1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHÍ CFC TRONG CÁC THIẾT BỊ LẠNH

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi tomoe, 16/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tomoe

    tomoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    KHÍ CFC TRONG CÁC THIẾT BỊ LẠNH

    Trong máy điều hoà nhiệt độ thường có khí CFC để làm lạnh, vậy dựa vào thông số kỹ thuật nào trên Catalog của máy để biết lượng khí CFC mà máy sử dụng để làm lạnh? và muốn biết luợng khí CFC thải vào môi trường /công suất hoạt động của máy lạnh thì tính như thế nào? Pà con nào học bên khoa Điện lạnh hoặc thông hiểu về vấn đề này thì giúp tui với...

    Cám ơn Pà con nhiều. Chúc vui-khỏe-làm việc tốt
  2. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------------------------------------------------
    Pác hỏi thật hay đùa vậy ?
    Trong lĩnh vực ĐHKK. Môi chất lạnh thường dùng là R22 đây là loại môi chất giành cho làm lạnh dương không nên sử dung cho những thiết bị có độ lạnh sâu vì ở độ lạnh sâu sẽ không hoà tan dầu bôi trơn động cơ.Ngày nay do môi chất R22 Ảnh hưởng đến môi truờng(phá huỷ tầng ôzôn) nên một số nước trên tg đã cấm sử dụng môi chất này, nhưng ở VN hình như là đến năm 2025 thì phải. Một số hãng điều hoà không khí đã chuyển qua dùng một số loại môi chất mới, nhưng những môi chất này theo tôi biết cũng là sự kết hợp tỉ lệ để làm giảm lượng R22 thôi. Ví dụ nhé Hãng Daikin dùng 410A, Toshiba Carrier dùng 407.... với môi chất lạnh 407 đã đưa Toshiba Carrier lên bậc đại gia về COP.
    Vế đề bạn qua tâm có trên catalogue của thiết bị hoặc trên những nhãn của thiết bị. Nhưng trên thị trường VN hiện nay về điều hoà kk đa phần là dùng R22.
    Chúc bạn tìm thấy những điều bạn đang muốn biết.
    Thân.
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Khí CFC, thường gọi là Freon, được dùng làm chất tải nhiệt trong các thiết bị làm lạnh như điều hòa không khí hay tủ lạnh. Ngoài ra chúng cũng cũng được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, chất bọt chữa cháy cho các kho xăng dầu, tàu biển?
    Vì CFC là thành phần chính trong nhóm phá hủy tầng ô zôn ?" tấm giáp bảo vệ trái đất khỏi sự tàn phá của tia cực tím từ mặt trời nên chúng được các chính phủ, trong đó có Việt Nam, ưu tiên loại trừ bằng cách cùng thông qua và ký Nghị Định Thư Montreal 1994. Có nghĩa vấn đề loại bỏ việc sử dụng CFC trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong công nghệ làm lạnh ?" ngành công nghiệp sử dụng CFC nhiều nhất, chính thức bắt đầu từ năm 1994, cách bi giờ 12 năm.
    Theo cam kết của chính phủ VN, tới năm 2005 phải loại bỏ được 50% lượng tiêu thụ CFC. Tuy nhiên, ông VN đã hoàn thành chỉ tiêu này từ năm 2002 và hy vọng đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2010.
    Sở dĩ ông VN đạt vượt mức chỉ tiêu cam kết như vậy là với những lý do sau: Trước năm 2002, có thể nói số lượng thiết bị làm lạnh ở VN chưa nhiều nhưng đại đa số là sử dụng CFC. Do vậy tỷ lệ CFC/Non-CFC là rất lớn nhưng con số tuyệt đối lại không đáng kể. Cho nên, vào những năm sau đó VN rộ lên tiêu thụ mạnh các thiết bị làm lạnh mới, hầu hết các thiết bị này đã đều được hãng chế tạo ra chúng sử dụng công chất thay thế khác. Do vậy, tỷ lệ CFC/Non-CFC đương nhiên giảm mạnh một cách rõ rệt và để có được tỷ lệ cắt giảm 50% ấy có thể nói ông VN chẳng phải áp dụng bất kỳ một biện pháp cưỡng bức gì?
    Hiện nay ở VN người ta có thể không tìm thấy các thiết bị mới hoặc gần mới (tức là được sản xuất cách bi giờ vài ba năm) nào mà sử dụng CFC. CFC chỉ còn có ở các thiết bị loại cũ, ví dụ các dàn lạnh của mấy nhà máy đông lạnh có tuổi đời trên 10 năm, các ĐHKK loại 1 cục hoặc các thiết bị lạnh second hand nhập khẩu từ bãi rác nước ngoài về.
    Về câu hỏi của cậu, thông số nào trên ca ta lô thể hiện lượng CFC, thì tớ trả lời đó là...thông số thể hiện lượng CFC (he he) tính bằng gram hoặc kg. Còn cậu muốn biết lượng khí CFC thải vào môi trường từ các thiết bị đó thì khó có câu trả lời để định vị vì hình như đó không phải là...câu hỏi.
    Nguoiduongthoi - Một chuyên gia lạnh sẽ trả lời giúp cậu về cách tính công suất hoạt động của máy lạnh, hỉ Nguoiduongthoi?
  4. tomoe

    tomoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa các pác em cũng biết là từ lâu người ta đã thay thế khí Freon bằng môi chất khác không ảnh hưởng tới tầng ozôn, nhưng vì VN mình luôn lấy Tiết kiệm là cốt sách nên những thiết bị đời mới k sd CFC được đem vào thay thế các máy đời cũ chắc hơi bị ít ạ...và Việc em quan tâm hiện g là các vấn đề về môi trường trog việc sd máy lạnh,trong đó quan trọng nhất là khí CFC...
    Catalog của các thiết bị ĐHKK em cũng đã xem nhưng toét cả mắt cũng chưa thấy chỗ nào ghi lượng môi chất làm lạnh trong máy ĐHKK. Em đựơc biết chu trình hoạt động của ĐHKK là một chu trình kín, vì thế không thể nói là thải khí CFC vào môi trường mà chỉ có thể nói lượng khí CFC bị thất thoát hay rò rỉ trong quá trình hoạt động, mà như thế thì rất ít nhưng em vẫn muốn biết...và làm sao để xác định lượng khí CFC trong máy lạnh hay ƯỚC TÍNH lượng khí CFC bị thất thóat và rò rỉ nếu như mình chỉ có công suất? và nếu k thì mình có thể tìm hiểu ở đâu ạ?
    Các pác giúp dùm ạ!
  5. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo chú levant CFC gọi là khí freon ???
    Freon + chỉ số : chỉ là tên thương mại của riêng hãng Dupont (USA) đặt ra cho các loại refrigerant của họ sản xuất mà thôi .
    Hãng Genetron thì gọi refrigerant của họ sản xuất là khí Genetron + chỉ số
    Bên Nhật thí dụ hãng Asahi thì gọi là Daiflon , Fron ... bên Đức thì gọi là Frigen , Kaltron ...
    Bên Ăng Lê thì Arcton ...tóm lại đó chỉ là tên thương mại của từng hãng .
    Noí chung chữ Refrigerant ( môi chất lạnh ) viết tắt là R dùng cho CFC , HCFC , HFC mới là cách viết chuẩn
    Điều hoà cũng dùng R22 khá nhiều ( R22 là HCFC chứ không phải CFC ) chú đừng nhầm lung tung . Anh đề nghị chú lấy sách ra đọc lại trước khi viết nhá .
    Nhảm nhí quá !
    ai bảo chú là đại da số thiết bị lạnh VN dùng CFC trước năm 2002 ???
    Trước năm 2000 và cho đến nay HCFC (thí dụ R22) là refrigerant dùng rất phổ biến ( gần như 70% ) ở các nhà máy đông lạnh ( khoảng 25% dùng NH3 ) , CFC ( R12 , R11 ...) chỉ dùng trong tủ lạnh nhỏ .
    Ngay từ năm 2000, HFC ( tức các refrigerant mới không thủng ozone và hiệu ứng nhà kính cũng rất ít ) đã dùng ở VN rồi .
    Box này đã hẻo , các chú lại viết nhảm hơi nhiều . Anh mới vào thăm mà giật nước đã không muốn xuể !
    Được a380 sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 22/02/2006
  6. tomoe

    tomoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    to a380: Chào pác, cảm ơn pác đã chỉ giáo, nếu có j thì pác chỉ bảo dùm để anh em cùng tiến chứ ai lại bàn lùi như vậy, kiến thức thì vô kể mà.

    em là dân amatue, các pác biết thì sửa sai và chỉ bảo dùm
    xin cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của quý pà con cô pác gần xa
  7. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Chú nguoidungthoi
    Chú viết nhảm nhiều quá !
    Ai bảo chú R22 chỉ làm lạnh dương ????
    Trời ! các chú lọan óc hết rồi !
    Độ sôi của nó là - 40.8 độ C dùng rất nhiều trong các kho lạnh ( Cold Storage ) -25 độ C và tủ cấp đông ( contact freezer ) và băng chuyền xoắn ốc Spiral box là những thiết bị có độ âm -40 độ C cả đấy nhé !
    R22 là refrigerant dùng đa dạng ở rất nhiều lĩnh vực âm lẫn dương từ cấp đông , trữ đông , điều hoà , tủ lạnh gia đình ... và là loại R chủ lực hiện nay .
    R22 là HCFC có phá huỷ ozone nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với CFC (R11 , R12 , R113 , R502 ...) nhờ giá thành R22 thấp nên đến năm 2030 mới chấm dứt sử dụng hoàn toàn .
    Đối với các nước đang phát triển có mức tiêu thụ đầu người 0.3kg/năm thì thời gian trên được trì hoãn thêm 10 năm .
    Về R 410 , R 407 a hay b hay thì chú phải noí rõ nhé , đấy chưa phải R ghê gớm đại gia đâu nhé .
    Về HFC thì R507 ( tên thương mại là AZ 50) mới là cái đích của nhiều hãng vì độ sôi thấp nhất -47.1 độ C ( sâu hơn R502 ) , có lợi nhiều trong thương mại .
    Tuy nhiên R quá độ R 408a ( tên thương mại là FX 10 ) có độ sôi là -44.4 độ C lại được quan tâm khá nhiều vì nó có một ưu điểm vượt trội là chỉ cần dùng dầu khoáng mà không cần dùng dầu lạnh tổng hợp POE như các HFC khác ,dầu tổng hợp ( synthetic oil ) đắt hơn dầu khoáng ( mineral oil ) khoảng 5- 7 lần .
    Nhảm nhảm quá !
    Chú lầm giữa sự hoà tan và sự đông đặc rồi !
    Ai bảo chú độ lạnh sâu không hoà tan dầu ???
    Với CFC và HCFC lẫn HFC thì dầu luôn hoà tan với dầu , nhưng NH3 thì không hoà tan .
    Khi âm sâu , tuỳ loại dầu , có loại -45 độ vẫn không bị đông đặc nhưng dầu vẫn hoà tan ....chính điều này lại gây bất lợi cho các thiết bị lớn vì như thế làm giảm khả năng của bình tách dầu ( Oil sepera tor ) khiến dầu ít quay về carte máy nén ( dễ gây lột dên )
    Đối với NH3 thì khác , do không hoà tan dầu nên bình tách dầu hoạt động rất hiệu quả , do đó máy cấp đông -45 độ C dùng NH3 vẫn có thể dùng dầu có pour point -35 độ C mà không sợ bị thiếu dầu , không sợ dầu bị đông đặc ...
    Các chú viết cẩn thận một chú , lên diễn đàn quốc gia mà cứ bĩnh đầy ra những dòng nhảm nhí , anh dọn mệt quá , giật nước muốn mỏi tay ! các chú phải có ý thức là biết bao nhiêu em học sinh lên đọc các điều của các chú viết , vô tình các chú cấp cho họ toàn "kiến thức" trời ơi đất hỡi kiểu này thì hỏng cả cuộc đời !
    Nhớ tham khảo tài liệu đàng hoàng trước khi gõ , còn không thì nên ghi thòng :
    "theo tôi biết ( nhưng không chắc chắn ) thì ...."
    để người đọc có thể đặt vấn đề nghi vấn .
    Anh chúc các chú ở lại nô giỡn vui trong cái box hẻo này .
    Anh biến !
    Được a380 sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 22/02/2006
  8. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    bobobo
    Được a380 sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 21/02/2006
  9. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Lùi với chả tiến , tính anh là thằng nào viết bậy anh phang thẳng cánh cho lần sau viết cẩn thận hơn . Kiến thức kỹ thuật mà cứ lảm nhảm như chuyện tán gái là không được .
    dân a ma tơ hay dân Pro đều phải tập tính cẩn thận khi viết về kỹ thuật khoa học , còn nếu không biết hay biết lỏng lẻo thì tốt nhất dưạ cột mà nghe .
    Viết bậy bạ trẻ con nó cười cho .
    Anh biết cái sự giáo dục đào tạo ở VN nó đần lắm , các chú đếch có điều kiện thực tập cho ra hồn , kiến thức lơ tơ mơ . Nhét được tấm bằng kỹ sư kỹ xiếc trong tuí quần là vênh mặt ra bốc phét rầm trời . Toàn kỹ sư dzỏm , kỹ sư kiểng !
    Noí các chú đừng tự ái chứ các chú phải tập lê mông đít ra khỏi bàn giấy , lăn xả vào công việc và đi lăn lộn thực tế nhiều mới khá được .
    Được a380 sửa chữa / chuyển vào 01:32 ngày 22/02/2006
  10. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    OÀI!!! CHÚ NÀY NÓI NĂNG CHÍ KHÍ RA FẾT. GIỎI!!!

Chia sẻ trang này