1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khánh's Serries Show:: Món Ngon ::

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi cognacXO, 15/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Khánh's Serries Show:: Món Ngon ::

    Tèng téng teng --> Xin giới thiệu Khánh's Serries Show, loạt bài chuyên về ẩm thực trên mạng, lượm lặt đông tây kim cổ về tất tần tật liên quan đến ẩm thưc: món ngon, phong vị quê nhà, re xi pai về các món, văn hóa ẩm thực quê nhà... Xin được hầu chuyện các bác, các cụ - các bậc cao niên lảo làng cũng như các newbie. Xin mời, Xin mời...


    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC



    Được cognacXO sửa chữa / chuyển vào 02:00 ngày 15/06/2003

    Được cognacXO sửa chữa / chuyển vào 02:02 ngày 15/06/2003
  2. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá ẩm thực triều đình Huế xưa
    Theo những tài liệu được lưu giữ và lời kể của các bậc cao niên thì xưa kia tại cung đình Huế thường có 2 nhóm người chuyên lo chuyện bếp núc cho các vị vua chúa và hoàng tộc. Một bộ phận đảm nhiệm khâu nấu nướng là dân thuộc vùng Phước An . Họ là những nghệ nhân chế biến các món ăn dùng để cúng giỗ hoặc yến tiệc chiêu đãi của triều đình. Một bộ phận đầu bếp khác dành cho vua và hoàng tộc được chọn lọc cẩn thận làm nhiệm vụ thường xuyên trong đại nội có tên là "Thượng thiện", sách sử gọi là "Tiếp chính" của vua .
    Theo những bậc cao niên kể lại, "Thượng thiên" thường có mấy chục đầu bếp siêu hạng, được các quan nội chính chọn lọc kỹ càng: mỗi vị đầu bếp này chuyên làm một số công việc như: vót đũa, vót tăm, giã giò, làm nem, làm chả, làm tré và nấu món ăn hàng ngàỵ Tuỳ năng khiếu, tay nghề mà mỗi người chỉ được phân công chế biến một số món nào đó. Thông thường mỗi bữa ăn của vua có khoảng 35 món, từ sơn hào hải vị đến thông thường dân dã. Tuy vậy, đa số được chế biến hết sức cầu kỳ công phu .
    Chỉ riêng vật dụng nấu cơm và chế biến thức ăn cho vua cũng đã hết sức đặc biệt. Người ta dùng loại nồi, chảo bằng đất sét nung, do một làng nghề truyền thống nổi tiếng thuộc huyện Phong Điền sản xuất. Các nồi ăn này trước khi sử dụng đều phải ngâm trong một chảo nước chè xanh đậm đặc đang đun sôi sùng sục. Đến khi tất cả đồ dùng bằng đất nung đã được phủ một lớp men xanh thì mới vớt ra, sấy khô rồi đem cất vào khu dùng dần. Mỗi bữa, đầu bếp dùng một cái nồi loại này để nấu cơm hoặc thức ăn, xong lại đập bể đị Lần khác lại sử dụng cái mớị Thậm chí, đôi đũa ăn của vua cũng được sản xuất tại chỗ, bằng loại tre già. Chiếc tăm xỉa răng vua dùng hết sức đặc biệt . Thường là tăm tre dài bằng cây bút lông, có 2 đầu, một đầu nhỏ dùng để vua xỉa răng; đầu kia được vót to hơn rồi dùng sống dao giần cho xơ mịn giống bông hoa (nên thường gọi là tăm hoa hoặc tăm bông). Ngày xưa, có mốt nhuộm răng đen như hạt na; khi vua ăn xong dùng một đầu cây tăm bông này để xỉa răng, còn đầu kia chà răng cho sạch. Hoàng hậu, cung tần thì tự làm đẹp bằng cách nhúng đầu tăm vào một loại phẩm màu đen để làm cho bộ răng ngày càng đẹp hơn, bóng đen hơn .
    Vua ăn cơm gọi là "Ngự thiện". Trong lịch sử vua chúa VN, trừ Duy Tân và Bảo Đại thường dùng bữa chung với vợ con, hầu như các ông vua trước đó chỉ ăn cơm một mình. Khi cần người nói chuyện vui vẻ để nhà vua ăn được ngon miệng, sẽ có ngay 2 vị quan trực hầu hạ. Thông thường quan văn thì từ hàm Tứ phẩm, quan vâ thì phải Tam phẩm trở lên mới được phép ngồi cạnh mâm cơm của vua để hầu chuyện. (Hàm quan triều đình xưa thường có 9 phẩm trật. Thấp nhất là hàng Cửu phẩm). Vua "Ngự thiện" trên bàn hoặc trên sập gụ, 2 quan "chầu thiện" ngồi xéo hai bên trái - phải vua, với khoảng cách vừa phải để nói chuyện đủ nghẹ Trường hợp đặc biệt, nếu vị quan nào được vua trọng nể thì sẽ được thị vệ dọn thêm mâm riêng để có thể vừa ăn vừa hầu chuyện. Ngoài ra, trong khi ăn, vua cũng có thể thích nghe nhạc. Ban nhạc cung đình thời ấy có nhiệm vụ hòa nhạc giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng.
    Các món được đựng trong om bằng đất phía trên bịt giấy hồng đào cẩn thận. Đồng thời mỗi loại thức ăn đều được viết tên dán bên ngoài chiếc om. Nhà vua thích ăn món nào thì sai thị vệ mở món đó. Trước khi ăn, vua thường san bớt thức ăn cho các bà quý phi, ái phi được vua cưng chiềụ Thức ăn dù là của vua chúa nhưng vẫn có đủ các món bình dân như: dưa môn kho, ruốc sả, dưa cải, rau muống luộc... Tương truyền, vua Duy Tân lúc nhỏ rất thích ăn cơm với cá bống kho khô, do vậy khi đã lên ngôi hoàng đế mỗi bữa nhất nhất đều có món ăn này trong hàng chục món sơn hào hải vị khác.
    Có thể thấy, việc nấu nướng, chế biến món ăn rất cầu kỳ, công phu của người dân Huế ngày nay chính là sự ảnh hưởng khá lớn phong cách ăn uống của vua chúa triều đình Huế xưa .......

    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC

  3. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    PHỞ HÀ NỘI
    Thời gian rồi cũng qua đi, tâm tính của người Hà Nội đổi thay, phố xá nhà cửa, cái ăn, cái mặc của người Hà Nội cũng khác xưa nhiều. Nhưng có một thứ ít thay đổi là khẩu vị của người Hà Nội. Những món ăn mang tính chất đặc trưng của Hà Nội đang được nhân lên khắp các phố phường và toả đi muôn nơi. Người Hà Nội vốn nổi tiếng về thanh lịch và sành điệu cả trong giao tiếp lẫn trong ăn uống. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, cầu kỳ, trọng chất chứ không trọng số đã trở thành đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Người Hà Nội rất biết chọn nơi, chọn cửa để thưởng thức món ăn, và khi đã hợp khẩu vị ở đâu đó thì lại rất chung thuỷ với món đó, nơi đó.

    Món ăn Hà Nội có nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

    Tất cả màu sắc đó như một bức hoạ lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hoà.
    Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC

    O you it could be me. Who?Td die on the battlefield. On my bullet-torn virgin lips. N?Tver a kiss has been sealed.
  4. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là re xi pai của món bún thang, một món nổi tiếng của người Hà lội
    Vật liệu:
    - 7 lạng sườn heo
    - 1 con gà nhỏ
    - 5 lạng chả lụa
    - 1 nhúm tôm khô
    - 5 lạng tôm
    - 3 cái trứng vịt
    - bún, nước mắm, muối, bột ngọt, mắm tôm, cà cuống, rau răm, ngò, củ hành
    Cách Làm
    nấu nước dùng: Đổ 3 lít nước lạnh vào nồi, cho ít củ hành xắt lát mỏng và 1 chút muối vào, đun nước hơi nóng, thả gà vàọ
    Luộc gà cho chín, vớt gà ra, xé nhỏ thành sợị Kế đến cho sườn heo vào nước luộc gà, nấu cho sườn thật mềm mới lấy được nước dùng, khi nấu nhớ hớt bọt cho kỹ.
    Cho tôm khô vào nồi nước dùng để nước ngọt.
    Khi nước dùng đã được, đem xuống dùng rây lọc kỷ nêm nước mắm, muối, bột ngọt vừa ăn
    Chả lụa: thái mỏng xắt sợị
    Hột vịt tráng mỏng xắt sợị
    Tôm bỏ vỏ, hấp chín, đem giã nát chà cho bông.
    Rau răm + hành ngò, xắt nhỏ để riêng.
    Trình bày:
    Sắp bún lên trên bày thịt gà, tôm khô, chả lụa, trứng tráng, mổi thứ 1 góc, hành ngò để giữạ Khi ăn đun nước dùng cho thật sôi, dội lên trên tô bún, cho 1 ít mắm tôm. Món này ăn nóng mới ngon, nếu ăn được nên cho thêm 1 ít dầu cà cuống càng ngon.
    Thưởng thức: Muốn thưởng thức món này, không nên quên ực ực.. ăn nóng mới ngon .. ực, và cũng không nên quên đọc bài này coi..
    ở Hà Nội, các món quà gốc bún quả là nhiều: bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả và bún thang... (Mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ mỗi hương vị). Nhưng bún thang vẫn là thứ bún nổi tiếng hơn cả.

    Nếu nói như Vũ Bằng nhìn bát phở cho ta cái cảm giác của bức hoạ lập thể bạo màu thì quan sát tô bún ********* ta cái cảm giác đang được ngắm bức tranh phong cảnh trong trẻo của Công Stêbơn, mà ở đó những mảng màu nguyên chất được đặt gần nhau chứ không pha lẫn. Một ít rau răm mùi tàu xanh ngát, sau đó là các thứ nguyên liệu thực phẩm khác dải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu điệp, một chút lườn gà xé phaymàu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng nhạt, cuối cùng rắc tôm bông. ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp xườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy được chan thật vừa bát cho người ăn.

    Ăn bún thang ở hàng tất nhiên là đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích các món chế biến hết sức cầu kỳ tẩn mẩn này cứ phải ra hàng nổi tiếng, bởi ở nhà không thể có nồi nước dùng ngọt như vậy. Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon. Tuỳ theo khẩu vị từng người mà bún thang có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi. Trước kia bún thang và bánh cuốn là hai món ăn quý, nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá và bán khá nhiều ở các khu chợ, ngõ phố, nhưng sức hấp dẫn của nó với thực khách thì vẫn như xưa. Người Hà Nội vẫn coi bún thang như một thứ đặc sản của đất lề.

    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC

    O you it could be me. Who?Td die on the battlefield. On my bullet-torn virgin lips. N?Tver a kiss has been sealed.
    Được cognacXO sửa chữa / chuyển vào 02:41 ngày 17/06/2003
  5. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Còn đê ê ê.... (ực) BÚN BÒ HUẾ
    Bún bò giò heo - món ăn bình dân xứ Huế
    Huế nổi tiếng không chỉ là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, ngôi nhà thờ, đền đài nổi danh, Huế còn nổi tiếng vì Huế có một thiên nhiên tươi đẹp và tài nghệ nấu nướng những món ăn Huế của các cô gái đảm đang xứ Huế.
    Mỗi vùng có một thức ăn đặc sản riêng. Những thức ăn và những đặc sản cũng theo với thời gian, theo với lòng người mà thay đổi. Con người ta thường bao giờ cũng ham nhiều, ham rẻ và thích chuộng hình thức bên ngoài hơn là cái chất bên trong. Sự giả dối, cẩu thả, chạy theo lợi nhuận, chiều theo thị hiếu của khách đã thay cho cái thật thà, cái cẩn thận, cái nổi tiếng. Nấu ăn là một nghệ thuật, điều đó ai cũng biết, cũng bún, cũng thịt cũng chừng đó công thức nhưng tại sao bún người này ngon mà bún người kia dở, chẳng qua là nghệ thuật nêm nấu cộng với kinh nghiệm. Cho nên đến một tiệm lớn, sang trọng chưa phải là "biết ăn". Người "sành ăn" "biết ăn" không thích gì mà vào đó. Họ sẽ tìm một gánh bún ven đường, mà ở Huế thì thiếu gì, chỉ biết chọn đúng chỗ, họ sẽ thưởng thức được vị ngon xứ Huế.
    Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang.." mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. ở Huế cũng thế, có bún giò heo. Con bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn. Con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Có hai loại bún, con bún thường được cuộn thành từng con nhỏ lúc đói bụng mà chấm nó với nước mắm ớt chanh tỏi thì tuyệt. Còn con bún để làm bún bò giò heo hoặc bún cua thường lớn hơn. Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách.. Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
    Bên cạnh những tiệm, những quán cố định trên hầu khắp các con đường trên kinh thành Huế; Mỗi buổi sáng tinh mơ, bạn đi dạo các con đường xứ Huế sẽ thấy những cô con gái Huế cỡ mười tám đôi mươi, vai kẽo kẹt một gánh bún đi thành từng đoàn, khói bay nghi ngút, nói cười vui vẻ, đó là cô gái Huế đi bán bún gánh cho khách khắp cả thành phố. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi gánh mỗi hương vị nhưng tất cả đều Huế, Huế từ con bún, từ các nồi nhôm, từ dáng đi nhanh khoan thai nhịp nhàng, và cho dù bạn có khó tính đến đâu chắc cũng sẽ hài lòng khi thưởng thức một tô bún rất bình dân, rất rẻ nhưng nhiều khi lại rất ngon.

    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC

    O you it could be me. Who?Td die on the battlefield. On my bullet-torn virgin lips. N?Tver a kiss has been sealed.
    Được cognacXO sửa chữa / chuyển vào 02:43 ngày 17/06/2003
  6. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục món ăn của Huế đê........
    Cơm muối Huế
    Đó không phải là cách nói tế nhị, nhún nhường truyền thống của người Việt, mỗi khi gia chủ bày tiệc khoản đãi khách quý. Rõ ràng chỉ có cơm và muối, song cơm phải được nấu cầu kỳ từgạo thơm, còn muối thì được chế biến bằng đủ cách: rang, kho, om, chiên, trộn... là bữa tiệc cơm muối do các nghệ nhân tài hoa ở Huế thực hiện.
    Ở Việt Nam, khi mời người khác dự tiệc, gia chủ thường nhún "Mời bác mai cùng nhà cháu dùng bữa cơm muối!" Hoặc xuýt xoa: "Mấy khi bác ghé thăm, cơm muối đạm bạc, mong bác xá chọ..". Kỳ thực thì những "bữa cơm muối" ấy là những bữa tiệc với nhiều món ngon được nấu nướng cẩn thận, chứ không ai lại dọn chỉ cơm và muối !
    Ấy thế mà tiệc cơm muối đãi khách hay Tết cơm muối lại có thật một trăm phần trăm, đúng theo nghĩa đen chứ không phải lối nói đưa đẩỵ Bạn không tin ử Xin mời bạn đến Huế! ở Huế, cơm muối là thứ thực đơn siêu hạng, mà mỗi lần có khách sành ăn đặt, gia chủ hay các nhà hàng phải chạy toát mồ hôi hột. Bởi làm được một mâm cỗ Tết hay một mâm tiệc đãi khách bằng cơm muối phải là người nội trợ hay đầu bếp khách sạn tài hoa lắm.
    Thời trước, các "Mệ" (chỉ người trong hoàng phái) thường thết khách sang, khách quý bằng bữa tiệc cơm muối để thể hiện sự quý khách của mình và còn để khoe tài... nấu nướng và tài thưởng thức ! Nên ở Huế có rất nhiều người biết chế biến cơm muốị Ngày nay, các nghệ nhân biết làm tiệc cơm muối đang thưa dần, nhiều khi tìm rất khó.
    Bữa tiệc cơm muối Huế đúng như tên gọi chỉ có cơm và muối ! Với tất cả nét văn hóa mang triết lý ẩm thực Huế, ẩm thực Việt Nam sâu thẳm mà dân dã đến bất ngờ! Nhưng cơm và muối ở đây rất cầu kỳ, công kỹ trong chế biến và vô cùng đài các trong thưởng thức.
    Cơm là cơm gạo tẻ, loại gạo thơm như gạo Nàng thơm, Nàng Hương bây giờ. Gạo giã làm sao còn nguyên vỏ lụa, không sứt, vỡ (gạo lứt). Cơm nấu trong niêu đất nhỏ, bảo đảm hạt gạo chín nhưng không nứt nở, cơm rất khô mà không sống! Các đầu bếp cung vua, hay các gia đình quan lại triều Nguyễn xưa thường dùng thứ gạo tiến vua nổi tiếng là gạo de An Cựu (Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi - gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già) để làm tiệc cơm muốị Cơm nấu trong nồi đất do làng Phước Tích sản xuất.
    Một mâm cơm muối tùy theo thực khách mà đĩa cơm to hay nhỏ, nhưng nhất thiết phải là loại đĩa sang trọng, đĩa cổ càng quý. Còn thức ăn tất nhiên là... muối! Đó là các món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là muối biển được đơm trong các loại đĩa chén cổ kiểu cách, rất bé. Bát ăn cơm (người Huế gọi là chén) là loại bát cổ nhỏ (chén kiểu) rất sang trọng.
    Các món muối được chế biến bằng các phương pháp rang, kho, om, chiên, trộn,... không khác gì phương pháp chế biến các món động, thực vật khác. Tùy theo công thức pha và cách chế biến mà có các món muối khác nhau, món nào ra món đó, có mầu sắc, mùi vị riêng không hề trùng lẫn. Nhìn mâm cơm với các món muối khi mới dọn ra ta có cảm giác đó là một mâm hoa : Muối trắng, muối ớt đỏ, muối riềng vàng, muối khế, muối sả xanh, muối tiêu, muối mè mầu huyền, muối bạc, muối ruốc, muối sườn mầu nâu bóng ..... thật đã mắt.
    Ăn tiệc cơm muối, khách và chủ bao giờ cũng bị đặc điểm món ăn, chén bát, mâm bàn... buộc phải giữ phong thái lịch sự, thư thái, nho nhã. Và miếng cơm nhỏ vào mồm nhai chậm, không mở to miệng khi nhai cơm. Ăn từ tốn, nhai chậm mới thưởng thức hết hương vị thơm ngon, sâu đằm của bữa cơm muốị Vị bùi, béo, mặn, ngọt, chua cay... thấm dần vào hồn như đưa ta về cội nguồn văn hóa dân tộc và triết lý nhân sinh. Nó xa vời với cảnh nhậu hiện nay ...
    Nhà văn Nguyễn Tuân có kể rằng, thuở còn là cậu học trò nhỏ, vào Huế ông đã được theo cha dự một bữa tiệc cơm muối ở Kim Long, do một ông quan mờị Hàng mấy chục năm sau, bữa cơm muối ấy vẫn ám ảnh ông. Ông vẫn nhớ và kể ra rất tỉ mỉ hàng chục món muối trong bữa tiệc ấỵ Con người sành sâi về nghệ thuật ẩm thực nhất làng văn đất Việt này, mãi cho đến cuối đời vẫn bái phục tài nghệ của các đầu bếp Huế, cũng như cách tiếp khách cao sang mà tài tử của con người xứ Huế ! Đây không còn là bữa tiệc hay bữa cơm Tết thuần túy nữa mà là một cuộc chơi của những nghệ si ~ !
    Du khách thăm Huế hẳn sẽ vô cùng thú vị khi được thưởng thức bữa tiệc cơm muối Cố Đô chính hiệụ Người Huế đã "phục chế" được cơm Vua, chắc chắn sẽ làm sống lại những bữa tiệc cơm muối sang trọng mà đậm đà bản sắc dân tộc ......
    ________________________________________________
    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC
    O you it could be me.
    Who?Td die on the battlefield.
    On my bullet-torn virgin lips,
    N?Tver a kiss has been sealed.

  7. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Huế tiếp đê......
    Văn hoá Huế từ góc nhìn ẩm thực
    Đọc "Miếng ngon Hà nội" của nhà văn Vũ Bằng, "Hà nội 36 phố phường" của nhà văn Thạch Lam, rồi những thiên tuỳ bút của Nguyễn Tuân... mới thấy ẩm thực Việt nam có thể so sánh với bất kỳ một nền ẩm thực nào trên thế giới. ăn được xem như thể là văn hoá, thể hiện phép ứng xử của con người với con người và con người với tự nhiên.
    Không da dạng như lối ẩm thực Bắc Hà, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực Nam Hà, ẩm thực Huế có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp. Một món ăn không đẹp, không phải là một món ăn. Và với những tiêu chí đã nêu, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. Khẩu thực là cách ăn không dám coi thường nhưng là cách ăn thấp nhất , vì là ăn bằng ... miệng, và ăn để tồn tại. Nó dính dáng nhiều đến những cơ chế sinh học- như là sạc pin hay nạp xăng để vận hành một cỗ máy. Đến nhãn thực, cách ăn đã cao hơn một bực- ăn bằng mắt. Thưởng thức cái đẹp trong sự đắn đo về màu sắc, hình khối, khả năng bày biện, xếp đặt để tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ cao. Lúc này, cái đói đã chịu ngồi ở chiếu dưới, nhường chỗ cho những xúc cảm đã chớm thăng hoa. Nhưng cao hơn hết thảy vẫn là tâm thực. Nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình. Chẳng vì thế mà một bát nước rau muống luộc đánh tí chanh tươi pha vào một ít nước mắm cốt, lại có thể đánh đổ biết bao sơn hào hải vị. Một trong những món ăn được rất nhiều người Huế ưa thích là rau dại nấu canh tập tàng. Khó mà diễn tả cái mùi bách thảo lan toả khi mở vung nồi canh. Cái thơm bùi ngùi của chồi bí, một chút chát ngọt của rau bồ ngót, pha với chút hăng hăng của cây bồ hôi, rồi nào là dền gai, đọt thài lài non, nõn chuối chát, lá rau diếp cá... Có cảm giác như cả thế giới rau dại đã cùng nhau dung dăng dung dẻ trong bát canh xanh ngăn ngắt và gợi lên gốc gác, rằng có một thời con người đã sống bằng hái lượm. Với tuổi trẻ, thật khó có thể hiểu rằng bát canh rau dại nhỏ đã gói gắm trong nó cả một triết lý lớn về đời sống con người.
    Trong ẩm thực, người Huế cũng mê gia vị đến mức cực đoan. Ngoài màu sắc đẹp, đồ gia vị mang lại cho vị giác nỗi "thống khổ" của cái ngon. Và trong bè giao hưởng hàng trăm loại gia vị, thì ớt vẫn là vị "nhạc trưởng" có chiếc mũ đỏ đầy quyến rũ. Người Nam- Bắc Hà du lịch Cố đô vẫn cay tít với Huế từ bát bún bò điểm tâm buổi sáng. Rồi bún hến, cơm hến, cho đến nước chấm các loại bánh khoái, bánh nậm, bánh lọc.. Tất thảy đều cay. Thời sinh viên, nhiều lần cùng bạn bè ăn bát cơm hến buổi sáng cay xé miệng, xé lòng, tôi nghĩ đã nên thêm vào sắc tím trong bản màu truyền thống của văn hoá Huế một màu sắc nữa, đó là màu đỏ chói chang của ớt. Và như vậy, Huế sẽ tưng bừng hơn với màu tím vốn đằm thắm của mình.
    Trở lại với cách ăn, người Huế xem ẩm thực gần như là một nghi lễ. Dù đơn giản hay bày biện phong phú, bữa ăn phải thanh tịnh, chén đĩa tươm tất, tư thế ngồi đằng thằng. Không lăng xăng, ồn ào trong lúc ăn. Đưa bữa là những câu chuyện gia đình vui vẻ. Hết sức tránh những chuyện buồn, chuyện đàm tiếu, tranh luận cãi vã trong bữa ăn. Chính trong bầu không khí có vẻ như tôn giáo ấy, các thành viên trong gia đình ý thức nhiều hơn về sự bao dung và cẩn trọng trong hành xử hằng ngày. Thú vị nhất là với một món ăn không bao giờ được dọn ra một lần mà được tiếp làm nhiều lần để vừa tránh được cảm giác ối thừa thức ăn, lại vừa giữ được thức ăn nóng suốt bữa. Do không nắm được nét ẩm thực khoa học này, nhiều người lần đầu ăn cơm khách Huế đã ái ngại nhìn những chiếc dĩa con con, mà không dám "thực lòng". Văn hoá ẩm thực Huế là sự trả lời cho câu hỏi "ăn như thế nào?" chứ không phải là "ăn cái gì?". Chính vì vậy, ngay từ trong bếp núc các món ăn đã được chăm chút nhiều lúc đến mức thái quá, để giữ riêng một vẻ đẹp đặc trưng. Dù món ăn đó là nem công, chả phụng, bào ngư hầm hay canh hoa lý, mắm cua gạch.... đều được thực hiện với một cung cách kỹ lưỡng như nhau.
    Theo thời gian, ẩm thực Huế đang lên ngôi và ngày càng phổ biến trong nước. Có thể ăn một bát bún riêu cua Huế ở góc đường Hai Bà Trưng (Pleiku), một tô cơm hến có hơi bị ngọt hoá tận những con phố nghèo quận 8 (TPHCM) hoặc là dĩa bánh bèo- nậm- lọc ở đường Nguyễn Thái Học (Quy nhơn)... Món ăn Huế đã theo chân người Huế làm một cuộc du hành và ở những nơi mới đến, các món ăn có thay đổi chút ít để phù hợp với khẩu vị địa phương. Như vậy, những món ăn Huế lại sống tiếp một cuộc đời thứ hai với những "tín đồ" mới, ở những vùng đất mới.
    Chính với cách ăn như một nghi lễ đời thường, người Huế đã xem ẩm thực là nhân cách. Qua cái ăn, con người bộc lộ những cách nghĩ, cách cảm về cuộc đời. Đưa cái ăn vốn nằm dưới tầm thấp của bản năng lên hàng ngũ của cái đẹp, đó là những gì vô ngôn nhất mà người Huế nhân hậu đã dành cho loài rau dại và chú hến nhỏ một đời vô danh dưới lớp bùn lưu cửu của Hương Giang.
    (Bài viết của Hoàng Bình Thi đăng trên báo Thừa Thiên Huế ngày 28/6/99)
    ________________________________________________
    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC
    O you it could be me.
    Who?Td die on the battlefield.
    On my bullet-torn virgin lips,
    N?Tver a kiss has been sealed.

  8. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Huế nữa...
    Vị thuốc trong món ăn Huế
    Món ăn cung đình quý hiếm như "bát trân", những món "tiềm" bằng thuốc bắc, đều là biệt dược kinh điển với mong muốn giúp người quyền quý sống lâu trăm tuổị Chỉ riêng trong bếp ăn dân gian Huế cũng cho chúng ta thấy điều này: món ăn Huế trong ba loại phổ quát hằng ngày là mắm, rau sống và chè.
    Người Huế vốn được mệnh danh là "Dân ăn mắm ruốc". Đây là những thứ mắm được làm từ thủy sản tươi sống lên men, cho chất đạm cao, nhất là những amin mà ruột cơ thể hấp thụ trực tiếp để nuôi sống cơ thể. Tôm luộc chẳng hạn, cơ thể chỉ hấp thụ được 40% lượng protein; trong khi tôm chua lại tạo ra amin cho sự sống. Nước mắm càng chứa nhiều acid amin tinh chất, tăng sinh lực, dân chài thường uống để chống rét khi lặn xuống nước mùa đông. Huế có nước mắm nhĩ và nước mắm ruốc là món đặc sản, hạt cơm thả vào mà vẫn nổi lên, chỉ dùng để chan cơm hoặc chấm với thịt heo phay, mà không cần pha thêm gia vị khác.
    Bữa ăn Huế không bao giờ thiếu đĩa rau sống, ăn kèm với thịt cá, mắm và hầu hết các thức ăn khác. Khác với hai miền bắc - nam, rau sống Huế là một phức hợp của nhiều thứ lá cây, trái cây, luôn có sẵn trong những khu nhà vườn Huế. Ngoài một ít là rau sống, còn hầu hết là cây mọc hoang. Thậm chí ở những vùng gò đồi, theo tập quán, không cần biết cây gì, hễ đọt non có mầu đỏ đều có thể làm rau sống. Rau tập tàng nấu với nấm tràm, lá tàu bay nấu canh... là những món canh đặc sản của vùng Huế.
    Thực vật nhiệt đới là một nguồn dược liệu cứu người, cây nào cũng chữa được vài ba thứ bệnh cho con ngườị Từ điển cây thuốc Đỗ Tất Lợi có tên tất cả các vị rau sống vùng Huế, hầu hết các cây liên quan đến bộ phận tiêu hóạ Tía tô có tác dụng giải độc, sắn, chua me giải nhiệt; lá vông sát trùng (dùng bọc nem chua); lá lốt chữa tiêu chảy; lá mơ lông trị kiết; vả, chuối chát... ngăn ngừa đau bụng, rau má được Giáo sư Bửu Hội điều chế thuốc chữa bệnh lao... Tất cả đều là rau sống dùng hàng ngày của người Huế.
    Hệ chè Huế sử dụng hầu hết các họ đậu, nhiều loại hạt (sen, kê, bo bo, bắp, é) nhiều loại củ (khoai mài, ném) chứa dược tính cao, có tác dụng chữa bệnh thần kinh, tim, phổi, thận hoặc các tuyến sinh dục. Nhiều món chè đặc sản Huế như chè đậu quyên, chè thanh nhiệt, đậu ván, hạt sen ..... vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa là những vị thuốc trị bệnh bằng cảm giác ngọt ngào
    Có thể nói rằng ở Huế, những lương y trị bệnh bằng cách cho uống thuốc, còn những bà nội trợ thì cho ..... ăn thuốc !
    Con mắt người Huế xưa nhìn đâu cũng thấy Ngũ hành, nên sự cân bằng âm dương cần thiết cho điều hòa phủ tạng rất được coi trọng trong văn hóa ăn của Huế. Tập quán ăn ở Huế thích nghi với sự vận hành của bốn mùa, dùng gia vị thích hợp với từng món ăn để cân bằng hàn - nhiệt trong cơ thể. Thịt vịt mát nên ăn vào mùa hè (Tết Đoan Ngọ - 5-5 âm lịch), thịt gà ấm, thịt heo nóng thường dùng về mùa đông. Cá tràu, lươn vị hàn nên dùng ném để chế ngự. Vịt, hến, ốc mát nên dùng gừng để điều hòa . Cũng như thế chè kê (ấm) thì được nấu chung với đậu xanh (mát). Huế là xứ mưa nhiều nên dùng nhiều vị cay, đắng để phòng ngừa phong thấp (khí thấp) theo quy luật "Ngũ hành - Ngũ khí" Cay là cực dương, phải điều hòa bằng chua là cực âm vì thế ớt luôn kèm theo chanh.
    Nhiều khi chỉ là tượng trưng, nhưng món ăn Huế thích biểu hiện ý thức về dịch lý. Thí dụ món rau sống ăn với thịt phay bao giờ cũng đủ ngũ vị: cay (bạc hà), chua (khế, me), đắng (chuối chát), mặn (nước mắm), ngọt (vả), để đồng bộ với ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Huế có một thứ bánh thường làm sau Tết (từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch), gọi là bánh bơ mứt, nguyên liệu gồm tất cả những thứ mứt trong ngày Tết còn lại: mứt cà chua, kim quất, gừng, chanh, cam, bí các loại... Bánh có mầu đỏ, vàng, trắng rất đẹp mắt; có đủ vị cay, chua, the, ngọt rất ngon, ăn lát bánh như nếm đủ cả ý vị của ngũ hành. Đấy là hướng vào tâm linh, là biểu hiện của đạo trong cách ăn uống của con người
    ________________________________________________
    RƯỢI THÌ CAY MÀ ĐỜI NGƯỜI LẠI BẠC
    O you it could be me.
    Who?Td die on the battlefield.
    On my bullet-torn virgin lips,
    N?Tver a kiss has been sealed.

  9. cognacXO

    cognacXO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    ặi Huỏ cỏằĐa ta , là lĂ la...
    Ngặỏằi xặa dỏĂy nỏƠu fn bỏng thặĂ (tỏĂi Huỏ)
    Chuyỏằ?n ỏâm thỏằc xặa nay vỏằ'n là mỏằTt dòng chỏÊy không ngỏằông, nó còn bao hàm cỏÊ mỏằTt thuỏằTc tưnh 'Ê 'ặỏằÊc hơnh thành nên cỏằƠm tỏằô vfn hoĂ ỏâm thỏằc. Và bỏằYi vỏưy, muỏằ'n 'ỏĂt 'ỏn ngặỏằĂng vfn hoĂ này thơ phỏÊi hỏằc, chỏÊ lỏĂ khi ngặỏằi xặa cỏÊnh tỏằ?nh: " Hỏằc fn hỏằc nói, hỏằc gói hỏằc mỏằY". CĂi phỏĂm trạ "fn' nó quan trỏằng 'ỏn 'ỏằT 'Ê 'ặỏằÊc 'ặa lên hàng 'ỏĐỏằƠ Sỏằ tinh tỏ cỏằĐa vfn hoĂ ỏâm thỏằc biỏằfu hiỏằ?n dặỏằ>i nhiỏằu góc 'ỏằT bỏng nhỏằng quan niỏằ?m khĂc nhaỏằƠ ỏằY 'ay chúng tôi xin nói vỏằ mỏằTt " sỏằ tinh tỏ riêng" 'ỏĂt 'ỏn mỏằâc 'ỏằTc 'Ăo trong vfn hoĂ ỏâm thỏằc ỏằY Huỏ vào 'ỏĐu thỏ kỏằã 20 nàỏằà
    Đó là mỏằTt cuỏằ'n sĂch dỏĂy nỏƠu fn bỏng thặĂ 'ặỏằÊc thỏằf hiỏằ?n theo thỏằf thỏƠt ngôn tỏằâ tuyỏằ?t cỏằĐa bà TrặặĂng Đfng Thỏằi tỏằa 'ỏằ Thỏằc Phỏằ. bĂch Thiên.
    MỏằTt món fn nghi ngút khói 'ặỏằÊc dỏằn ra và ỏằâng khỏâu mỏằTt bài thặĂ vỏằ cĂch chỏ biỏn khiỏn ngặỏằi thặỏằYng thỏằâc không khỏằi bỏƠt ngỏằ ngỏĂc nhiên tỏằTt 'ỏằT. Vư nhặ, món "dặa giĂ" câng 'ặỏằÊc " sang trỏằng hoĂ" bỏng mỏƠy cÂu vỏằ cĂch thỏằâc chỏ biỏn nhặ sau:
    " GiĂ lỏãt xong rỏằ"i rỏằưa thư phăn
    Muỏằ'i trong ỏằ>t 'ỏằ kiỏằ?u mfng xen
    Chua vỏằôa ặỏằ>m, ặỏằ>m dòn tan bÊ
    Vỏằng, heo rỏằông xỏt tĂi, trâ heo, giò heo hỏ** nặỏằ>c dỏằôỏĂ..cĂc loỏĂi hỏÊi vỏằng khĂc nhau vỏằ>i 100 món fn, cỏằƠ thỏằf là có 14 món mỏm, 7 món dặa, 6 món tặặĂng chao muỏằ'i, 15 món hoa quỏÊ rau cỏằĐ, 10 món tôm cua, 6 món cĂ không vỏÊy, 12 món cĂ biỏằfn, 4 món hỏÊi vỏằt là hai thĂi cỏằc 'ỏằ'i lỏưp vỏằ tưnh chỏƠt câng nhặ cĂch chỏ biỏn. Rà ràng:
    " BỏĐu cÂu chỏưp chỏằng mỏằ>i ra ràng
    Tơm rỏằƠc mỏn xặặĂng vỏằ>t mĂng màng
    LặỏằÊm sỏĂch yỏn sào chặng cĂch thuỏằã
    MỏằTt giỏằ chưn rỏc muỏằ'i tiêu sang"
    KhĂ 'ỏằ'i lỏưp vỏằ>i:
    "ỏằ>t xâ ra hai lỏằa vỏằ dày
    LuỏằTc rỏằ"i âp rĂo bỏằ>t mại cay
    Vỏm xong nặỏằ>c mỏm 'ặỏằng mă tỏằi
    Xào kỏằạ thặĂm tho 'ỏằf thĂng ngày"
    Viỏằ?c chỏ biỏn cĂc món fn nhơn chung 'ỏằu có quy cĂch tặặĂng tỏằ nhau, nhặng cĂch "thêm mỏm thêm muỏằ'i" cỏằĐa tỏằông ngặỏằi mỏằ-i khĂc, tỏằông 'ỏằm 'ỏn sỏằ ngon, dỏằY cỏằĐa thỏằâc fn. Đó là cĂch trơnh bày khĂ xuyên suỏằ't vỏằ chỏ biỏn món fn cỏằĐa Thỏằc Phỏằ. BĂch Thiên, tỏằô cĂch nỏƠu nặỏằ>ng 'ỏn thêm gia vỏằc mỏm, tiêu, hành, 'ặỏằng, trỏằâng, mỏằĂ
    Giỏãt vuông, 'ỏp thuỏôn hỏƠp cạng nhau"
    Hoỏãc :
    " CĂ rô tĂch nỏĂc bỏằ xặặĂng ra
    MỏằĂ nặỏằ>c um vàng rỏc muỏằ'i và
    Lỏằưa phỏÊi vại tro không ngỏĂi khât
    ĐÊ thặĂm lỏĂi bâo có chi qua "
    Hoỏãc :
    " Thỏằi ỏằY Cỏằ' 'ô, nó nhàn nhỏĂt thỏ nào, khi mà gia vỏằi nhỏằng 'ỏãc thạ riêng biỏằ?t. Tơm trong Thỏằc phỏằ. BĂch Thiên, ngặỏằi có tuỏằ.i ỏằY Huỏ có thỏằf hoài vỏằng chút ưt vỏằ nhỏằng hặặĂng vỏằ< ngày xặa; ngặỏằi ưt tuỏằ.i thơ mặĂ màngtặỏằYng tặỏằÊng. Nhặng trên hỏt, ngặỏằi ta 'Ê 'ặỏằÊc biỏt 'ỏn mỏằTt trặỏằng hỏằÊp vfn hoĂ ỏâm thỏằc 'ỏằTc 'Ăo qua mỏằTtcuỏằ'n sĂch dỏĂy gia chĂnh xuỏƠt hiỏằ?n vào 'ỏĐu thỏ kỏằã 20, biỏằfu hiỏằ?n 'ỏãc trặng cỏằĐa mỏằTt xỏằâ sỏằY vỏằ'n 'ặỏằÊc mỏằ?nh danh là thặĂ mỏằTng ......
    ________________________________________________
    RặỏằÂI THO CAY M? ĐỏằoI NGặỏằoI LỏI BỏC
    O you it could be me.
    Whoõ?Td die on the battlefield.
    On my bullet-torn virgin lips,
    Nõ?Tver a kiss has been sealed.

  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Bon chen tí....
    (mà nhờ bác mod nào đổi dùm cái title của topic này đi, để vậy nghe chuối quá đi )
    Vịt nấu chao Cần Thơ (Miền Tây Nam bộ)

    Ai đã đến vùng sông nước Cửu Long một lần đều khó mà quên được hương vị ''đuông chà là'' của Bến Tre, cốm dẹp Trà Vinh, bánh phồng tôm Sa Giang (Đồng Tháp) và món ''vịt nấu chao'', thơm, ngậy, ngọt, bùi của Cần Thơ. Tất cả đã góp phần làm đẹp hơn nét ''văn hóa ẩm thực'' của miệt vườn Nam Bộ.
    Ta hãy lắng nghe giọng hò ngọt ngào của cô gái chèo ghe ở chợ Nôi Cái Răng đùa vui với người yêu: ''Hò ơ... Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền. Anh có thương em đừng cho bạc cho tiền. ''Vịt nấu chao'' một lẩu, anh mua liền cho em''. Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Cả một con hẻm dài đường Lý Tự Trọng với mấy chục quán ăn liền nhau, chiều chiều xe đậu đặc kín. Món ăn này không phải là ''cao lương mỹ vị'' gì nhưng nó rất ''khoái khẩu'' với mọi lớp người. Một cái lẩu ''vịt nấu chao'' ăn kèm bún, mì sợi, rau xanh. Ngồi cùng vài người bạn nhâm nhi chút rượu đế, loại rượu gạo ngon ''sủi tăm'' như của đất bắc, trong một buổi chiều mát mẻ thì còn gì thú bằng.
    Nguyên liệu chính để nấu món này là thịt vịt (vịt ta hay vịt Xiêm, người bắc gọi là ngan), chọn một con từ 1,5 kg trở lên, vịt làm xong, thoa ngoài da một lớp nước gừng và rượu. Chặt miếng vừa phải, ướp gia vị: chao trắng, bột ngọt, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa vừa đủ, khoảng 30 phút đem chiên qua rồi đưa vào nấu. Khoai cau (khoai sọ) lại củ bằng quả trứng gà, luộc vừa chín, bóc vỏ, chiên qua. Khi thịt vịt hầm vừa chín tới thì cho khoai, hành tây, nấm rơm búp vào để sôi khoảng 15 phút rồi nhấc xuống. Khi ăn cho hỗn hợp vào lẩu (dùng than đước, hoặc bếp ga nhỏ) để ngọn lửa liu riu. Các loại rau cải xanh, cải cúc, rau muống trắng, tàu hủ, bún tàu hay mì sợi cho xen lẫn vào. ăn tới đâu nhúng tới đó. Có người thích ăn thêm hột vịt lộn hay rau diếp cá, rau cần, cù nèo, giá đậu xanh... Vịt nấu chao phải ăn nóng mới ngon. Mỗi miếng thịt để lại trong ta dư vị ngọt, bùi, thơm, ngậy của chao, nước cốt dừa, vị nồng cay của gừng, tiêu, ớt, tỏi, vị dịu mát của các vị rau. Theo kinh nghiệm của dân gian thì thịt vịt thuộc loại ''khí âm'' lạnh được thêm vào các vị ''khí dương'' (nóng) của rượu, tiêu, tỏi, chao, ớt làm trung hòa tạo ra sự cân bằng âm dương rất có lợi cho sức khỏe.
    Vịt nấu chao có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa nơi nào được chế biến công phu và ngon hơn ở Cần Thơ. Món này nếu được ăn trong những ngày đông giá lạnh ở miền bắc thì chắc sẽ thật tuyệt.

Chia sẻ trang này