1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi chưa hiểu vấn đề, đừng "té nước theo mưa"

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi nothing_left, 13/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Choáng!
    chú có biết chữ không đọc lại gì anh viết đi !
    40% anh tính là giá nguyên liệu trên giá bán ! tưởng chú nhiều IQ hoá ra đọc tiếng Việt cũng ko hiểu hết. Chắc hồi mẹ chú đẻ khó phải lấy kìm kéo ra nên óc lợn nó không phát triển.
  2. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Thằng Au999 ngu lâu khó thể tả , đọc lại từ đầu đi :
    Bài toán anh ra là bài toán tính "tỉ lệ lợi nhuận trên giá vốn" chứ không phải bài toán "giá vốn chia cho giá bán".
    Cái ngu của chú là không phân biệt được điều đó
    Giá vốn 300 + 700 = 1000
    Giá bán 2500
    Lợi nhuận 2500 - 1000= 1500
    Tỉ lệ lợi nhuận trên giá vốn :
    1500/1000= 150%
    Đọc cái dòng đỏ cho kỹ rồi hãy mở đầu lợn ra mà tiếp thu .
    Nếu chú không hiểu thì anh giảng cho chú thí dụ dễ hiểu hơn :
    Anh A380 mua hộp sữa "tươi" 2500 Đ
    Biết thằng Au999 ngu lâu nên anh A380 bán hộp sữa " tươi" cho đầu lợn Au999 là 5000 Đ
    Vậy anh A380 có lợi nhuận 1 lời 1 ( 5000- 2500= 2500) tức tỉ lệ lợi nhuận trên giá vốn là 2500/2500 = 100% )
    Nếu thấy thằng Au999 ngu hơn thì anh sẽ bán cho nó với giá 6250 Đ
    vậy lợi nhuận 6250-2500=3750 Đ
    và tỉ lệ lợi nhuận trên giá vốn là :
    3750/2500=150%
    Tức 1 lời 1 rưỡi .
    Không biết đọc xong 2 thí dụ này con Lợn Au999 tiến hóa thêm được tẹo nào không .
    [​IMG]
    Được A380 sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 21/10/2006
  3. 1102_1985

    1102_1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Ùay!!!!
    wả này nhìn đã thấy giòn tan !!!=P~
    Không úng bia hơi fí
    [​IMG]
  4. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Anh không bảo chú chia sai, A chỉ nói chú quá xuẩn khi tính đơn giản như vậy, chỉ lừa mấy thằng trẻ con thôi. Chú tỉnh chưa hay vẫn lảng đi chỗ khác.
    Ban đầu thì chú nói 700 vỏ + 300 sữa, bây giờ thì chú ghi 1000 là giá vốn. chịu chú, mỗi lúc một nẻo, ngu lấy được, A vốn IQ đã ít nay lại bỏ ra giải thích cho con lợn như chú phí quá, A xin hết.
    Được au999 sửa chữa / chuyển vào 03:46 ngày 21/10/2006
  5. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Chú đần Au999 bắt đầu đuối lý và đánh trống lảng rồi , anh biết ngay mà : sao không cãi chày cái cỗi cãi vụ 40% nữa đi , đúng là ngu lâu khó đào tạo , chừa cái tật lanh chanh nhé .
    Nhưng chú vẫn còn ngu một chỗ mà còn cãi bướng , một bài toán kinh tế cho một cty là một bài toán rất phức tạp với đủ các thông số kê toàn , tính bằng file word + excel lên đến cả mấy MB , không ai đần như chú mà giải trình hết chi tiết nhà xưởng vật tư , lương bổng lên đây cả ...
    Người lãnh đạo hay ông chủ thường nhẩm tính rất nhanh bằng phép tính đơn giản do con số họ đã ước lượng sẵn , đó chính là bài toán đơn giản mà anh dạy chú ở trên .
    700 ( vỏ) + 300( sữa) = 1000( vốn) chính là bài toán đó .
    Chỉ có chú là thằng đần duy nhất trong cái box này nên mới bắt bẻ chi tiết một cách ngu xuẩn .
    Nhưng qua 2 thí dụ xem như anh đã bổ sung IQ miễn phí cho chú , thấy chú bớt lợn hơn một chút rồi đấy . Tốt nhất thì câm mõm lợn lại và ra ăn cám đi , đánh trống lảng mọi người cười cho !
    [​IMG]
  6. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Chú nào muốn phân biệt SỮA THANH TRÙNG , SỮA HOÀN NGUYÊN , SỮA TIỆT TRÙNG ...THÌ ĐỌC TẠM CÁI NÀY : ( nhưng đây chỉ là tiêu chuẩn VN thôi , các thông số nhiệt độ và thời gian lẫn công nghệ sẽ rất khác nhau ở từng quốc gia và từng hãng sữa , tiêu chuẩn VN đã lạc hậu rồi )
    Vn Express :
    Ông Trần Quốc Huân, Giám đốc tiếp thị cho biết, tiêu chuẩn VN quy định 3 loại sữa là sữa thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và hoàn nguyên tiệt trùng.
    Theo giải thích của ông Huân, sữa thanh trùng là nước làm từ sữa tươi, nguyên kem, hoặc tách béo, gia nhiệt 72 đến dưới 100oC. Loại này có mùi vị sữa thanh trùng đặc trưng nhưng chỉ giữ được 8-10 ngày trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 5-70C và bao bì chưa mở.
    Những điều kiện bảo quản, tuổi thọ ngắn của sữa thanh trùng khiến các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do đó công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng thường được chọn hơn. Sữa tươi được gia nhiệt ở nhiệt độ 135-150oC trong 4-6 giây để diệt khuẩn. Sau đó đóng chai và gia nhiệt lần nữa ở nhiệt độ 120oC trong 15-20 để giảm vi khuẩn tái nhiễm.
    Sữa hoàn nguyên được tiệt trùng theo công nghệ UHT, thường gia nhiệt từ 140-150oC trong 4-6 giây. Hoàn nguyên hay tiệt trùng đều có thời hạn sử dụng trong 6 tháng và bảo quản được ở nhiệt độ thường.
    TÓM LẠI LÀ : SỮA TƯƠI VINAMILK CHỈ CÓ 70% LÀ TƯƠI , SO VỚI TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC CỦA VN LÀ 99% THÌ RÕ RÀNG VINAMILK LÀ TRÙM LỪA ĐẢO !
    LADY DUTCH CHỈ CÓ 30% LÀ SỮA TƯƠI VÀ 70% LÀ BỘT SỮA , NHƯNG GHI LẤP LỬNG "SỮA TIỆT TRÙNG" KHIẾN NGƯỜI DÂN HIỂU LẦM LÀ SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG ---> CŨNG THUỘC LOẠI MUỐN LỪA NHƯNG LÁCH LUẬT KHÉO . CẦN PHẢI GHI RÕ THÀNH PHẦN VÀ TỈ LỆ .
    NOTI FOOD THÌ KHOẮNG SỮA BỘT VÀO NƯỚC VÀ CŨNG GHI LẤP LỬNG "SỮA TIỆT TRÙNG" ---> CŨNG MUỐN HỎA MÙ BÀ CON
    CẦN GHI RÕ THÀNH PHẦN !
  7. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
  8. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    A định thôi nhưng thấy chú khoe cái dốt ra, chú về mở mấy cái sách kinh tế đọc xem giá vốn là thế nào nhé. Cái gì không biết thì ngậm mõm lại, thối quá.
  9. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
  10. code1114

    code1114 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    1.540
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết sữa tươi pha chế từ sữa bột
    Ghi trên nhãn là sữa tươi tiệt trùng, song gần như 100% sản phẩm bày bán trên thị trường hiện nay đều được pha chế từ sữa bột. Người tiêu dùng đang phải uống loại sản phẩm hoàn nguyên, nhưng vẫn lầm tưởng mình được thưởng thức sữa tươi nguyên chất vắt từ bò.
    Sữa Nuti tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng Dutch Lady, sữa tiệt trùng Izzi, sữa tươi tiệt trùng Elovi, Flex, Vinamilk, Smart... Hàng chục nhãn hiệu sữa dạng lỏng đóng gói hoặc hộp trên thị trường đều in chữ "Tươi". Thậm chí Vinamilk còn dũng cảm công bố trên bao bì và trong các chương trình quảng cáo rằng sản phẩm MILK của mình là sữa tươi tiệt trùng nguyên chất.
    Theo tiêu chuẩn Việt Nam 7028 ban hành 2002 (TCVN 7028: 2002), để được gọi là sữa tươi tiệt trùng, sản phẩm phải được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu, qua xử lý ở nhiệt độ cao và nếu phải bổ sung sữa bột hoặc chất béo sữa để chuẩn hoá nguyên liệu thì hàm lượng pha chế thêm không quá 1% (tính theo khối lượng của sữa tươi nguyên liệu).
    Một doanh nghiệp ở miền Bắc thừa nhận khi sản xuất sữa tươi tiệt trùng, hầu như không có đơn vị nào dùng loại vắt trực tiếp từ bò, dê để đóng hộp. Về nguyên tắc, sữa tươi nguyên liệu rất khó bảo quản, thời gian sử dụng không quá 48 tiếng và nếu đã đóng hộp thì không thể gọi là "tươi" nữa. Theo doanh nghiệp này, sữa bột nhập khẩu là nguyên liệu chủ yếu để chế biến, bởi giá rẻ và dễ bảo quản. Các nước thường trợ cấp cho ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân bán sản phẩm với giá cạnh tranh.
    "Gần 100% sữa tươi tiệt trùng đang có trên thị trường VN được pha chế từ sữa bột, chứ không phải vắt trực tiếp từ bò", Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty sữa và nước giải khát Hancofood Lê Viết Hà khẳng định với VnExpress, chiều nay.
    Một lý do khác để sữa bột biến thành tươi là VN không có đủ nguồn nguyên liệu sữa bò để chế biến sữa tươi.
    Trên thực tế, theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng sản lượng sữa mà các hộ chăn nuôi trong nước cung ứng mỗi năm chưa đầy 200.000 tấn, chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu trong nước. Trong số 200.000 tấn ít ỏi ấy, chỉ có 150.000 tấn được đưa về các nhà máy chế biến. Phần còn lại, các hộ chăn nuôi giữ để dùng hoặc tự chế biến bánh, kẹo, pho mát hay caramen.
    "Trong tất cả các doanh nghiệp chế biến sữa hiện nay, chỉ có Mộc Châu là đơn vị có đủ nguồn hàng để chế biến sữa tươi, với sản lượng khoảng 7.500-8.000 tấn. Các đơn vị khác đều trông chờ vào nguồn sữa bột nhập khẩu, nhưng trên thị trường lại đầy sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Hàng ở đâu ra mà nhiều quá vậy?", Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Đăng Vang cũng thắc mắc.
    Theo tiêu chuẩn TCVN 7029:2002, những sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha trộn từ nguyên liệu sữa bột và chất béo sữa các loại, nước, qua xử lý nhiệt độ cao, được gọi là sữa hoàn nguyên tiệt trùng. Sản phẩm này khi lưu hành, trên nhãn phải ghi rõ là sữa hoàn nguyên tiệt trùng.
    "Đa phần các sản phẩm sữa tươi đang bày bán hiện nay là sữa hoàn nguyên. Các doanh nghiệp đã lạm dụng từ sữa tươi. Đây là hành vi thiếu minh bạch, đánh lừa người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm", Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch tỏ ra bức xúc khi trao đổi với VnExpress trưa nay.
    Không chỉ lập lờ trong cách gọi tên sản phẩm, các doanh nghiệp còn né bằng cách công bố rất sơ sài về thành phần nguyên liệu dùng để chế biến. Hàng chục nhãn sữa đang bày bán trên thị trường đều chỉ ghi thành phần gồm sữa tươi, sữa bột béo, phụ gia... Song không công bố chi tiết sữa tươi chiếm tỷ lệ bao nhiêu, bao nhiêu phần trăm là sữa bột béo. Trao đổi với báo chí, Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên thừa nhận chính công ty cũng dùng sữa bột nhập khẩu để chế biến sữa tươi, song song không thể ghi rõ ràng tỷ lệ sữa bột, sữa tươi vì sản lượng sữa tươi thu mua thay đổi theo mùa, theo ngày.
    Theo ông Lê Bá Lịch, các doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng trong các quy định hiện hành về ghi nhãn mác để vô tư "lách", không phải ghi thành phần định lượng. Trong tất cả các văn bản hiện nay, từ Quyết định 178 ban hành năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ /QĐ - TTg về ghi nhãn sản phẩm, tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành, quy định của Bộ Thương mại... đều không bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tỷ lệ các thành phần.
    Trả lời VnExpress về chuyện ghi nhãn mác, đại diện một công ty sữa tại TP HCM thoái thác: "Quy định đến đâu thì thực hiện đến đó".
    Bất công với người tiêu dùng
    Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty sữa và nước giải khát Hancofood Lê Viết Hà cho rằng trên thế giới, công nghệ pha chế sữa bột thành sữa tươi tiệt trùng được công nhận và có tên chính thức là hoàn nguyên, tức trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, ông Hà thừa nhận, nguyên liệu sữa bột dùng để chế biến chính là loại sữa tươi đã qua xử lý, tách thành phần, chỉ còn bột và nhiều dinh dưỡng có trong sữa tươi cũng bị mất đi sau từng khâu chế biến. Để đảm bảo chất lượng bằng với sữa tươi nguyên chất, khi hoàn nguyên, nhà sản xuất phải bổ sung vitamin, khoáng chất. Song, công đoạn bổ sung này đến đâu thì còn tùy thuộc vào nhà sản xuất.
    Một chuyên gia về dinh dưỡng thực phẩm tại TP HCM cho hay, muốn chế biến từ nguyên liệu sữa tươi nguyên chất, các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ tiệt trùng UHT để không lên men và bảo quản được trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, dây chuyền công nghệ UHT rất đắt, cách dễ làm nhất là dùng sữa bột pha chế thành sữa tươi. "Vấn đề là phải ghi rõ đây chưa phải sữa tươi nguyên chất. Nếu không bổ sung vitamin và khoáng chất thì không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho người dùng", chuyên gia dinh dưỡng này nhấn mạnh.
    Theo quy định, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp phải đăng ký và công bố chất lượng, cơ quan quản lý sẽ xem xét các tiêu chuẩn có đảm bảo yêu cầu hay không mới cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Đăng Vang thừa nhận chất lượng và giá bán sữa hiện nay đang bị thả nổi, và việc quản lý cũng đang là vấn đề nan giải. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao chủ trì xây dựng đề án quản lý, nhưng cũng đang loay triển khai và vẫn đang ở giai đoạn đầu. "Chúng tôi đang phối với các bộ ngành khác để tìm quy chế. Chẳng hạn Bộ Công nghiệp - quy hoạch lại hoạt động của ngành sữa. Bộ Y tế đảm bảo vấn đề về vệ sinh an toàn, Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách những vấn đề liên quan đến nhãn mác và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm... Có như vậy mới mong xốc lại được tình hình", ông Vang nói.
    Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết ngay trong tháng 9 này sẽ phối hợp với cơ quan quản lý thị trường kiểm tra một số cơ sở sản xuất sữa. Nếu phát hiện cơ sở nào có hành vi gian lận thương mại sẽ xử lý nghiêm.
    Trong lúc cơ quan quản lý còn lúng túng, chưa ra tay, một bộ phận người tiêu dùng đang có xu hướng chia tay với sữa tươi. Ông Trần Văn Kiệt, giám đốc một công ty dược phẩm cho biết, trước đây ông luôn khẳng định sữa tươi chất lượng tốt hơn sữa bột nên chỉ cho con uống tươi. Song giờ ông đã cắt hẳn khẩu phần sữa tươi hằng ngày trong thực đơn của con, thay bằng sữa bột.
    Sức mua sữa tươi tại các siêu thị TP HCM tuần qua cũng giảm mạnh. Ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Nguyễn Trãi cho hay, khách hàng của siêu thị vốn rất nhạy về chất lượng sản phẩm nên đã dè dặt hơn khi chọn mua sữa tươi. Lượng sữa tươi được tiêu thụ trong tuần qua tại siêu thị này đã giảm 50-60% và ảnh hưởng sang những chế phẩm sữa khác nhãn hiệu Vinamilk.
    Nhóm phóng viên
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/09/3B9EEBD2/
    Được code1114 sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 22/10/2006

Chia sẻ trang này