1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

khi các nhà toán học làm thơ

Chủ đề trong 'Toán học' bởi LesFleursDumal, 29/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LesFleursDumal

    LesFleursDumal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    khi các nhà toán học làm thơ

    thấy cái bõ toán này chủ đề khô khan quá, làm sống nó 1 tí,

    nào các bác hít thờ hít thở 1..2..3.. ta giải lao

    Anh - Đường thằng Alpha
    Em - đường thẳng Beta
    Giao nhau lần duy nhất
    Rồi lại phải chia xa...

    Trong không gian cao rộng
    Chúng mình lại song song
    Làm sao tìm kiếm được
    Một giao điểm chờ mong ?

    Ai là người giỏi toán ?
    Ai là bậc thông minh?
    Tìm hộ tôi quỹ tích
    Giải tỏa khối si tình...

    st


    -------------


    Nghiệm duy nhất!!

    Đường tới tim em là đường định hướng
    Dù uốn nhiều như đồ thị hàm sin
    Anh mải mê tìm theo toạ độ trái tim
    Bỗng lạc giữa khoảng tình em nơi đó
    Đôi mắt em chứa bao ẩn số
    Mà hàng mi nhẹ mở góc alpha
    Tóc em dài như dãy số đi xa
    Môi hội tụ một nụ hôn bối rối.

    Ôi .....anh ngốc!!!!yêu sao lời em nói
    Sinh nhật em anh tặng trái tròn xoay
    Đêm noel hình chóp cụt trên tay
    Anh hoá cây thông dâng trọn em thổn thức.

    Mãi mãi em ơi!!!
    Phương trình cuộc đời dù chưa giải được
    Nhưng anh tin rằng
    Nghiệm duy nhất là em!!!!

    st

    ------ mời các bác tiếp tục
  2. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Trong quyển "Men of Mathematics", của cố giáo sư Eric Temple Bell thuộc California Institute of Technology, có trích một câu nói của nhà Toán Học Đức thế kỷ 19 Karl Weierstrass (1815-1897) như sau:
    "It is true that a mathematician who is not also something of a poet will never be a perfect mathematician"
    Để dẩn chứng phần nào, tôi xin đăng lên đây một bài thơ của nhà Toán Học Việt nam Nguyễn Xuân Vinh (ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ Khoa Học Hàng Không và Không Gian của trường ĐH Colorado năm 1965 và được mời lại giảng dạy ở đây. Năm 1968 ông được mời về dạy tại ĐH Michigan (xếp hàng đầu về hàng không và KG) và đến năm 1972 đã được phong Giáo sư thực thụ là nấc thang cuối cùng trong ngành giảng huấn. Quá nhanh chóng. Cũng năm 1972 ông bảo vệ thành công luận án và được cấp bằng Tiến sĩ Quôc Gia Toán hạng Tối Danh Dự của ĐH Paris. Học trò của ông hiện nay giữ những cương vị quan trọng trong chính quyền, các cty Mỹ và các nước)

    Tình hư ảo
    Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
    Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
    Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
    Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
    Bao mơ ước, phải chi là nghịch đảo,
    Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
    Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
    Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
    Anh chờ đợi một lời em giải thích,
    Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
    Hệ số đo cường độ của tình thương,
    Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
    Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
    Tính không ra phương chính của cấp thang.
    Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
    Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm .
    Toàn Phong

    Toàn Phong là bút hiệu văn thơ của ông.
    Sau đây là một bài thơ bằng Anh văn về Toán của ông
    A History of Mathematics
    Cro-Magnon Man added his fingers,
    And lying beside his mate calculated hers.
    With the dawn of Paleolithic art
    Men foresaw early geometric signs in the race''''s future
    Drawing into Mesolithic agriculture.
    Circumscribing the hallowed lands
    Recovered from Mother Nile,
    Gazing into the starlit sky
    After the death of Zeno,
    Hippocrates of Chios
    Heralded the iconic birth of Plato.
    Euclid''''s Elements are monumental:
    From Seigneur to Vassal, in two or three dimensionals,
    They transverse the planes of our world,
    High or low, narrow and wide.
    Without subterfuge or ruse,
    Running through the ancient streets of Syracuse,
    Archimedes kept crying:
    Eureka! Eureka!
    I found it!
    Plenitude and perfection,
    Through centuries of reflection,
    From Medieval rings
    To Feuerbach''''s circle, it''''s located
    Within its divine nine points
    And the conic sections of Dandelin.
    Infinite series were beloved of Maclaurin.
    With the Queen of Sciences on his side,
    The Universe cannot hide.
    In the exploits of those Three Musketeers,
    Lagrange, Laplace and Legendre,
    Libration points and elliptic resonance
    Finish in full concordance.
    In the age of Einstein
    Appear Hardy of Britain,
    And Ramanujan of India.
    From India the distant land
    To the shores of fair England
    A Hindu genius self-taught.
    Several years after Hausdorff
    Mathematics turns abstract,
    With domain linked and compact.
    Transversing the geodesic lines
    Without measuring,
    How do we escape the Klein Bottle?
    Dancing and singing
    On the bridge of Avignon,
    Thinkers tinker with Hamilton''''s quaternions.
    Balanced forever on the Mobius strip
    Without traversing the surface
    We morph ourselves to the other sidẹ
    Lindermann proved Pi transcendental,
    While Hermite showed e transformational.
    Theorems proved without doubt immortal.
    Higher space or hyperplane
    Conclude in the Markov chain.
    Dreamer, poet or mathematician,
    Hardy said we are makers of patterns,
    Designs in Hilbert or Banach spaces.
    For integration, let us have Lebesgue.
    Set theory and topology,
    Pure invention - just ask Bourbaki.
    Calculus of variations
    Opens the way to control theorỵ
    Shall we name the last universalist?
    Can it be Carl Gauss or Henri Poincaré?
    Can we have both? A mathematical impossibility?
    Not if they converge in eternity.
    Toàn Phong

    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 09/10/2004
  3. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Mỗi chúng ta là một miền xác định
    Sống ở trên đời như một số tự nhiên
    và lắm khi đường thẳng lại hóa xiên
    Tình ta đó biến thiên theo hàm số...

    Đời là thế như một câu tính đố!
    Nhíu cau mày lắm lúc nghĩ không ra
    Lòng chúng ta là một góc anpha
    tang, sin, cos không thể tính ra...

    Ta muốn kẻ lòng ta trên cây thước
    Chẳng hiểu sao nó lại hóa đường cong
    Đạo hàm đó nó vẫn cứ y nguyên
    Đã lồi lõm, lại còn thêm điểm uốn...

    Đường biểu diễn chính là đường ý muốn
    Tăng dần lên đến tận maximum
    Còn lòng ta tiến về phía vô cùng
    và nơi đó chính là âm vô cực...

    Là phân số ta ngỡ rằng số thực
    Mẫu ước mơ, tử số chính là ta
    Ứơc mơ nhiều phân số lại nhỏ đi
    Và lắm khi ta chỉ còn bé xíu...

    --- Sưu tầm ---
  4. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Trong lớp bạn ai là người giỏi Toán ???
    Hãy chứng minh định lý của tình ... iêu
    Giả thiết cho: Thương và nhớ nhiều
    Hãy chứng minh: Tôi yêu người ấy
  5. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Where are the zeros of zeta of s?
    G.F.B. Riemann has made a good guess;
    They''re all on the critical line, saith he,
    And their density''s one over 2 p log t.
    This statement of Riemann''s has been like a trigger,
    And many good men, with vim and with vigour,
    Have attempted to find, with mathematical rigour,
    What happens to zeta as mod t gets bigger.
    The efforts of Landau and Bohr and Cramer,
    Littlewood, Hardy and Titchmarsh are there,
    In spite of their effort and skill and finesse,
    In locating the zeros there''s been little success.
    In 1914 G.H. Hardy did find,
    An infinite number do lay on the line,
    His theorem, however, won''t rule out the case,
    There might be a zero at some other place.
    Oh, where are the zeros of zeta of s?
    We must know exactly, we cannot just guess.
    In order to strengthen the prime number theorem,
    The integral''s contour must never go near ''em.
    Let P be the function p minus Li,
    The order of P is not known for x high,
    If square root of x times log x we could show,
    Then Riemann''s conjecture would surely be so.
    Related to this is another enigma,
    Concerning the Lindelảf function mu sigma.
    Which measures the growth in the critical strip,
    On the number of zeros it gives us a grip.
    But nobody knows how this function behaves,
    Convexity tells us it can have no waves,
    Lindelảf said that the shape of its graph,
    Is constant when sigma is more than one-half.
    There''s a moral to draw from this sad tale of woe,
    which every young genius among you should know:
    If you tackle a problem and seem to get stuck,
    Use R.M.T., and you''ll have better luck.
  6. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Tôi tìm em - không điểm hàm zêta
    Như tìm nghiệm phương trình không giải được
    Dẫu khó khăn muôn trùng tôi dấn bước
    Và tin rằng nghiệm duy nhất là em
  7. LesFleursDumal

    LesFleursDumal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    g8ubvn, hallo, chào anh, anh có thể sưu tập hộ em nhiều những nội dung liên quan tới chủ đề này được không ạ
    Ðể cảm ơn, em xin gửi tặng anh 5*
    -như đã hứa, mình cũng gửi tặng beman 5 *
  8. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Các bác có nhớ bài thơ về diện tích hình thang không:
    Muốn tính diện tích hình thang
    Đáy lớn, đáy nhỏ ta đem cộng vào
    Cộng vào nhân với chiều cao
    Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
  9. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Trong lớp tôi ai là người giỏi tóan
    Giải giúp rằng bài toán yêu thương
    Giả thiết rằng tôi yêu người ấy
    Chứng minh rằng người ấy củng yêu tôi
  10. beman

    beman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    Một ánh xạ từ lâu tôi dựng
    Từ tim tôi tới trái tim em
    Tôi không muốn nó là đơn ánh
    Cũng không là toàn ánh đơn phương

Chia sẻ trang này