Khí acetilen . Khí acetilen (C2H2). Cho mình hỏi về cách tạo khí C2H2 từ CaC2. Và khí này (C2H2) nặng hay nhẹ hơn không khí ? Và khí trong bong bóng bay là khí gì .? Chân thành cảm ơn.
Chỉ cần quẳng CaC2 vào nước là khí bay lên vùn vụt luôn. Chả biết giờ họ còn bán đất đèn không. Nhưng nên cẩn thận vì mùi của thằng đất đèn rất là tởm và nguy hiểm khi điều chế C2H2. Khí trong bong bóng hay dùng là khí hidro. Hồi học phổ thông chúng nó có trò nghịch dại trong ngày khai trường: lấy quả bóng bay dùng để treo cờ hoặc khẩu hiệu và đốt vào cái cờ đó. bay được một lúc nó bén lên bóng bay và nổ chả khác gì pháo cối cả. Khí C2H2 nhẹ hơn không khí.
Cách đây 4 chục năm trước, khi chưa chiếm được SaiGon, thì ở Hải Phòng có nhà máy làm đất đèn. Đất đèn là sản phẩm trong lò điện phân Vôi Sống và Than Cốc. Công nghệ đòi hỏi kỹ thuật nhiệt độ cao, cường độ giòng điện thật lớn. Đất đèn rất rẻ . Ngày Tết tôi làm một khẩu súng thần công bằng ống nứa to, đầu bịt sắt cho khỏi toác, trên thân ống gần cuối có vo một lỗ nhỏ chừng 2 ly đường kính. Trước khi bắn, thì đổ nước vào tráng ống, rồi giốc đổ nước ra . Sau đó bỏ một cục đất đèn bằng đốt ngón tay vào lắc vài vòng rồi đổ ra . Châm đóm lửa vào lỗ vo thì súng nổ to như pháp Tết. Cục đất đèn cứ mỗi lần súc lắc trong ống ướt nhì nhỏ đi một chút, cũng bắn được vài chục phát thần công chẳng chết ai cả, mà lại vui Tết. Không khí thường gồm 1/5 Oxy và 4/5 Nitơ. Hình như phân tử lượng Nito là 13*2=26 còn Oxy là 18*2=32 . Vậy phân tử lượng trung bình của không khí là (26*4 + 32*1)/5= (104+32)/5= 136/5=27.2 Phân tử lượng Acetilen là 14*2 + 1*2 = 30. Vậy Acetilen nặng hơn không khí . Hình như ở nhiệt độ thường và áp suất thường thì các loại khí có mật độ phân tử bằng nhau, mỗi phân tử gam chiếm 24 lít, nên trọng lượng riêng của chất khí có thể tính ra theo phân tử lượng của nó . Trên đây là những con số nhớ lại hơn 4 chục năm trước, nên có thể không đúng . Dù sao, bạn có thể dựa vào cách suy luận, chỉ thay con số đúng trong bảng tuần hoàn vào, thì có được kết luận đúng chính xác. Còn bóng bay thì nạp bằng hơi Hydro, cho hơi nước đi qua ống có mạt sắt nung nóng để sắt cướp Ôxy của nước, mà còn Hydro. Công nghệ này rất nguy hiểm, dễ cháy, dễ nổ. Vì thế, người ta thích xài hơi Hêli hơn.
@ Acom: Hic, cái này bạn cứ học cho thuộc định lý Avogadro là biết mà: Khí C2H2 có M = 26g/mol, vậy sẽ nhẹ hơn không khí một chút (M = 29g) Khí trong quả bóng bay là Hêli (Helium - He) @ Keitel: Nếu mình nhớ không nhầm thì người ta thôi dùng Hydro cho khí cầu & bóng bay từ lâu lắm rồi, vì nguy hiểm, và đắt hơn loại khí dùng để thay thế là Heli nhiều. Thêm nữa cái vụ C2H2 điều chế từ đất đèn có mùi khủng hoảng là do các thành phần khác được tạo ra cùng đất đèn như H2S, PH3(hình như thế...) chứ bản thân C2H2 thì em nó không có tội tình gì đâu, không những thế còn có mùi hơi thơm thơm cơ. @ bác Codep: Nitơ có khối lượng phân tử 28g/mol còn Carbon có khối lượng nguyên tử là 12g/mol bác ạ, vậy tính theo tỉ lệ (80-20) như bác thì không khí sẽ có M = 28.8g/mol (thực tế thì bà con hay lấy M = 29g/mol) còn C2H2 là 26g/mol Được deadskinmask sửa chữa / chuyển vào 21:08 ngày 04/01/2009
Cám ơn bạn đã chỉnh lại các con số . Còn lò nấu đất đèn đã có giảng trong sách Hoá cho học sinh lớp 8 tôi học hơn 4 chục năm trước . Các bạn trẻ hơn thì nhớ được công thức, còn lò thì là lò đứng, ở VN thì hỏi trẻ con cho mượn sách Hoá chừng nửa tiếng là đọc xong rất kỹ . Tôi ở Mỹ mà con còn nhỏ chưa học Hoá, nên cũng lười không tìm hiểu.
Sẵn nói một ý tưởng có liên quan tới GT VT cái. Giao thông bằng khinh khí cầu là phương tiện rất hay và hữu dụng. Có lẽ chúng ta nên giảm tải cho đường bộ bằng phương tiện hàng không này...Thêm được tính văn hóa và du lịch...
Tôi không biết có chuyện này . Tôi biết có vài tai nạn khí cầu ngày xưa xài khí Hydro . Bây giờ khí cầu ở Mỹ để đi chơi, đốt nóng bằng xăng dầu . Tôi nghĩ rằng xài khí cầu làm vận tải có lẽ lãi ít vì nó chỉ đi theo chiều gió. Khi ngược gió, thì nó lại ngồi xe lửa, xe hơi. Ở ViệtNam, vận tải sông nước chi phí năng lượng rất thấp, mà khối lượng hàng lại cao. Năng lượng chủ yếu thắng sức cản của nước, tuỳ thuộc muốn nhanh hay chậm. Còn đường nước thì rất phẳng, không hao tổn mấy năng lượng . Ví dụ đi từ Hà Nội đến Thái Bình thì đi xuống không tốn năng lượng, coi như đổ dốc, nhưng đi ngược, thì lên cao vài ba mét mà thôi. Nếu chờ đợi được thuỷ triều, thì còn đỡ được độ cao đi ngược này. Thuỷ triều mạn bể có thể cả mét nước, nhưng ở Hà Nội thì chỉ vài chục centimet thôi.
Khí trong bóng bay là C2H2, em xem họ bơm bóng bay rồi, họ toàn dùng đất đèn thôi, họ không dùng khí Heli đâu, vì khí này mấy ông thôi bóng bay chưa đủ trình để điều chế, còn nếu dùng hidro thì bóng sẽ xẹp đi nhanh chóng sau vài tiếng vì kích thước phân tử Hidro nhỏ, nó sẽ chui qua khoảng cách giữa các phân tử polyme làm bóng bay.