1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHI BÁO CHÍ LÊN TIẾNG !!!!

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi motthoang_hn02, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gaumeodangyeu

    gaumeodangyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Bắc Kạn: Học sinh THCS không biết đọc, biết viết
    Cập nhật: 15/1/2007
    Chuyện học sinh Trung học cơ sở không biết đọc, biết viết mà Đài truyền hình Việt Nam đưa tin mới đây đã làm xôn xao dư luận trong toàn quốc. Sự thật đáng buồn này lại một lần nữa xảy ra ngay trên địa bàn Bắc Kạn.
    Vở viết của em Lý Hý Trân(sinh năm 1993), học sinh lớp 6A,trường THCS Vân Tùng, huyện Ngân Sơn

    Ngay sau khi có thông tin một số em học sinh trường THCS Vân Tùng, huyện Ngân Sơn không biết đọc, biết viết, chúng tôi đã tìm đến gia đình anh Lý Kim Cương, trú tại thôn Nà Bốc, xã Vân Tùng, phụ huynh của em Lý Hý Trân(sinh năm 1993), học sinh lớp 6A.
    Qua trao đổi với người thân trong gia đình mọi người đều cho rằng trình độ của em rất kém. Trân không thuộc diện trẻ thiểu năng trí tuệ, sức khoẻ tốt, có chăng là nghịch nghợm quá đà. Để khẳng định, chúng tôi làm một cuộc trắc nghiệm nhỏ là cho em đọc lại một đoạn văn trên tờ báo Gia đình Xã hội, ngay chữ ?o Tôn? (trong bài viết có tiêu đề: Tôn vinh những điển hình trong sự nghiệp DS-GĐ& TE) em cũng chỉ đọc ra chữ ?otốt? mặc dù được nhắc lại nhiều lần và chỉ ra từng chữ cái.
    Về chữ viết em chỉ có thể viết được họ tên mình và ghi lại những gì cô giáo viết trên bảng(copy). Kiểm tra vở viết của học kì I (năm học 2006-2007) mỗi quyển vở chỉ có chừng 4-6 trang viết. Em trả lời: không biết đọc và cũng không viết được.
    Còn em La Văn Trình(sinh năm 1994), trú tại Khu I, xã Vân Tùng là học sinh lớp 6 C cũng trong tình trạng như thế. Khi chúng tôi đưa ra số báo Chủ nhật ngày 3/10/2004 có một tin với tiêu đề ?oBắc Giang, Cà Mau đề ra chương trình thực hiện kết luận hội nghị TƯ 10?? thì em đọc Cà Mau thành ?oCa Mua?, kết luận thành ?okể thuật?, còn lời dẫn của bài phông ?oCổ Loa, điểm hẹn du lịch hấp dẫn? phần lời dẫn của bài viết chỉ có khoảng trên 70 từ nhưng em cũng phải đọc hết chừng hơn 10 phút mà tỷ lệ phát âm sai đến vài chục phần trăm(có sự chứng kiến của cô giáo chủ nhiệm Nông Thị Nang). Trở lại học sinh Trân, cô giáo chủ nhiệm cũng thừa nhận học lực của em quá yếu.
    Có ý kiến cho rằng lực học không bằng cả trẻ đang học lớp 1, bởi các em học lớp 1 vẫn biết đọc, biết viết, dẫu rằng có thể hơi chậm?Theo như thông tin chúng tôi được biết tại trường THCS tuy không đến mức như các em vừa nêu trên nhưng có một số học lực rất kém so với trình độ tương đương.
    Cùng với Ban giám hiệu nhà trường giở lại những trang học bạ đã có ký xác nhận của giáo viên, dấu đỏ của hiệu trưởng những năm em Trân, Trình học tiểu học. Hầu hết các môn học đều đạt ở mức trên 5,0 điểm, cá biệt học kì I năm học 2001-2002 em Lý Hý Trân được xếp loại học lực giỏi. Ngay như năm học vừa qua, tất cả các môn đều xếp trên 5,0 có môn đạt ở mức trung bình 7,6 điểm. Đối với học lực của La Văn Trình trong năm học 2005-2006, tất cả các môn học đều ở mức trên 5,3 điểm, có một số môn trung bình trên 8,0 điểm?.
    Dư luận đặt câu hỏi rằng: Tại sao tại một trường, được coi là trường điểm ở cấp tiểu học của huyện Ngân Sơn mà chất lượng giáo dục lại đạt thấp đến như vậy mà hằng năm số học sinh có học lực yếu, kém vẫn được lên lớp? Phải chăng đó là kết quả của một quá trình giáo dục chạy theo thành tích hay chúng ta cần phải nhìn nhận lại trình độ, đạo đức của người giáo viên?
    Câu trả lời đó dành cho những người có trách nhiệm làm công tác quản lí giáo dục tỉnh Bắc Kạn! ./.
    Đào Hùng ( báo Bắc kạn ĐT)

  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Xuyên rừng núi đá Hảo Nghĩa
    Thời gian gần đây tình hình khai thác gỗ nghiến ở vùng này để làm thớt trở lên bức xúc. Lâm tặc hoành hành, tổ chức hoạt động tinh vi, khiến nhiều lúc lực lượng kiểm lâm và ngành chức năng cũng ?obó tay?.
    Xã Hảo Nghĩa (Na Rì) là địa phương còn diện tích rừng núi đá khá lớn. Với 1,7km rừng núi đá có gỗ quý hiếm giáp ranh với xã Thiện Hoà (Bình Gia - Lạng Sơn). Thời gian gần đây tình hình khai thác gỗ nghiến ở vùng này để làm thớt trở lên bức xúc. Lâm tặc hoành hành, tổ chức hoạt động tinh vi, khiến nhiều lúc lực lượng kiểm lâm và ngành chức năng cũng ?obó tay?. Mới đây, nhân dịp chuyến khảo sát thực tế của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTTN tại Bắc Kạn, chúng tôi đã có dịp xuyên rừng núi đá Hảo Nghĩa để chứng kiến những cây gỗ nghiến có đường kính hàng mét bị lâm tặc chặt hạ.

    Gian nan vượt rừng núi đá
    8 giờ sáng, đoàn chúng tôi bắt đầu từ trụ sở xã Hảo Nghĩa xuất phát, dẫn đoàn ngoài cán bộ kiểm lâm địa bàn còn có hai thanh niên địa phương và Chủ tịch UBND xã. Men theo con đường mòn, qua những bãi ngô chúng tôi luồn sâu dần vào rừng. Đường mòn ngày một khó đi hơn, dốc cao và tức hơn, vượt qua những mỏm đá tai bèo, chênh vênh chúng tôi phải rón rén từng bước chân, không cẩn thận là xảy ra tai nạn. Hơn một tiếng leo núi, xuyên rừng đoàn công tác tự phân ra thành ba tốp, tốp khoẻ đi đầu, tốp trung bình đi giữa và tốp yếu đi cuối, tiếng nói chuyện thưa dần, những chai nước dần hết, những vật dụng mang theo trên người cũng trở lên nặng nề, thỉnh thoảng tốp đi trước lại hú lên vài tiếng để tín hiệu cho tốp đi sau khỏi bị lạc.
    Càng đi sâu vào rừng, chúng tôi thấy mình thật nhỏ bé trước bạt ngàn rừng núi đá tự nhiên, trên những vách đá là những cây gỗ cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tán lá rộng vi vu trong gió sớm, những cây nghiến thân trắng dựa vào những vách núi đá chênh vênh như thách thức với thời gian. Chúng tôi không rõ là những cây nghiến ở đây có từ bao giờ, nhưng chắc cũng vài trăm năm tuổi. Hơn hai tiếng vượt rừng, mọi người trong đoàn hầu như đã thấm mệt, để động viên mọi người anh Học - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Na Rì, nói to mọi người cố lên, sắp đến điểm có nghiến bị lâm tặc chặt hạ rồi. Không biết từ ?osắp? của anh nói tương ứng với đoạn đường dài bao nhiêu, nhưng sao đi mãi không đến. Trời âm u, những hạt mưa rừng lất phất, đường đi trở lên khó đi và trơn trượt, vắt rừng nhảy lách tách, một số người trong đoàn bị vắt cắn, máu chảy ra cổ chân. Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, dựa vào thân cây ven rừng gạt 5 con vắt đã căng máu, đang bám ở cổ chân xuống đất, nhìn anh đã thấm mệt. Đi chừng 200m, rẽ xuống một khe núi đá, chỉ dây leo và bụi rậm, đoàn công tác đến được điểm cây nghiến đầu tiên bị lâm tặc chặt hạ.
    Cuộc chiến với lâm tặc
    Anh Triệu Lực - Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Khu vực này có 18 cây nghiến bị lâm tặc chặt hạ, một số cây lâm tặc đã chế biến thành thớt và vận chuyển ra khỏi rừng, một số cây mới chặt hạ, chưa kịp vận chuyển thì bị lực lượng Kiểm lâm phát hiện. Nhiều cây nghiến khá to bị lâm tặc chặt hạ, nhưng vì tâm nghiến không lệch, không làm thớt được, nên chúng bỏ ngổn ngang trong rừng.
    Tình hình phá rừng nghiến tại địa bàn này khá bức xúc, diễn ra từ giữa năm 2006 đến nay, lực lượng kiểm lâm tổ chức nhiều đợt truy quét nhưng mỗi lần ra quân là lâm tặc đều phát hiện. Qua tìm hiểu thực tế, hầu hết tại các điểm xung quang khu vực đều có các trạm thông tin, lâm tặc còn thuê người dân địa phương để vận chuyển thớt và thông tin cho chúng mỗi khi phát hiện kiểm lâm tuần tra. Mặt khác, mỗi khi lực lượng kiểm lâm ra quân và xuất phát từ phía Bắc Kạn phải luồn rừng gần 3 giờ đồng hồ mới tới điểm lâm tặc chặt nghiến, trong khi đó đi từ phía xã Thiện Hoà ( Bình Gia ?" Lạng Sơn) chỉ mất gần một tiếng, vì thế khi kiểm lâm đến nơi chúng đã rút an toàn.
    Anh Lực cho biết thêm, mới đây, lực lượng kiểm lâm tỉnh cùng với lực lượng kiểm lâm địa phương ra quân truy quét, tổ chức hai tổ công tác, một tổ xuất phát từ phía Bắc Kạn, tổ thứ hai do anh trực tiếp dẫn đầu, xuất phát đi theo quốc lộ 279, phía huyện Bình Gia để chặn đầu, nhưng khi đến vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, thuộc địa phận xã Thiện Hoà thì bị lâm tặc dải đinh, thủng lốp xe ô tô.
    Cuộc chiến với lâm tặc còn gian nan và phức tạp, lâm tặc phá rừng ngày càng tổ chức tinh vi, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng và chưa thực sự phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc giữ rừng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ đối với các địa phương bạn, đặc biệt là với chính quyền vùng giáp ranh.
    Mới đây, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chuyến khảo sát và làm việc với Bắc Kạn về việc quản lý và bảo vệ rừng. Dịp này, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và ngành kiểm lâm đã đề xuất nhiều ý kiến giải pháp bảo vệ rừng núi đá, khu rừng nghiến ở những vùng giáp ranh. Theo đó, đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo ngăn chặn tình hình buôn bán thớt nghiến ở các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn. Vì khi còn tình trạng buôn bán thớt nghiến sang Trung Quốc thì lâm tặc còn tìm mọi thủ đoạn để phá rừng. Cùng với đó, Bắc Kạn và Lạng Sơn cần sự phối hợp tốt hơn nữa trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, chính quyền các địa phương các vùng rừng giáp ranh. Mặt khác, xây dựng kế hoạch giao rừng núi đá đến từng hộ dân, có cơ chế để nhân dân khai thác hợp lý, tạo điều kiện cho nhân dân vùng có rừng núi đá có thể sống và phát triển nhờ rừng, tạo sự gắn bó của họ với rừng. Có như vậy thì rừng mới được bền vững, bảo vệ ổn định lâu dài./.

    theo Xuân Lâm( báo điện tử bắc kạn)

  3. dunong

    dunong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Không phủ nhận vai trò của báo chí nhưng nhiều khi các bác nói phét wa, nhiều khi làm công cụ tuyên truyền cho bọn xấu. Báo chí bây giờ nhiều tiền là có thể mua chuộc được cho nên hay làm méo mó sự thật. Nói chung là chẳng ghét cũng chẳng ủng hộ.
  4. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Rừng Thắm Làng kêu cứu
    Núi Thắm Làng, thuộc thôn Nà Làng, xã Yên Hân (Chợ Mới) có hang động đẹp và hệ động, thực vật phong phú. Tuy nhiên trong nhiều tháng nay, nạn khai thác lâm sản trái phép đã và đang khiến rừng gỗ quý nơi đây bị tàn phá nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân.
    Khi lâm tặc hoành hành
    Ông Lộc Văn Vi- Chủ tịch UBND xã Yên Hân cho phóng viên biết: Tình trạng khai thác trái phép gỗ nghiến tại núi Thắm Làng bắt đầu rộ lên từ tháng 7/2007. Thường thì lâm tặc hoạt động vào ban đêm, từ tối hôm trước cho tới 5 giờ sáng hôm sau. Dịp Tết Nguyên đán 2008 vừa qua, lâm tặc hoành hành dữ dội, thậm chí chuyển sang khai thác cả vào ban ngày. Đây phần đông là người các xã lân cận. Vì hám lời, nhiều người dân chính trong thôn Nà Làng cũng đi vác gỗ thuê cho lâm tặc. Mỗi vai gỗ khoảng 2 đến 3m, người vác thuê được trả từ 10.000 đến 20.000 đồng, vác mỗi hộp gỗ dài 4m xuống ngay chân núi được trả công 30.000 đồng. Đây là số tiền khá hấp dẫn cho công việc không mấy khó khăn, bởi từ đỉnh núi Thắm Làng xuống nơi tập kết phía chân núi chỉ khoảng 500m. Theo quan sát của chúng tôi, người tham gia vác gỗ có cả phụ nữ và thanh thiếu niên. Sau khi xuống núi, gỗ sẽ được các đầu nậu vận chuyển phân tán bằng nhiều loại phương tiện, đi đường rừng sang xã Bình Văn, Quảng Chu rồi xuống Thái Nguyên. Thậm chí vận chuyển bằng đường liên xã ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
    Sau khi trao đổi nội dung làm việc, lãnh đạo xã Yên Hân đã cử hai cán bộ phụ trách nông lâm dẫn chúng tôi đi khảo sát tại núi Thắm Làng. Từ trụ sở UBND xã Yên Hân tới chân núi Thắm Làng chỉ khoảng trên 2km. Giữa đường chúng tôi đã bắt gặp một thanh niên đèo hộp gỗ nghiến bằng xe máy. Đó là anh La Văn Tiếp (SN 1973), trú tại thôn Nà Làng. Tiếp nói đèo khách vào đây, rồi tiện chở thuê vai gỗ nghiến này cho một chủ gỗ tên Ma Khánh Hùng. Mặc dù tự nhận là xe ôm, nhưng thắt lưng Tiếp đeo lủng lẳng con dao đi rừng!
    Bãi đất phía chân núi ngổn ngang xe máy, xe đạp thồ. Thấy người lạ xuất hiện từ xa, nhiều thanh niên đã vội vã tản đi khỏi khu vực, bỏ lại một số hộp gỗ và cả giầy dép. Tiếng hú gọi bắt đầu vang lên, họ muốn đánh động cho người trên núi. Lẫn trong đó là cả tiếng hô, quát bằng tiếng địa phương- dọa phá xe máy và đập vỡ máy camera của phóng viên. Trên đỉnh núi, tiếng cưa lốc vẫn ì ầm vọng xuống. Một cán bộ địa phương cho biết, từ khi xã được phủ sóng di động, các đối tượng khai thác gỗ trái phép còn trang bị cả điện thoại di động để báo động cho nhau. Cử một cán bộ của xã ở lại coi xe, chúng tôi bắt đầu lên núi. Con đường mòn bị cày xới hằn lên vết trượt của gỗ, dốc đá tai mèo lởm chởm, người đi có lúc phải chống tay để bò lên từng nấc.

    Càng gần đỉnh núi, tiếng máy cưa lốc ngày một ồn ã. Chúng tôi đã tiếp cận rất gần với các bãi khai thác của lâm tặc. Tại đây, cưa máy đồng thanh gầm rú dữ dội, khiến khu rừng như thể một công trường đang thi công. Lường trước những nguy hiểm khi đối mặt với lâm tặc, chúng tôi vừa đi vừa đánh động. Trái với suy nghĩ của chúng tôi, lâm tặc không vội bỏ chạy. Đợi cho ?ongười lạ? tới gần chừng vài ba chục mét, tiếng máy cưa mới lần lượt tắt. Từng bãi khai thác hiện ra, ngổn ngang gỗ đang xẻ dở. Lâm tặc chỉ mang cưa đi, chỉ còn lại xăng dầu, quần áo, xoong chảo và cả những cặp ***g cho bữa chiều. Nhiều bóng người thấp thoáng sau các khe đá dõi theo chúng tôi, thấy chúng tôi đưa máy quay tới bèn thụp xuống.
    Theo quan sát, số cây nghiến ở Thắm Làng còn lại không nhiều, phần lớn là những cây nhỏ và cong queo. Hôm nay chúng còn đứng đây, nhưng ngày mai ai có thể dám chắc các cây nghiến này không bị đốn ngã dưới lưỡi cưa của lâm tặc? Nhiều cây nghiến có tuổi hàng thế kỷ, to từ hai đến ba người ôm bị hạ gục làm vạt rừng phía dưới nó đổ rạp. Có cây vết chặt dở dang, gốc cây há to như một vết thương. Để nhanh chóng xong việc, lâm tặc thọc thẳng lưỡi cưa máy vào thân cây, chỉ lóc lấy hộp gỗ ở giữa. Thậm chí, có nhóm còn ngả cây trước và đánh dấu để ?ogiữ phần?. Nhiều vạt rừng tan hoang xơ xác, tịnh không nghe tiếng chim hót, không dấu thú rừng.

    Giữ rừng, hay giữ gỗ?
    Trước nạn lâm tặc phá rừng Thắm Làng, cấp uỷ Đảng xã Yên Hân đã ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức cho trưởng thôn nơi có rừng và các hộ được giao rừng ký cam kết bảo vệ rừng. Cùng với đó, xã thành lập tổ tuần tra gồm 6 người, do Phó Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng và Trưởng Công an xã làm tổ phó. Song, mọi cố gắng của chính quyền xã Yên Hân đều không đem lại hiệu quả như mong đợi. Ông Lộc Văn Vi bức xúc: Do hầu hết cán bộ đều kiêm nhiệm, nên thời gian dành cho việc tuần tra không được nhiều.
    Qua tìm hiểu mới biết, tổ này luôn hoạt động trong tình trạng ?oBa không?: Không gắn kết chặt chẽ được với kiểm lâm địa bàn, không kinh phí hỗ trợ hoạt động, không công cụ hỗ trợ. Trong suốt nhiều tháng hoạt động, đến nay tổ tuần tra chưa vây bắt được tên lâm tặc nào, chỉ thu giữ được vẻn vẹn 03 cưa lốc và khoảng 5 mét khối gỗ. Ông Vi thừa nhận, cây gỗ nghiến ở rừng Thắm Làng hiện nay ?omười phần hết bảy?.
    Hầu như bất lực, chính quyền xã Yên Hân làm văn bản báo cáo và đề nghị huyện giúp đỡ. Tuy nhiên, xã chưa thấy huyện có văn bản hay ý kiến chỉ đạo trực tiếp nào. Trong khi Ông Chủ tịch UBND xã Yên Hân nhận ra trách nhiệm của chính quyền xã và người dân được giao rừng, thì ngành kiểm lâm lại có quan điểm khác.
    Ngay trong buổi tối cùng ngày, tổ phóng viên điều tra của Báo Bắc Kạn đã có cuộc làm việc trực tiếp với lãnh đạo Trạm Kiểm lâm Yên Đĩnh (Chợ Mới). Ông Hà Đức Hoà- Trạm trưởng, cho biết: Rừng Nà Làng xã Yên Hân là điểm nóng trong việc khai thác trái phép lâm sản mới từ tháng 12/2007. Còn điểm nóng nhất, lại là địa bàn xã Quảng Chu (nơi lâm tặc thường vận chuyển gỗ qua). Thật khôi hài khi biết nơi từng ngày, từng giờ diễn ra việc khai thác gỗ trái phép (Nà Làng, Yên Hân)- lại không được coi là trọng điểm cần tăng cường lực lượng. Chính vì thế, trạm Kiểm lâm Yên Đĩnh chỉ cử 01 kiểm lâm viên (ông Trần Quang Hải) phụ trách địa bàn, nhưng không thường xuyên ứng trực 24/24 giờ tại xã Yên Hân. Với cung cách làm việc kiểu ?oThả gà ra rồi đuổi bắt? này, số gỗ nằm mà lực lượng chức năng chặn bắt được liệu có tương xứng với diện tích rừng gỗ quý ngày đêm bị tàn phá?
    Ngay tại thời điểm phóng viên làm việc với trạm Yên Đĩnh (hồi 21h50 ngày 29/02/2008), qua tin báo của quần chúng, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng chống cháy rừng số 2- thuộc Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn đã thu giữ được 16 hộp gỗ nghiến (tổng khối lượng 0,650 m3) tại thôn Khuôn Tắng xã Bình Văn. Đây là nơi giáp ranh với xã Yên Hân, và ngay sát rừng Thắm Làng. Trong khi lâm tặc đang thả sức hoành hành tại Yên Hân, thì lúc này ông Trần Quang Hải đang ở nhà riêng.
    Rừng không biết khóc. Nhưng chúng ta, và cả nhiều thế hệ con cháu sau này sẽ phải khóc nếu không giữ được rừng, ngay từ hôm nay. Công luận bất bình trước sự việc nêu trên và đề nghị các cơ quan chức năng sớm bắt tay vào cuộc. Trước hết, cần tổ chức khảo sát đánh giá thiệt hại, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đồng thời vận động quần chúng tham gia bảo vệ rừng, vạch mặt các đầu nậu gỗ, cũng như những ai bao che và dung túng cho lâm tặc./.
    Đăng Bách ?" Hồng Tuyến

    (theo báo điện tử bắc kạn)
  5. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Bắc Kạn: Tái định cư Khâu Ban, dân Tà Kẻn khốn khổ
    (VietNamNet) - Năm 2003, Nhà máy thuỷ điện Na Hang tỉnh Tuyên Quang khởi công xây dựng, hàng nghìn hộ dân khu vực lòng hồ phải di dời trong đó có 58 hộ dân thôn Tà Kẻn thuộc xã Nam Mẫu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn sẽ phải chuyển đến tái định cư tại Khâu Ban. Theo kế hoạch thì số hộ dân nói trên đã phải di dời từ lâu, thế nhưng đã hơn 3 năm trôi qua, vì sao cho đến nay mới chỉ có 17 hộ di dời?
    Trao đổi với ông Trần Văn Lập, Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết: "Theo dự kiến thì cuối năm 2005, chậm nhất là đầu năm 2006, toàn bộ 58 hộ, hơn 300 khẩu thôn Tà Kẻn sẽ chuyển đến nơi ở mới, thế nhưng sau nhiều lần vận động, đến nay mới chỉ có 17/58 hộ chịu chuyển đến Khâu Ban. Trong đó, 14 hộ đã lên làm nhà, 3 hộ mới chỉ lên nhận đất, 10 hộ xin chuyển đi nơi khác, số còn lại "bám trụ" tại chỗ. Lý do không chịu di dời là do cơ sở vật chất nơi ở mới không đảm bảo cho cuộc sống của họ.

    Khâu Ban thuộc xã Khang Ninh huyện Ba Bể - nơi tái định cư mới của 58 hộ dân Khang Ninh, cách nơi ở cũ của người dân Khâu Ban nửa ngày đường đi bộ. Được đầu tư 33 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch và khai hoang, cải tạo ruộng đất...Một phần do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiếu nước sinh hoạt, phần còn lại chủ yếu là do Ban quản lí dự án và nhà thầu xây dựng kém, nên đã gần 3 năm nay, một số hạng mục, công trình thiết yếu chưa hoàn thành như nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến công tác di dân Tà Kẻn, dẫn đến tình trạng người đi không được kẻ ở cũng không xong, nước thuỷ điện Na Hang đã dâng cốt 100, 2/3 thôn Tà Kẻn đã bị ngập trong nước, mọi sinh hoạt của người dân đều bị đảo lộn.
    Chúng tôi cùng lãnh đạo xã Nam Mẫu xuống thôn Tà Kẻn chứng kiến thực tế nơi đây mới thấy hết khó khăn của các hộ "chưa chịu" di dời. Nước ngập mênh mông, nhiều ngôi nhà nửa chìm nửa nổi, nước ngập vào các công trình vệ sinh, chuồng trại gia súc gia cầm, phân tro nổi lềnh bềnh, mỗi khi nắng lên, gió thổi vào bốc mùi rất khó chịu. Ở trong phần nổi của những ngôi nhà, mọi sinh hoạt của gia đình đều ở đó, vừa nguy hiểm vừa bất tiện. Người lớn đã đành, khổ nhất là lũ trẻ nhỏ còn đi học, từ ngày có quyết định di dời, trường học không mở ở đây nữa, số trẻ con muốn đi học phải gửi sang các xã bên hoặc bỏ học.
    Nước ngập, mọi sản xuất sinh hoạt ngưng trệ, số tiền hỗ trợ di chuyển nhiều hộ đã dùng để mua gạo ăn, tiền hết, gạo hết, chuyển đi nơi mới thì khó làm ăn, ruộng không đủ để sản xuất, nước không đủ sinh hoạt. Anh Hà Văn Khuyết, một người dân Tà Kẻn bức xúc nói:"Không phải dân Tà Kẻn chống đối, không chịu di dời, chúng tôi cũng mấy lần lên Khâu Ban xem và cũng có ý định ở luôn trên đó nhưng suy đi tính lại vẫn không thể ở nổi. Làm sao ở được khi không đủ nước để sản xuất, sinh hoạt, ruộng đất thì ít nên có cũng không đủ để mà làm ăn. Vậy lên đó chúng tôi chết đói à?"

    Mọi sinh hoạt của nguời dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn...
    Đến thăm nhà ông Hà Văn Đạt, nguyên trưởng thôn, hiện ông Đạt vừa là Phó Bí thư Chi bộ, vừa là đại biểu HĐND xã, nhà cửa ông Đạt nước ngập chỉ còn cách sàn nhà 20cm, xung quanh nhà, gầm sàn, đủ mọi thứ trôi nổi lềnh bềnh, bốc mùi thủm thủm, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Đạt cho biết thêm: "Khổ sở lắm, chúng tôi đã dựng lán lên để ở tạm rồi, buổi tối cả nhà lên lán ngủ, tôi ở lại trông nhà mà lúc nào cũng lo ngay ngáy không biết nhà sập lúc nào. Nhưng lên Khâu Ban ruộng ít, nương rẫy không có, lại thiếu nước lấy gì để ăn, làm gì để sống?"
    Ông Nông Văn Đô, trưởng thôn Khu định cư mới Khâu Ban cho biết: "Tôi là một trong những hộ dân lên Khâu Ban đầu tiên, tất cả những bức xúc, lo ngại của bà con Tà Kẻn hiện chưa muốn lên Khâu Ban là có cơ sở. Cho đến bây giờ cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất đời sống vẫn chưa đâu vào đâu, công trình nước sinh hoạt của cả thôn chỉ có một đường ống trục đi qua, ấy là còn chưa kể đến nước sản xuất cũng thiếu trầm trọng. Có hộ chỉ có 1000m2 ruộng mà phải tự làm mương dẫn nước đến 2km, trong khi đó công phục hoá, làm mương không được hỗ trợ, đất lâm nghiệp chưa được cấp, củi không có đun. Hiện trong 17 hộ lên Khâu Ban chỉ có 6 hộ được ruộng đủ nước làm 2 vụ, số còn lại lác đác bỏ đi nơi khác làm ăn, một số hộ đang định chuyển vào Tây Nguyên sinh sống."
    Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn cũng đang tập trung chỉ đạo để dứt điểm dự án tái định cư Khâu Ban, nhưng với cách làm này thì chẳng khác nào "đem con bỏ chợ". Trong khi đó, Ban quản lí dự án Khâu Ban luôn miệng báo cáo đã chi hết 33 tỷ đồng đầu tư, nhà thầu xây dựng thì kêu hết tiền, còn các công trình thì dang dở, xuống cấp nghiêm trọng.
    Để sớm ổn định tái định cư Khâu Ban, trước hết Bắc Kạn cần tập trung hoàn thành xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là những công trình trực tiếp phục vụ cho sản xuất, đời sống, đồng thời phải thật sự quan tâm đến lợi ích, đời sống của các hộ di đời. Có như vậy, dân Tà Kẻn mới hy vọng có niềm vui...
    Theo vietnamnet

  6. Bigsprite

    Bigsprite Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    0
    Hay quá hi hi
  7. shadow_of_hell2209

    shadow_of_hell2209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    http://docbao.com.vn/view/57/156091/65674/default.dec

Chia sẻ trang này