1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí công và Tà, Chánh...

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vetlantram, 24/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Khí công và Tà, Chánh...

    Cái này không hẳn là một chủ đề, không dám post vào đâu vì sợ bị hiểu nhầm. chỉ là để quý vị lấy làm tham khảo để được thêm lợi lạc.

    (Trích từ "Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học")

    Phần Bốn: Khí Công và Tà Chánh

    Ngày nay cả thế giới đều nói về khí công. Và sự nhiệt tình về khí công là một "ngành nghề mới". Có những kẻ xấu làm cho khí công trở thành "tà khí", bởi vì "khi người chánh thực hành tà pháp, tà pháp trở thành chánh; khi người tà thực hành chánh pháp, chánh pháp trở thành tà." Khí công trở thành công cụ "kiếm tiền" "phát thần thông". Bởi vì đã đi xa chánh đạo, khí công trở thành một loại quỷ công. Hòa Thượng đã nhận định về khí công như sau:

    "Khí công" là một danh xưng không phù hợp. "Khí" là không có tri giác cho nên nó căn bản không có "công", vì thế phải gọi là "thần công," ''quỷ công," "ma công", hoặc "yêu công". Thần công" tức là "thần nhi minh chi, tồn hồ kỳ nhân" có nghĩa là trong khi bảo trì chánh niệm, dùng tinh thần để cho thần sử dụng năng lực của mình. Do đó gọi là "thần công". Nhưng "thần công" vẫn liên hệ đến ý thức và chưa đến cảnh giới biến hóa rốt ráo; người đó vẫn còn chấp tướng. "Thần công" là thần chi phối khí, không phải khí chi phối thần. Khi thần công đến, người đó không nhảy lên nhảy xuống hoặc chạy lung tung, cũng không nói năng bừa bãi. Thần công tương đối hiền hòa. Khi "quỷ công" đến, người đó nhảy nhót, run rẩy, khóc cười. Đó là một "ngũ quỷ ban vận pháp" (phép vận chuyển năm con quỷ). Mấy con quỷ được thả lỏng và nhập vào thân người, làm người đó nói năng bậy bạ, bởi vì quỷ công vốn không có định tính và định lực.

    Còn "ma công" và "yêu công" thì đều chẳng biết lý lẽ, luôn kiêu ngạo và gây hại cho người, chuyên hành dâm dục, và tất cả bọn chúng là hiện thân của yêu ma quỷ quái.

    Những người có "khí công" chân chánh thì không nhảy nhót, khóc lóc kêu la, cũng không tham giàu có hưởng thụ hoặc tìm cách rêu rao quảng cáo. "

    Hòa Thượng không phản đối khí công, chỉ khai thị rằng chúng ta cần phải có nhận thức chân chánh, cần phải có "Trạch Pháp Nhãn" (con mắt biết chọn pháp). Điều nầy nói lên "thần công, quỷ công, ma công, yêu công - đều gọi là khí công''. Bởi có chân, có giả, có chánh, có tà, nên cần có Trạch Pháp Nhãn".

    Về vấn đề có liên quan đến "ngoại đạo trong Phật Pháp" (3), đa số đoàn thể Phật Giáo không muốn công khai phân biệt tà và chánh, điều này giúp cho những kẻ "không chân chánh trong Đạo Phật và những hàng ngoại đạo" lợi dụng ngày một nhiều hơn. Với ý xấu và xảo quyệt, họ lừa gạt tiền bạc của kẻ khác và lừa người khác phạm những hành vi dâm dục - trong khi vẫn mặc áo của Phật và ăn cơm của Phật.

    Tôi sẽ đưa ra hai vị có tên tuổi được nhiều người biết đến để làm thí dụ. Một vị là nữ đạo sư đạo Sikh ở Ẩn Độ. Bà ta tự xưng là "Phật tái thế đã khai ngộ" và đi truyền bá "Pháp môn Quán Âm - tức khắc khai ngộ và giải thoát ngay trong kiếp này".

    Hòa Thượng đã nghiêm khắc chỉ trích:

    "Nhiều kẻ bị bà ta làm cho lầm lạc chỉ vì tham lam. Khi quy y Tam Bảo, bài văn trong buổi lễ có nói rất rõ ràng ''Con thà xả bỏ thân mạng nầy quyết không quy y với thiên ma ngoại đạo.'' Những điều bà ta nói ra đều là tà thuyết của thiên ma ngoại đạo, và tất cả đều nhằm mục đích dối gạt người, nếu quý vị tin những điều đó, quý vị thật ngu xuẩn, vô tri, và quý vị tự đào đường xuống địa ngục."

    Thật là một lời mạnh mẽ: "Tự đào đường đến địa ngục." Hòa Thượng không tự chế ra những lời này. Ngài luôn luôn "chỉ thẳng tâm người", lời nói ngắn gọn mà đích đáng, trúng vào điểm chánh (4), có thể phá tan vô minh và mê lầm của chúng sanh.

    Trong phẩm Cơ Duyên? của Kinh Lục Tổ (Kinh Pháp Bảo Đàn) có câu "Từ Đức Phật Oai Âm Vương về trước thì có thể được, ừ Đức Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy mà tự ngộ thì toàn là thiên nhiên ngoại đạo." Câu này có nghĩa là trước thời của Oai Âm Vương (vị Phật đầu tiên) thì có thể được (tự mình khai ngộ); thế nhưng, từ sau thời của Oai Âm Vương, nếu không được một vị thầy nào trao truyền Pháp môn và ấn chứng cho, mà lại tự mình ấn chứng cho rằng mình đã khai ngộ, thì đó đều là ngoại đạo thiên nhiên."

    Trong Kinh Lăng Nghiêm, phần Bốn Lời Dạy Về Tánh Thanh Tịnh, Đức Phật có nói rằng: "Cớ sao bọn trộm cắp kia lại mượn sắc phục của Ta, mua bán Như-Lai, lại nói rằng mọi nghiệp tạo ra đều là Phật Pháp? Chúng phỉ báng người xuất gia và xem các thầy Tỳ-Kheo đã thọ Cụ-túc Giới là hàng Tiểu-thừa. Do sự nghi ngờ và ngộ nhận mà vô lượng chúng sanh phải đọa địa ngục Vô-gián."

    Hòa Thượng có làm một bài thơ thật lý thú như sau:

    Hồ đồ dạy hồ đồ,

    Một dạy hai chẳng hiểu,

    Sư phụ đọa địa ngục,

    Đệ tử cũng xuống theo.

    Đây chính là những kẻ ?ophù Phật Pháp ngoại đạo? giả muợn danh nghĩa Phật Giáo mà đi khắp nơi để kiếm tiền, phan duyên, đem Phật Pháp ra mà buôn bán đổi chác. Họ cho rằng hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ ? đều là Phật Pháp, mà chẳng biết giới luật là gì cả; thế là vô lượng chúng sanh bị mê lầm, ngộ nhận, phải đọa địa ngục Vô-gián.

    Còn vị kia vốn là một ?oThượng Sư,?một vị ?oLiên Sanh Hoạt Phật? (Phật Sống sanh từ hoa sen) với ?othần thông quảng đại,? lại ăn thịt, uống rượu, và đùa giỡn với phụ nữ. Hòa Thượng đã phê phán về vị này như sau:

    ?oÔi thời Mạt Pháp ! Thời Ác thế !
    Chúng sanh phước bạc khó điều phục.
    Hiền thánh cách xa, tà kiến sâu,
    Ma mạnh, Pháp yếu, nhiều [ác tổn] oán hại.
    Nghe pháp Đốn Giáo của Như Lai,
    Hận chẳng phá nát như đập ngói.

    (Chứng Đạo Ca)

    Trong thời Mạt Pháp, [người ta không phân biệt được tà với chánh] tà chánh bất phân, quý vị chỉ cần xét xem: Người đó có còn tâm tham, tâm tranh, tâm mong cầu, tâm ích kỷ, tâm tự lợi hoặc tâm nói dối hay không? Người đó có suốt ngày suốt đêm nói dối, lừa gạt người khác hay không? Tôi không biết người này là ai. Tôi chỉ gọi đó là một con quỷ. "

    Những thiên ma và ngoại đạo này đều là sự biến hiện của năm mươi loại ấm ma được giảng trong Kinh Lăng Nghiêm. Nếu người ta có thể quen thuộc với nội dung của phần Năm Mươi Ấm Ma, thì người ta sẽ không bị lầm lạc lúc tu hành. Ví dụ, trong ?oBốn Lời Răn Dạy về Tánh Thanh Tịnh? trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật nói:

    ?oSau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp, sẽ có nhiều thứ yêu tà ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, âm thầm lừa dối mọi người, xưng là bậc Thiện-tri-thức, và kẻ nào cũng tự nói là đã đắc Thượng-nhân Pháp. ? Họ chưa đắc mà nói đắc, chưa chứng mà nói chứng .. Hạng Nhất-điên-ca (nhất xiển đề) này làm tiêu diệt Phật-chủng. "

    Ở đây là nói về những kẻ ngoại đạo này. Tất cả bọn họ đều tự xưng rằng họ đã giác ngộ rồi. Chưa được bất cứ sự chứng nhận giác ngộ nào, họ lại nói rằng họ đã được chứng ngộ; chưa đắc Đạo, họ lại nói là họ đã đắc Đạo. Những người nói ra những điều dối trá (đại vọng ngữ) này đã hủy hoại hạt giống của Phật. Họ đã vĩnh viễn tự cắt đứt thiện căn của chính mình.

    Ngoài ra, trong quyển trung của Kinh Phật Tạng, Đức Phật tiên đoán rằng vào thời Mạt Pháp các ác ma sẽ dùng hình tướng Sa Môn và sẽ dạy chúng sanh thuyết tà đạo.

    Trong Kinh có nói rằng: ?oXá Lợi Phất! Các ác ma bây giờ ẩn trong thân của những kẻ giúp ông Điều Đạt (tức Đề Bà Đạt Đa) để phá Ta (Đức Phật), Pháp và Tăng. Bởi vì Như Lại với đại trí tuệ còn ở trên thế gian, những quỷ ma xấu xa đó không thể thành công khi làm việc đại ác. Trong tương lai, ác [quỷ] ma sẽ mang hình tướng Sa Môn (người xuất gia), vào Tăng Đoàn, và nói đủ loại tà [kiến] thuyết, làm cho nhiều người trở thành tà nhân và nói tà pháp? Đức Phật tiên đoán những điều như vậy sẽ được tạo nên để phá hoại Phật Pháp và sẽ xảy ra vào thời kỳ Mạt Pháp.?

    Vào thời Mạt Pháp, vì phước báo của chúng sanh quá cạn cợt và trí tuệ của chúng sanh chỉ có trên bề mặt, rất nhiều ?oma Tăng? sẽ ?ođến thế gian để cứu chúng sanh? (chuyển thế độ chúng). Giả danh là Phật Giáo họ tuyên truyền tà pháp trên mức độ rộng lớn, đưa chúng sanh vào làm ?oquyến thuộc? của họ. Làm sao không đau buồn cho được! (5)

    Vị cao tăng thời cận đại là Hòa Thượng Hư Vân có lần nói: ?oĐây là thời Mạt Pháp. Ở đâu quý vị có thể tìm thấy bậc Thiện Tri Thức? Tốt nhất là nên đọc Kinh Lăng Nghiêm cho tới khi quý vị quen thuộc thông suốt. Đến lúc đó sự tu hành của quý vị sẽ an toàn và quý vị có cơ hội được độ thoát. Bằng cách chận đứng các tà duyên, thân tâm quý vị có thể nhập Phật tri kiến và khi được như vậy, quý vị sẽ không đi sai đường!? Quý vị thấy chư Tổ đã nhấn mạnh như thế nào về Kinh Lăng Nghiêm! Bộ kinh này là tấm ?okính chiếu yêu? để dùng cho việc tu hành, và cũng là một bộ kinh mà mọi đệ tử Phật nên đem mồ hôi và máu của mình để hộ trì.

    Để có thể phân biệt giữa Phật và ma, giữa tà và chánh, Hòa Thượng đã có lời khuyên rất rõ ràng:

    ?oNếu quý vị có thể ngăn ngừa, không bị dính mắc với hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, cảm thọ, và pháp; thì những ấm ma này không thể làm gì quý vị được cả. Nếu quý vị không có mảy may tham, sân, hay si thì quý vị sẽ thắng được những ấm ma nay. Nếu quý vị không có chút gì ích kỷ, tư lợi, cũng chẳng hề tranh giành, tìm cầu, thì không ma quỷ nào có thể làm gì quý vị được cả!.?

    Thật ra, Phật và ma chỉ hiện hữu trong một niệm. Nếu một người không có tâm niệm tham lam, tìm cầu, ích kỷ, tư lợi và dối trá thì những loại ma quỷ này sẽ không hiển hiện. Có câu rằng: ?oKhi bên trong có quân tử, thì quân tử sẽ đến, nếu bên trong có tiểu nhân, thì tiểu nhân sẽ thân cận.? (Môn nội hữu quân tử, Môn ngoại quân tử lai; Môn nội hữu tiểu nhân, Môn ngoại tiểu nhân chí.) Đó cũng chính là đạo lý ?vạn pháp duy tâm tạo?. Hòa Thượng có bài kệ:

    ?oTánh định, ma phục ngày ngày vui.

    Vọng niệm không khởi chốn chốn an.

    Tâm ngừng niệm nghỉ, thật phú quý.

    Đoạn dứt dục niệm, thật phước điền.?

    Đó là phương pháp tốt nhất để hàng phục tất cả ma quỷ.

    Tôi hy vọng rằng tất cả [sinh viên] học nhân chúng ta có thể ?oma đến, chém ma; Phật đến, chém Phật?. Tất cả các thiện pháp và tất cả các ác pháp đều hiện hữu bởi vọng tưởng của chính chúng ta. Chúng ta nên không trụ vào đâu cả (ưng vô sở trụ). Cần nên ?oNếu không nghĩ là mình chứng thánh thì đó là cảnh giới tốt. Nếu nghĩ mình chứng thánh, thì rơi vào cảnh giới ma.? (Bất tác thánh tâm, Danh thiện cảnh giới; Nhược tác thánh giải, Tức lạc quần tà.)
  2. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chương Bảy: Thần Dị
    Thần thông là gì ? "Biến hóa khôn lường là ?~thần?T; không chướng ngại là ?~thông?T. Đó là khả năng làm người khác không thể hiểu được, đồng thời có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không gặp trở ngại. Hòa Thượng còn nói: "Diệu dụng khó nghĩ bàn là ?~thần?T, tự do tự tại không ngăn ngại là ?~thông?T". Những người chân thật đắc thần thông có Ngũ Nhãn và Lục Thông. Trong Phật Giáo, Ngũ Nhãn và Lục Thông là cảnh giới Bát Nhã tự nhiên hiển hiện khi hành giả tu vô lậu và tiến về giác ngộ; điều này không được xem là phi thường. Sự khác biệt là cái nhìn của hành giả có chân chánh hay không. Hành giả phải trì giới thanh tịnh và ngăn ngừa tham lam, để không đi sai đường.
    Thật ra, thần thông đơn giản là sự thông suốt của tự tánh. Mọi người bên trong đã có sẵn đầy đủ Phật tánh cùng với Ngũ Nhãn Lục Thông, nhưng đã bị ngăn che bởi vô minh và phiền não. Dĩ nhiên khi Phật còn tại thế, Ngài đã cấm đoán mọi người là không được biểu diễn thần thông của mình, nhưng Ngài cũng không cấm đoán con người không nên hiển lộ thần thông. Nếu Bồ tát có thần thông mà không hiển lộ để phương tiện giáo hóa chúng sanh, thì thần thông để làm gì ? Đức Phật chỉ sợ rằng người ta "tùy tiện" biểu diễn thần thông, hoặc dùng thần thông để lừa dối kẻ khác và đưa họ vào cảnh giới tà ma (đã mô tả rõ ràng trong Chương "Năm Mươi Ấm Ma" của Kinh Lăng Nghiêm).
    Phần kinh này có nói: "Nếu hành giả không nghĩ mình là chứng Thánh, thì đó là cảnh giới tốt. Nếu cho rằng đó là chứng Thánh, thì sẽ bị làm quyến thuộc của ma". Câu này rất quan trọng!
    Nhiều người có ấn tượng rằng Hòa Thượng là người biểu diễn thần thông. Những câu chuyện kỳ diệu trong suốt cuộc đời của Hòa Thượng thật quá nhiều để có thể tính đếm được. Tôi sẽ đề cập ba trường hợp để mọi người cùng nghiên cứu. Quý vị có tin hay không là tùy quý vị. Mọi người có lẽ đã nghe ba câu nói [nổi tiếng] bất hủ dưới đây của Hòa Thượng:
    Ngày nào tôi còn ở Hương Cảng, thì tôi không cho phép bão lớn tới Hương Cảng.
    Ngày nào tôi còn ở San Francisco , thì tôi không cho phép San Francisco có động đất.
    Ngày nào tôi còn ở đây, thì tôi không cho phép thời kỳ Mạt Pháp xảy đến.
    Nếu chúng ta nghiên cứu những câu này kỹ càng, chúng ta thấy rằng những chữ "tôi không cho phép" không phải nói đến "thần thông", nhưng là những hạnh nguyện từ bi của một vị Bồ Tát Đại Thừa. Bồ Tát Địa Tạng không từng nói: "Địa ngục chưa trống không, tôi nguyện chưa thành Phật" hay sao ? Ai có thể biết được biết bao nhiêu máu, mồ hôi, và nước mắt đã đổ ra để hoàn thành lời nguyện này ? Hơn nữa, vì Hòa Thượng nghiêm ngặt giữ giới không nói dối suốt cả đời, do đó lời nói của Ngài tự nhiên có những ảnh hưởng phi thường. Hòa Thượng có lần nói: "Không nói dối là bài chú hữu hiệu nhất". Đúng như vậy, đó là pháp môn vi diệu nhất!
    Về việc động đất tại San Francisco, ngoại trừ trận động đất lớn xảy ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1989 (lúc đó Hòa Thượng đang ở Đài Loan), từ năm 1968 cho đến nay, San Francisco không có trận động đất nào lớn. Hòa Thượng khiêm tốn nói rằng: "Những chuyện lớn thì tôi không làm gì được nhiều, nhưng những chuyện nhỏ như động đất thì tôi có thể đối phó được. Dĩ nhiên là đã có những trận động đất nhỏ, nhưng những trận động đất không gây thiệt hại thì không tính đến. Nếu tôi không có gì để nương tựa vào, nếu không nhờ chư Phật và chư Bồ Tát mười phương cũng như trời rồng và tám bộ chúng hộ trì Pháp của tôi, làm sao tôi dám có lời tiên tri như vậy ?"
    Có một trường hợp khác liên quan đến bài báo trong số 437 của báo Bodhi Tree, tựa đề "Một vài ý nghĩ về chuyến viếng thăm Mã Lai Á Lần Thứ Ba của Phái Đoàn Vạn Phật Thánh Thành và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới". Bài báo được viết bởi Pháp Sư Jingguan, một đệ tử lâu năm của Lão Pháp Sư Guanghua, người đã đặc biệt nghiên cứu Kinh Kim Cang và đã được thấu hiểu đặc biệt thẳng vào các câu "Các tướng như huyễn" và "Nên sanh tâm không trụ vào đâu cả". Trong bài viết này, Pháp Sư đề cập rằng Hòa Thượng đã chữa bệnh ung thư mũi của Pháp Sư, một bịnh mà Pháp Sư đã chịu đựng trong nhiều năm, và "bệnh khô cổ ". Cuối bài viết Pháp Sư kể lại rằng lúc đang nằm ngủ theo thế nằm trong phòng mình, Pháp Sư đột nhiên cảm thấy mình bị ép giữa hai cái chân khổng lồ, và giữa không trung có tiếng của Hòa Thượng nói rằng: "Hồi nào ông có nói với tôi là muốn trở về Vạn Phật Thánh Thành với tôi để tu hành ? Tại sao ông lại ngủ nhiều như vậy ?"
    Khi Pháp Sư tỉnh giấc, ông nói: "Kinh nói rằng Đức Phật có thân vàng cao sáu mươi bộ. Hôm nay tôi thấy Hòa Thượng xuất hiện cũng cao chừng đó, ánh sáng vàng chói lòa, cao lớn khổng lồ... Đó có phải là giấc mơ không ? Nhưng nó rất rõ ràng trong tâm trí tôi, và đầu óc tôi vẫn còn thấy rõ. Về căn bản "Chân thật nghĩa không thể diễn tả bằng lời", thật là vi diệu và không thể diễn bày, như vậy tại sao tôi phải nói ra ? Thấy được hoa Ưu đàm hiếm có nở hoa còn dễ dàng, nhưng rất khó gặp được vị thầy thiện trí thức.". Vì lý do đó, tôi đã kể lại rõ ràng về căn bản một cảm ứng không thể diễn bày. "Chân thật nghĩa" phải để lại cho độc giả tự kinh nghiệm lấy.
    Một ví dụ cuối cùng xảy ra vào năm 1984 khi Hòa Thượng đang hoằng pháp tại Tân Gia Ba. Trước khi Hòa Thượng rời Hoa Kỳ, Ngài đã hứa với một nữ cư sĩ tại San Francisco là Ngài sẽ đến xem nhà của bà. Nhưng sau khi hứa như vậy, Hòa Thượng lại đi Tân Gia Ba trong chuyến hoằng pháp. Tuy nhiên, vào ngày Hòa Thượng đã hứa, hai đứa con của người phụ nữ, năm và sáu tuổi, đã thật sự trông thấy Hòa Thượng đến nhà và nhìn chung quanh. Do đó, Thầy Hằng Cung có nói: "Đức độ của Hòa Thượng thật thâm sâu. Những người chưa gần Ngài thì không biết điều này. Quý vị có biết tại sao chúng ta lại để cái ghế trống này ở giữa ? Bởi vì không ai biết Hòa Thượng ở đâu. Hơn nữa, chúng tôi đều cảm thấy hơi bồn chồn và sợ hãi khi ngồi trên đây." Vị Thầy này cũng để cập rằng khi Thầy Hằng Thật và Thầy Hằng Triều đang đi Ba Bước Một Lạy, những người cảnh sát Hoa Kỳ thường đến gần và nói : "Tôi thấy ba người quý vị lạy ngày hôm qua. Một người là người đàn ông Trung Hoa lớn tuổi lạy đàng sau hai ông. Tại sao hôm nay ông ta không có ở đây ?"
    Tôi không biết quý vị có tin ba trường hợp vừa đề cập ở trên không, trong đó Hòa Thượng cho người ta cảm giác rằng Ngài có thần thông. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ trong phẩm 17 "Công Đức Sơ Phát Bồ Đề Tâm": "Trụ trên con đường tối thượng của Nhất Thừa, người đó thâm nhập diệu thượng Pháp. Hiểu rõ lúc nào chúng sanh đã sẵn sàng và lúc nào chưa, người đó thị hiện thần thông để làm lợi ích cho họ." Tôi đã đọc và nghe tất cả những bài khai thị và băng giảng của Hòa Thượng, và tôi không bao giờ gặp một trường hợp nào Hòa Thượng nhận rằng Ngài có thần thông. Hòa Thượng nói:
    "Thần thông chỉ là một tên khác của Trí Tuệ. Nếu quý vì có trí tuệ, quý vị sẽ tự nhiên có thể thấy toàn vũ trụ như hạt amalo trên lòng bàn tay.
    Trong Phật Giáo, thần thông chỉ là đồ phụ, không phải là vật chính. Bất cứ người nào nhấn mạnh về thần thông thì đều vô cùng vô minh. Tôi sẽ nói rõ ràng với quý vị, tôi không có thần thông; ngay cả đến ma thông tôi cũng không có. Sự nhận bừa quá mức không phải là điều tôi thích.
    Những người hiểu Phật Pháp nên chú tâm vào không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối. Nếu quý vị tìm Ngũ Nhãn Lục Thông hoặc những thứ tương tự, quý vị chỉ "tìm cá trên cây".
    Việc Hòa Thượng có thần thông thật ra được tiết lộ bởi Lão Hòa Thượng Quảng Khâm. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1980, Hòa Thượng gởi hai đệ tử đến viếng thăm Lão Hòa Thượng Quảng Khâm. Tới đó, Lão Hòa Thượng Quảng Khâm hỏi: "Thầy các ông có thần thông phi thường. Ngài có thường dạy thần thông cho các ông không ??
    Hai người đệ tử trả lời: "Thần thông không thể được dạy. Thần thông xảy ra tự nhiên khi tu hành đến mức độ nào đó. Hơn nữa, thần thông không thể giúp chấm dứt sanh tử. Đó không phải là mục tiêu tối hậu mà Đạo Phật nhắm đến."
    Từ sự đề cập của Lão Hòa Thượng Quảng Khâm về thần thông của Hòa Thượng, có thể suy dẫn ra là Hòa Thượng thật sự có thần thông. Nếu những gì quý vị biết về Hòa Thượng chỉ là về thần thông của Ngài, thì điều đó thật đáng thương; có thể nói rằng quý vị không phải là đệ tử chân thật của Hòa Thượng. Hòa Thượng theo như tôi biết, không phải là người chỉ có Ngũ Nhãn Lục Thông, mà là một vị lớn tuổi chân thật, từ bi và vô ngã. Vào mùa xuân 1993, khi Hòa Thượng trở về Vạn Phật Thánh Thành và mang khăn che mặt do xấu hổ vì đệ tử đã vi phạm truyền thống của Vạn Phật Thánh Thành, Ngài thật sự nói, "Tôi mang khăn che mặt, tôi không thể thấy rõ ràng!" và sau đó, vì như vậy, Hòa Thượng đã "tình cờ" đánh "sai" người.
    Do đó tôi xem xét việc Hòa Thượng là một vị thầy dùng gậy tự đánh mình, người đã lấy và xin tánh nóng của những người khác, người đã nhịn ăn để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và chấm dứt chiến tranh, người đã đi khắp nơi để nói pháp ngay cả khi đang ngồi xe lăn, và là người đã lạy chúng sanh mỗi ngày. Ngài là một hành giả Đại Bồ Tát đã "Dẫu máu đổ, mồ hôi tuôn, Quyết không ngừng nghỉ!." (10). Nếu tín đồ Phật Giáo chỉ quan tâm là thầy mình có khả năng thần thông hay không, mà không nhận ra tinh thần từ bi giáo hóa chúng sanh của thầy mình, thì tín đồ đó đã lẫn lộn mục tiêu và không phải là đệ tử chân thật của Phật.
  3. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái này có thể sẽ sẽ có những phản hồi như sau:

    H.T Tuyên Hoá là ai?
    Vậy H.T Tuyên Hoá đã giác ngộ rồi?
    H.T Tuyên Hoá có thần thông?
    vv và vv
  4. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy không phải vậy
    Nghe vậy chắc gì vậy
    Thấy vậy không phải vậy
    Nghĩ vậy chắc gì vậy
    TỊNH TÂM TỈNH GIÁC NHẬN BIẾT HÀNH THIỀN
    Được MM_Ngoc sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 24/05/2008
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tôi ko biết HT. Tuyên Hoá là ai, và tác giả bài viết này là ai.
    Nhưng tôi biết bài này sẽ gây chia rẽ làm mất đoàn kết giữa Phật Giáo và Khí Công.
    Theo tôi biết, Khí Công và Thiền Tông có mối quan hệ rất chặt chẽ, Bồ Đề ***** là một ví dụ rất cụ thể, Hiện nay chùa Thiếu Lâm vẫn còn đó. Vậy nói các HT Thiếu Lâm là đang hành theo Tà Pháp ?
    Tôi ko được đọc hết tác phẩm này, nhưng tôi nghi ngờ đây là một sự cố tình gây chia rẽ, cũng như các sự chia rẽ luôn làm suy yếu, đều gây ra từ một kẻ thứ 3 muốn lợi dụng để phá hoại.
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài viết hay, có thể gây chia rẻ nhưng bài viết rất đúng.
  7. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Phá hoại cái gì vậy bạn?
    Bạn nên ý thức một cách sâu sắc rằng mầm mống sự phá hoại nằm ngay trong cái bạn gọi là "sự đoàn kết" đó chứ không phải là ở một kẻ thứ 3 nào khác.
    "Thượng đế thì cô đơn, ác quỷ thì bầy đàn"
  8. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Sự quyết định là ở mỗi cá nhân, nếu quả thực như thế, làm sao có một kẻ thứ 3 nào có thể chia rẽ bạn?
    đáp lại cái "trạch pháp nhãn " của dungwind , tôi đưa toàn bộ link này,
    http://www.dharmasite.net/thiluan.htm
    "thượng đế thì cô đơn,ác quỷ thì bầy đàn"
    Được vetlantram sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 25/05/2008
    Được vetlantram sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 25/05/2008
    Được vetlantram sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 25/05/2008
  9. TrungVD

    TrungVD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2001
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Khí Công chính là Tu luyện,
    Khí và Công là hai chữ được lấy từ hai cuốn cổ thư "Đan Kinh" và "Đạo Tạng" vào thời cách mạng Văn Hoá ở Trung Quốc đề phù hợp với bối cảnh thời đó. Khí là Khí mà Công là Công. Khí là năng lượng tầng thấp còn Công là vật chất cao năng lượng (vi quan hơn Khí rất nhiều nhiều lần).
    Lịch sử của Tu luyện thì chắc mỗi bác lý giải một kiểu rồi, có người nói rằng xuất hiện từ hơn 2000 năm, có người bảo 5000 năm, có người giảng rằng có từ các nền văn minh trước của nhân loại, tôi xin không bàn vấn đề này.
    Chính và Tà theo tôi quan niệm thế này, Chính Pháp, Chính Đạo là các Pháp môn tu luyện có thể đưa con người ta đắc Đạo giải thoát thực sự khỏi luân hồi, vĩnh viễn không còn chịu khổ nữa. Những gì ngăn cản, can nhiễu đến Chính Đạo thì đó là tà.
    Về chuyện bác Nhân có ý kiến là Khí Công có quan hệ với Thiền Tông, cái này tất nhiên rồi, không phải Thiền Tông khai lập ra Khí Công mà là trong Khí Công có các nhánh liên quan đến các pháp môn tu luyện của Phật giáo, không chỉ có liên quan đến Thiền Tông.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Thực sự không muốn bắt bẻ về từ ngữ, nhưng các bác cứ đưa ra ý kiến chủ quan của mình theo kiểu khẳng định như vậy, dễ làm cho những người mới tiếp cận vấn đề này hiểu nhầm, rơi vào quan niệm cứng nhắc.
    Khái niệm "KHÍ CÔNG" có rất nhiều cách hiểu, một trong số đó như sau:
    + Khí: là loại vật chất vô hình cấu tạo nên vạn vật trong vũ trụ (mà Chân Khí của con người chỉ là một trường hợp riêng của nó). Khí có nhiều cấp độ, từ thô tới vi tế
    Chữ khí: có nhiều cách viết khác nhau, dưới đây là hai cách viết
    " và 氣​
    chữ thứ hai là kết hợp của chữ thứ nhất với chữ mễ (米), tạo thành chữ khí với nghĩa "thực khí", tức là loại khí có tính chất thô hơn.
    + Công: là Công phu ( SY夫 Gong Fu), chỉ việc bỏ sức hay thời gian để làm việc gì đó.
    Như vậy, theo cách hiểu này thì Khí Công là Công phu luyện khí, để làm chủ khí, làm chủ bản thân, làm chủ vạn vật.
    Tất nhiên, đó là một trong nhiều cách hiểu khác nhau, vì là vấn đề ngôn ngữ nên nó chỉ mang tính quy ước mà thôi.
    Bác nào rảnh có thể tìm đọc cuốn Khí Đạo của Lục Lưu - một truyền nhân của phái Long môn Đạo gia. Cuốn này dày cả ngàn trang, phân nửa số trang đó dùng để bàn về chữ Khí, hiểu về chữ Khí.
    Một cuốn khác có tên là "Khí", nằm trong bộ sách gồm 6 cuốn của các học giả TQ đươg đại (Khí, Lý, Tính...). Cả cuốn này dày khoảng 500 trang cũng chỉ để bàn về chữ Khí!

Chia sẻ trang này