khí công trong võ thuật em mới vô trang võ thuật,...em thấy hình như trong võ việc vận khí rất quan trọng nhưng thật sự hổng biết nó cần thiết ra sao và nếu muốn tập thì nên bắt đầu ra sao và ai có bài tập ko ? xin gửi cho em tham khảo với..em xin cảm ơn
em ạ, anh cực kỳ thấp thủ ở đây. Ở đây có nhiều cao thủ có kinh nghiệm về khí công, thực chiến k hác em có thể hỏi được. Nhưng trước hết em hãy đọc các bài viết đi, sẽ tìm ra họ. nothing is forever
Hic, cái này chẳng biết là gì, mấy anh lớn đưa cho tui. hic, tạm tham khảo. Võ tui cũng dốt lắm, học rất tệ, còn hay bị mấy anh la nữa. Trích : Ai cũng biết rằng, đối với sự sống không có gì quan trọng bằng việc hô hấp. Nhưng vì đó là việc quá đương nhiên nên nó rất dễ bị xem nhẹ. Vì thế, người ta nói rằng ngày nay, con người thường hô hấp không sâu nên rất hay ở trạng thái bị thiếu Ôxy. Người ta sống được là nhờ việc hít thở, đồng thời hít thở sâu cũng sẽ giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng cần thiết. Phương pháp hô hấp bắt nguồn từ phương pháp hô hấp Yoga, và cho đến nay đã hình thành hàng nghìn, hàng vạn phương pháp hô hấp. Nhưng dù nắm được nhiều kiến thức mà không thực hành thì cũng sẽ vẫn bị coi như là chưa biết. Ở đây, do thời gian có hạn, tôi chỉ xin trình bày 5 phương pháp để các bạn có thể thực hành. Giống như việc chúng ta có 5 ngón tay, sự hô hấp cũng thông qua 5 tuyến của cơ thể. Khi hô hấp, việc sử dụng trí tưởng tượng là đặc trưng của 5 phương pháp A, Ê, I, Ô, U này : 1.Hô hấp A : Giơ cao hai tay lên trời, vừa nói A, vừa thở ra một cách nhẹ nhàng. Khi đó tưởng tượng nguồn "khí" năng lượng tự nhiên từ trên trời đang truyền vào hai lòng bàn tay. 2.Hô hấp Ê : Lòng bàn tay úp xuống, duỗi thẳng ngang hông, rồi từ từ đưa tay ra phía trước. Đồng thời vừa tưởng tượng nguồn năng lượng từ đất đang được hấp thu vào hai lòng bàn tay, vừa thở ra cùng với phát âm Ê. 3.Hô hấp I : Lòng bàn tay úp, vừa duỗi thẳng tay xuống với cảm giác như đang ấn bàn tay xuống đất, vừa cố hết mức đưa gót chân lên. Lúc này, bạn hãy tưởng tượng bạn như một con chim đại bàng đang bay vút lên từ tảng đá, rồi hãy thở ra một hơi dài cùng với phát âm I. 4.Hô hấp Ô : Dang rộng hai tay, tưởng tượng như nước đang tuôn trào ra từ hai tay bạn, và thở ra cùng với tiếng Ô. Đồng thời, hãy tưởng tượng đầu ngón tay bạn đang kéo dài ra khoảng 100m rồi gồng cứng hai tay lại để dù người khác muốn bẻ cong cũng không thể bẻ được. Khi đó, nguồn khí trong bạn sẽ dần dần mạnh lên đến mức không ngờ. 5.Hô hấp U : Hãy tưởng tượng trước mặt bạn có một quả bóng bay. Đặt tay lên quả bóng đó (ngang tầm mắt), rồi nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới, vừa thở ra với tiếng U. Cuối cùng đặt hai tay ngang hông, nắm tay lại giống như chim Ưng đang cắp cành cây, sau đó lật lòng bàn tay lại, rồi vừa đưa mạnh tay ra phía trước, vừa thở ra với tiếng UN. Điều quan trọng nhất là vừa thở ra hết mức, vừa lần lượt thực hành các động tác với sự tưởng tượng như đã nêu ở trên. ---------------------------------------------------------- Trích "Aikido_Hiệp khí đạo" của thầy Horizoe_7 đẳng
Ừ! Bạn vào mục lục vào các bài về khí công thì tìm thấy rất nhiều là đằng khác! Nhưng, theo thiển ý của tôi thì có lẽ nên tập thở (4 thì...) thật tốt rồi mới nên tập đến vận khí, mà ko có thầy hướng dẫn cụ thể thì khí chạy sai đường... híc Lợn con có bài tập hay thật đấy!! If only the youth had experiences, If only the old had time...
muoi_mot có nói " Lợn con có bài tập hay thật đấy!! từ hôm nay tôi sẽ tập theo bài này, thử xem hiệu quả như thế nào?
Xin đóng góp 1 tài liệu nhận được về khí công . ====================== Lời Giới Thiệu: Giáo sư Ngô Gia Hy là vị thầy trong ngành Y học Việt Nam. Hơn nữa thế kỷ qua, ngoài việc giảng dạy tại Đại Học Y Khoa, giáo sư còn nghiên cứu, biên soạn nhiều tác phẩm giá trị thuộc ngành Y, ngành Khoa Học Xã Hội và Khí Công Dưỡng Sinh Trị Liệu. Cho tới nay, giáo sư đã biên soạn 140 đề tài nghiên cứu khoa học, văn hóa và đỡ đầu cho hơn 90 luận án bác sĩ và luận án chuyên khoa. Trong thập niên gần đây, giáo sư Ngô Gia Hy đã dành nhiều thời giờ nghiên cứu, thực tập các trường phái Khí Công, dùng kiến thức khoa học lý giải và bổ sung các phương pháp luyện khí. Bên cạnh giáo sư Ngô Gia Hy, võ sư Trần Huy Phong là một nhà giáo, một võ sư, môn đệ xuất sắc của Cố Võ Sư Nguyễn Lộc, người sáng lập Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo. Từ năm 1960, võ sư Trần Huy Phong đã trở thành một võ sư cao đẳng, trực tiếp tham gia lãnh đạo phong trào Việt Võ Đạo tại Việt Nam và quốc tế. Võ sư Phong là chuyên gia khí công của Việt Võ Đạo. Ông quan niệm "Thuật và Khí phải song hành", nghĩa là cả hai đều quan trọng như nhau. Giáo sư Ngô Gia Hy: Đã mấy chục năm qua, tôi và võ sư Trần Huy Phong từng có "duyên nợ" với nhau: đầu thập niên 70 chúng tôi cùng tham gia "Ủy Ban Vận Động Dựng Đền Quốc Tổ" và cùng chủ trương thành lập tại Saigon một Đại Học Tư Thục nhằm mục đích phục vụ cho lý tưởng giáo dục. Hiện nay tôi và võ sư Phong cùng với các giáo sư khác đứng ra thành lập Đại Học Tư Thục Hùng Vương tại Sài gòn. Võ sư Phong là một võ sư cao cấp của Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo, là một bậc thầy về Khí Công của Môn Phái này. Tôi rất quan tâm và mến mộ các môn võ thuật, đặc biệt là môn Vovinam-Việt Võ Đạo, với võ sư Phong là một người có Tâm Chất thể hiện rõ nét Tinh Thần Võ Đạo Việt Nam. Nay tôi và võ sư Phong cùng biên soạn Tài Liệu Khí Công này nhằm giúp các bạn trẻ tham khảo và thực tập. Rất mong được sự góp ý của các độc giả xa gần. ________________________________________ Định Nghĩa Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường Kinh mạch vào Lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được (không được lầm lẫn giữa Khí và Không Khí. Không khí là khí trời, là phương tiện để ta hô hấp trong lúc luyện Khí.) Mỗi người sinh ra đều mang trong cơ thể một lượng khí nhất định, nhiều ít tuỳ theo từng người. Đó là Khí trời cho, tức Khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là Tiên Thiên Khí hay Khí Bẩm Sinh. Ngoài Tiên Thiên Khí, hàng ngày con người còn tiếp thụ một lượng Khí từ bên ngoài vào cơ thể mình xuyên qua đồ ăn thức uống, không khí, ánh sáng, vũ trụ tuyến và môi trường sống nói chung. Loại khí này gọi là Hậu Thiên Khí (tức Khí Có Sau). Khí Công: là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khí nói trên. Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí. Chân Khí thịnh thì người khỏe, khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết. Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Đông Á. Hình thành từ các Phép Đạo Dẫn của Đạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Đạt Ma Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất là dựa vào Y học hiện đại. Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Điều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trong luyện khí. Khí Công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi Võ Gia đều mong muốn. Lại nữa, cũng trên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện Tinh Thần của Võ Đạo. Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải có quyết tâm cao và tốn nhiều công phu. Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì không khó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn. Chính vì vậy có người nói muốn luyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên". Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích Khí Công và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ để giúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chính mình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v... Tập Khí Công còn làm gia tăng tuổi thọ. Đối với các võ sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối đa hiệu quả của đòn thế. Kỷ Thuật Luyện Khí Các phương pháp luyện khí thay đổi tùy theo các Trường Phái. Đại để có năm Trường Phái chính: Đạo Gia - Phật Gia - Y Gia - Võ Gia 1. Phương pháp của Đạo Gia chủ yếu tạo sự kháng kiện cả thể xác và tâm hồn. Phương pháp này dạy cách phát triển trau dồi Tâm Chất và sự sống. Nghĩa là nhấn mạnh cả về hai mặt: luyện tập và suy tưởng. 2. Phương pháp của Phật Gia đặt nặng về sự điều hòa phần Tâm, tức là gạt bỏ mọi tạp niệm để đầu óc trống rỗng, tiến đến giác ngộ. 3. Phương pháp của Khổng Gia lại nêu ra những "Nguyên Tắc Của Tâm Hồn!" Sự chân chính và sự rèn luyện các đức tính. Đưa người tập vào trạng thái nghỉ ngơi, an bình và yên tĩnh. 4. Phương pháp của Y Gia chủ trương dùng Khí Công để điều trị bệnh tật, bảo dưỡng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. 5. Phương pháp của Võ Gia nhằm xây dựng sức mạnh cá nhân, biết chấn tĩnh tinh thần khi bị tấn công hoặc để công kích địch thủ. Mặc dầu phương pháp này cũng có chức năng bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ nhưng nó khác hẳn với các Trường Phái nói trên. Tuy các phương pháp của các Trường Phái có sự khác biệt nhưng chúng vẫn không nằm ngoài ba nguyên tắc chính: Tĩnh Luyện, Động Luyện, và Tĩnh Động Luyện. Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt: Luyện Tâm (tức Điều Tâm), Luyện Thở (tức Điều Tức) và Luyện Ngoại Hình (tức Điều Thân). ? Luyện Tâm (Điều Tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghì, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗng hoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng thái đặc biệt. Cách luyện này gọi là Định Thần. ? Luyện Thở (Điều Tức): Những bài tập thở gồm: Nạp Khí - Vận Khí - Xả Khí - Bế Khí, đều phải "nhẹ và sâu" (sẽ chỉ dẫn ở phần sau). ? Luyện Ngoại Hình (Điều Thân): Gồm nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể qua nhiều tư thế, xuyên qua 6 cách: Đi - Đứng - Ngồi - Nằm - Quỳ - Thoa Bóp. Bất kể luyện tập theo phương pháp nào, nếu tập bền bỉ và đúng phép thì chắc chắn sẽ đạt được một công phu đáng kể. Khí Công của Việt Võ Đạo tổng hợp các kinh nghiệm của nhiều Trường Phái khác nhau, chủ yếu để luyện Tâm + Thân theo nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển." Cũng để tập trung sức mạnh của TÂM THÂN trong tự vệ chiến đấu, điều trị bệnh tật và gia tăng tuổi thọ. Phương pháp Khí Công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công. Nội Công là phương pháp luyện tập những phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể dục thể thao). Luyện bên trong tức là phương pháp luyện để: ? Kinh mạch điều hòa (luyện Kinh Mạch). ? Thần kinh vững mạnh (luyện Tâm). ? Lục phủ ngũ tạng được kích phát và kháng kiện (luyện Phủ Tạng). Muốn "luyện bên trong" chủ yếu là phải vận dụng hơi thở. Thở đúng phương pháp là cơ bản của việc luyện công. Thở tự nhiên hàng ngày là thở Vô Thức. Thở Nội Công là thở Có Ý Thức. Thở chủ động theo phương pháp đã được nghiên cứu công phu. Còn tiếp .