1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khảo cổ và cổ sinh vật học, ai quan tâm hông?

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Velociraptor, 27/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, post hỏng
    Được Velociraptor sửa chữa / chuyển vào 13:59 ngày 29/03/2005
  2. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Link của Velociraptor hay lắm! F_C nhờ bạn là giangminhsai dịch giúp! Đây là bản dịch phần đầu (vì khá dài, phải tốn thêm 1 thời gian nữa mới dịch xong), các bạn xem và nếu sai thì góp ý để chỉnh lý nữa nhe!
    Rất cám ơn bạn giangminhsai đã giúp đỡ!
    Sau đây là bài dịch:
    Dinosaurs: Their Lives, Their Deaths and Their Evolution!
    by Dr. Bob Gardner
    Department of Mathematics
    Department of Physics and Astronomy
    Institute of Mathematical and Physical Sciences
    East Tennessee State University
    The Timeline

    Khủng long: sự sống-cái chết và quá trình tiến hóa
    Tiến sỹ Bob Gardner
    Khoa toán
    Khoa Vật lý và thiên văn
    Viện Khoa họa Toán ?" Lý
    Đại học tổng hợp Tây Tennessee
    Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất và hệ mặt trời hình thành từ một đám mây bụi và khí gas khổng lồ (gọi là hệ tinh vân mặt trời). (Gas và bụi tụ lại thành các hành tinh trong hệ mặt trời).
    Trái đất lúc mới hình thành rất là nóng và liên tục bị những vật thể nhỏ hơn chạm vào trong khi chúng quay quanh quỹ đạo sớm của hệ mặt trời.
    Bằng chứng vẫn còn tồn tại về một vụ va chạm vũ trụ gần đây.
    Trái Đất tiếp tục nguội đi và sau đó chừng 1 tỷ năm, hình thức đầu tiên của sự sống đã xuất hiện. Những vật sống đầu tiên này là những con vi khuẩn và tảo thô sơ. Trên thực tế, các cơ thể sinh vật đầu tiên này là thủy tổ của mọi loài trên Trái Đất của chúng ta hôm nay, trong đó có cả tôi và bạn!
    Bởi vì lịch sử của trái đất khá dài (4,6 tỷ năm), các nhà địa chất đã chia lịch sử đó thành các khoảng thời gian nhỏ hơn. Khoảng thời gian lớn nhất trong cách phân chia này gọi là một Thời đại. Thời Thái cổ kéo dài từ 4,6 tỷ năm trước đến thời điểm 2,5 tỷ năm trước. Thời nguyên sinh tiếp theo từ 2,5 tỷ năm trước đến cách đây 543 triệu năm. Thời cuối cùng là Trung sinh, bắt đầu từ 543 triệu năm trước cho đến tận ngày nay.
    Những mảnh đá cổ nhất được tìm thấy trên Trái Đất có niên đại từ Thời Thái cổ và có khoảng 4 tỷ năm tuổi. Người ta cho rằng sự tiến hóa của các hình thái sống đầu tiên đã xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm trước đây. Những hóa thạch cổ nhất đã được phát hiện trong các cấu trúc đá vôi (làm thành chất nền cho sự sống) được hình thành từ các vi khuẩn gốc cyanuar.
    Còn tiếp...
    Được Phoenix_Chicken sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 30/03/2005
  3. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc môn lịch sử tự nhiên
    Trước khi khoa học địa chất phát triển, đa số mọi người cho rằng các đặc tính địa chất cũng được để lại từ kết quả của trận đại hồng thủy. Vào những năm 1800, Charles Lyell xuất bản những quyển sách về địa chất, trong đó anh ta tập hợp nhiều thông tin địa chất được biết vào thời gian đó và đặt những nền tảng của địa chất hiện đại.
    Charles Darwin đọc quyển sách ấy và dần nhận ra rằng trái đất có một lịch sử dài vô cùng. Sau năm năm kể từ khi Darwin đi du lịch xa bằng đường biển xung quanh thế giới trên tàu H.M.S. Beagle, ông đã tập hợp một số lượng khác thường những bằng chứng về kết quả của sự biến đổi sinh vật do chọn lọc tự nhiên. Năm 1859 Darwin xuất bản quyển sách tổng kết những bằng chứng này và giới thiệu thuyết tiến hóa của mình. Hôm nay, thuyết tiến hóa đã trở thành nguồn gốc của sinh vật học hiện đại.
    Bằng chứng về sự tồn tại của khủng long đã được ghi lại trong lịch sử. Răng khủng long đã được tìm thấy từ 3500 năm trước ở Trung Quốc, và được cho là những cái răng rồng. Cũng có vài hóa thạch và vết chân khủng long được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ từ những năm 1600 và 1700, thường được cho là những gì còn lại của một con chim rất lớn hay những người khổng lồ bước ra từ kinh thánh. Những năm 1800 đánh dấu một bước tiến quan trọng, khi lịch sử tự nhiên trở thành một môn khoa học có tổ chức. Nam tước Georges Cuvier là nhà khoa học Pháp đã sử dụng giải phẫu học so sánh để tìm hiểu những hóa thạch và dự đoán về mối quan hệ của những hóa thạch này với những động vật còn tồn tại ngày nay. Ông đã mô tả Mosasaurus như một bò sát biển khổng lồ đã tiệt chủng. Cuvier đã là người đầu tiên nghĩ rằng có những sinh vật cổ đã tuyệt chủng!
    William Buckland là giáo sư địa chất đầu tiên của trường đại học Oxford, Anh. Với những bằng chứng có được, ông đã đưa ra sự mô tả đầu tiên về khủng long. Dựa vào những hóa thạch còn lại của quai hàm thấp hơn, răng, đốt sống nào đó, những xương vai và những bộ phận của hông, ông cho rằng Megalosaurus là một con thằn lằn săn mồi khổng lồ. Ông đánh giá rằng con vật này dài khoảng 40 feet và cao 7 feet. Gindeon Mantell là một giám đốc ở miền Nam nước Anh có mối quan tâm về địa chất. Ông và vợ ông tìm thấy và mẩu xương hóa thạch của một con vật mà ông gọi là Iguanodon ("răng kỳ đà", cụm từ này ông dùng để ám chỉ một mẩu xương trông giống răng kỳ đà mà ông cho là một cái sừng trên mũi, nhưng thực ra là cái móng tay cái lớn và nhọn đặc biệt được nó dùng để tự vệ. Ông cũng cho rằng nó là con vật ăn thịt hung dữ đi 4 chân, nhưng giờ đây chúng ta biết rằng chúng cũng có thể đứng thẳng khi lấy thức ăn ở những cành cây cao, và chỉ ăn thực vật).
    Năm 1838, Richard Owen đã đưa ta một danh sách và sự mô tả toàn diện tất cả hóa thạch bò sát nước Anh. Owen đã ra thuật ngữ Dinosaur, có nghĩa là "những con thằn lằn khủng khiếp".
    Trong những năm 1870 có một sự bùng nổ của những loài khủng long mới được biết đến, chủ yếu vì sự cạnh tranh của 2 địch thủ: Edward Cope (1840-1897) và Othniel Marsh (1831-1899). Sự cạnh tranh này đã được gọi bằng cái tên "những cuộc chiến xương"
    Một số hóa thạch tuyệt vời khác được khám phá gần Morrison, Colorado, thành phố Canyon, Colorado, và Como Bluff, Wyoming. Marsh và Cope gửi người tới những vùng này để khai quật hóa thạch. Không may, sự cạnh tranh giữa họ đã dẫn tới việc những hóa thạch bị khai quật vội vã và đôi khi bị phá hủy. Tuy nhiên, họ đã khám phá nhiều khủng long nổi tiếng:Allosaurus, Ceratosaurus, Apatosaurus (Brontosaurus), Diplodocus, Stegosaurus, và Triceratops.
    Về sau, các hóa thạch được tìm thấy khắp nơi trên thế giới cho tới tận bây giờ.
    ------------------------------------------------------------------------------------------
    (ông tiến sĩ gì gì trên viết, Velociraptor dịch nhố nhăng bằng EV Trans và bổ sung, nhân tiện phải cắt bớt một phần vì mỏi tay quá
  4. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/04/3B9DCE48/
  5. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Post dần các link:

    Thời tiền sử của loài người bắt đầu từ khi hình thành giống người sapiens sapiens cách đây khoảng 150 000 ?" 100 000 năm trước cho đến khi có « sử », truyền khẩu rồi chữ viết, cách đây ít nhất là 5000 năm. Trong thời gian ấy đã hình thành một thế giới quan không tự giác, song song với một số công cụ và hình thái của tư duy như ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, thủ công... và song song với những thay đổi trong sinh hoạt xã hội, chủ yếu là từ hình thức săn bắn và hái lượm sang hình thức nông nghiệp và chăn nuôi. Thêm nữa, quá trình ấy lại đồng thời là một quá trình trong đó giống người homo sapiens sapiens toả ra từ châu Phi và chinh phục toàn cầu.

    Trở lại sự hình thành ngôn ngữ
    Ngôn ngữ hai tầng cấu âm (có thể hiểu ngắn gọn như một ngôn ngữ phức tạp, có văn phạm hiển ngôn hay không) là đặc điểm của giống người. Lần trước người viết bài này có khẳng định là đời sống định canh định cư chắc chắn đưa đến một tổ chức xã hội phức tạp, và điều này chỉ có thể thực hiện với một ngôn ngữ có hai tầng cấu âm. Và cũng nhắc lại những nhận định của một số tác giả cho rằng những sinh hoạt đơn giản trong thời săn bắn hái lượm, đi đôi với mật độ dân số rất thưa thớt, chưa chắc đã cần đến một ngôn ngữ như thế. Nhưng sự không cần thiết cũng không đồng nghĩa với không có.
    Tuy nhiên có thể nhìn vấn đề rõ hơn, dựa trên những chứng cớ cụ thể. Luca Cavalli-Sforza, tác giả của [1], là người đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp khảo cổ học, di truyền học và ngôn ngữ học, đã đem lại những bằng chứng hết sức thuyết phục là ngôn ngữ phức tạp ít ra đã có từ khoảng năm -10 000 : các ngôn ngữ (có cùng một số cấu trúc văn phạm và có một số từ cùng gốc) trong hệ Ấn Âu được truyền bá cùng với sự truyền bá của nông nghiệp, cũng như sự truyền bá của những hệ ngôn ngữ khác
    Và hình vẽ dưới đây, theo [2], cho thấy thêm sự truyền bá của ba hệ ngôn ngữ : hệ Ấn Âu có gốc từ ?atal Höyük, hệ Ai cập và Bắc Phi có gốc từ Jéricho, và hệ cổ ngữ của Ấn Độ ?" Pakistan có gốc từ Ali Kosh ; trước khi bị thay thế bởi hệ Ấn Âu. Trong cả ba trường hợp, con đường truyền bá ngôn ngữ cũng là con đường truyền bá nền kinh tế nông nghiệp - chăn nuôi. Vậy chắc chắn ngôn ngữ phức tạp đã có từ trước đây 12000 năm, ít nhất là ở những trung tâm phát triển nông nghiệp đầu tiên.
    Nhưng liệu chúng ta có thể nói gì hơn trên việc các ngôn ngữ phức tạp này đã được truyền đi (nghĩa là thay thế ngôn ngữ bản địa ) song song với nông nghiệp ? Có phải vì ngôn ngữ tại chỗ, trước khi được những người nông dân đến « khai hoá », là đơn giản hơn ; vì tổ chức xã hội đơn giản hơn ? Cũng có thể, nhưng đơn giản tới mức nào ? Hiện không có gì cho phép khẳng định.
    Mặt khác, những nghiên cứu sinh vật học, dựa trên nghiên cứu giải phẫu các bộ xương người sapiens tiền sử, cho thấy khả năng phát âm là rất lớn, vậy có thể tin chắc rằng bộ từ vựng của giống người sapiens đã khá giàu từ 100 ngàn năm nay. Vậy có thể chăng lượng biến thành chất, sự giàu có ấy tất yếu đưa đến một ngôn ngữ có cấu trúc ? Mặt khác bộ óc con người ngày ấy không nhỏ hơn so với hiện nay, và các vùng của bộ óc dùng để xử lý ngôn ngữ cũng đã có rồi. Chính vì dựa trên lý lẽ đó mà Eccles, giải Nobel sinh học, trong [3, chương 4] đã dẫn chứng một số tác giả (mà ông tương đối đồng ý) cho rằng ngôn ngữ phức tạp có thể hiện hữu ngay từ giai đoạn đầu của giống người sapiens. Tuy nhiên, nếu ở đoạn trên đã nói không cần thiết không đồng nghĩa với không có, thì ở đây cũng có thể đối lại : có nền tảng vật chất (tương tự thiết bị tin học) thích hợp với một ngôn ngữ phức tạp (tương tự chương trình tin học) cũng không đồng nghĩa với việc nó thực sự hiện hữu.
    Để khảo sát xa hơn, người viết bài này nhận thấy Eccles đã sử dụng hai phương pháp :
    1 ?" Ông (cùng với triết gia Popper) chia ngôn ngữ ra làm nhiều cấp, chi tiết hơn. Ở tầng cấu âm thứ nhất có hai cấp : cấp một là cấp « triệu chứng » : âm thanh phát ra chỉ như là một triệu chứng của một trạng thái tâm sinh lý nào đó : cười, khóc, gầm gừ... ; cấp hai là cấp « tín hiệu rời rạc » : ở đây có để ý tới đối tượng nhận tín hiệu, nhưng các thông tin rất đơn giản và không liên hệ với nhau. Các loài vật khôn nhất thì đạt được trình độ này.
    Từ cấp ba trở đi là chỉ giống người mới có. Cấp ba, theo Eccles và Popper định nghĩa [3, tr. 97], là cấp mô tả, có thể hiểu như khả năng liên hệ giữa các tín hiệu âm thanh rời rạc, tức là có văn phạm. Cấp bốn cao nhất, như các ngôn ngữ hiện nay, được gọi là cấp « thảo luận », cho phép đối thoại với nhau bằng những luận cứ lôgic. Nhưng cấp ba cũng đi từ giản dị tới phức tạp chứ không phải là một bước đột biến duy nhất. Tóm lại Eccles cho rằng từ 100 000 năm trước ngôn ngữ của giống người đã ở vào bước đầu giản dị của cấp ba, và từ cấp ba đến cấp bốn như ngày nay là một quá trình tiến hoá lâu dài, và quá trình đó chủ yếu là một sự kết hợp giữa di truyền sinh học (gien) và « di truyền văn hoá ».
    2 ?" Kết hợp ra sao ? Đó là quá trình sử dụng những khả năng di truyền để đi tới những hành xử cụ thể có tính quy ước xã hội. Và như vậy thì ngay cấp hai của ngôn ngữ đã có tính « di truyền văn hoá » rồi, vì ánh xạ từ tiếng nói đến cái được biểu thị đã là ngẫu nhiên. Hiển nhiên quá trình học một ngôn ngữ cấp ba rồi đến cấp bốn là quá trình di truyền văn hoá. Không nói đến cấp bốn, là cấp ngôn ngữ cần đến ý thức phản tỉnh, vì vậy cần một quá trình giáo dục và học tập có ý thức suốt tuổi vị thành niên ; quá trình thừa hưởng di truyền văn hoá của ngôn ngữ cấp hai và cấp ba đã diễn ra như thế nào ? Ở đây có vài điểm cần để ý đến :
    a) Nghiên cứu về sự phát triển của bộ não ([4]) cho thấy là giai đoạn phát triển nhanh và quan trọng nhất của bộ não con người, dưới hình thức kết nối các nơron, là từ khi bào thai được khoảng 20 đến 24 tuần, cho tới khi trẻ em được từ hai tới ba tuổi. Đó là giai đoạn bộ óc giao tiếp với bên ngoài ở cường độ rất cao, và mọi bộ phận của não bộ đều phát triển như nhau, trong đó có bộ phận về ngôn ngữ. Hàng triệu kết nối nơron (synapses) được thực hiện mỗi giây . Có lẽ các phụ huynh sắp hoặc vừa có con nhỏ nên để ý đến điều này ; vì đây quả là thời gian tiếp thụ di truyền văn hoá qua tiếng nói và qua những tiếp xúc khác với cha mẹ.
    b) Một sự khác biệt rất quan trọng trong giai đoạn học ngôn ngữ giữa khỉ con và trẻ em (xem [3, chương 4]) là trẻ em có khả năng đặt câu hỏi và cấu tạo các câu mới, mà khỉ thì không có. Có thể coi là đứa trẻ vừa thực hiện một tra vấn thực tại bên ngoài nó, vừa cố gắng mô tả thực tại ấy trong một quá trình mầy mò - sai sửa, với sự giúp đỡ của người lớn. Quá trình học ngôn ngữ cũng là quá trình phát triển ý thức về nhiều mặt.
    c) Ở đây đã manh nha ý thức về một thế giới khách quan bên ngoài con người rồi. Có thể nói chính vì con khỉ hoàn toàn chủ quan nên không phân biệt nó và bên ngoài nó, do đó không cần mô tả và không cần đặt câu hỏi.
    d) Cuối cùng, trong di truyền sinh học người ta thấy quá trình phát triển bào thai cũng là sự tóm tắt của quá trình tiến hoá của loài người trong hàng triệu năm. Vậy nếu suy luận tương tự cho quá trình « di truyền văn hoá » của giai đoạn trẻ em học tập ngôn ngữ thì : phải chăng giai đoạn đó đã tóm tắt quá trình hình thành ngôn ngữ cao cấp (nói chung, không cần phải là một ngôn ngữ cụ thể), và (phần nào) văn hoá của người sapiens từ 100 000 năm trước tới nay ? Có lẽ giả thiết đó hợp lý, còn việc kiểm chứng cụ thể : ở giai đoạn nào của lịch sử, ngôn ngữ trở nên phức tạp tới đâu ? hiện còn vượt quá khả năng của những nhà nghiên cứu
    Mò mẫm - thủ công, nghệ thuật, tôn giáo, và ma thuật
    Đây nói về những sinh hoạt ngoài ngôn ngữ và ngoài bản năng ; ngoài, nhưng không phải là không liên hệ. Nếu không muốn dùng đến những khái niệm rất hiện đại như tôn giáo, nghệ thuật... chắc là rất xa lạ với người tiền sử,thì có lẽ chỉ có thể nói đến những sinh hoạt trong thời gian « rảnh rỗi » là như thế thôi. Khi con người tiền sử không tiêu thời gian hoàn toàn theo bản năng, như ăn, ngủ... hay lao động theo quán tính như trồng trọt, săn bắn... , và cũng chưa có những tư duy thuần tuý dựa trên ngôn ngữ thì anh ta làm gì ? « Chuẩn bị » cho những hành động sắp tới, « rút kinh nghiệm » về những hành động đã qua ? Đã hẳn, nếu không thế sao có thể thay đổi và tiến triển trong sinh hoạt ; nhưng ta vẫn cần tránh cái bẫy của những khái niệm hiện đại, vì hắn làm những việc này như thế nào ? tự giác hay không tự giác ? một cách cô độc hay tập thể ? Với những ngôn ngữ (gồm cả hình ảnh và ngôn ngữ thân thể) nào để đối thoại hay độc thoại về những việc ấy ? Tất cả còn là bí ẩn. Và những tác phẩm bàn về các vấn đề này phần lớn là tư biện và suy diễn, dựa trên những hiện vật câm lặng và dựa trên những quan sát nhân chủng học về các bộ lạc bán khai. Mà những quy diễn hay quan sát này đều không thể tránh khỏi dựa trên những lý thuyết tiên nghiệm, thí dụ như « cấu trúc luận » một thời là chỗ dựa vững chắc, bây giờ hình như đã bị số đông các nhà nghiên cứu nhân chủng học đánh giá lại thấp hơn.
    Vậy chúng ta có thể nói được gì, với những khái niệm hiện đại, một cách đại cương, không đi vào những tư biện sâu rộng, nhưng cũng không quá sai lạc ?
    Trước hết, theo người viết bài này, với người tiền sử thì không có sự đối chọi bệnh hoạn của các thế kỷ 19 và 20 về « nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh ». Nghệ thuật đã có rất sớm, nhưng không tách rời, mà cũng không bị đồng hoá với bất cứ một sinh hoạt « nhân sinh » cụ thể nào. Sau nữa, trong « nhân sinh » thì cũng khó mà tách rời những khía cạnh thủ công mò mẫm với ma thuật, giáo dục, tôn giáo...
    Sau một ngày săn bắn người ta đốt lửa, nướng thịt, ăn uống và nhảy múa để làm gì ? Kể lại cuộc săn như một hình thức giải toả căng thẳng tâm lý ? Truyền lại kỹ thuật săn bắn cho thế hệ sau ? Cầu đảo một thế lực siêu nhiên nào đó cho có nhiều thú rừng hơn ? Làm lại những động tác để khẳng định mình sẽ chiến thắng, một cách ma thuật ? Hay giản dị là những vui thú của bản năng tính dục đã thăng hoa thành nghệ thuật nhảy múa trong điều kiện những rào cản xã hội đã hình thành rồi ? ... Có lẽ có tất cả những điều ấy, nếu nhìn với con mắt duy lý. Nhưng có lẽ không thể biết điều gì là chủ đạo, và có thể bản thân những người nhảy múa cũng không biết, nhảy múa là nhảy múa thôi.
    Nhưng còn điều nữa cũng thú vị : ở đây con người đã vẽ con người lên vách đá trong một sinh hoạt tập thể. Những hình âm bản của nhiều bàn tay, có tại nhiều nơi khác nhau, là một bí ẩn khác đã có từ 30 000 năm trước.
    Vậy xin mỗi người tự do suy luận và tư biện theo sở thích và sở học của chính mình. Ở đây chỉ xin đưa ra vài hiện vật rất thú vị nữa của người xưa để lại, bằng chứng câm lặng tuyệt diệu, gợi cảm và kích thích suy nghĩ.
    Một thí dụ lạ lùng là cái gậy phóng lao (propulseur), tìm lại được khá nhiều, có từ khoảng 20 000 năm trước. Một cái gậy tìm thấy ở Mas d''Agil (Ariege, Pháp), một di chỉ muộn hơn thế vài ngàn năm ; mà cái đầu gậy chạm hình con nai con đã được phóng to làm trang trí ở đầu bài này. Con nai rất sinh động nhìn về cái đuôi gậy nơi có con chim nhỏ đậu. Hai chi tiết tuyệt đẹp và rất công phu này hoàn toàn vô ích. Nhưng có thực thế ? hay nó chuyên chở ước mong là cái lao sẽ bắn đúng vào con nai thực mà người đi săn nhắm tới ? Thế còn con chim ?
    Về mặt hiệu quả thì chiếc gậy phóng lao là một công trình « kỹ thuật » tuyệt vời : bằng cách đẩy cây lao ở đầu cuối, với góc độ giữa gậy và lao thay đổi được, cây lao luôn giữ được quỹ đạo rất thẳng, không bị ảnh hưởng do vòng quay của cánh tay cầm lao nếu như không có nó. Thêm nữa khoảng cách từ vai đến lao dài hơn làm tăng quãng thời gian trong đó lực của người phóng được chuyển sang lao. Tóm lại đây là một phát minh đơn giản mà vô cùng khoa học, làm tăng sức mạnh và độ chính xác của cây lao (có thể giết thú ở độ xa 50 m, trong khi nếu phóng tay không thì 50 m là lao đã rơi xuống đất rồi). Người ta không thể không liên tưởng đến một phát minh rất đẹp khác của người thổ dân Úc Châu là chiếc boomerang, cũng hoạt động theo những nguyên tắc khoa học khá phức tạp mà người dùng nó không thể hiểu, nhưng với may mắn và mầy mò thủ công, vẫn sáng tạo ra được và nhận thức được tính ưu việt của nó. Gậy phóng lao hiện vẫn còn được dùng tại một số bộ lạc
    Bây giờ ta lại xem một hình vẽ trên vách đá cho thêm thích thú (trích [6, tr.8], chụp trong động Niaux, Ariège, Pháp). Những hình vẽ trên vách đá ở nhiều nơi của cuối thời đồ đá cũ nói chung rất hiện thực và rất đẹp. Nhưng chúng không phải là những « tác phẩm nghệ thuật » theo nghĩa chỉ để trưng bày cái đẹp. Vì giản dị là đa số những hình này được vẽ trong hang động sâu tối tăm, phải đốt đèn lên mà vẽ, mà xem (đèn bằng đá lõm chứa mỡ, tìm thấy nhiều ở dưới đất những nơi này). Vì vậy chỉ vào vẽ và xem ở những dịp quan trọng ; tập tục ma thuật để cầu mong mùa săn nhiều thú ? Lễ nghi có tính tôn giáo với những con thú đuợc thần linh hoá ?
    Nếu để ý đến những mũi tên vẽ trên hình bò cổ (bison) thì có thể thiên về giả thuyết trước hơn ; và biết đâu đây có thể là những lớp học cho người trai ở buổi lễ trưởng thành (rite de passage) biết phải đâm lao vào đâu trên con thú ? Như là một thứ cửu dương chân kinh dấu kín trong hang động để chỉ truyền cho người có đủ công lực.
    Không có nhiều chỗ để nói về nguồn gốc của nghệ thuật, vì vẫn phải khẳng định đây là nghệ thuật. Chỉ xin tóm gọn là người ta đã thấy rằng những hình vẽ hay nét khắc đầu tiên của con người là dựa trên những nét lồi lõm đầu tiên trên đá. Vậy có thể giả thiết có một số bước nhảy vọt trong tư duy như sau : trước tiên người ta mơ hồ có mô hình của những con thú trong đầu, mô hình trừu tượng đó ngẫu nhiên gặp phải những nét hơi giống nó trên đá, thế là nó đuợc phóng ra, được tô đậm và tô điểm thêm. Rồi đến buớc sau nữa người ta ý thức được rằng mình có thể ánh xạ tự do cái mô hình trong đầu vào vách đá. Nhưng có lẽ ý thức đó chỉ đến được trong những hoàn cảnh tâm lý và tâm linh đặc biệt khi đầu óc bị kích thích cao độ, những hoàn cảnh có tính cách ma thuật hay tôn giáo. Vậy ngay từ đầu nghệ thuật (không chỉ nghệ thuật, và điều này vẫn tồn tại) đã là một hình thức tư duy trong đó khách quan và chủ quan, tính thực dụng và tính siêu hình được trộn lẫn mật thiết. Điều này hiện nay vẫn còn là cản trở trong tư duy khoa học.
    Tham khảo :
    [1]Gènes, peuples & langues (travaux du Collège de France) ; Luca Cavalli-Sforza; nxb Odile Jacob 1996.
    [2]Les langues du monde ; hồ sơ đặc biệt của tạp chí « Pour la Science » ; tháng 10, 1997 ; tr. 63, bài của Colin Renfrew : La dispersion des langues Indo-Europeennes.
    [3]Evolution du cerveau et création de la conscience (dịch từ nguyên bản tiếng Anh , 1989) ; John C. Eccles ; nxb Flammarion, 2002.
    [4]Le développement de la connectivité célébrale, trong : Gènes et Culture ; Symposium annuel du Collège de France, dir. J.P. Changeux ; nxb Odile Jacob 2003.
    [5]La religion des origines (dịch từ nguyên bản tiếng Ý, 1995) Emmanuel Anati, nxb Bayard, 1999.
    [6] La vie des hommes de la préhistoire ; Brigitte & Gilles Delluc ; nxb Ouest-France, Rennes 2003.
    [7] Les origines de la pensée ; Marcel Otte, nxb Mardaga, Belgique 2001.
  6. nikita_nguyen

    nikita_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    o dau co mon khung long xao lan?cac su huynh chi giup cho
    toi nay may thang ban than qua doi nhau,ma chua co do nham ne!!
  7. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Món ấy thì không có nhưng nếu thèm trứng thì đến Heyuan:
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Heyuan - ngôi nhà của khủng long
    Thành phố ở tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc đã chính thức được trao danh hiệu "Ngôi nhà của khủng long ở Trung Quốc" hôm 10/4, tại một cuộc hội thảo cổ sinh vật học quốc tế.
    Cuộc hội thảo mang tên Khủng long Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên ở Heyuan, với sự tham gia của 40 nhà cổ vật học đến từ Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Canada và Bỉ.
    Theo giáo sư Zhao Zikui tại Viện Cổ sinh vật học và Nhân chủng học, hoá thạch trứng khủng long được khai quật ở Trung Quốc chiếm 1/3 tổng số trên toàn cầu.
    Giáo sư Louis Jacobs tại Mỹ nhận định, đặc điểm địa chất của Heyuan có tác dụng đặc biệt trong việc bảo tồn các quả trứng hoá thạch và đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu khủng long châu Á.
    Heyuan cũng đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness sau khi người ta tìm thấy 10.008 quả trứng khủng long hoá thạch ở đây. 8 bộ xương khủng long hoá thạch và 168 dấu chân khủng long cũng đã được phát hiện tại khu vực, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước.
    Hoá thạch tìm được ở Heyuan đều thuộc kỷ Phấn trắng muộn, 65 triệu năm trước. Trong số đó, có 7 bộ là thành viên của họ chim ăn thịt Heyuannia huangi.
    Năm ngoái, thành phố đã ký một hợp đồng trị giá 1 tỷ nhân dân tệ (121 triệu USD) với công ty Guangsheng để xây dựng một công viên khủng long trong vòng 5 năm. Mục đích của công viên nhằm phản ánh các cuộc khai quật và thành tựu nghiên cứu, cũng như tạo nền tảng cho việc giáo dục và phổ biến khoa học, bên cạnh việc là một khu vui chơi giải trí.
  8. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện thú ăn mối thuộc kỷ Jura
    Cùng lúc những con khủng long khổng lồ dạo bước khoảng 150 triệu năm trước, thì một loài thú to bằng chuột cống cũng lon ton khắp nơi để tìm mối ăn.
    Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy hoá thạch của một loài thú mới ở Colorado và cho biết nó giống như con tatu, chuyên ăn sâu bọ. Loài thú nhỏ này được đặt tên là Fruitafossor windscheffelia, xuất hiện cách đây hơn 100 triệu năm, trước cả tổ tiên của loài ăn mối ngày nay. Nhưng nó lại chẳng liên quan gì với những con vật sống hiện đại.
    Những gì tìm thấy chứng tỏ các loài thú ăn kiến, tatu và những loài chuyên đào bới côn trùng đã phát triển kỹ năng chuyên dụng của mình nhiều lần trong lịch sử phát triển, một hiện tượng được gọi là sự tiến hoá hội tụ.
    Tiến sĩ Zhe-Xi Luo và John Wible tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh cho biết chân và những chiếc răng hõm của Fruitafossor giống như của một số loài ăn mối ngày nay. "Sự giống nhau về răng của Fruitafossor với những con tatu ngày nay cho thấy bữa ăn của chúng bao gồm mối, một số loài côn trùng, loài không xương sống và thậm chí cả thực vật".
    Mối và họ hàng gần gũi của nó là gián đã tiến hóa hàng triệu năm trước khi Fruitafossor ra đời. Giống như loài ăn kiến, Fruitafossor có răng giống hình chiếc ống dùng để hút và nuốt chửng con mồi. Bàn chân 4 ngón của nó chứng tỏ nó chuyên cào bới đất. Có từ kỷ Jura muộn, con vật có thể đã sống cùng những con khủng long khổng lồ như thằn lằn bay, stegosaurus và allosaurus.
    Tên của nó được lấy từ thị trấn Fruita, Colorado, nơi người ta tìm ra hoá thạch. Fossor để chỉ hành động hay đào bới. Windscheffeli là để ghi nhớ Wally Windscheffel, người đã phát hiện ra mẫu gốc holotip.
  9. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, F_C post thêm hình!
    Hoá thạch trứng khủng long ở Heyuan.

  10. Bagia_noel2910

    Bagia_noel2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi,trước đây tôi nghe người ta tranh luận T''rex là loài máu nóng hay máu lạnh.Không biết thế nào???Còn nói về sự tuyẹt chủng của khủng long,tôi biết người ta còn đang tranh cãi mà.Liệu có thực là do thiên thạch gây ra không ?
    Tôi còn câu hỏi nữa.Ai cũng biết biến cố kỉ Creat làm khủng long biến mất.Nhưng trước đó còn nhiều biến cố khấc thậm chí làm tuyệt chủng đến 90% giống loài trên trái đất lúc bấy giờ.Nguyên nhân là do đâu ? có phải do khí hậu biến đổi không ?

Chia sẻ trang này