1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí công Nghiêm Tân

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 02/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Thấy rất hay !!!!!.Nhưng đó là phần nhỏ thôi .Đó không phải mục tiêu cuôi cùng của người luyện khí công!!.
  2. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Đã có lòng rồi thì sao ko pót cho hết luôn đi. Có lẽ sư huynh thấy chán vì ít có reply hả ?
    Sin muốn xem thử là có gì mới hơn so với quyển ?o Hoa Hạ thần công "không. Nghiêm Tân cũng là 1 võ sư mà! Sao chỉ toàn nhắc về phần khí công vậy?
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Cuốn Khí Công Nghiêm Tân chỉ nói về phần KC, ko thấy nói đến võ thuật. Ngoài phần lý luận và các ca chữa bệnh tương tự như cuốn Hoa Hạ Thần Công thì cuốn này có thêm phần công pháp luyện tập và các biểu hiện của cơ thể khi tập luyện. Kể ra ngồi gõ hết các công pháp cũng ngại, đang định chờ hôm nào rỗi rãi hoặc kiếm được cái Scanner là hay nhất.
  4. mendicant

    mendicant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái màn trồng chuối này các võ sư TQ nói rằng thực ra là có 1 chút tiểu xảo.
    Lúc đó cụ Hải Đăng đã già nên việc chống toàn bộ cơ thể trên 1 ngón tay kô còn làm được như hồi còn trẻ. Vì vậy phải treo chân lên 1 sợi dây. Xem clip thấy đúng là phần chân của cụ họ quay không rõ.
    Cụ biểu diễn để khuyến khích thế hệ trẻ có tấm gương nhìn vào mà phấn đấu.
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay rỗi rãi vào Google chơi, hoá ra các bài KC Nghiêm Tân đã được post nhiều rồi, lần trước ngồi gõ hơi phí công.
    Xin post lại vào đây vậy (Nguồn: http://www.thegioivohinh.com)
    [​IMG]
    CÔNG PHÁP CƠ BẢN KHI NHẬP MÔN TĨNH TOẠ
    Có rất nhiều phương pháp rèn luyện khí công. Theo lời giới thiệu của các sư phụ và theo những hiểu biết của bản thân, tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp luyện công và những điều cần chú ý. Trong các công phu thì tĩnh toạ công vừa là công phu nhập môn then chốt của nhiều phương pháp luyện công, vừa là cách luyện tiện lợi, nên nhiều người luyện công đều bắt đầu từ tĩnh toạ.
    I/ TƯ THẾ VÀ YẾU LĨNH
    1. Tư thế cơ bản
    Tư thế nhập môn tĩnh toạ có thể chia làm ba loại
    a. Tọa thức
    Ngồi tự nhiên trên ghế. Cổ , đầu ngay thẳng, thả lỏng, hàm dưới thu vào, thả lỏng vai, hàm hung ( hơi thu ngực ), hai tay đặt bằng ở trước bụng, vùng eo để thẳng tự nhiên, hai chân mở rộng ngang vai, cẳng chân với đùi tạo thành góc 90° , hai chân đặt phẳng tren mặt đất. Người mạnh khoẻ thì ngồi lui về mặt trước ghế 1/3 ( H.1 ) . Người yếu thì ngồi lui sâu vào mặt ghế hơn, nhưng lưng không chạm vào chỗ tựa của ghế ( H.2 )
    [​IMG]
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Trong luyện công, tại sao lại phải thẳng lưng, không được tựa lưng ? Đó là vì thẳng lưng có lợi cho việc thả lỏng xương sống và eo. Đầu hơi cúi một chút, như vậy có lựi cho việc thả lỏng xương sống cổ. Điều chỉnh hai bộ phận này có tác dụng tạo điều kiện làm thông suốt ?o tiểu chu thiên ?o H.3 ), như vậy đai não và thần kinh sống lưng sẽ đỡ mệt mỏi. Nhâm mạch chạy từ huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, chạy xuống Thượng , Trung, Hạ Đan điền đến huyệt hội âm ( H.4 ) ; Đốc mạch từ huyệt Bách hội chạy dọc xương sống xuống dưới qua tam quan là Ngọc chẩm , Hiệp tích ( có tài liệu dịch là Giáp tích ), Vĩ lư đến huyệt Hội âm ( H.5 ). Khi hai mạch Nhâm Đốc thông nhau, khí thông suốt trong 2 mạch này thì gọi là thông tiểu chu thiên. Xương sống eo và xương sống cổ có thẳng , thì khí mới dễ thông qua ?o Tam quan ?o trên Đốc mạch. Khi khí vận hành trong tiểu chu thiên, nơi khó thông qua nhất là Đốc mạch ở sau lưng. Đốc mạch là mạch chủ quản dương khí của toàn thân, nên việc tinh thần có khoẻ hay không, có sợ lạnh hay không ... đều liên quan đến việc Đốc mạch đã thông suốt hay chưa. Đốc mạch thông suốt thì dương khí sung túc, công năng của nội tạng được tăng cường, tinh thần của toàn thân sẽ có chuyển biến tốt.
    [​IMG]
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    b. Bàn toạ thức
    Là cách ngồi hai chân khoanh lại trên đất bằng hoặc trên giường. Bàn toạ thức có 3 hình thức .
    Song bàn: còn gọi là ?o Kim bàn ?o . Nghĩa là hai chân khoanh lại, ngửa bàn chân lên ( H.6 ). Người đã có một chút cơ bản khí công có thể dùng tư thế này.
    Đơn bàn: cũng gọi là ?oNgân bàn ?o . Tức là hai chân khoanh vào nhau, một bàn chân ngửa lên, bàn chân kia đặt dưới mông ( H.7 ).
    [​IMG]
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tản bàn: còn gọi là ?o Tự nhiên bàn toạ ?o. Là cách ngồi đùi khoanh lại, hai bàn chân không cần để ngửa ( H.8 )
    c. Trạm lập thức
    Hai bàn chân mở ngang, rộng bằng vai, hai đầu gối hơi chùng, đứng tự nhiên. Đầu ngay thẳng , hai mắt nhìn ngang bằng, hàm hung bạt bối ( thu ngực duỗi lưng ), vai xuôi. Luyện công ở tư thế này cần thu bụng ( H.9 ).
    [​IMG]
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2. NHỮNG ĐIÈU CẦN CHÚ Ý KHI LUYỆN CÔNG
    1. Tư thế và yếu lĩnh của tay
    a. Hai bàn tay đặt chồng lên nhau, bàn tay ngửa. Nam thì tay trái để trên, nữ thì tay phải để trên. Ngón cái của 2 tay chạm nhau. Năm ngó tay hơi xoè, tay để dưới rốn một chút, tức là để tay ở Hạ Đan điền ( H.10 ?" 1,2.3 )
    [​IMG]
    Đối với người trẻ, khoẻ, hai bàn tay chồng lên nhau có thể cách nhau khoảng 1 thống, bàn tay vẫn ngửa. Hai ngón tay chạm nhẹ vào nhau (H.11 )
    Hoặc hai bàn tay như ôm một quả bóng nhỏ, treo khuỷu tay, bàn tay để ở trước ngực hoặc trước bụng. Xoè 10 ngón tay, các đầu ngón của 2 bàn tay chạm nhẹ vào nhau ( H.12 )
    [​IMG]
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    b. Đối với người sợ rét, thân thể suy nhược , huyết áp thấp, người mắc bệnh tim khá nặng thì để hổ khẩu giao nhau, nam giới thì tay trái nắm lấy tay phải, nữ giới thifdungf tay phải nắm lấy tay trái , tay nắm nửa quyền, hơi dùng lực, quyền tâm hướng vào bụng, vị trí Đan điền ( H.13-1,2,3 ).
    [​IMG]
    Các tư thế kể trên, có thể chọn lấy một tư thế để tập, không cần thay phiên tập các tư thế đó.
    Trong luyện công, vì sao phải để hai bàn tay giao nhau ? Đó là vì người có điện sinh vật, từ sinh vật, trường sinh vật. Cơ thể vật chất của con người cũng như một nam châm có cực nam, cực bắc. Có người coi tay trái, tay phải là hai cực đó, cũng có người coi đầu và chân là cực nam, cực bắc của cơ thể. Nếu đặt hai bàn tay ở vị trí gần hoặc dựa vào nhau, chúng sẽ hấp dẫn lẫn nhau và có thể sản sinh ra hiệu ứng từ trường rõ rệt, làm tăng thêm từ trường của bản thân. Đứng trên góc độ khí công mà nói, điều đó có lợi cho việc bảo vệ chân khí vận hành trong cơ thể, làm khí không bị bớt hoặc hao tán.

Chia sẻ trang này