1962, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một lần lên Đà Lạt đã phát hiện ra giọng ca trời phú của Khánh Ly rất hợp với các ca khúc do mình sáng tác. Sau một thời gian tập luyện, năm 1963 Khánh Ly xuất hiện trước công chúng qua các ca khúc của Trịnh Công Sơn lần đầu ở sân sau của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Những năm đó, Mỹ cùng các nước chư hầu đã đưa hàng chục vạn quân vào xâm lược miền Nam Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu, tang thương cho hàng triệu người ở khắp các làng mạc, thành phố. Tuy chưa phải là dòng âm nhạc cách mạng, đấu tranh trực diện với kẻ thù nhưng các ca khúc của Trịnh Công Sơn với giai điệu u uẩn thể hiện lòng yêu nước và tâm trạng chán ghét chiến tranh do ngoại bang gây ra đã thu hút được sự quan tâm của xã hội đầy những lo âu bất trắc của miền Nam thời đó. Tài năng của Trịnh Công Sơn còn thể hiện ở các ca khúc tình yêu rất đời thường nhưng ca từ lãng mạn, cô đọng, giàu chất thơ, dễ hát, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người và có tính chất khái quát như một triết lý sống. Tất cả những điều đó phù hợp nhuần nhuyễn trong giọng ca khàn khàn nhưng rõ ràng, truyền cảm của Khánh Ly, tạo ra một hiệu ứng âm nhạc tâm lý xã hội khá đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc do Mỹ gây ra, làm đảo lộn nhiều sinh hoạt, tư tưởng, giá trị nhân văn ở miền Nam Việt Nam. Đó cũng là nguyên do tạo nên tên tuổi Khánh Ly với tư cách một ca sĩ ?ođộc quyền? và độc đáo của nhạc Trịnh Công Sơn. Sau ngày 30-4-1975, các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn có sức hút với công chúng các tỉnh, thành phía Bắc. Theo đó, tiếng hát Khánh Ly cũng có cơ hội có thêm những người yêu thích. Nếu Khánh Ly ở lại quê hương, tiếp tục phấn đấu với đời ca sĩ, chắc chắn đã có một sự nghiệp đàng hoàng, rực rỡ, có thể đã có các danh hiệu cao quý do Nhà nước, nhân dân trao tặng. Thế nhưng từ sự nông nổi do thiếu hiểu biết, Khánh Ly đã chạy ra nước ngoài, phạm vô số lỗi lầm với quê hương đất nước, đồng bào. Khi đã được tha thứ và có cơ hội phục thiện, Khánh Ly lại tiếp tục làm tay sai cho các thế lực ********* chống phá mù quáng quê hương của mình!

    KHÁNH LY - TỪ QUAN HỆ VỚI GIỚI XÃ HỘI ĐEN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC ********* LƯU VONG
    Trước 30-4-1975, sau khi đã là một ca sĩ nổi tiếng, Khánh Ly cùng chồng là đại úy biệt kích Mai Bá Trác thuê mặt bằng mở một nhà hàng trên đường Đồng Khởi, Q1 ngày nay. Ở đây đồng thời là một sòng bạc lớn. Năm 1973, từ mâu thuẫn trai gái, cờ bạc với Mai Bá Trác mà trung tá thủy quân lục chiến ngụy Đỗ Hữu Tùng đã kéo mấy chục đàn em vừa là lính vừa là giang hồ đến đánh nhau với lực lượng bảo kê sòng bạc của Trác gây náo loạn cả một góc TP. Sài Gòn. Mai Bá Trác thua, bỏ chạy, lại nghi vợ (CS Khánh Ly) cặp với trung tá Tùng nên Trác và Khánh Ly ly dị. Năm 1974, Khánh Ly cùng ca sĩ Ngọc Minh tổ chức một đại nhạc hội ở Viện Đại học Đà Lạt. Lúc bán vé, cả hai quảng cáo tưng bừng về quy mô và nhiều ca sĩ ngôi sao tham gia đêm diễn; nhưng đến khi khai cuộc, khán giả mới biết họ bị Khánh Ly bịp bợm và lừa đảo! Rất đông sinh viên đã la ó phản đối rần rần khiến Khánh Ly khiếp hãi phải bỏ trốn. Sau đó trên báo Sóng thần có đưa tin về vụ này và rút tít ?oKhánh Ly chui lỗ chó để trốn?... Khánh Ly rất tức tối, sau khi điều tra biết ký giả Đ.H đã viết tin đó nên thuê giang hồ thanh toán Đ.H. Sát thủ được thuê là Chánh râu - một đàn anh quê ở Quảng Trị, đang cầm đầu một băng giang hồ, lính ngụy rất hung hãn ở Sài Gòn. Đến lúc sát thủ chuẩn bị ra tay thì phát hiện ký giả Đ.H là người đồng hương, cùng làng ở Quảng Trị nên không nỡ và báo luôn cho Đ.H biết việc Khánh Ly ?okhông muốn thấy gã Đ.H lành lặn trên đời này nữa!?. Qua các chuyện đã nêu, có thể thấy mấy mươi năm trước, Khánh Ly đã có cách kiếm tiền bằng chứa bài và dùng giang hồ để khử những người làm trái ý, rất giống đám giang hồ ngày nay!

    Theo một đoạn tâm sự của Khánh Ly mà chúng tôi được đọc thì một ngày trước khi Sài Gòn được giải phóng, Khánh Ly vẫn vô tư ngồi ở nhà ăn dưa hấu; sau đó cạo hết sơn móng tay, móng chân, lau rửa hết son phấn, chọn những bộ quần áo giản dị chuẩn bị hòa nhập cuộc sống mới dưới chế độ cách mạng. Đến chiều 29-4-1975, Khánh Ly nhận được tin người chồng thứ hai là lính ngụy đã tử trận thì tinh thần suy sụp, mất chỗ dựa và đưa ba con còn nhỏ lên tàu ra nước ngoài. Những ngày đầu mới sang Mỹ, Khánh Ly rất khổ, phải đi giữ trẻ, thậm chí cọ rửa toilet để có tiền nuôi 3 đứa con. Trong tình cảnh đó, Khánh Ly bất đắc dĩ phải chọn một người đàn ông để làm nơi nương tựa. Đó là Nguyễn Hoàng Đoan, SN 1944, trước năm 1975 từng làm cán bộ xây dựng nông thôn tại Quảng Trị, bị bắt giam về tội lem nhem tiền bạc; sau đó vào Sài Gòn viết cho các tờ báo: Sống, Hòa bình, Độc lập... Khi sang Mỹ, Đoan thường khoe khoang mình là nhà báo từng chống tiêu cực nổi tiếng ở Sài Gòn; song những nhà báo cùng thời, nay ở TPHCM, cho biết Đoan chỉ học đến đệ tứ, tức lớp 9 bây giờ, viết rất nhăng cuội; trong ?osự nghiệp? cầm bút, Đoan ?onổi tiếng? nhất là phóng sự Con ma vú dài ở nhà tù Chí Hòa. Đó là một câu chuyện bịa đặt nhảm nhí về một con ma nữ rất khiêu dâm, đêm đêm xuất hiện cưỡng hiếp các tù nhân nam. Nói đúng ra Đoan chỉ mượn danh nghề báo, còn nghiệp chính là đi lính biệt kích ở Biên Hòa và làm mật thám cho cảnh sát Sài Gòn cũ. Dựa vào vị thế này, Đoan kết thân với các băng xã hội đen nổi tiếng thời đó như băng của Châu Nhị, Phong nhái... để tổ chức cờ bạc, bảo kê. Đoan còn nổi tiếng là khách hàng thường xuyên của các động chứa. Sau 30-4-1975, Đoan sang Mỹ, bỏ lại vợ cùng 2 cô con gái ở VN. Nhờ có một người bà con là cố đạo có thế lực ở Mỹ nên Đoan có cuộc sống khấm khá hơn những người Việt di tản khác. Đó cũng là lý do Khánh Ly chắp nối với Đoan để có thể nuôi được 3 đứa con của mình. Họ cũng đã có chung với nhau một con trai. Năm 1976, nhờ sự giúp đỡ của người bà con là cố đạo, Đoan làm chủ bút tờ Hồn Việt, với ban biên tập là Nguyên Sa, Võ Phiến, Lê Tất Điều. Đây là tờ báo của người Việt hải ngoại đầu tiên hoạt động chống phá cách mạng trong nước, chống phá quê hương. Đến năm 1978 do thua lỗ, nợ nần, nên tờ Hồn Việt được bán lại cho nhóm Đỗ Ngọc Tùng, Hoài Phương... Cùng quan điểm ********* với Đoan, từ những năm 1976 - 1985, Khánh Ly cùng vài gã nhạc sĩ xấu đã đến nhiều trại tỵ nạn có người Việt, nhiều cơ sở huấn luyện bọn biệt kích, thám báo (để tung về nước phá hoại, giết chóc đồng bào) ca hát, động viên, ?olên dây cót? cho đám này.

    Ngoài ra, Khánh Ly còn tổ chức quyên góp cho bọn Hoàng Cơ Minh để bọn này ?ochuyển lửa về quê nhà?. Khánh Ly từng cao giọng tuyên bố một câu xanh rờn: ?oTôi ra đi với hàng ngàn hàng vạn người, sẽ trở về với hàng ngàn, hàng vạn người để... giải phóng quê hương? (!).
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    KHÁNH LY VÀ NHỮNG TRÒ TRÁO TRỞ
    Ngày 8-1-1997, Khánh Ly cùng Nguyễn Hoàng Đoan được Nhà nước ta cho phép trở về thăm quê hương. Sau khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, có nhà báo đã gặp Khánh Ly hỏi: ?oChị từng tuyên bố hùng hồn sẽ quay về với hàng ngàn, hàng vạn người, nay sao chỉ có một mình anh Đoan về cùng??, Khánh Ly đỏ mặt xấu hổ và tỏ ra rất ân hận, kể lể bi thương: ?oTôi phận đàn bà, làm việc gì cũng nghĩ đến 3 đứa con. Họ (tức các tổ chức ********* hải ngoại) đã cho đám du côn đến nhà tôi hăm dọa, đòi bắt cóc, giết các con tôi nên tôi sợ, phải làm theo ý họ. Anh Trịnh Công Sơn hồi đó nghe tin tôi làm chuyện bậy bạ đã gọi điện chửi tôi là ngu ngốc. Tôi ân hận lắm rồi, xin mọi người hãy khoan dung tha thứ...?. Khánh Ly đến thăm một số ca sĩ bạn bè, rất ngạc nhiên khi thấy họ có cuộc sống sung túc, nhiều người giàu có. Khánh Ly thở dài, kể rằng: ?oỞ bên Mỹ chị thường chỉ hát ở các quán cà phê, các tiệm phở, chán lắm! Vậy mà khi nhận được 80 USD của xuất diễn đầu tiên, chị đã mừng đến phát khóc. Sau thời kỳ khó khăn phải đi rửa nhà xí cho người ta, chị đi hát, thu băng dĩa rất nhiều nhưng vẫn không đắp đổi được cuộc sống, hiện phải làm thêm dưa với cà pháo để bán mỗi lọ 5 USD kiếm thêm tiền lo cho các cháu. Không ngờ ở VN mình bây giờ ca sĩ lại giàu và sướng như vậy!?. Để chứng minh cho những gì Khánh Ly đã nói, Nguyễn Hoàng Đoan cũng cho biết: ?oGia đình tôi bên đó cũng từng gặp khó khăn, chạy đến mỏi giò cũng không thể mượn đâu được 1.000 USD...?. Có đồng nghiệp vui miệng nói với Khánh Ly: ?oNếu chị ở lại, cuộc sống chắc chắn sẽ khá hơn, không khéo bây giờ đã được phong nghệ sĩ ưu tú hay nghệ sĩ nhân dân rồi!?. Khánh Ly chỉ thở dài...
    Xin nói thêm là ca sĩ X - cùng thời với Khánh Ly - sau khi qua Pháp cũng rất tích cực chống phá quê hương. Những năm gần đây, X được Nhà nước ta cho về VN hoạt động nghệ thuật. Gần đây X tâm sự trên một tờ báo ở TPHCM: ?oQuê hương là thiên đường của người nghệ sĩ. Hồi ở Pháp, tôi phải sống bằng nghề chiên chả giò, đến mức nay nghe mùi chiên xào là khiếp hãi...?.
    Trở lại với chuyện Khánh Ly về nước năm 1997, sau khi kể lể hoàn cảnh bị ép buộc và bày tỏ sự ân hận vì đã tham gia các tổ chức *********, Khánh Ly thăm người thân rồi cùng Nguyễn Hoàng Đoan trở về Mỹ vào ngày 30-1-1997. Trước khi đi, Khánh Ly có xin cơ quan chức năng được trở về quê hương vào cuối năm 1997 và đã được giải quyết. Thế nhưng về đến Mỹ, Khánh Ly tráo trở, tiếp tục tham gia cùng Trung tâm băng nhạc ********* Việt Productions ING do Việt Dzũng cầm đầu để sản xuất bộ phim vidéo phát hành tại Mỹ năm 1999. Trong phim này, Khánh Ly đã dùng giọng truyền cảm trời phú của mình để đọc lời bình rất xuyên tạc và hát một số ca khúc phụ họa với nội dung ********* chống đối Việt Nam. Như chúng ta đã biết, vào năm 1999 một Việt kiều ở Mỹ là Trần Trường (hay còn gọi là Trần Văn Trường) đã treo ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc trong cửa tiệm của anh. Bọn ********* đã xúi giục đám côn đồ lưu manh vào đập phá cửa hiệu và hành hung anh Trường, sau đó tòa án Mỹ đã tuyên bố hành động treo ảnh Bác Hồ và cờ đỏ sao vàng của anh Trường là hợp với pháp luật Mỹ. Bọn ********* càng điên tiết nên tiếp tục xông vào đập phá tài sản và hành hung anh Trường. Cảnh sát Mỹ đã đến bắt giữ khoảng 30 kẻ côn đồ quấy rối. Từ đó, đám ********* lưu vong rất chán nản, hụt hẫng vì thấy pháp luật nước Mỹ tỏ ra rất thân thiện và bảo vệ những người ?othân cộng sản?, sẵn sàng thẳng tay trừng trị những ai chống lại điều này. Không còn cách trả thù, chúng đành dựng lên cuốn phim chống đối, coi như biện pháp ?ođấu võ mồm?. Trong phim có sử dụng rất nhiều hình ảnh quanh vụ Trần Trường và những kẻ làm phim đã cay đắng thú nhận rằng cảnh sát Mỹ rất tích cực bảo vệ cho việc Trần Trường treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ, kèm theo lời bình như vậy là hình ảnh đám côn đồ, ********* bị cảnh sát Mỹ thẳng tay trừng trị trông rất thê thảm! Phim cũng quay cảnh cái gọi là ?ongày quốc hận 30-4? tổ chức ở Mỹ. Khoảng 7, 8 gã già khụ, mập ú đội mũ bê-rê, mặc đồ rằn ri, cầm cờ ba que đi tới đi lui được thuyết minh là ?ophần diễu binh hùng dũng của quân lực VNCH? (!). Một số trẻ con được xúi giục lên phim gào rằng: ?oThế hệ trẻ quyết noi gương cha anh bảo vệ văn hóa VN và... giải phóng quê hương? song thật mỉa mai và cũng thật tội nghiệp là có cháu không nói rành được tiếng Việt! Chua chát nhất là vụ một gã hăng hái hô mọi người hát ?oquốc ca VNCH? (chế lại từ bài Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), thế nhưng cả đám đông cứ đứng như phỗng, chả ai mở mồm hát... Còn lời bình của Khánh Ly ở phần đầu của phim thì sống sượng, láo toét đến mức kinh tởm như: ca ngợi quyền đô hộ của thực dân Pháp đối với Thăng Long - Hà Nội. Và khi Hà Nội khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân thì được Khánh Ly rên rỉ rằng ?ođã mất vào tay cộng sản?. Ngay cả kiến thức địa lý sơ đẳng là Quốc lộ 26 nối Buôn Mê Thuột với TP. Nha Trang, những kẻ làm phim cũng không biết và gọi đó là... Quốc lộ 13 đủ cho thấy ?ogiá trị? của cái gọi là ?ophim tư liệu? này! Ngày 4-5-2000, Khánh Ly được về thăm quê hương lần thứ 2. Trả lời một đồng nghiệp báo của chúng tôi khi được hỏi về nội dung cuốn băng trên, Khánh Ly chối biến và đổ thừa Việt Dzũng - chủ nhiệm Radio Bolsa (một tổ chức thuê kênh truyền hình của Mỹ để phát thanh các nội dung chống phá VN) - đã tự tiện lấy một phần trong bộ phim Ai trở về xứ Việt làm tại Mỹ năm 1985, trong đó có phần lời bình do Mai Thảo viết và Khánh Ly đọc, để sử dụng vào phim này, mà việc làm bộ phim Ai trở về xứ Việt là một trong những hoạt động sai trái mà lần về nước trước, Khánh Ly đã thành khẩn xin được tạ tội với quê hương và xin được tha thứ. Nghe rất hợp lý và rất dễ thông cảm cho Khánh Ly nếu như sau đó không xảy ra một vụ tệ hại khác mà Khánh Ly đã hăng hái tham gia...
    DỰNG TƯỢNG ĐÀI ĐỂ TÔN THỜ TƯ TƯỞNG NÔ LỆ VÀ NHỮNG KẺ TÀN SÁT ĐỒNG BÀO MÌNH (!)
    Ngày 24-11-2002 tại khu Little Saigon, TP.West Minster, bang California - Hoa Kỳ, đám người Việt ********* lưu vong đã tổ chức đại nhạc hội gây quỹ để xây dựng giai đoạn hai tượng đài chiến sĩ Mỹ - Việt. Những kẻ tổ chức đã bốc phét quảng cáo không ngượng mồm rằng đây là ?ođại nhạc hội vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại VN...?, nhưng theo tường thuật của tờ Người Việt (báo ********* xuất bản tại Mỹ) thì trong cơ cấu của đám đông đến dự, nhờ có cuộc họp của các chủ tiệm nail (tiệm làm móng tay, móng chân) đang thảo luận kế hoạch chống lại sự xâm phạm thô bạo vào hoạt động của họ; ngoài các ?oông bà nail? ra, ?osự vĩ đại? được hình thành bởi nhóm các ca, kịch sĩ và những khuôn mặt cũ mèm mấy mươi năm qua không kiếm được việc làm trên đất Mỹ nên phải lập ra cái gọi là ?oTổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền VN? hoặc ?ophục quốc?... Người xưa nói ?odanh không chính thì ngôn không thuận?, điều này đúng với nhóm tổ chức dựng tượng đài chiến sĩ Mỹ - Việt. Theo tường thuật của báo chí hải ngoại thì các ?odiễn văn? được đọc trong vụ này rất ngượng ngập và mang nội dung ?ovạch áo cho người xem lưng? rất bi hài đến mức đáng thương hại. Ví dụ phát biểu của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: ?o...Người chiến binh VNCH bị rất nhiều sách báo của thế giới, nhất là ở Mỹ, kết tội là lính đánh thuê, tay sai của Mỹ. Việc dựng tượng đài này là để thế hệ con cháu biết chúng ta không phải là tay sai của Mỹ...?.
    Hoặc như việc cả thế giới đã biết, trong đó có chính phủ và các tầng lớp xã hội Mỹ đã từng sám hối vì những tội lỗi đã gây ra trong cuộc chiến tranh VN, Mỹ đã từng muốn dùng bom đạn để hủy diệt 4.000 năm văn hiến của dân tộc ta, đưa chúng ta trở về thời kỳ đồ đá, từng gây ra những vụ thảm sát hàng loạt người già, phụ nữ, trẻ em vô tội ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi), Thạnh Phong (Bến Tre)..., thế nhưng đám người Việt tham gia xây dựng tượng đài chiến sĩ Mỹ - Việt hôm nay lại nói ra những câu nịnh bợ ngu dốt đến kinh tởm, như ca sĩ Như Mai: ?o...Tôi luôn nhớ ơn những người lính Mỹ đã có công với đất nước chúng ta...? hoặc như MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, ca sĩ Thanh Thúy: ?o...Tôi rất hãnh diện vì nét oai hùng của tượng đài tri ơn những người lính Mỹ này...?. Khánh Ly cũng có mặt trong buổi đó, cũng cố ?ohót? những lời lẽ ngu xuẩn: ?o...Tôi chắc là oan hồn của những chiến sĩ Việt - Mỹ muốn theo chúng ta qua bên này, xứ sở tự do và không cộng sản. Tôi mong mọi người cùng đóng góp xây dựng để chúng ta có nơi chốn thắp hương và treo lá cờ vàng ba sọc đỏ...?. Lời tuyên bố này một lần nữa cho thấy Khánh Ly đã đi một bước dài từ chuyện làm ăn bất lương (mở sòng bạc, quan hệ với các hoạt động xã hội đen) đến mức tệ hại hơn là phản bội Tổ quốc. Khánh Ly muốn làm một cái gì đó để được dư luận chú ý sau khi tiếng hát của mình đã già cỗi, bị đào thải theo thời gian. Với hai lần về nước bày tỏ ăn năn và xin được tha thứ, lẽ ra dù muộn màng, Khánh Ly vẫn có cơ hội để xuất hiện trên sân khấu ca nhạc trong nước vài năm nữa trước khi tắt hẳn giọng ca trời phú, nhưng Khánh Ly với bản chất bất chính đã không chọn con đường phục thiện. Cái giá phải trả là chị ta nhìn cuộc sống nghệ thuật tươi đẹp của đồng nghiệp ở quê hương mà thèm muốn; là phải làm người dọn vệ sinh nhà xí hoặc một tay muối cà pháo, dưa chua bán vặt, gom từng đồng xu ở cái nơi mà Khánh Ly cùng đồng bọn cố tô vẽ, ca ngợi là ?othiên đường của dân chủ, tự do?...
    NGHỆ SĨ VÀ TỔ QUỐC
    Cùng với thời gian dư luận trong nước ta phản ứng mạnh mẽ việc diễn viên Đơn Dương sang Mỹ đóng phim nói xấu đất nước để kiếm mấy ngàn đôla thì ở Trung Quốc cũng xảy ra chuyện tương tự: diễn viên Triệu Vy (từng được khán giả truyền hình VN biết đến qua các bộ phim Hoàn Châu cách cách, Tân dòng sông ly biệt...) đã làm hàng chục triệu người TQ phẫn nộ khi cô ta lấy hình tượng lá cờ Nhật Bản làm trang phục chụp ảnh. Điều đơn giản là bởi Nhật Bản từng xâm lược, bức hại đồng bào TQ... Với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nghệ sĩ thực tài là những bông hoa quý luôn được Nhà nước và nhân dân trân trọng, thế nhưng chúng ta cũng sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi nào lợi dụng hoạt động nghệ thuật để xuyên tạc đất nước, xuyên tạc lịch sử dân tộc. Điều nhục nhã nhất mà Khánh Ly cùng đám đồng bọn hèn hạ đã làm là trơ trẽn ca ngợi sự thống trị của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, là dựng tượng đài để tôn vinh những kẻ đã mang bom đạn đến giết chóc, tàn sát hàng triệu người dân VN vô tội, đốt phá hàng chục ngàn thôn xóm, trường học, chùa chiền, bệnh viện... trên quê hương ta! Với những hành động không thể dung thứ như vậy, Khánh Ly đã tự dìm tiếng hát của mình vào bùn dơ; tự cắt đứt con đường trở về với quê hương, dân tộc; tự chôn danh dự, nhân phẩm, tên tuổi mình trong nấm mồ chung dành cho những kẻ phản bội đất nước!
    TRỌNG ĐỨC
  3. thahuong13281

    thahuong13281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Mịa cái thằng nịnh bợ, ăn được của ai ba xu bạc mà chửi người ta đến tận bùn đen thế...thật là đúng phong cách khốn nạn...Bị xoá bài khoá nick cũng phải cho nó cái búa.
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Các thông tin trong bài này chưa được kiểm chứng đúng - sai, lại về nhân cách một con người, không thể nhận định hồ đồ được. Nguyet-ca sẽ khóa topic này lại. Cám ơn bạn đã tham gia diễn đàn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này