1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí công Nghiêm Tân

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 02/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2. Điều chỉnh vị trí của lưỡi và yếu lĩnh
    a. Thông thường, lúc luyện công, lưỡi hơi cong lên, đầu lưỡi cham vào vòm hàm trên. Giới khí công gọi là ?oĐáp cầu kiều ?o ( H.14 )
    b. Với người mắc bệnh tim, lưỡi hơi thẳng , không cong lên , đầu lưỡi chạm chân răng hàm dưới ( H.15 )
    c. Người béo, muốn giảm trọng lượng cơ thể mà không bị hạ huyết áp, xin hãy để lưỡi ở giữa miệng, mặt lưỡi và đáy lưỡi không tỳ vào khoang miệng và hàm dưới ( H.16 ).
    d. Đối với người có bệnh tâm thần phân liệt, có bệnh về thần kinh chức năng hoặc vướng mắc nặng về tư tưởng, hay cáu , tính tình nóng nảy ( lưu ý trong quá trình luyện công không được nóng nảy ), thì nên đưa lưỡi cuộn xuống dưới, cuộn về đằng sau. Đầu lưỡi đặt vào dây chằng lưỡi, không được chạm vào khoang miệng ( H.17 ).
    [​IMG]
    Có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân mà chọn lấy một trong 4 yếu lĩnh điều chỉnh đó.
    Trong quá trình luyện công, nếu thấy miệng tiết một chút nước bọt, thì khí công gọi là ?o Kim tân ngọc dịch ?o . Đừng nhổ nước bọt đi, chờ đến khi nước bọt nhiều thì dùng ngay nước bọt đó xúc miệng, sau đó, từ từ nuốt hết số nước bọt đó.
    Lúc luyện công, vị trí lưỡi phải điều chỉnh cho ổn thoả, vì lưỡi có quan hệ mật thiết với tim, lưỡi là mầm của tim. Đối với một số bệnh biến của tim, có thể dùng cách điều chỉnh vị trí của lưỡi để giải quyết. Dùng cách rèn luyện lưỡi để điều chỉnh, sau đó điều chỉnh vị trí của lưỡi, có lợi cho việc điều chỉnh sự chú ý, giúp người luyện công nhập tĩnh tốt hơn, đông thời cũng có lợi cho việc tiết nước bọt. Nước bọt tiết ra khi luyện công có các vị khác nhau, và rất nhiều vật chất dinh dưỡng, phải nuốt dần xuống, không được nhổ đi.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    3. Điều chỉnh mắt nhìn và yếu lĩnh
    Mắt lim dim, nhìn xuống chóp mũi, chỉ để lọt một chút ánh sáng vào mắt. Đối với người trẻ khoẻ có thể nhắm mắt, nhìn xuống chóp mũi bằng ý niệm. Nhắm mắt làm xuất hiện hiệu ứng trạng thái khí công lớn hơn.
    Tại sao phải điều chỉnh cả mắt ? Vì mắt là khí quan dễ quan sát những biến hoá của sự vật bên ngoài, đặc biệt là những kích thích của ánh sáng, nên trạng thái cảu mắt có ảnh hưởng đến việc nhập tĩnh. Khi chỉ để một chút ánh sáng lọt vào mắt sẽ dễ dàng nhập tĩnh hơn.
    Vì sao phải nhìn vào chóp mũi ? Khí công rất chú ý đến thao tác ?ođáp tước kiều ?o (đầu lưỡi đặt lên chỗ hõm vào hàm trên ), vì khi đến vị trí giữa khoang mũi và khoang miệng, khí gặp phải một trở ngại là khoảng trống không khí. Để vượt qua chướng ngại này phải bắc cầu bằng lưỡi nên khí công gọi là ?oĐáp tước kiều ?o. Khi nhìn vào chóp mũi, sẽ tập chung được sự chú ý vào xung quanh ?o tước kiều ?o ( cầu chim sẻ ) tạo điều kiện thuận lợi cho khí thông qua sống mũi, khoang miệng và họng xuống Đan điền, đến Hội âm. Như vậy khí sẽ thông qua Nhâm mạch một cách dễ dàng, có lợi cho việc đả thông tiểu chu thiên.
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    CÔNG PHÁP CỬU BỘ NỘI CÔNG
    1/ TƯ THẾ
    Tư thế cơ bản của ?o Cửu bộ nội công ?o giống công pháp nhập môn Tĩnh toạ. Toàn thân thả lỏng, eo thẳng, xương sống cổ phải thẳng. Hai bàn tay đặt chồng lên nhau, lòng bàn tay ngửa lên , để ở trước bụng.
    2/ Ý NIỆM
    Ý niệm đặt ở bụng dưới. Nghĩ ở bụng dưới của mình có một bông sen đang nở. Hoa sen là biểu trưng cho sự thuần khiết, tốt đẹp, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Yêu cầu người tập nghĩ về hoa sen, để giúp người luyện công không bị ngoại cảnh quấy nhiễu, khiến họ rơi vào trạng thái tâm hồn đẹp như hoa sen . Vì vậy mà Hải Đăng pháp sư thường nói: ?o Phẩm chất thanh liêm tâm như ngọc ?o . Hãy dồn hết tâm tưởng vào hình ảnh bông sen ngẫm nghĩ dần dần, khiến tâm linh của bản thân sẽ phát triển theo hướng tốt lành. Toàn bộ hình ảnh đó là một ý niệm , người luyện công dùng một ý niệm này thay thế cho muôn vàn ý niệm khác. Có thể nghĩ về bông sen có cánh đang nở, hoặc cánh đang khép.
    Bước một.
    Khi thở ra nghĩ bông sen đang nở. Khi hít vào nghĩ bông sen đang khép lại. Đếm số lần hô hấp của bản thân, thở hít vào gọi là hai lần thở, đếm đủ số lần thở bằng số tuổi của mình. Luyện cho đến khi có phản ứng thì chuyển sang luyện bước thứ hai.
    Bước hai
    Nghĩ ánh sáng phát từ bông hoa sen chiếu vào lục phủ ngũ tạng, quan sát nội tạng, đặc biệt là ánh sáng chiếu vào phủ tạng rõ mồn một, có nhiều mầu sắc chiếu vào tim, nghĩ tim đang co bóp. Cần phải quan sát trái tim bằng ý niệm. Tiếp đó hô hấp khí, lúc thở ra nghĩ hoa sen đang nở, tim đang co lại. Khi hít vào nghĩ hoa sen đang kép cánh, tim đang nở ra, cứ quan sat bằng ý niệm như vậy, đếm số lần hô hấp bằng với số tuổi của bản thân. Cũng luyện cho đến khi có phản ứng mới chuyển sang luyện bước thứ ba.
    Bước ba
    Tiếp đó nghĩ về bố hoặc mẹ của mình, nam giới nghĩ về hình ảnh người mẹ, nữ giới nghĩ về hình ảnh người cha. Hiếu thảo với cha mẹ thì tín hiệu di truyền tiếp nối thông suốt sẽ có lợi cho việc khai phát trí tuệ. Nam giới nghĩ về hình ảnh người mẹ lúc khoẻ, nữ giới nghĩ về người cha lúc khoẻ ; nghĩ cha mẹ đang ngồi trước mặt, cách bản thân 7 bước, đang ngồi luyện công đúng như tư thế của bản thân đang luyện công. Tư thế của bản thân ra sao thì tư thế của cha mẹ đúng như vậy. Sau đó lặp lại quá trình như đã mô tả ở trên một lần nữa, đếm số lần hô hấp bằng số tuổi của cha mẹ , nếu cha mẹ không còn nữa thì đếm số tuổi của cha mẹ đến hôm nay, hoặc đếm số lần hô hấp bằng số tuổi của mình. Đây là bước luyện tập thứ ba.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    CÔNG PHÁP ?o CỬU THỦ CÔNG ?o
    ?o Cửu thủ công ?o là một trong những công pháp truyền thống của Trung quốc. Dưới đây xin giới thiệu công pháp cơ bản của ?o Cửu thủ công ?o.
    I / CHUẨN BỊ LUYỆN CÔNG
    Thả lỏng toàn thân, giữ nguyên tư thế tĩnh toạ công. Trước tiên hãy nghĩ về hình ảnh cha mẹ, sau đó nghĩ về bản thân lúc còn nhỏ. Nam giới tưởng tượng lúc mình bảy tuổi, nữ giới tưởng tượng lúc mình 6 tuổi. Khi luyện công nghĩ về hình ảnh bản thân lúc nhỏ sẽ dễ dàng khơi dậy những tín hiệu và trạng thái tâ lý tốt đẹp lúc còn thơ ấu.
    II / CÔNG PHÁP ?o CỬU THỦ CÔNG "
    Thứ nhất: Thủ hoà
    1. Ý thủ Hạ Đan điền, nghĩ bụng dưới có một ngọn lửa toả sáng, chiếu vào lục phủ ngũ tạng.
    2. Ý niệm rằng bên ngoài có gió đang thổi vào mình, gió như từ khắp toàn thân thổi vào bụng dưới, để phong hoả giúp nhau.
    3. Thở ra 15 lần, ý niệm rằng làn da khắp cơ thể đang thở ra, không cần chú ý đến lúc hít vào.
    4. Hít vào 28 lần, tưởng tượng khí như sương mù, như sáng sớm đang đứng ở nơi sương mù dày đặc, sương mù thông qua da lông của bản thân đi vào trong cơ thể. Tưởng tượng như có lửa đang đốt dưới nước, ý niệm rằng lửa trong nước đang cháy
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    5. Gõ răng, nâng hậu môn 49 lần.
    Cái lí của con số 49 là phụ nữ bước vào tuổi 49 là tuổi biến đổi. Nam giới cũng có tuổi biến đổi, chỉ khác về số tuổi mà thôi. Ở trên bước thứ 3 có yêu cầu thở ra 15 lần, vì mặt trăng đến ngày 15 là thay đổi theo âm lịch cứ 15 ngày là một tiết, nên làm như vậy là có lý. Hít vào 28 lần cũng có lý của nó, phụ nữ khoảng 28 ngày là 1 chu kỳ kinh nguyệt, có quan hệ với chu kỳ mặt trăng.
    Khí công rất chú trọng các mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, nên mới có các quy tắc ở khâu thứ ba khi thở ra 15 lần, phải ngĩ khí bệnh tật từ khắp mọi nơi trong cơ thể đầu thải ra ngoài ; khâu thứ tư hít ?o sương mù ?o 28 lần để bổ khí ; khâu thứ năm gõ răng, nâng hậu môn 49 lần điều tiết để ứng với thời kỳ biến đổi của con người.
    6. Xúc miệng cho ra nước bọt và nuốt nước bọt 64 lần. Khi nuốt nước bọt phải có ý làm động tác nuốt dần nước bọt, nuốt làm 64 lần. Các công trình nghiên cứu về cơ thể con người đã phát hiện phân tử DNA có 64 vật chất thông tin di chuyền . Trong lý luận khí công cũng dùng 64 quẻ để nghiên cứu. Cho nên, côn số 64 có lý của nó !
    7. Hô hấp sâu. Nghĩ khí quán thông trong ngoài, chú ý số lần hô háp của bản thân, đếm đủ số lần hô hấp bằng với số tuổi của mình, cứ thở ra hít vào tính một lần. Nghĩ khí thông qua toàn thân đi vào nội tạng, lại thông qua da toàn thân thải ra ngoài.
    8. Nghĩ về sự thay đổi ở trên thân thể và ở dưới thân thể. Nghĩ rằng trên đầu là trời, dưới chân là đất không ngừng đổi thay. Phối hợp với hô hấp, khi hít vào, trời ở trên, đất ở dưới hình như đang dần dần xích lại gần nhau, thấy bản thân như đang đội trời đạp đất. Khi thở ra, trời cao lên, đất lùi xuống dưới, trời mỗi lúc một cao lên, đất mỗi lúc một thấp xuống, thấy bản thân như treo ở giữa không trung. Đây là phương pháp thái khí ( lấy khí ) của trời đất.
    9. Nghĩ về thế hệ trước và thế hệ sau của mình để lấy khí tiên thiên và lấy khí hậu thiên. Khi nghĩ về thế hệ trước, chỉ nghĩ một chút rồi thôi không nghĩ nữa. Khi nghĩ về thế hệ sau, là nghĩ đến con cái của mình, nếu không có con cái thì nghĩ về con cái của anh, chị, em . Nếu anh chị em cũng không con cái thì nghĩ về con cái của anh chị em họ ; nếu không nữa thì nghĩ về con của một người quen nào đó cũng được. Nghĩ rằng họ đang ở cách ta 7 bước, đang cùng ta luyện công. Ở trên là toàn bộ bước một phương pháp luyện công Thủ hoà.
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Thứ hai: Thủ nguyên ( còn gọi là thủ thần )
    Thủ nguyên tức là thủ nguyên khí, thủ tinh thần. Sau khi luyện công pháp thủ hoà, luyện đến khi phản ứng rõ rệt thì luyện tiếp công thủ nguyên: Tốt nhất là luyện công thủ hoà từ 1 đến 7 tuần hoặc lâu hơn nữa rồi mới luyện công bước hai. Khi luyện công thủ nguyên, ý thủ ở thượng Đan điền và trên trán, nghĩ về điểm giữa hai lông mày, nghĩ Thượng Đan điền đang phát quang đồng thời phối hợp với hô hấp sâu. Luyện được đủ thời gian thì chuyển sang luyện bước ba: Thủ khí.
    Thứ ba: Thủ khí
    Ý thủ ở Trung Đan điền, ý niệm đặt ở chính giữa ngực, tại huyệt Đản trung giữa hai đầu vú. Nghĩ giữa ngực đang phát quang, có ánh lửa đang nhấp nháy, làm như vậy là thủ khí. Luyện một thời gian (?o một thời gian sau ?o) trong luyện công nghĩa là luyện đến khi có khí cảm rõ rệt ) lại luyện tiếp bước sau.
    Thứ tư: Thủ nhân
    Trong Thủ nhân đặt ý niệm ở huyệt Lao cung ( H.34 ), nghĩ hai lòng bàn tay như có hai ngọn lửa rực cháy. Nghĩ một lúc rồi kết hợp với hô hấp sâu, luyện từ 1 đến 7 lần, khi có khí cảm rõ ràng thì luyện tiếp bước sau.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này