1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Khí Công!

    Tôi thấy Khí Công quả là một vấn đề được quan tâm bậc nhất của mọi người , mà người luyện võ không thể không biết dù chỉ sơ lược về Khí Công được. Do đó, tôi mong các cao thủ giúp đỡ thêm để chúng ta có được một hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm về Khí Công , nhằm giúp cho mọi người trong box chúng ta có thể hiểu rõ hơn về một trong những điều vốn được coi là thần bí và cao siêu này.

    AHS
  2. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    * Khái niệm chung về Khí : khái niệm chung về khí không khác các quan niệm về khí của khoa học hiện đại.
    -Quan niệm về khí của khoa học hiện đại : vật chất tồn tại dưới các dạng rắn , lỏng , khí , và plasma.Do vậy nên hiểu các loại hình vật chất sau gọi là khí: + Vật chất ở dạng hơi.
    + Vật chất ở dạng bức xạ vật chất.
    Tất nhiên quan điểm về plasma( một dạng vật chất có liên quan tới từ tính) cũng được xem xét một cách tương đồng.
    -Nói tóm lại , khí là một dạng vật chất vô định hình, lan truyền trong không gian giữa các sự vật.
    Trong quá trình vận động của vật chất có thể hiểu một cách đơn sơ khí là vật chất do chất lỏng hoá thành hơi, và là chất rắn thăng hoa hay bức xạ. Như vậy, khí có liên quan tới bản chất của sự vật, có liên hệ mật thiết vớitính chất , cấu trúc của sự vật , tức là có liên quan tới sự tồn tại và và vận động của vật chất.
    -Tất nhiên quan niệm khí của Khí công, vốn gắn bó với các quan niệm của triết học Đông Phương, có các cơ sở sau : + Các quan niệm trừu tượng về khí có gắn với các quan điểm tôn giáo
    + Các quan niệm về khí có ràng buộc với hệ quan điểm của Kinh Dịch ( về thuộc tính và quy luật vân động, cấu hình...)
    Tuy nhiên, trên cơ sở vật chất có thể đồng nhất về mặt khái niệm chung của khí giữa quan điểm hiện đại Tây phương và Đông phương.
    AHS
  3. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Phân loại khí : Việc phân loại khí được phân định như sau:
    *1. Phân loại chung : khái niệm khí được phân ra như sau:
    -Khí tiên thiên : là nguyên bản của khí ( thanh khí) , là tinh hoa của vật chất .So sanh với quan niệm hiện đại thì khí tiên thiên tương đồng với khí do sự bức xạ vật chất và plasma , hay dạng thăng hoa của vật chất ( quan niệm này cũng tương đồng với quan niệm của các nhà nghiên cứu Trường Sinh Học ( Biofield trong khái niệm Plasma sinh học- Bioplasma ))
    - Khí hậu thiên : là khí thường( trọc khí) , là sự hoat dụng biến dạng của khí tiên thiên. So sánh với các quan niệm hiện đại thì khái niệm này tương đồng với khái niệm khí của Vật lý học.
    *2.Phân loại cấp độ:
    - Sự phân loại này thao cấp độ của khí gắn với quan niệm Tam Tài : Thiên , Địa , Nhân của Kinh Dịch như sau :
    + Thiên khí : tức là khí trời , mang tính đặc trưng thuần dương, chúng ta có thể hình dung đây là dạng khí của không gian vũ trụ bên ngoài.
    + Địa khí : Tức là khí đất, mang đặc trưng thuần âm . Chúng ta có thể hình dung đây là dạng khí do trái đất.
    +Nhân khí: tức là khí hoạt động trong con người mang đặc trưng phối hợp âm dương.
    Như vậy, Thiên khí tiên thiên là khí tinh hoa của thiên khí, ở dạng tương đồng với bức xạ vũ trụ. Địa khí tiên thiên là tinh hoa của địa khí, ở dạng tương đồng với bức xạ vật chất của trái đất.
    Khí hậu, thời tiết chính là sự giao hoà giữa Thiên khí tiên thiên và Địa khí hậu thiên.
    AHS
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Bản chất của nhân khí :
    - Bản chất của Nhân khí tiên thiên chính là sự thăng hoa của Tinh trong quá trình sinh học. Như vậy Tinh chính là cơ sở vật chất của khí.
    Tinh được tạo ra từ tuỷ chất, nhờ khí và huyết trong quá trình sinh học đặc biệt mà tuỷ thành Tinh về tàng ở tuyến thượng thận. Bởi vậy, tuỷ kiệt tinh khô là không còn khí, và thần cũng vì thế mà mất đi, điều này đồng nghĩa với cái chết.
    - Chính việc chỉ ra bản chất của khí đã cho thấy sự tồn tại của khí là có thật và ý nghĩa thiết thực của khí công, nó đã phá các quan điểm chung chung mang màu sắc mê tín dị đoan, cũng như các quan điểm sai lầm về khí là quá trình khí hoá của cơ quan nội tạng, chứ không có bản chất thực tại. Tất nhiên muốn khẳng định một khái niệm thuộc về vật chất không phải là dễ dàng. Mặc dù vậy, các luận chứng về khí từ lý luận đến luyện tập và ứng dụng của khí, đã hoàn toàn đủ chứng tỏ nguồn gốc vật chất về khí.
    - Nói tóm lại, bản chất của khí là một dạng vật chất tồn tại trong quá trình biến đổi cơ bản của sự sống là Tuỷ -> Tinh -> Khí -> Thần.
    Sự tồn tại của khí, không phải là sự tồn tại trung gian chuyển tiếp, mà khí còn có các cơ năng và chức năng quan trọng trong các quá trình sinh học của cơ thể ( như là tạo ra ngũ khí, tạo dịch chất, khai khiếu cho ngũ quan, cung cấp năng lượng cho sự sống ...)
    * Phân loại Nhân khí :
    - Nhân khí hậu thiên: là khí thở trong hoạt động hô hấp, bao gồm hai thành chính :
    + Phế khí :hay còn gọi là Dương khí , hoạt động trong lá phổi để cung cấp dưỡng khí cho huyết
    + Vị khí : hay còn gọi là Thực khí , hoạt động trong dạ dày và hệ thống tiêu hoá, để tham gia quá trình tiêu hoá.
    - Nhân khí tiên thiên là khí hoạt động trong kinh mạch phủ tạng và các hệ thống trong cơ thể, cung cấp năng lượng , diều khiển sự hoạt hoá các chu kỳ sinh học. Nhân khí tiên thiên lại được chia ra như sau :
    + Chân khí : là khí tiên thiên sinh ra ở Đan Điền vận hành chủ yếu trong mạch Nhâm Đốc , chân khí chính là nguyên khí trong con người, là thành phần của Tam bảo : Tinh- Khí -Thần.
    + Ngũ hành khí : là khí tiên thiên do Chân khí đi vào ngũ tạng mà sinh ra. Ngũ hành khí bao gồm 6 loại :
    _ Tâm khí : phát sinh từ tạng Tâm, vận hành trong Tâm kinh và Tiểu trường kinh, tượng ngũ hành là Hoả , tính khí là Hoả.
    _ Tâm Bào khí : là khí danh định do Tâm khí thoát ra màng mỡ bao tim sinh ra ( chân Hoả sinh thực Hoả ) , vận hành trong Tâm Bào kinh và Tam Tiêu kinh , còn gọi là nhiệt khí hay thử khí
    _ Can khí : phát sinh từ tạng can( gan ) , vận hanhg trong Can kinh và Đởm kinh, tượng ngũ hành là Mộc , tính khí là Phong khí.
    _ Tỳ khí : phát sinh từ tạng Tỳ , vận hành trong Tỳ kinh và Vị kinh, tượng ngũ hành là Thổ , tính khí là Thấp khí.
    _ Phế khí : phát sinh từ tạng phế ( phổi ) , vận hành trong Phế kinh và Đại trường kinh, tượng ngũ hành là Kim, tính khí là Táo khí.
    _ Thận khí : phát sinh từ tạng thận, vận hành trong Thận kinh và Bàng quan kinh, tượng ngũ hành làThuỷ , tính khí là là Hàn khí.
    Ngoài sự phân loại theo tính chất trên, trong khí công và y học có phân định thêm hai loại khí sau :
    + Vinh khí : là khái niệm chung để chỉ khí vận hành trong kinh mạch, thành phần của Vinh khí bao gồm cả chân khí , ngũ khí và sự liên hợp giữa Chân khí và ngũ khí.
    + Vệ khí : là khái niệm chung khí vận hành ra mạch tôn lạc thoát ra ngoài da ( phát dương khai khiếu bảo vệ cơ thể ). Tất nhiên thành phần của vệ khí cũng bao hàm Chân khí và ngũ khí
    AHS
  5. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Tính chất của khí :
    1. Tính chất chung của khí : đặc tính chung của khí được trình bày như sau : khí sinh ra ở Âm phận , có bản tính là Âm nhưng hoạt tính lại Dương.
    Đây là quan điểm biến đổi âm dương của Kinh Dịch , mọi vật chất tồn tại và vận động đều trên xu hướng biến dịch âm dương.
    Như vậy , tính chất chung của khí là là Dương , lèm theo một số đặc tính dương : thăng , tán ,biến vi nhiệt ....
    2. Tính chất biến vi của khí: đặc tính hoạt dụng của khí là biến đổi âm dương. Khí sinh mang Dương tính , biến vi âm trở thành thuần âm , rồi lại biến vi dương trở thành thuần dương. Quy luật biến đổi của khí là quy luật Âm Dương tiêu trưởng.
    Như vậy , tính chất của khí bao hàm cả Âm và Dương trong quá trình tồn tại và biến vi hoạt dụng.
    Chân khí trong con người chính là khí âm dương và đặc tính cũng như quy luật biến vi chủ yếu cũng là âm dương.
    3. Tính chất hoạt dụng của khí : đặc tính hoạt dụng của khí ở mọi mức độ lại là đặc tính ngũ hành ( tức là có năm thuộc tính sử dụng là kim,mộc , thuỷ , hoả , thổ ứng với năm tính khí là táo , phong, hàn, hoả, thấp )
    Tính chất hoạt dụng này xuất hiện khi chân khí tạo ra ngũ hành khí từ ngũ tạng, mà sự biến vi hoạt dụng của ngũ hành khí theo quy luật Ngũ hành sinh khắc của Kinh Dịch, tính chất hoạt dụng của khí mang đặc trưng riêng biệt của từng loại khí ngũ hành, liên hệ cân bằng với nhau qua quy luật ngũ hành. Chính đặc tính hoạt dụng ngũ hành của khí tạo cơ sở cho khí tham gia mọi quá trình sinh học trong cơ thể.
    AHS
  6. ngochung999

    ngochung999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trời đất viết có tí tẹo thế rồi thôi à Viết thêm đi bạn Đi sâu vào các yếu quyết luyện tập ấy .
    Theo tôi được biết trong luyện công người ta chia ra làm nội công và ngoại công . Trong luyện nội người ta cũng chia ra làm luyện tĩnh và luyện động . Luyện tĩnh thì thành tựu tới chậm hơn nhưng là bắt buộc nếu muốn thành đạt cao , luyện động thì dễ đạt thành tựu hơn nhưng không giúp ta lên cao hơn được. Tốt nhất là phải luyện "động tĩnh kiêm tu " .
  7. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Đảm bảo là sẽ có phần luyện tập, nhưng mà phải từ từ đã.
    * Hoạt động của khí: Như trên đã nói, sự hoạt động của khí thể hiện tính chất của nó; sự biến vi hoạt dụng của khí theo qui luật âm dương ngũ hành có các dạng hoạt động của chân khí và ngũ hành khí.
    1.Hoạt động cơ bản của khí : hoạt động cơ bản của khí là trong hệ thống phủ tạng , kinh mạch và huyệt
    _ Tại phủ tạng : khí phát động các chức năng và cơ năng của phủ tạng.
    _ Tại kinh mạch : khí vận hành biến vi để phân chia đi khắp nơi, mang tính chất truyền khí và biến vi.
    _ Tại huyệt : khí hoạt hoá và biến vi chính ở huyệt, nơi khí thu phát ra môi trường bên ngoài, đi theo các lạc mạch đến mọi nơi trong cơ thể.
    2. Hoạt động hoạt dụng của khí :
    Hoạt động hoạt dụng của khí được tiến hành trong các hệ thống, cơ quan chức năng của cơ thể. Đó là các hệ tạo huyết, hệ sinh khí, hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ ngũ quan , hệ nội tiết và hệ thần kinh ( các danh từ chỉ định này có tên gọi giống Tây y, nhưng thật ra cấu tạo và hoạt động khác)
    Hoạt động hoạt dụng của khí chủ yếu là tạo ra các cơ năng để thực hiện các chức năng, ngoài tác dụng của khí kà năng lượng, điều khiển các cơ năng, còn có sự tạo ra các dịch chất quan trọng.
    * Sự vận hành của khí : sự vận hành của khí dựa trên cơ sở các biến vi để tạo ra các hoạt dụng. sự vân hành ứng với chân khí và ngũ khí như sau:
    1. Sự vận hành của chân khí :
    Chân khí phát sinh từ Đan Điền chạy theo hai phần :
    _ Phần từ Đan Điền : chạy theo hai vòng:
    + Vòng chính chạy từ Đan Điền ra huyệt Mệnh Môn của mạch Đốc, đi lên theo cột sống vào não bộ ngũ quan, sau theo mạch Nhâm xuống đến huyệt Khí Hải.
    + Vòng phụ từ Đan Điền ra đến huyệt Khí Hải, theo mạch Nhâm đi xuống Hội Âm , sang Trương Cường đi lên theo mạch Đốc đến huyệt Mệnh Môn vào Đan Điền.
    _ Phần theo lạc mạch thẳng lên vào Tâm và Phế , tạo ra Tâm khí và Phế khí, hạ xuống Thận tạo Thận khí , sang hữu tạo Can khí, sang tả tạo Tỳ khí.
    2. Sự vận hành của ngũ khí :
    Ngũ khí sinh ra từ tạng theo lạc mạch ra kinh âm biến vi Âm trưởng Dương tiêu cho đến khi thành thuần âm, rồi theo lạc mạch đến kinh dương biến vi Dương trưởng Âm tiêu ; từ kinh Dương, âm phần của khí theo lạc mạch về phủ rồi lại theo lạc mạch sang Tạng sau khi đã biến vi thành thuần Dương, còn dương phần theo Dương kinh lên ngũ quan mà khai khiếu hoá thần cho ngũ quan rồi theo lạc mạch đem khí dư về Tạng.
    _ Hoạt động của khí ở Kinh - Mạch được phân ra như sau:
    + Tại mạch Nhâm Đốc : là vòng của chân khí hoạt động:
    - Mạch Nhâm chạy từ trên xuống dưới, là mạch chủ Âm , là mạch quan trọng cho hoạt động nội tạng, nhất là mang chân hoả xuống Đan Điền. Các huyệt trên mạch Nhâm phần lớn là các mô huyệt của các kinh mạch khác. Về quan điểmhư thực về khí trong Đông y thì mạch Nhâm mang thực khí xuống ( khái niệm hư thực ở đây là khái niệm chỉ cơnăng biến vi thực của khí).
    - Mạch Đốc chạy từ dưới lên, là mạch chủ Dương, là mạch quan trọng cho quá trình khí hoá thần. Các huyệt trên mạch Đốc đều là các tử huyệt quan trọng. Trong khái niệm hư thực thì Mạch Đốc chủ hư ( tức là cơ năng biến vi hư của khí).
    + Tại 12 kinh mạch chính: là mạch cho Lục khí hoạt động trong 6 vòng, do vậy còn gọi là mạch đơn khí. Song song với 12 kinh mạch khí này còn có 12 hệ kinh cân, tức là các đường kinh khí có liên quan tới hoạt động của Cân hệ. Trong liệu pháp học, 12 cân kinh này được coi trọng.
    + Tại Bát mạch kỳ kinh : tại bát mạch kỳ kinh ngoài hai mạch Nhâm Đốc của chân khí còn có 6 mạch khí . Bản chất của 6 mạch khí này ( Tức là mạch xung , mạch đới , mạch dương kiều , mạch âm kiều , mạch dương duy và mạch âm duy) là sự liên hợp giữa lục khí. Cho nên các huyệt của 6 mạch này lại thuộc các kinh mạch chính. Sự liên hợp này mang ý nghĩa hoà trộn chân khí với Lục khí, hay liên hợp Ngũ khí trong quan hệ ngũ hành ( gọi Lục khí vì còn có Tâm bào khí ). Nói tóm lại , bát mạch là đường liên hệ khí. Trong Đông y rấy nhiều quan diểm thực hành lấy cơ sở là tác động lên bát mạch kỳ kinh.
    * Sự biểu hiện của khí : Ở đây xin giới thiệu một số biểu hiện đặc thù của khí trong cơ thể con người.
    _ Ở ngũ quan : khí biểu hiện bởi màu sắc đặc trưng, trên các bộ vị đặc trưng của ngũ quan. Ví dụ : da ( xúc giác ) là khai khiếu chủ yếu của Phế khí có màu sáng trắng trộn với màu đỏ hồng cử Tâm khí thoát ra mồ hôi thành màu trắng hồng, tinh khí là Táo nên da hơi se khô, bộ vị đặc trưng của da là hai bên má ; bởi vậy hai bên gò má mà trắng hồng , da se khô trơn mịn là Tâm Phế khí đều tốt.
    _ Ở phủ tạng : khí biểu hiện đặc thù bằng hiện tượng đông khí, và tạo ra các nhu động nội tạng, tất nhiên có kèm theo tính khí đặc trưng và các hiệu ứng thứ cấp khác ( có 4 hiệu ứng thứ cấp của khí là áp suất , nhiệt, nhu động và lan truyền cảm giác).
    _Ở kinh mạch : khí biểu hiện đặc thù bằng hiệu ứng lan truyền , tê tê cùng các biểu hiện chênh lệch nhiệt, cũng như tính khí đặc trưng.
    _ Ở gân : khí biểu hiện đặc thù các biến đổi của sự vận động. Trong Y học song song với 12 kinh chính là 12 kinh cân với các đặc tính riêng.
    _ Ở xương :khí biểu hiện đặc thù là các biểu diễn cảm giác trong xuơng ( hiệu ứng nhiệt, lan truyền , đôi khi có cảm giác đau tức).
    _ Ở huyệt : khí biểu hiện chủ yếu là cảm giác của các hiệu ứng nhiệt và áp suất ( cảm thấy nặng ).
    _ Ở não bộ : biểu hiện chủ yếu là hiện tượng hơi nhiệt , các biến động của thần kinh vận động, các cảm giác hẫng , đôi khi có cảm giác căng tức và có ảo thanh, ảo hình trong não bộ.
    Các biểu hiện của khí đều liên quan đến Nhân thần , âm thanh, khí sắc và hình tướng, cũng như trạng thái sức khoẻ và tâm thần.
    AHS
    Được hieuyen sửa chữa / chuyển vào 16:20 ngày 30/07/2002
  8. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    BẢN CHẤT CỦA KHÍ CÔNG :
    Như chúng ta đã biếtquá trình luyện khí công là quá trình luyện Sinh - Hành - Biến khí. Tức là khí sinh ra đầy đủ , đi đúng đường, hành đúng hướng , biến vi hoạt dụng mọi chức năng và cơ năng của khí. Nhưng bản chất của việc luyện tập khí công lại là một quá trình luyện thực tế , đó là quá trình luyện " Tinh tạo khí , khí hoá thần , và thần hoàn hư ". Mọi chu trình Sinh - hành - biến của khí đều lấy quá trình trên làm chuẩn. Nếu Tinh không tạo thành khí thì khí không có mà Tinh khô tuỷ hoại. Nếu khí không hoá thành thần thì Thần mê khí tuyệt. Nếu thần không hoàn hư thì Hồn chí mất. Các chứng này nếu gặp phải đều là chứng atọ ra bệnh tật, cái chết và cả sự sống mà coi như đã chết.
    # Ở đây xin đề cập đến khái niệm "Hư". Đây hoàn toàn không phải khái niệm siêu thực thần bí mà là chỉ trạng thái tồn tại cao cấp nhất của con người với các đặc điểm sau :
    _ Trạng thái cân bằng đồng bộ ở mức sinh học cao trong con người.
    _ Trạng thái cân bằng đồng bộ ở mức sinh học cao giữa con người với thế giới bên ngoài ( còn gọi là " Thiên nhân họp nhất " )
    Ở trạng thái " Hư " , mọi biến loạn Tâm- Thể của con người được giải toả , cơ thể con người trở nên tốt hơn, Tâm thức trở nên nhẹ nhàng và cuối cùng là năng lực sống cao hơn.
    Trên thực tế , trong các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới , trạng thái "Hư" của khí công có cùng bản chất với trạng thái Thiền - định.
    Nói tóm lại, bản chất của khí công là quá trình luyện tập " qui trình hoá" các hoạt động sinh học trong con người , dựa trên cơ sở khí. Chính vì vậy Khí công pháp được coi là phương pháp luyện tập tốt của con người ( trên thực tế thì chỉ có Yo ga là tương đương với khí công mà thôi).
    Về mặt cơ thể học , ta có thể giải trình bản chất của khí công như sau :
    _ Sinh là tạo ra khí từ bể Đan Điền.
    _ Hành là vận hành khí trong kinh, mạch , tôn lạc và huyệt.
    _ Biến là thực hiện các chức năng và cơ năng của khí trong phủ tạng , các cơ quan , hệ thống khác nhau trong con người , cũng như giữa con người với thế giới bên ngoài.
    * Tất nhiên trong con người không thuần tuý chỉ có khí , mà còn có nhièu thành phần khác nhưng thông qua các mối quan hệ với khí và bằng môn pháp khí công , chúng ta vẫn có thể luyện con người cả Tâm lẫn Thể.
    AHS
  9. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    HỆ THỐNG KHÍ CÔNG PHÁP : Chia làm 3 phần chính và 1 phần ứng dụng.
    1.Hệ thống cơ bản : còn gọi là hệ thống luyện nội khí - Khí công hay Tĩnh công. Hệ thống này theo thứ tự bao gồm các bài cơ bản cho khí công như sau:
    # Điều tức công : là bài thở khí công . Bài này bao gồm 3 phần khác nhau là :
    _ Luyện thở : tức là luyện làm chủ sự hô hấp của Phế vị với chu trình hít vào -> nén khí -> thở ra -> ngưng thở. Sự làm chủ hô hấp của bài này có các ý nghĩa như sau :
    + Làm chủ quá trình hô hấp và ổn định nhịp tim.
    + Tạo điều kiện cho quá trình " hạ Tâm hoả góp Tốn phong" để luyện khí tiên thiên.
    + Tạo sự hoà đồng tôt giữa Tiên thiên và Hậu thiên khí , một sự hoà đồng không thể thiếu được của khí công.
    _ Luyện thở cùng vận khí : tức là luyện tâm pháp cho qui trình tạo khí Tiên thiên , với các ý nghĩa sau : dụng khí Hậu thiên kích phát khí Tiên thiên ( Đan Điền khí ).
    + Qui trình hoá sự tạo khí Tiên thiên.
    + Làm quen ban đầu với vòng vận khí.
    _ Luyện thở vô thức : tức là luyện cho sự hô hấp trở nên tự động với các ý nghĩa sau :
    + Luyện làm chủ hoàn toàn quá trình hô hấp.
    + Luyện để tập trung vào việc kích phát và vận hành khí Tiên thiên.
    + Luyện làm chủ Tâm thức ban đầu của khí công pháp.
    Nói tóm lại là luyện để cho sự hô hấp tự động hoá , không cần điều tiết nữa , để giúp cho sự vận hành khí được cao độ và tốt hơn.
    # Đan Điền công : đây là bài luyện quan trọng nhất của khí công , nó đặt tiền đề cho sự thành công của quá trình luyện khí công. Đan điền công tức là luyện Sinh khí ở Đan Điền , tức là luyện phát sinh ra Đan Điền khí hay chính là Chân khí.
    Đan Điền là một tổ hợp sinh khí phức tạp của nội tạng , lấy tâm là Tuyến thượng thận , tức là nơi tàng trữ tinh tiên thiên , do đó Đan Điền công là luyện cho Tinh hoá Khí.
    Vòng vận khí là vòng Nhâm Đốc , lấy tâm huyệt là Đan Điền.
    * Đan Điền công được chia làm 3 phần như sau:
    _ Đan Điền công cơ bản : là luyện Đan Điền công theo vòng chính của Chân khí , tức là theo vòng vận của Thái Cực Nội gia quyền.
    _ Đan Điền công hoàn thiện : là luyện Đan Điền công theo cả hai vòng chân khí, tức là theo vòng vận của Thiếu Lâm Ngoại gia quyền.
    _ Đan Điền công nâng cao: là bài luyện dùng ngoại khí Tiên thiên kích phát nội khí Tiên thiên vơi bản chất là sự phối hợp tam cung Thiên Địa Nhân ( Thiên cung là Thiên linh cái ở huyệt Bách Hội, Nhân cung là Đan Điền , Địa cung là khu vực hậu môn có tiếp giáp với đất khi luyện khí ). Tức là một phần luyện mối quan hệ Thiên Địa Nhân với các đối tác và tác nhân của thế giới bên ngoài.
    Nói tóm lại , Đan Điền công chính là môn pháp luyện chân đơn của khí công mà các nhà Đạo Dẫn trường sinh thường hay gọi.
    # Nê Hoàn công : cũng là bài luyện khí cơ bản quan trọng. Nê hoàn công là luyện tụ khí và biến khí tại Nê hoàn cung.
    Nê hoàn là một tổ hợp quan trọng của Ngũ quan lấy tâm là huyệt Ấn Đường ( có liên quan tới thuỳ đại não trán nơi thần kinh tiền đình hoạt động). Do đó , Nê hoàn công là luyện khí hoá Thần , cũng là bài luyện cơ bản để luyện công phu " Miêu công ".
    Vòng vận khí cũng là vòng Nhâm Đốc , lấy tâm là Nê hoàn cung .
    Nê hoàn công chia ra 3 phần như sau :
    _ Nê hoàn công cơ bản : tức là luyện Nê hoàn công với vòng vận Chân khí chính.
    _ Nê hoàn công hoàn thiện : tức là luyện với cả 2 vòng Chân khí .
    _ Nê hoàn công nâng cao : tức là luyện Nê hoàn công với chân khí Đan Điền có sự kích hoạt và bổ trợ của ngoại khí Tiên thiên , với bản chất là mối quan hệ Tứ cung ( Thiên cung , Nhân cung , Địa cung , Nê cung ).
    Nê Hoàn công là một bài khó luyện , dễ nhầm với bài Đan Điền công. Vấn đề quan trọng là ở chỗ phải đặt tâm luyện tuyệt đối vào Nê hoàn cung, với cảm giác đặc trưng cho người luyện là biến động thần kinh tiền đình , và ngũ quan , đồng thời tại huyệt Ấn Đường có cảm giác khác thường , thậm chí có ảo hình , ảo quang ( nhất là khi nhắm mắt ) . Bởi vậy yêu cầu ổn định tâm thức trong toàn bộ môn pháp khí công đã quan trọng , ở đây lại càng quan trọng.
    AHS
  10. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    # Thái Dương công : tức là luyện tụ khí và biến khí tại Thiên cung Linh cái.
    Thiên cung linh cái là một tổ hợp quan trọng của hệ thần kinh trung ương ( bao gồm tuỷ sống và não bộ ) lấy tâm là huyệt Bá Hội ( hay Bách Hội ) , tức là luyện Thần hoàn hư , cũng là bài luyện cơ bản để luyện công phu " Thần công " .
    Vòng vận khí cũng là vòng Nhâm Đốc , lấy tâm huyệt là Thiên cung linh cái. Chia làm 3 bài :
    _ Thái dương công cơ bản : luyện với vòng chân khí chính .
    _ nâng cao: luyện với cả hai vòng.
    _ hoàn thiện ; luyện với chân khí Đan Điền có sự kích hoạt và bổ trợ của ngoại khí tiên thiên.
    Bản chất của Thái dương công là luyện với dương khí tiên thiên bên ngoài . Nhưng trong bí pháp khí công cũng có bài luyện Thái âm công , về nguyên lý chung thì giống nhau nhưng tác nhân khác nhau , do đó hiệu quả khác nhau và sự thành đạt cũng khác. Xét về mức độ bài Thái âm công khó khăn và phức tạp hơn bài Thái dương vì các tác động mang tính âm nhu khó xác định, khó có chuyển biến từng phần rõ rệt.
    Nhìn chung môn pháp Thái dương công là bài luyện cơ bản cuối cùng, cho nên mức độ khó , biến động Tâm thức lớn , nhưng buộc người luyện phải trải qua bằng mọi giá.
    # Ngũ hành công : là bài luyện cơ bản mang tính ứng dụng cao , tức là luyện đơn ngũ khí ngũ tạng , tức là luyện tụ khí và biến khí tại ngũ tạng. Cũng là cơ sở để luyện công phu " Chỉ công " và " Chưởng công".
    Ngũ hành công chia làm 6 bài :
    _ Tâm hoả công ( Huyền công ) : cho Tâm khí theo vòng vận Tâm khí ở Tâm kinh và Tiểu trường kinh.
    _ Can mộc công ( Thanh công ) : cho Can khí theo vòng vận can khí ở can kinh và Đởm kinh .
    _ Tỳ Thổ công ( Hoàng công ) : cho Tỳ khí theo vòng vận Tỳ khí Ở Tỳ kinh và Vị kinh.
    _ Phế kim cong ( Bạch công ) : Cho Phế khí vận hành theo Phế kinh và Đại trường kinh .
    _ Thận thuỷ công ( Hắc công ) : Cho Thận khí vận hành ở Thận kinh và Bàng quan kinh.
    _ Nhiệt tâm công ( Xích công ) : cho Nhiệt tâm khí vận ở Tâm bào kinh và Tam tiêu kinh.
    * Ngũ hành công được chia ra 3 phần :
    + Luyện đơn kinh : Tức là luyện riêng biệt cho từng kinh.
    + Luyện vòng khí : Luyện theo vòng vận ngũ khí trong quan hệ biểu lý âm dương của tạng phủ.
    + Luyện đối tác : luyện ngũ khí với các đối tác mang đặc tính ngũ hành bên ngoài.
    AHS

Chia sẻ trang này