1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHI BÁO CHÍ LÊN TIẾNG !!!!

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi motthoang_hn02, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    KHI BÁO CHÍ LÊN TIẾNG !!!!

    Các bạn thân mến !
    Tôi mạo muội lập topic này với mong muốn mọi người hãy cùng nhau chia sẻ thông tin,những bài viết các bạn sưu tầm được hoặc do chính các bạn viết ra(đã được đăng tải trên các báo ) - đề cập đến mọi vấn đề của XH (chúng ta hãy cùng đọc và cùng suy ngẫm )
    Dưới đây là 1 bài viết tôi mới nhất mà tôi sưu tầm được về chính quê hương Cao Bằng của các bạn :

    Cô gái người dân tộc Tày tên là Đinh Thị Ánh thuộc diện đẹp nhất nhì cái xóm Vạc Sìn, xã Vân Trình, huyện Thạch An (Cao Bằng). Thế nhưng, tự nhiên sau một trận ốm, cô gái ấy có dấu hiệu của người mắc bệnh tâm thần, nói năng lảm nhảm, chạy lung tung khắp nơi. Theo như đồn thổi của một số người trong xóm thì do Ánh yêu một người thanh niên rồi bỏ nên bị anh ta dùng "ma gà" làm hại.
    Thương con gái, nhưng vốn cũng chỉ là những người dân miền núi hạn chế về sự hiểu biết nên bố mẹ Ánh đã tìm cách mời một ông thầy cúng "ma gà" có tiếng trong vùng đến chữa trị cho con gái với giá 2 triệu đồng. Đó là thầy cúng Nông Siêu Khìn, nhà ở Slằng Pét, thị trấn Đông Khê (Cao Bằng).
    Thực ra, Nông Siêu Khìn chưa học hết cấp 1, nhưng vốn là người lười lao động nên đã nghĩ ra cách tự xưng là thầy cúng để kiếm tiền dựa trên sự hạn chế hiểu biết và mê tín dị đoan của những người dân ở vùng sâu, vùng xa.

    Theo như tìm hiểu của chúng tôi, ở một số nơi thuộc vùng miền núi Cao Bằng người ta vẫn tin vào chuyện xuất hiện của "ma gà". Họ quan niệm rằng người nào có "ma gà" sẽ "nhập" được vào những người yếu bóng vía hơn, khiến người kia bị nổi hạch ở nách, khi bóp vào hạch đó sẽ kêu lên tiếng nói giống "ma gà". Hay khi người có "ma gà" thù ghét gia đình nào đó, họ chỉ cần nghĩ trong đầu là trẻ con nhà đó khóc ngằn ngặt, lợn gà bỏ ăn?

    Đây chỉ là quan niệm mang màu sắc mê tín dị đoan nhưng một số người cứ nhìn thấy hiện tượng na ná như vậy là kết luận người nào đó bị "ma gà" ám vào? Và họ lại mất tiền để mời những thầy cúng như Nông Siêu Khìn về đuổi "ma gà" đi.

    Buổi lễ đuổi "ma gà" mà thầy cúng Khìn thực hiện tại nhà Ánh cũng hết sức quái dị. Trước bàn thờ hương khói nghi ngút với ê hề thịt gà, thịt lợn?, thầy cúng Khìn rung chuông, gõ lục lạc và hò hét nhăng nhít thần chú là những điều gì đó mà chẳng ai nghe rõ lời. Sau đó, thầy Khìn lấy tàn hương, tro ở bàn lễ hoà vào nước lã và mang mấy viên thuốc gì đó bắt Ánh uống. Khi cô gái không uống, Khìn ra lệnh cho mọi người giữ chặt lấy em, cạy miệng, đổ thẳng thứ nước đen ngòm, bẩn thỉu và mấy viên thuốc nhố nhăng ấy vào miệng em. Sau trò này, Khìn lấy 18 que hương đốt cháy đùng đùng hua hua sát người Ánh từ đầu xuống chân, thi thoảng lại thổi tạt lửa vào người em.
    Chưa hết, vì quan niệm người bị "ma gà" sẽ nổi hạch ở nách nên "thầy" cứ sờ nắn khắp người Ánh, không có hạch ở nách thì anh ta tìm ra hai "cục thịt" của con gái nổi lên ở gần nách của em và bảo đó là nơi "ma gà" trú ngụ. Túm lấy những "cục thịt" ấy, Khìn dùng kim châm lấy châm để, rồi dùng bó hương đang nghi ngút cháy hơ sát vào vết châm, mặc cho Ánh gào khóc vì đau đớn. Thi thoảng, Khìn lại vỗ mạnh vào người em hoặc dùng cán chổi vụt vào những chỗ mà thầy nghi là có "ma gà".

    Buổi lễ quái đản này kéo dài từ trưa hôm trước đến tận hôm sau, khiến Ánh liên tục ngất xỉu. Đến 22h đêm thì Ánh lại ngất. Thấy vậy, thầy cúng Khìn dùng bó hương đang cháy gí sát vào mũi em xông khói để thay hô hấp cấp cứu. Khói hương nghi ngút càng khiến cô gái yếu đi. Đến khi Khìn "hô hấp" đến bó hương thứ 3 thì em Ánh chỉ còn thoi thóp, rồi lịm hẳn đi?
    Trưa ngày thứ 3, khi thấy Ánh càng nguy kịch hơn thì gia đình và Khìn mới đưa em đến Trạm xá xã để cứu chữa, sau đó chuyển tiếp em lên bệnh viện huyện Thạch An nhưng không kịp nữa. Theo các bác sỹ ở bệnh viện huyện Thạch An thì Đinh Thị Ánh mắc chứng rối loạn thần kinh, nếu chữa trị kịp thời thì chỉ sau mấy tháng là khỏi. Vậy mà, theo kết luận của Tổ chức Giám định pháp y của tỉnh Cao Bằng, cô gái đã chết do cách chữa bệnh bằng "xông khói", đánh đập, châm kim vào cơ thể liên tục trong nhiều ngày khiến toàn cơ thể em bị bỏng nặng, trong khí quản cũng bị tổn thương. Thật đau xót và oan uổng!

    Cúng cho đến khi em Ánh chết, gia đình cô gái mới như bừng tỉnh. Thực ra họ thuê thầy cúng Khìn về chữa trị cũng mong cứu được đứa con gái thân yêu. Nay việc chữa trị bằng cúng bái đó đã không những không cứu được con gái họ, mà nó còn khiến em vĩnh viễn ra đi ở cái tuổi đẹp nhất của thời con gái. Cũng giận mình kém hiểu biết, tin vào những điều mê tín nhảm nhí, nhưng họ vô cùng hận gã thầy cúng đã chữa trị lừa bịp, gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình họ nên đã làm đơn tố cáo với Công an tỉnh Cao Bằng.

    Sau khi thu thập các tài liệu chứng cứ và làm các thủ tục giám định khoa học, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Cao Bằng đã tiến hành bắt giữ thầy cúng Nông Siêu Khìn. Tại cơ quan Công an, gã thầy cúng bịp bợm này vẫn tìm cách cãi cùn, cho rằng mình đã đuổi được con "ma gà" ra khỏi cơ thể em Ánh, nhưng vì giai đoạn sau đưa lên bệnh viện, các y bác sỹ không biết cách điều trị tiếp nên con "ma gà" đã quay lại giết chết nạn nhân?

    Cho dù chối tội bằng cái lý chẳng giống ai ấy, Nông Siêu Khìn cũng không thể thoát được tội trạng của mình trước những tài liệu và chứng cứ khoa học mà cơ quan Công an đã có được. Ngày 18/9, lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh cho biết, hiện đã kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Cao Bằng đề nghị truy tố bị can Nông Siêu Khìn về tội "hành nghề mê tín dị đoan".

    Thiết nghĩ, bên cạnh những hình phạt thích đáng dành cho những kẻ bịp bợm kiếm tiền như thầy cúng Nông Siêu Khìn, các đoàn thể, chính quyền địa phương cần có biện pháp tuyên truyền, giải thích cho nhân dân, đặc biệt ở những bản làng vùng sâu, vùng xa hiểu về những hiện tượng "mê tín dị đoan" không có thật như "ma gà"? để từ đó không tin theo và không phải gánh những hậu quả nghiêm trọng như trên, thế mới giải quyết được cái gốc của vấn đề.
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Gian lận thi ngay sát phòng Bộ trưởng Giáo dục
    Ngày 11/9, trong buổi thi ngoại ngữ tuyển công chức của Bộ GD-ĐT, hai thí sinh, một vị khách cùng Trưởng phòng Tổng hợp của Bộ đã bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi. Biên bản kỷ luật được lập ngay tại Phòng Tổng hợp, sát bên phòng Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
    Ông Hoàng Gia Khiêm, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT cho biết, đây là vụ tiêu cực không thể bỏ qua. Bất kỳ ai vi phạm quy chế thi cũng bị xử lý.
    Hai thí sinh bị lập biên bản vi phạm quy chế thi là chị Hoa (em ruột bà Đào Thị Bình, Trưởng Phòng Tổng hợp Bộ GD-ĐT) và anh Việt, bạn chị Hoa.
    Trong thời gian làm bài thi ngoại ngữ, chị Hoa cho biết bị nhức đầu và xin phép giám thị được ra ngoài, sau đó cùng bạn mình là anh Việt (cũng là một thí sinh trong đợt thi tuyển này) đến thẳng phòng chị gái là bà Đào Thị Bình. Tại đây, đã có một vị khách và cả ba cùng trao đổi với nhau thì bị bắt gặp và lập biên bản.
    Vụ vi phạm quy chế thi hy hữu và trắng trợn này được phát hiện bởi một lý do rất đơn giản. Sáng 11/9, một thí sinh tham dự kỳ thi này đang công tác tại Nam Định điện thoại thông báo cho bà Bình biết đang đưa vợ đi cấp cứu và xin hội đồng thi tuyển cho phép được thi buổi khác.
    Để giải quyết việc này, ông Hoàng Gia Khiêm phải xin ý kiến Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng và khi bước vào Phòng Tổng hợp, nơi bà Bình làm việc, để báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng thì bắt gặp 2 thí sinh cùng một vị khách đang trao đổi với nhau.
    Ông Hoàng Gia Khiêm cho biết, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ phải sớm có văn bản báo cáo về vụ việc này. Việc 2 thí sinh cùng bỏ phòng thi đến nơi người thân đang làm việc là vi phạm nghiêm trọng cần phải xử lý. Vụ Tổ chức cán bộ hiện đang tập trung làm rõ người khách trong phòng bà Bình là ai, có liên quan gì đến việc thi cử của 2 thí sinh Hoa và Việt hay không?
    Theo báo cáo ban đầu của bà Bình thì đó là chị Bùi Thị Hiền, con gái thầy hiệu trưởng của bà Bình ở Thái Bình đến chơi. Thông tin này đang được xác minh. Vụ việc sẽ được báo cáo lãnh đạo bộ vào tuần tới.
    Theo Nhóm PV Giáo dục
    Người Lao Động
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thủ tướng chỉ đạo thu hồi kinh phí du học đã cấp cho nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển
    Ngày 15/9/2006, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao đã ký văn bản số 148/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng *************** về việc ông Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đi học nâng cao trình độ tiếng Anh tại Vương quốc Anh.
    Ngày 13/9/2006, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng *************** đã chủ trì cuộc họp để nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao báo cáo về việc ông Nguyễn Minh Hiển, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đi học nâng cao trình độ Tiếng Anh tại Vương quốc Anh; ý kiến của các Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng và các Bộ trưởng Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh.
    Thủ tướng Chính phủ đã kết luận chỉ đạo như sau: Việc dùng ngân sách nhà nước (từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo cán bộ tại cơ sở nước ngoài do Bộ GD-ĐT quản lý, gọi tắt là Đề án 322) cho ông Nguyễn Minh Hiển đi học nâng cao trình độ tiếng Anh 6 tháng tại Vương quốc Anh là không phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT. Việc làm không đúng này đã gây bất lợi trong dư luận.
    Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông báo việc làm không đúng này đến ông Nguyễn Minh Hiển và chỉ đạo thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại Ngân sách nhà nước (kinh phí của Đề án 322). Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc này.
    TTXVN
  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Một phóng viên bị bắt vì nhận hối lộ 10.000 USD
    Lực lượng nghiệp vụ của Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (Bộ Công an) đã bắt quả tang ông Nguyễn Hùng Sơn, phóng viên của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp (cơ quan chủ quản là Phòng Thương mại - công nghiệp VN), đang nhận tiền từ một doanh nghiệp đêm 17/9.
    Hôm qua 18/9, Cục Bảo vệ an ninh kinh tế đã thông báo vụ việc của phóng viên Sơn tới ban biên tập báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Cùng ngày cơ quan này đã tiến hành các thủ tục khám xét bàn làm việc của ông Sơn tại tòa soạn báo (số 9 Đào Duy Anh) và nhà riêng ở tổ 31 phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    Thông tin ban đầu cho biết ông Nguyễn Hùng Sơn bị bắt quả tang khi đang nhận số tiền 10.000 USD từ tổng giám đốc Công ty vận tải Hải Âu (tỉnh Hải Dương) tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy.
    Trước đó, xuất phát từ công việc được giao, phóng viên Sơn đã có thông tin về một số vấn đề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Hải Âu và có hành vi vòi vĩnh đòi tiền. Sau đó, Công ty Hải Âu đã chấp thuận đưa tiền để dàn xếp, đồng thời trình báo cơ quan công an. Phóng viên Nguyễn Hùng Sơn sinh năm 1969, tốt nghiệp Phân viện Báo chí - tuyên truyền năm 1996, đã có khoảng 10 năm hoạt động trong nghề báo.
    Theo Đăng Trần
    Báo Tuổi Trẻ
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Ủng hộ Topic, Khi báo chí nên tiếng:
    Tính toán hài nhỉ
    [​IMG]
    Nhầm chuồng:
    [​IMG]
    Cái này ở Việt nam gọi là "bà chị":
    [​IMG]
    Sheva có 1 mục tiêu rất "lợn":
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. 2109

    2109 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.799
    Đã được thích:
    0
    vừa hay vừa hài hihi
  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Đổi con lấy trâu cày
    Một số cặp vợ chồng vì muốn có trâu cày ruộng đã đem con ruột bán cho người lạ, thậm chí đổi lấy trâu dắt về. Công an xã không can thiệp, lại còn thu "lệ phí bán con". Tỉnh Hà Giang đang nhức nhối nạn bán trẻ em.
    Vì nhà nghèo lại đông con nên Vương Văn Thắng (ở thôn Thống Nhất, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì) muốn bán đi đứa con trai út là Vàng A Ngó, 11 tháng tuổi, lấy tiền mua ngô giống. Biết Vàng Chỉn Tờ người cùng thôn hay đi chợ Nàn Xỉn, Trung Quốc, Thắng bảo Tờ nếu gặp người muốn mua trẻ em thì dắt về giùm.
    Một lần đi chợ Nàn Xỉn, Tờ đã dắt hai nam, một nữ người Trung Quốc có nhu cầu mua trẻ em về nhà Thắng. Trước sự có mặt đông đủ mọi người trong gia đình, vợ chồng Thắng đã làm giấy bán con lấy 4,2 triệu đồng. Trong vụ này, Tờ được trả công 50 nghìn đồng tiền môi giới. Biết chuyện vợ chồng Thắng bán con, Vàng Diu Phù và Long Đức Minh là công an viên của xã Bản Phùng đến nhà Thắng thu 200 nghìn đồng nói là tiền "lệ phí bán con" của gia đình Thắng.
    Cũng vì muốn có tiền mua trâu cày bừa, hai gia đình Vương Hữu Sinh và Lý A Vả, đều ở Bản Phùng đã tìm đến Tờ, nhờ bán giúp hai đứa con nhỏ. Do trước đó có sangchơi nhà Sùng Dìn Chúi ở Túng Quá Lìn, Mã Quang (Trung Quốc) nên Tờ biết Chúi đang muốn mua trẻ em về làm con nuôi (vì đã già nhưng chưa cưới được vợ).
    Nhận được thông tin từ Tờ, Chúi đã cùng hai người Trung Quốc nữa vượt biên trái phép sang Việt Nam, nhờ Tờ dẫn đến nơi có trẻ nhỏ bán. Và cuộc ?ođổi chác? giữa hai món ?ohàng? với một bên là trẻ em, còn bên kia là trâu đã diễn ra trước sự có mặt đông đủ của những người trong gia đình. Sau cuộc mua bán, hai gia đình đã có hai con trâu để cày ruộng, còn ba người Trung Quốc bế hai đứa trẻ đi. Song họ mới bước chân về nước đã bị công an Trung Quốc phát hiện.
    (nguồn Vnexpres.net:)
  7. haynhinthangvaosuthat

    haynhinthangvaosuthat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    1.485
    Đã được thích:
    0
    HỘI CHỨNG "CHẬP MẠCH" Ở GIẢNG ĐƯỜNG
    Cứ đêm đến là Minh, một sinh viên Đại học Y, mang chăn màn ra giặt; về đến phòng thì toàn nói chuyện không đầu không cuối, bắt mọi người phải nói với mình. Đến năm thứ ba, Minh phải nghỉ học với chẩn đoán suy nhược thần kinh.
    Học năm thứ 3 Đại học Y, Minh (quê Hà Tây) mong chờ ngày đêm để có thể biến ước mơ từ thuở nhỏ là làm bác sĩ thành hiện thực. Ngày Minh có tin trúng tuyển đại học Y, cả làng đến chúc mừng với ánh mắt tự hào xen lẫn ngưỡng mộ, thèm khát. Vậy mà sau 3 năm, bố mẹ cậu đau đớn nhận giấy báo của nhà trường: Mời gia đình lên đón con về chữa bệnh vì Minh có triệu chứng thần kinh không ổn định, không thể tiếp tục theo học.
    Bác sĩ chuẩn đoán Minh bị suy nhược thần kinh, không làm chủ được hành vi của mình. Bạn bè cùng phòng biết chuyện lâu rồi, ai cũng thương và cố gắng giúp đỡ cậu nhưng không được.
    Gia đình Minh phải đưa con về nhà chữa trị, xin bảo lưu kết quả học một năm. Đến đầu năm học này, cha mẹ Minh lại lên xin nhà trường cho cậu bảo lưu thêm một năm nữa vì bệnh tình chưa thuyên giảm, mặc dù Minh vẫn một mực nói mình không sao, lúc nào cũng đòi lên lớp.
    Trường hợp của Hưng, sinh viên khoa điện tử Đại học Mở, thì khác. Đang học năm thứ 2 thì mọi người phát hiện ra Hưng có bệnh về thần kinh. Không ồn ã, không hành động kỳ quặc như Minh, Hưng khá lặng lẽ, cứ đi về như một cái bóng, chẳng nói chuyện với ai. Mọi người cho rằng Hưng bị bệnh trầm cảm cho nên ai cũng cố gắng bắt chuyện với cậu, tạo môi trường cho cậu được giao tiếp.
    Nhưng có nói chuyện, mọi người mới vỡ lẽ Hưng có vấn đề thực sự. Cậu có khi không nhớ nổi con đường từ trường về đến nhà mình, có hôm đi học đến nửa buổi mới tới nơi, mồ hôi nhễ nhại, thở hổn hển, vào lớp ngồi một chút lại đứng dậy đi về, thầy hỏi cũng không phản ứng gì, cứ thế ra cửa về. Thầy chỉ còn biết lắc đầu "khổ quá thôi". Ra đến cửa cậu ta ngoảnh lại nhìn thầy cười, rồi đi thẳng.
    Sinh viên trường Y còn truyền tai nhau mãi về một "câu chuyện cười": Một sinh viên nữ trong giờ thực hành đã có một hành động bất thần, làm tất cả mọi người choáng váng. Cô xé toạc bộ quần áo đang mặc trên người mình. Chính cô sau này khẳng định là không biết tại sao mình làm như thế, chỉ có thể nói được rằng tại thần kinh phải làm việc quá sức cho phép.
    Thầy Hoàng Thắng, Phó phòng đào tạo Đại học Bách Khoa, cho biết, mỗi năm, trường có khoảng 10 sinh viên xin bảo lưu kết quả học tập vì mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, nghĩa là cứ khoảng 2.000 sinh viên bình thường thì có một sinh viên thần kinh không ổn định.
    Trung, sinh viên Bách Khoa hồn nhiên: "Những trường hợp như vậy đầy rẫy. Muốn tìm những sinh viên ''''''''dây đồng dây nhôm'''''''' thì cứ lên các lớp cử nhân tài năng mà hỏi. Khóa nào chẳng có vài đứa. Trượt vào đâu được".
    Nguyên nhân?

    Tiến sĩ Vũ Diễn, Trưởng phòng công tác chính trị sinh viên, Đại học Y Hà Nội, một chuyên gia thần kinh, cho rằng: "Thông thường sinh viên hay nói với nhau rằng học nhiều quá nên thần kinh mới bị quá tải như vậy. Thực ra thì đấy cũng là một trong các nguyên nhân. Nhưng lật lại vấn đề ta sẽ thấy, tại sao cùng chương trình đào tạo ấy, bao nhiêu thế hệ đã học qua vẫn có rất nhiều người không làm sao cả, thậm chí còn có những người còn học rất nhiều chuyên ngành, đôi khi các chuyên ngành đó không hề liên quan gì đến nhau mà họ vẫn không bị làm sao, vẫn khỏe mạnh và nghiên cứu bình thường.
    Trước khi bước vào năm học mới, các sinh viên đều phải trải qua các kỳ kiểm tra sức khỏe. Với quy cách kiểm tra sức khỏe như hiện nay thì thật khó phát hiện ra các hiện tượng lâm sàng của bệnh về thần kinh. Thông thường, các bệnh này chỉ được phát hiện sau một thời gian sinh viên đã học tập tại trường.
    Việc phát hiện bệnh lý rất khó khăn còn vì những sinh viên này thường cố giấu bệnh hoặc không biết mình bị bệnh. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ thì họ sẽ không có biểu hiện gì nhiều để người ngoài có thể phát hiện. Phải nói chuyện, tiếp xúc thật nhiều mới thấy dấu hiệu không bình thường ở họ".
    Theo con số thống kê không chính thức, số sinh viên tại các trường thuộc khối ngành khoa học tự nhiên có tỷ lệ mắc các chứng bệnh về thần kinh nhiều hơn so với các các khối ngành khác. Theo thầy Hoàng Thắng thì nguyên nhân của tình trạng này cũng xuất phát từ đặc thù của ngành học.
    Các ngành học thuộc khối tự nhiên cần có bộ não thật khỏe mạnh, ổn định. Chính vì thế, trong quá trình học tập, sinh viên phải có sự tập trung cao độ, tư duy cả chiều sâu lẫn chiều rộng, có vậy mới bao quát được vấn đề. Khi sinh viên không đáp ứng được, lượng kiến thức thông thường sẽ trở thành quá tải, gây ra các áp lực không thể tránh khỏi về thần kinh.
    Thầy Vũ Diễn, nhận định rằng, nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là áp lực từ phía gia đình các em. Đây là hậu quả để lại từ các năm trước. Cha mẹ không đánh giá đúng năng lực của các em, hoặc cố tình bỏ qua do mong muốn con mình phải làm được như con người ta mà không nghĩ rằng sức con mình chỉ có đến thế.
    Các em cố gắng hết sức để thi vào trường đã là kỳ tích. Và khi phải gồng mình lên để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp cùng các bạn khác thì lúc ấy hậu quả là khó lường. Lúc đó, không chỉ có bản thân các em phải chịu khổ mà cả gia đình, nhà trường và xã hội cũng bị thiệt thòi.
    Các sinh viên mắc chứng bệnh tổn thương về thần kinh đều được bảo lưu kết quả học tập, sau khi chữa khỏi bệnh vẫn có cơ hội đi học tiếp. Thời gian bảo lưu không quá nửa so với thời gian học. Nghĩa là nếu học trường Y học trong 6 năm thì sinh viên bảo lưu về vấn đề sức khỏe không được quyền nghỉ quá 3 năm. Đó là quy chế chung cho tất cả các trường.
    Song thực tế, đa số các bạn mắc căn bệnh này thường không còn khả năng theo tiếp ngành nghề của mình. Cá biệt có những trường hợp có chứng nhận là khỏi bệnh, nhưng vào học thì nợ chương trình rất nhiều, học tới mấy năm mà không lấy được bằng.
    Lời khuyên mà tiến sĩ Vũ Diễn dành cho gia đình các học sinh là: Hãy có cách đánh giá xu hướng nghề nghiệp cho con em mình từ khi còn nhỏ và nên quan tâm đến những nguyện vọng, mong muốn của các em nhiều hơn. Nếu một học sinh có khả năng tư duy lô gíc, phù hợp với lao động trí óc thì có thể khuyến khích các em học theo chuyên ngành mình thích.
    Cũng có những em không có khả năng làm việc trí óc hiệu quả, nhưng lại rất khéo léo trong một lĩnh vực nào đó thì không nên bắt buộc các em phải theo học những chuyên ngành mà phụ huynh mong muốn.
    Khi mà xã hội còn nặng tâm lý trọng thầy khinh thợ, đồng nghĩa với việc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp do sức ép từ gia đình hoặc từ chính bản thân các em, thì vẫn còn nhiều những câu chuyện đứt gánh giữa đường như vậy.

    Theo Sinh Viên Việt Nam
    (Nguồn: Tuoitre online)
  8. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Phá Thai Bằng..... Que
    Để giải quyết "khối sầu nhân thế" cho khách, bà Tình dùng một que gỗ xốp, mềm dài khoảng 10cm, rộng chừng 1cm đã phơi khô được bà luồn vào tử cung người mang thai. Khi ấy, "bệnh nhân" có đau đớn, có gào thét thì cũng đã... quá muộn!
    Cuối tháng 5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải cấp cứu một ca bệnh khó. Bệnh nhân là chị Bùi Thị Thịm ở xóm Cai, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn. Chị Thịm được bệnh viện tuyến huyện chuyển lên do bị băng huyết, nhiễm trùng tử cung rất nặng. Tiếp nhận bệnh nhân, sau khi hội chẩn, các y bác sỹ đã quyết định cắt bỏ hoàn toàn tử cung của chị.

    Đến giờ, ca cấp cứu nhớ đời ấy đã trôi qua gần 4 tháng nhưng chị Thịm vẫn còn suy sụp. Nguyên nhân của tất cả những kinh hoàng trên là bởi chị bồng bột nghe theo mọi người đến "cơ sở y tế" của bà lang Tình (tên thật là Bùi Thị Ẻ) ở xóm Cọi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) để nhờ bà dùng que... giải quyết cái thai đã hơn 5 tháng trong bụng của mình...
    "Thần y" và "kỹ nghệ" phá thai độc nhất vô nhị
    Lần theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trong vai một người đang dấm dúi tìm "thần y" để giải quyết "cục nợ" của cô em họ hư hỏng, chúng tôi tìm về Lạc Sơn, nơi có bà lang từ xưa đến nay vẫn có biệt tài phá thai bằng kỹ nghệ lạ lùng ấy. Cách thị trấn Vụ Bản chừng nửa cây số, nhà bà Tình ở khuất sau những con ngõ ngoằn ngoèo của một làng người Mường còn nhiều nghèo khó.
    Vòng vo hỏi thăm, người thân của bà Tình cho biết, bà ở ngoài chòi canh cá ở ngay sát thị trấn chứ không ở nhà. Ra đó, khách khứa tìm đến để... giải quyết sẽ thuận tiện hơn chứ không mỏi mắt tìm nhà như ở trong làng.
    Theo lời chỉ dẫn ấy, chúng tôi vòng lại thị trấn. Và, cũng chỉ mất vài lời hỏi thăm nữa, chúng tôi đã tìm thấy "cơ sở y tế của thần y" nằm khuất sau vườn sắn um tùm, chênh vênh trên vệt mòn độc đạo. "Thần y" đang có khách. Đó là hai phụ nữ tuổi chừng 40, một người có chiếc bụng cũng đã lùm lùm. Thấy người lạ, chừng xấu hổ, những vị khách ấy tản ra ngoài vườn sắn, nhường chiếc giường cọt kẹt chất cả đống chăn màn, quần áo khét lẹt cho tôi và "thần y" trò chuyện.
    Tuổi đã xấp xỉ 70 nhưng xem chừng "thần y" vẫn còn lanh lợi lắm. Bà nói, cười phe phé. Mới ngồi được vài phút tôi đã thấy chóng mặt bởi những lời quảng cáo trên giời dưới biển có một không hai của bà. Bà bảo, "kỹ thuật" phá thai của bà đã nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang đến cả... nước ngoài.
    Chính bởi nổi tiếng thế nên ngôi lều nhỏ bé của bà đã là... điểm đến của rất nhiều khách hàng ở Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Phú Thọ, thậm chí còn có cả... người Trung Quốc (theo lời "thần y"). Ấy là chuyện đã diễn ra cách đây vài tháng trước. Còn giờ, bà bảo bà đã "rửa tay gác kiếm" bởi chính quyền địa phương đã... cấm không cho làm.
    Chẳng là sau khi đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh về, chị Bùi Thị Thịm ở Tân Mỹ đã thành thật thú nhận với mọi người rằng, sở dĩ chị lâm vào cảnh ngộ tai ương đó là tại lang Tình làm bậy. Những lời ấy đã đến tai những người có trách nhiệm và họ nói là sẽ phạt rất nặng nếu bà còn tiếp tục làm.
    "Thần y" vừa đây đẩy từ chối vừa ném về tôi cái nhìn dò xét. "Bắt" được "mạch" ấy, tôi đứng dậy làm bộ rầu rĩ ra về. Thế nhưng, chưa ra khỏi cửa, "thần y" đã gọi giật lại: "Nếu bà làm cho thì phải giấu kín cho bà nhé!". "Dạ, vâng, cháu sẽ đưa nó lên vào buổi tối!". "Không cần buổi tối, lên lúc nào cũng được! Nhưng nếu có chuyện gì thì đừng bảo bà làm nhé!". "Vâng, thế có phải mang theo thuốc bổ gì không ạ?". "Không cần mà, bà có thuốc hết rồi!".
    "Thế làm có lâu lắm không?". "Nhanh lắm mà! Hút xong điếu thuốc là có thể về được rồi!". "Thế hết bao nhiêu tiền để cháu còn về bảo nhà nó chuẩn bị?". "Dưới 3 tháng là 200 nghìn đồng! Trên 3 tháng thì cứ cộng thêm tiền vào. Mỗi tháng là 100 nghìn nữa!". "Vâng ạ! Chiều nay cháu đưa nó lên ngay! A, nhưng nó chửa to lắm rồi không biết có làm được không?". "To thế nào mà không làm được! Bảy, tám tháng bà cũng làm cho ra hết, yên tâm!". "Vâng, nhà cháu biết ơn bà nhiều lắm, rõ khổ!".
    Cơ quan chức năng: Bất lực!
    Rời "cơ sở y tế" của bà Tình, chúng tôi ngược ngay lên Phòng Y tế huyện Lạc Sơn, cách đó vài trăm mét. Ngay khi bắt đầu cuộc trao đổi, ông Nguyễn Đình Hoàn, Trưởng phòng Y tế huyện khẳng định, cách thức phá thai của bà lang Tình là hoàn toàn phản khoa học, không thể chấp nhận, thậm chí là phạm pháp. Theo ông Hoàn, bà Tình không học qua một lớp y thuật nào. Trước đây, nhà bà cũng không hề hành nghề bốc thuốc chữa bệnh như những bà lang khác ở đất Hòa Bình. Phá thai bằng que, bà chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian.
    Nhiều lần tìm hiểu, ông Hoàn được biết, để giải quyết "khối sầu nhân thế" cho khách, bà Tình thường dùng một que gỗ xốp, mềm dài khoảng 10cm, rộng chừng 1cm. (Que gỗ đó lấy từ thân cây gì thì không ai được biết). Khi có khách đến làm, que gỗ đã được phơi khô đó được bà luồn vào tử cung người mang thai. Khi ấy, "bệnh nhân" có đau đớn, có gào thét thì cũng đã... quá muộn!
    Theo ông Hoàn, trước năm 2000, "kỹ nghệ" dùng que triệt phá những "khối nợ tình", ngoài bà Tình còn có 2 "thần y" nữa. Thế nhưng, bởi bị kiểm tra gắt gao, lại liên tiếp bị "bệnh nhân" bắt vạ nên 2 "thần y" kia đã "vội bỏ cuộc chơi". Không có bất kỳ một công cụ y tế nào hỗ trợ, lại thêm "tác nghiệp" trong môi trường chật chội, mất vệ sinh nên năm nào cũng có đến hơn chục trường hợp bởi phá thai ở "cơ sở y tế" của bà Tình mà bị nhiễm trùng, băng huyết phải đến Trung tâm Y tế huyện chạy chữa, cấp cứu...
    Về việc nạo phá thai, theo quy định, Bệnh viện huyện chỉ nhận những ca dưới 3 tháng tuổi, còn trên 3 tháng phải chuyển về Bệnh viện tỉnh, thậm chí về bệnh viện tuyến Trung ương. Dân Lạc Sơn và một số huyện xung quanh còn nghèo, không có tiền để đi tỉnh, về Hà Nội nên muốn phá bỏ cái thai đang lớn dần trong bụng, họ đã tặc lưỡi đánh liều...
    Ngày 15/6, Phòng Y tế huyện Lạc Sơn đã có buổi làm việc với UBND xã Yên Phú về việc làm trái phép của bà Tình. Tại buổi làm việc đó, đại diện UBND xã đã hứa sẽ giáo dục, tuyên truyền để bà Tình chấm dứt việc làm phản khoa học của mình.
    Ngay sau buổi làm việc đó, ngày 23/6, bà Tình đã có bản cam kết gửi UBND xã Yên Phú là thôi không hành nghề phá thai nữa. Thế nhưng, khi cam kết trên còn chưa ráo mực thì bà Tình lại ngứa nghề, tiếp tục sử dụng "kỹ nghệ" kinh hoàng của mình để... kiếm tiền mỗi khi có khách. Và, khi UBND huyện vẫn chưa có những hành động cụ thể thì ở dưới chòi cá, cách đó vài trăm mét, "dịch vụ" phá thai bằng que của bà Tình vẫn tới tấp khách vào ra
    (Theo Công an nhân dân)
  9. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Bắc Kạn: Hai ngày 03 người chết và 03 người bị thương nặng do TNGT trên QL3
    * Mô tô gây tai nạn do chạy quá tốc độ.
    Khoảng 9 giờ 20 phút ngày 06/01/2007, tại Km 140+700 QL3- thuộc địa phận xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng.

    Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn.(Ảnh Bùi Khiêm)

    Xe mô tô biển kiểm soát 97FA-0087 do Hà Sĩ Hùng, sinh năm 1971 trú tại tổ 10B phường Đức Xuân điều khiển, đèo sau là Đặng Đình Thu sinh năm 1978 trú tại tổ 16 phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn chạy hướng Bắc Kạn ?" Thái Nguyên đã đâm vào xe mô tô chạy ngược chiều mang biển kiểm soát 20F5-3784, người cầm lái là anh Đào Duy Minh, sinh năm 1956, trú tại phường Đồng Quang- Thái Nguyên, ngồi phía sau là chị Hoàng Thị Lan- vợ anh Minh.
    Hậu quả vụ tai nạn khiến 02 người điều khiển mô tô chết ngay tại chỗ, 2 người ngồi sau bị thương nặng. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng xác định: do anh Hùng vào cua chạy quá tốc độ nên gây tai nạn./.
    * TNGT nghiêm trọng do va vào dải phân cách.
    Vào khoảng 17 giờ 30 phút, ngày 07/01/2007, tại đường Phùng Chí Kiên, thuộc khu vực tổ 8 phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn, xe mô tô mang biển kiểm soát 97F4 ?" 9430 do anh Nguyễn Văn Tám, sinh năm 1982, thường trú tại thôn An Lạc, xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ điều khiển, ngồi sau xe là anh Nguyễn Văn Nghĩa, sinh năm 1988, thường trú tại xã Đồng Thịnh (huyện Yên Lập, Phú Thọ), xe đi từ hướng Thái Nguyên về Thị xã Bắc Kạn đã va vào dải phân cách.
    Hậu quả của vụ tai nạn khiến anh Tám chết ngay tại chỗ, anh Nghĩa bị thương nặng phải đi bệnh viện cấp cứu. Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra để xác định rõ nguyên nhân. Theo thông tin ban đầu: Hai anh Tám và Nghĩa mới ở Phú Thọ lên Bắc Kạn làm nghề lao động tự do được gần một tuần. Hết giờ làm việc, trên đường về thì bị tai nạn./.
    theo Bích Ngọc- Bùi Khiêm ( báo điện tử Bắc kạn)

  10. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Bắc Kạn: Sụt đất dân hoang mangCập nhật: 11/1/2007
    (BKĐT) -Cuối tháng 12 năm 2006, một số hộ dân thuộc thôn Pàn Xả, Lương Thượng, Na Rì (Bắc Kạn), phát hiện nền nhà xuất hiện vết nứt nhỏ chạy dài. Ban đầu họ nghĩ đơn giản là do mùa khô, vật liệu làm không tốt nên xảy ra tình trạng đó. Nhưng khi mua xi măng về hàn những vết nứt thì thấy xuất hiện nhiều vết nứt khác to và rộng hơn, không rõ nguyên nhân, nhiều hộ dân thấy hoang mang.

    Đám ruộng của gia đình ông Ma Văn Bảo, thôn Pàn Xả, Luơng Thượng, Na Rì bị sụt một hố có đường kính khoảng 5 đến 7m.

    Ông Ma Văn Côn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Lương Thượng (Na Rì) cho biết: Hiện tượng sụt, nứt nhà và ruộng xảy ra từ ngày 28 tháng 12 năm 2006, lúc đầu chỉ là những vết nứt nhỏ ở nền nhà của 3 hộ dân và một số chân ruộng, đến chiều 30 tháng 12 năm 2006, hiện tượng nứt và sụt đất ruộng lớn hơn.
    Tại đám ruộng của nhà ông Ma Văn Bảo, ông Nông Thiêm Thỏ, thôn Pàn Xả hình thành những hố sụt lớn, hố lớn nhất có đường kính khoảng 5 đến 7 m, sâu khoảng 3 đến 5 m. Ngoài ra đất ruộng khu vực này hình thành nhiều vết nứt chạy dài, tuyến kênh mương Khuổi Lịa bị sụt và nứt vỡ, nguồn nước bị hút vào điểm mương sụt.
    Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm 2007, số nhà dân thuộc thôn Pàn Xả bị nứt nền nhà tăng lên. Theo báo cáo của xã đến chiều ngày 10/01/2007, đã có gần 20 hộ có nhà và đất ruộng bị nứt và sụt, phạm vi xảy ra hiện tượng này khoảng 10 nghìn m2. Chiều 05/01/2007, gia đình ông Hoàng Văn Quận, thôn Pàn Xả đã phải di dời người và tài sản đến nhà họp thôn. Được biết nhà ông Quận vừa được hỗ trợ theo Chương trình 134 của Chính phủ để làm nhà, niềm vui vào ở nhà mới chưa đầy một năm, nay gia đình ông phải di dời đến nhà họp thôn để trú tạm.
    Tuyến mương Khuổi Lịa, thôn Pàn Xả, Luơng Thượng, Na Rì bị nứt, sụt
    Bà Hoàng Thị Biên, vợ ông Quận vẻ mặt thẫn thờ kể: gần chục ngày nay gia đình bà sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ, có những đêm đang ngủ thấy hiện tượng nhà rung, đồ vật trong nhà đổ và vết nứt giữa nhà ngày càng to, bà choàng dậy ôm con chạy ra ngoài.
    Cách nhà ông Quận khoảng 60m, nhà ông Bế Văn Tính đang chuẩn bị làm nhà mới, nhưng hiện nền nhà bị nứt, trong khi vật liệu làm nhà đã chuẩn bị đầy đủ chờ ngày dựng.
    Trường hợp gia đình bà Dương Thị My, vết nứt ở móng và nền nhà rộng từ 5 đến 7 cm, có thể thò tay xuống các vết nứt. Những vết nứt không chỉ xảy ra ở khu vực đất ruộng và các nhà dân, mà tuyến đường QL279 đoạn qua thôn Pàn Xả cũng xuất hiện.
    Trước tình trạng nứt và sụt lún tại khu vực thôn Pàn Xả, chính quyền địa phương đã cho di dời những hộ dân có nhà nứt nguy hiểm đến chỗ an toàn.
    Theo ông Hoàng Văn Giáp ?" Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì, cho biết: Trước mắt địa phương sẽ hỗ trợ cho hai gia đình bị thiệt hại nặng mỗi hộ 5 triệu đồng và giúp họ ổn định cuộc sống. Đồng thời tiếp tục rà soát, thống kê tình trạng nứt và lún sụt tại khu vực này để có phướng án khắc phục, tránh những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản có thể xảy ra.
    Về nguyên nhân xảy ra tình trạng sụt, nứt đất tại khu vực thôn Pàn Xả chưa có kết luận của ngành chức năng, tuy nhiên theo người dân địa phương thì hiện tượng sụt, nứt trên là do tác động của việc khai thác vàng tại khu vực này.
    theo Lý Dũng ?" Xuân Lâm , báo BẮC KẠN ĐIỆN TỬ
    9http://www.baobackan.org.vn/detail.asp?news_id=7447&cat_id=6)

Chia sẻ trang này