1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí công Nghiêm Tân

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 02/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đồng ý với bác, bản thân em cũng chẳng bao giờ hoàn toàn tin vào sách báo cả, các bố ấy hay bốc phét, thêm dấm ớt lắm.
    Nhưng có vội vàng phủ nhận hoàn toàn nó hay không thì lại là chuyện khác.
    Ví dụ bài viết trên, có thể người viết cho thêm gia vị vào cho nó hấp dẫn. Ta thử lọc bỏ các gia vị đó đi thì sẽ tìm thấy 1 số thông tin thú vị, chẳng biết đúng hay sai nhưng cũng đáng để ta suy nghĩ đấy chứ, ít ra thì ta cũng rèn luyện được cách nhìn nhận vấn đề mềm dẻo hơn.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    TƯ THẾ VÀ YẾU LĨNH
    (Trích ttrong cuốn Khí công Nghiêm Tân - NXB Mũi Cà Mau)
    1. Tư thế cơ bản
    a. Toạ thức:
    Ngồi tự nhiên trên ghế. Cổ, đầu ngay thẳng, thả lỏng, hàm dưới thu vào, thả lỏng vai, hàm hung (hơi thu ngực), 2 bàn tay đặt bằng ở trước bụng, vùng eo để thẳng tự nhiên, 2 chân mở rộng ngang vai, cẳng chân với đùi tạo thành góc 90 độ, 2 bàn chân đặt phẳng trên mặt đất. Người khoẻ thì lui về mặt trước ghế, người yếu thì lùi sâu vào trong, nhưng ko được dựa lưng vào thành ghế.
    b. Bàn toạ thức:
    có 3 cách
    -Song bàn, còn gọi là Kim bàn: 2 chân khoanh lại, ngửa 2 bàn chân lên (kiết già?)
    -Đơn bàn: 2 chân khoanh vào nhau, ngửa 1 bàn chân lên, bàn chân kia đặt dưới mông (bán già?)
    -Tản bàn: còn gọi là tự nhiên bàn, 2 chân khoanh lại, 2 bàn chân ko cần ngửa.
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    c. Trạm lập thức.
    2 bàn chân mở ngang, rộng bằng vai, 2 đầu gối hơi chùng, đứng tự nhiên. Đầu ngay thẳng, 2 mắt nhìn ngang, hàm hung bạt bối, vai xuôi
    (cái này giống với Trạm trang công - xem thêm topic trạm trang công)
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2. Tư thế và yếu lĩnh của tay.
    a. Hai tay đặt lên nhau, bàn tay ngửa. Nam thì tay trái để trên, nữ thì tay phải để trân. Ngón cái của 2 tay chạm nhau. 5 ngón tay hơi xoè, tay để dưới rốn 1 chút, tức là ngang với Hạ đan điền.
    Đối với người trẻ khoẻ thì 2 bàn tay chồng lên nhau có thể cách nhau khoảng 1 thốn, bàn tay vẫn ngửa, 2 ngón cái chạm nhẹ vào nhau.
    Hoặc 2 bàn tay như ôm 1 quar bóng nhỏ, treo khuỷu tay, bàn tay để trước ngực hoặc bụng, xoè 10 đầu ngón tay, các đầu ngón tay của 2 bàn tay chạm nhẹ vào nhau.
    b. Đối với người hay sợ rét, thân thể suy nhược, huyết áp thấp, người mắc bệnh tim khá nặng thì để hổ khẩu giao nhau, nam giới thì tay trái nắm tay phải., nữ thì dùng tay phải nắm tay trái, hơi dùng lực, lòng bàn tay hướng vào bụng (đan điền).
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    3. Vị trí của lưỡi và yếu lĩnh
    a. Thông thường, lúc luyện công, ưỡi hơi cong lên, đầu lưỡi chạm vào vòm hàm trên. Giới khí công gọi đó là Đáp tước kiều.
    b. Với người mắc bệnh tim, lưỡi hơi thẳng, ko cong lên, đầu lưỡi chạm chân răng hàm dưới.
    c. Người béo, muốn giảm cân mà ko bị hạ huyết áp, xin hãy để lưỡi ở giữa miệng, mặt lưỡi mà đáy lưỡi ko tỳ vào khoang miệng và hàm dưới.
    d. Đối với người có bệnh Tâm thần phân liệt, có bệnh về thần kinh chức năng hoặc vướng mắc về tư tưởng, hay cáu kỉnh, nóng nảy thì nên đưa lưỡi cuộn xuống dưới, cuộn về đằng sau, đầu lưỡi đặt vào dây chằng lưỡi, ko được chạm vào khoang miệng
    Lúc luyện công phải điều chỉnh vị trí lưỡi cho ổn thoả, vì lưỡi có quan hệ mật thíêt với Tim. Đối với 1 số bệnh của tim có thể dùng cách điều chỉnh vị trí lưỡi để giải quyết. Điều chỉnh vị trí lưỡi cũng có lợi cho việc điều chỉnh sự chú ý, giúp nhập tĩnh tốt hơn, đồng thời cũng óc lợi cho việc tiết nước bọt, phải nuốt dần xuống, ko được nhổ đi.
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    4. Điều chỉnh mắt nhìn và yếu lĩnh.
    Mắt lim dim, nhìn xuống chóp mũi, chỉ để lọt 1 chút ánh sáng vào vành mắt. Đối với người trẻ khoẻ có thể nhắm mắt, nhìn xuống chóp mũi bằng ý niệm. Nhắm mắt làm xuất hiện trạng thái khí công lớn hơn.
    Tại sao phải nhìn vào chóp mũi. Khí công rất chú ý đến thao tác "Đáp tước kiều", vì khi đến vị trí giữa khoang mũi mà khoang miệng, khí gặp phải 1 trở ngại là khoảng trống ko khí. Để vượt qua chướng ngại này phải bắc cầu bằng lưỡi (đáp tước kiều). khi nhìn vào chóp mũi sẽ tập chung được sự chú ý vào xung quanh tước kiều, tạo điều kiện thuận lợi cho khí thông qua sống mũi, khoang miệnh và họng, theo mạch Nhâm xuỗng đan điền.
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tạm thế đã, lần sau sẽ post tiếp phần công pháp luyện tập.
  8. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc qua yếu lĩnh luyện khí công của Nghiêm Tân trong cuốn "Hoa Hạ Thần Công" mình thấy Nghiêm Tân đúng là bậc thầy khí công .Mình lấy đó làm yếu lĩnh để luyện tập .Dù mình không tập công pháp của Nghiêm Tân .Một Phương pháp luận hay như một con đường tốt vậy
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Những hình ảnh về Hải Đăng Pháp Sư (Thầy của Nghiêm Tân):
    http://www.youtube.com/watch?v=pGP-wDjof4o
    http://www.youtube.com/watch?v=GytgVmcTPNA&mode=related&search=
    Hải Đăng Pháp Sư và các Đại Sư của Nội Gia Quyền:
    http://www.youtube.com/watch?v=RpSwhc9UBjc&mode=related&search=
  10. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Các bác thấy màn chồng chuối bằng 1 ngón tay như thế nào?

Chia sẻ trang này