1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác datviet999 nhiều!
    AHS
  2. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    c.Giai đoạn võ thuật : Là giai đoạn phát triển rực rỡ của khí công. Người chính thức mở đầu giai đoạn này là Đạt Ma sư tổ, là ***** của trường phái võ thuật nổi tiếng nhất Trung Hoa . Khí công Thiếu Lâm có những đặc điểm sau :
    _ Xuất hiện các nguyên lý của khí công. Đó là hai nguyên lý : khai- tự - hợp- lực ; ý - khí - lực.
    _ Vòng vận khí định hình và hoàn thiện.
    _ thuật điều tức phức tạp hơn, đó là Bát đoạn cẩm.
    _ Xuất hiện Động công chủ cương như Dịch cân kinh, Thập bát la hán quyền.
    _ Các phương pháp phụ trợ được nâng cao và hoàn thiện, đó là giải huyệt và án ma.
    _ Xuất hiện phương pháp luyện ứng dụng khí công vào võ thuật, đó là luyện tạo ra kình khí , kình lực và luyện kim cương pháp ( là môn pháp luyện phát kình bảo vệ cơ thể ).
    Một nguyên nhân khiến cho sự ?o Động? của khí công Thiếu Lâm được coi trọng hơn ?o Tĩnh? là trên thực tế quá trình ?oTĩnh ?o nằm trong quá trình tu đạo mang tính chất Thiền học ( thậm chí ít nhiều có xen lẫn các môn pháp Yoga) đòng thời xuất phát từ quan điểm cương động của võ thuật mà khí công cũng ?o động ?o theo để phù hợp , và có tác động tốt cho nhau.
    Nhìn chung, khí công của Thiếu lâm phát triển tương đối toàn diện và trở thành những cơ sở cơ bản của khí công ngày nay.
    Tiếp theo trường phái Thiếu Lâm là trường phái Thái Cực. Khí công Thái Cực đánh dấu nhiều sự phát triển quan trọng về lý thuyết cũng như thực hành. Khí công Thái Cực có các đặc điểm sau:
    _ Sự phân định rõ ràng quá trình tạo khí, phân lập và kết hợp quá trình này với quá trình hô hấp.
    _ Xuất hiện quan điểm đưa ?o ngũ quan về cội nguồn nguyên phát ?o, ở đây cũng đánh dấu việc đưa các thành tựu Trung Y vào khí công một cách rõ ràng.
    _ Xuất hiện một hệ thống quan niệm và phương pháp luyện khí tương đối rõ ràng.
    _ Quan điểm ?o dĩ tĩnh chế động? , ?o dĩ nhu chế cương? của quyền pháp Thái Cực được đưa vào khí công một cách triệt để và gặt hái được những thành công trong việc luyện nội khí và sử dụng các chiêu thức võ thuật.
    _ Các quan niệm triết học Kinh dịch cũng được đưa vào để lý giải , tuy nhiên cũng thiên về siêu hình
    _ Trong khí công Thái Cực có xuất hiện các yếu tố của thuật đạo dẫn, nhưng được hoàn thiện thêm một bước quan trọng để song hành cùng sự luyện tập võ thuật.
    Cùng với khí cônh Thiếu Lâm, khí công Thái Cực với những môn pháp có hệ thống và sự ứng dụng toàn diện , đã trở thành những cơ sở không thể thiéeu được của môn pháp khí công.
    Trong nguồn gốc khí công võ thuật không thể không nói đến các quan điểm và phương pháp luyện của trường phái Nga Mi. Đó là trường phái võ thuật của các đạo sĩ núi Nga Mi, mà các nhà khí công kì dị núi Nga Mi là những người xuất thế ?o lai vô ảnh , khứ vô hình?. Khí công của trường phái Nga Mi có các đặc điểm sau :
    _ Quan niệm và luyện khí cũng như võ thuật chủ yếu dựa trên các quan điểm Lão giáo, tức là quan điểm của ?otriết học vô vi?, nhưng cũng thần bí hóa nhiều.
    _ Các phương pháp luyện khí đều thần bí và bí truyền, không phổ cập như của Thiếu Lâm và Thái Cực nên bị thất truyền nhiều.
    _ Hình thành các môn công phu ngoại khí mà đặc dị nhất là ?o Đồng tử công? ( một môn pháp thuộc Thần công của Công phu Khí công). Thực chất khí công Nga Mi tách rời khỏi võ thuật, thậm chí việc luyện võ cũng là để phục vụ cho việc luyện công mà thôi( vì vậy công phu khí công được gọi là Siêu võ thuật).
    _ Nguyên lý thuận tự nhiên của khí côngđược áp dụng tuyệt đối trong cả tư tưởng và hành động.
    _ Một điều đặc biệt là các nhà khí công phái Nga Mi rất hay theo xu hướng ứng dụng các công phu tuyệt kỹ của khí công vào các mục đích Y học, trong đó phần ?o Tâm y ?o và phần ?o Thể y? đều được coi trọng và đồng sử dụng, điều đó làm cho hiệu quả của công phu liệu pháp đạt được rất cao.
    Tuy nhiên khí công Nga Mi thiếu tính chất lô-gic , và các chỉ định tập luyện chưa rõ ràng , mang nặng tính tâm truyền khó tiếp cận.
    Ngoài ba trường phái trên có liên quan mật thiết tới khí công . Các trường phái võ thuật khác đều có liênn hệ ít nhiều đến khí công.
    Giai đoạn võ thuật tuy có gắn một phần về phương pháp và ứng dụng vào võ thuật, cũng đã tách ra thành môn pháp và sự luyện tập riêng biệt, mà từ đó tách ra thành một môn pháp riêng.
    Sự ứng dụng khí công trong võ thuật được phân ra như sau :
    _ Luyện khí công để có thể chất và tâm thức tốt cho người luyện võ .
    _ Luyện khí công để luyện nội công đạt kết quả cao.
    _ Luyện khí công để luyện phát kình, tức là sinh kình khí , tạo kình lực để rồi ứng dụng vào các chiêu thức võ thuật, tăng hiệu năng của các đòn thế đến mức kì diệu.
    Nhưng quá trình luyện võ thuật dần dần mất các môn pháp luyện khí côngvà như vậy các xu hướng hiện đại đều nghiêng về quyền cước , binh khí còn các năng lực khí cơ bản và kình bị mai một và mất dần để thành các truyền thuyết khó hiểu, điều đó có nghĩa là các năng lực tiên thiên của khí bị mất đi trong các động tác võ thuật chỉ còn lại năng lực hậu thiên của cơ bắp, và như vậy , các tác động của võ thuật bị mất đi những khả năng cần thiết và khồng đạt được đến đỉnh cao trong việc luyện tập và sử dụng.
    AHS
  3. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    d. Giai đoạn y học : là giai đoạn quan trọng của lịch sử phát triển môn pháp khí công. Cơ sở lý luận và thực hành của Trung Y đã được đưa vào và vận dụng một cách hoàn mỹ. Chúng ta có thể đưa ra một số vấn đề sau:
    _ Các quan về khí trong Y học nhất là quan niệm về ngũ khí được đưa vào thành cơ sở cho quan niệm khí của khí công.
    _ Các quan điểm về sự phát sinh , vận hành và biểu hiện của khí trong Y học được đưa vào khí công để giải thích và chuẩn hóa các quá trình luyện khí .
    _ Các quan điểm về biến loạn khí và qui nguyên nhân gây ra mọi chứng trạng bệnh lý về khí, được đưa vào việc lý luận, luyện tập và sử dụng khí.
    _ Các phương pháp chữa bệnh của Trung Y đều quy về tác động lên khí ( kể cả việc dùng thuốc ) và được đưa vào làm các phương pháp tác động phụ trợ cho luyện khí.
    _ Các ứng dụng chủ yếu của khả năng ngoại khí được đưa vào với mục đích chữa bệnh, đó là công phu liệu pháp ( cho chữa bệnh ) , người võ sư khí công đã phát khí vào người đối tượng để gíup đối tượng phục hồi và ổn định khí bằng các tác động như sau :
    + Đẩy độc khí ra ngoài .
    + Khai thông huyệt mạch , phục hồi tạng phủ và các hệ thống khác trong cơ thể .
    + Truyền thêm ngoại khí để nâng cao hàm lượng khí cho đối tượng đến mức cần thiết .
    Như vậy , giai đoạn y học của khí công là giai đoạn hòa nhập y học vào khí công nhưng lại nảy sinh xu hướng coi khí công là một bộ phận của Y học , tức là hạn định những lý luận , luyện tập và ứng dụng vào mục đích y học là chính . Xu hướng này có nhiều ưu điểm tốt , nhưng lại làm cho đơn giản hóa khí công . Hơn nữa, trong mục đích luyện khí , không đơn thuần là luyện phục hồi và ổn định khí mà còn là luyện kích thích khí để nâng cao mức sinh học và khai mở các khả năng kỳ lạ có thật của khí , điều này có liên quan tới bí ẩn về tiềm năng của con người .
    Xu hướng gắn liền khí công với y học có một ưu điểm là chỉ ra được nhiều bí ẩn về khí hơn nữa là xu hướng phổ cập đơn giản để phù hợp với con người hiện đại . Đồng thời xu hướng của khí công trong giai đoạn y học cũng chỉ rõ con đường tâm đạo của các nhà luyện khí và ý nghĩa cao siêu nhất của công phu khí công là sử dụng công phu vào chữa bệnh ( bởi vì trong sử dụng khí công vào chữa bệnh võ sư khí công vừa phải có năng lực khí , vừa phải có kiến thức y học , vừa phải điều khiển được hầu như các đặc tính của khí phát ra , đồng thời cũng phải có bề dày của việc luyện ứng dụng , tức kinh nghiệm thực tế mới có thể áp dụng vào chữa bệnh ).
    e. Giai đoạn hiện tại : Sự phát triển khí công trong giai đoạn hiện tại tương đối phức tạp theo các xu hướng sau :
    _ Sự tách ra trở thành một bộ môn khí công riêng biệt , nhưng sự tách rời này lại vấp phải các quan điểm thần bí hóa , các nhà khí công đương đại được coi là các kỳ nhân . Chính xu hướng này làm cho con đường khí công trở nên phức tạp khó hiểu và xa rời con người hiện đại .
    _ Sự hòa nhập vào các môn phái võ thuật và trở thành một công đoạn luyện võ . Các môn phái võ thuật hiện đại đều có liên quan tới môn pháp khí công . Sự liên quan này như sau :
    + Các phuương pháp luyện thở trong võ thuật .
    + Các phương pháp vận khí (ở mức độ thấp ) với mục đích đơn giản .
    + Các phương pháp luyện nội công.
    + Các phương pháp luyện kình khí , kình lực .
    Các phương pháp kể trên đều chưa thể hiện rõ môn pháp khí công, ( đó là chưa nói vướng vào những nhầm lẫn tai hại từ quan niệm , phương pháp luyện tập đến ứng dụng).Ngay một môn ?o Nhuyễn công quyền ?o được đưa ra tưởng chừng là một môn khí công ?" võ thuật tốt , lại là khồn rõ ràng và phần lớn người luyện đã thất công vô ích( chưa nói là gặp hậu quả xấu).
    Nhìn chung , sự hòa nhập khí công vào võ thuật chưa thật làm thay đổi nâng cao võ thuật, trái lại làm thất thoát nhiều những ý nghĩa đích thực của khí công.
    _ Sự hòa nhập khí công vào Y học. Đây chính là bộ mặt thật của các nghiên cứu và ứng dụng khí công hiện đại . Các trung tâm nghiên cứu khí công thực ra là cơ sở của Y học, và thực tế các nhà nghiên cứu và ứng dụng khí công lại chủ yếu là các nhà y học . Chỉ có điều có mối hợp tác mang tính chất thẩm định và kết hợp với các nhà kì nhân khí công. Xu hướng nay có nhiều mặt tốt về mục đích nhưng lại phát triển một cách vô kế hoạch. ( Chính vì thế làm cho con đường nghiên cứu khí công tưởng ngắn lại , hóa lại dài ra)
    Nhìn chung ba xu hướng phát triển trên của khí công, ở trạng thái mày mò , chưa có lối thoát để tìm ra con đường đích thực của khí công.
    Ngoài ba xu hướng trên , hiện tại đã xuất hiện các công cuộc nghiên cứu khí công một cách nghiêm túc, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và thực hành có tiếng , nhất là các nhà khí công kì nhân đương đại, tất nhiên con đường đúng đắn này đang vấp phải những vấn đề quan trọng sau:
    + Đứng trước yêu cầu của khoa học hiện đại các nhà nghiên cứu khí công hầu như bị lúng túng trong các mâu thuẫn triết học Đông ?" Tây.
    + Việc xây dựng một hệ thống đúng đắn của khí công để đưa vào nghiên cứu và thực hảnhất khó , nó chứa đựng các mâu thuẫn không dễ giải quyết.
    + Với xu hướng hiện đại thid các nhà nghiên cứu lý luận có trình độ lại hầu như không có năng lực khí công, ngược lai những người có năng lực khí công lai chưa có trình độ ở mức cần thiết.
    + Những yêu cầìu đúng đắn của việc luyện khí rất khó hiện đại hóa cho con người hiện đại , dù ở mức độ nào đi nữa.
    + Khả năng dùng các quan niệm khác để soi sáng con đường khí công rất mong manh ( Ví dụ như dùng Yoga để tìm hiểu khí công rất khó).
    + Cuối cùng là các phương tiện khoa học hiện đại( kể cả của Y học ) tỏ ra bất lực trước sự nghiên cứu vận hành , và khả năng của khí. Các kết quả thu được có chăng chỉ là những minh chứng chưa có đủ sức thuyết phục các nhà nghiên cứu hiện đại vốn xuất thân Tây học và rất khó tính.
    g. Tương lai khí công : thông qua việc điểm qua các sự phát triển của khí công qua các giai đoạn trình bày ở trên, chúng ta có thể chỉ ra được sự phát triển trong tương lai của khí công như thế nào. Ở dây xin trình bày một số nhận định sau:
    _ Vấn dề khẳng định vị trí độc lập của khí công trong mối quan hệ đồng đẳng với các môn pháp khác sẽ được khẳng định nếu như đưa ra được một hệ thống hoàn chỉnh về khí công. Cho dến ngày nay có thể nói là hệ thống khí công hoàn toàn có thể xây dựng được ( dù gặp không ít khó khăn ).
    _ Vấn đề khẳng định giá trị thực của môn pháp khí công tuy có thể nói là đã được thực chứng phần nào , nhưng trong tương lai không xa, chúng ta có thể khẳng định một cách đầy đủ và chắc chắn giá trị của khí công.
    _ Trong tương lai môn pháp khí công chắc chắn sẽ là con đường tốt giúp cho nhân loại đột phá những ngững bí mật của chính minh và nâng cao một bước quan trọng tầm nhận thức của con người về thế giới chung quanh.
    _ Trong tương lai khí công sẽ trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong y học nhân loại. Với những ứng dụng thiết thực.
    _ Với con đường rèn luyện Tâm ?" Thể của khí công, trong tương lai hoàn toàn cho phép nhân loại tiến bước tiến dài quan trọng trong bậc thang tiến hóa của mình.
    Như vậy , nếu được phát triển tốt thì khí công sẽ trở thành một trong những con đường dẫn đến hạnh phúc của nhân loại.
    Những vấn đề cần làm khi phát triển môn khí công được đặt ra như sau :
    _ Xây dựng các tổ chức nghiên cứu khí công một cách nghiêm túc, có đầy đủ các điều kiện cần thiết.
    _ Xây dựng hệ thống luyện khí công ở các mức độ khác nhau, và các ứng dụng một cách thiết thực.
    _ Xây dựng các cơ sở hướng dẫn luyện khí công với những chương trình luyện rõ ràng, các quá trình luyện được giám sát một cách thường xuyên bởi các nhà khí công thực thụ.
    _ Xây dựng những trung tâm ứng dụng khí công vào chữa bệnh và phổ cập ứng dụng luyện khí tự chữa bệnh.
    Trong những vấn đề cần làm thì việc chính thức thành lập ngành khí công , xây dựng các quy định , trong đó quan trọng nhất là việc quy định các tiêu chuẩn của các nhà khí công để phân định các mức độ khả năng thực tế của họ.
    Tất nhiên ở đây vướng vào các mâu thuẫn khó giải quyết sau:
    _ Người có năng lực khí công thực sự lại thiếu trình độ lý luận , ngược lại , người có trình độ lý luận lại không đủ mức độ năng lực khí để bổ chứng cái lý luận của mình.
    _ Các nhà khí công và các nhà lý luận khí công thường khó đồng nhất với nhau, không phải vì thái độ mà vì quan niệm khác nhau, hơn nữa, đa phần các nhà khí công kì diệu lại hay lãng tránh việc xã hội hóa khí công.
    _ Sự hỗ trợ của khoa học hiện đại cho quá trình nghiên cứu khí công rất khó , vừa là sự xung khắc quan niệm Đông ?" Tây , vừa là các mối quan hệ bản chất chưa được chỉ ra rõ ràng.
    Nhưng thực sự có những yêu cầu cần giải quyết trong môn pháp khí công . Những yêu cầu này như sau:
    _ Tập hợp thành một hệ thống đầy đủ, lô- gic các lý luận cơ bản của khí công , từ các quan niệm cho đến luận chứbg các phương pháp.
    _ Tập hợp thành hệ thống các bài luyện cho từng mức độ, mục đích khác nhau.
    _ Tập hợp thành những loại hình ứng dụng khí công pháp ( bao gồm khí công pháp , công phu pháp , và sự kết hợp giữa khí công ?" công phu với các phương pháp khác.
    _ Tìm con đường phù hợp giữa khoa học hiện đại và khoa học khí công, dù chỉ là ở mức độ minh chứng , thống kê. Trong vấn đề này cần phải áp dụng các thành quả của kỹ thuật điện tử( các máy từ , các máy phát sóng cao tần , các máy xác định phóng xạ của hạt nhân ) và các kỹ thuật quang học tân tiến , thậm chí cả kỹ thuật tin học hiện đại.
    Nói tóm lại, ngững yêu cầu cấp bách của khí công đều khó giải quyết, nhưng khong phải vì thế mà bỏ qua môn pháp kỳ diệu này.
    Trên đây có thể nói là tổng quát toàn bộ lược sử của môn khí công.Các bậc cao thủ có ý kiến gì đóng góp thì rất hoan nghênh!
    AHS
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ là những dẫn chứng về quá trình phát triển của khí công qua từng giai đoạn.( Tất nhiên là của Trung Hoa)
    Về khí công có 4 trường phái lớn : Nho gia, Đạo gia, Y gia và Phật gia. Không có sự tách biệt hẳn, vì một thầy thuốc nghiên cứu khí công có thể là một Nho gia hay Đạo gia. Tuy nhiên tác phẩm lưu hành là do mỗi nhóm viết riêng rẽ .
    Đối với Nho gia, mà quan tâm chính là nhập thế chứ không xuất thế, mục đích của khí công là làm sao con người thích nghi với việc hoàn thành sứ mạng. Họ thường bày tỏ quan điểm của trong thi thơ, nổi tiếng nhất là Lý Bạch , Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị. Tô cùng Trầm Tự Trung viết quyển ?o Tô Trầm Phương Lương?.
    Y gia không theo hẳn hoi nhóm triết học nào, mặc dù tác phẩm của họ chịu ảnh hưởng thấy rõ của Đạo gia.
    Phật gia nhấn mạnh đến sự giải thoát khỏi cảnh khổ của cuộc đời bằng sự giác ngộ. Phương pháp chủ yếu là tĩnh toạ với hô hấp hướng về tịnh tâm. Mặc dù sự vận hành của khí được phát huy đáng kể, nhưng đây không phải là mục tiêu chính.
    Đạo gia chủ trương xuất thế để hoàn thiện con người và đạt tới sự trường sinh. Để là được điều này , họ dùng khí công và luyện đan. Đan có nghĩa là thuốc trường sinh.
    Từ đời Hán trở về trước, sử phần nhiều là phỏng đoán, sách vở rất vụn vặt. Tương truyền , học thuyết của khí bắt đầu từ buổi sơ khai của Y học, dưới đời Hoàng Đế ( 2690- 2590 tCN) . Quyển sách đặt nền tảng lý thuyết cho Y học cho đến bây giờ là ?o Nội Kinh Tố Vấn? , được gán cho Hoàng Đế , nhưng các học giả hiện đại cho là công trình dưới đời Hán.
    Mặt khác , quyển ?o Dịch Kinh ?ođược cho là có trước năm 2400 tCN , bàn về các biến đổi của thiên nhiên , trong một hình thức tóm gọn. Các lực thiên nhiên được biểu hiện bằng tám quẻ, phối hợp thành 64 quẻ kép. Các hình ảnh này thấm nhuần mọi khía cạnh của nền văn hoá Trung Quốc, do đó không có gì phải ngạc nhiên khi người ta dùng bát quái để mô tả sự vận hành khí trong cơ thể.
    Đời Thương ( 1766 ?" 1154 tCN ) , người ta châm bằng biếm thạch để làm giảm đau. Như vậy họ đã tìm ra một dụng cụ bén nhọn để kích thích huyệt tốt hơn là ngón tay.
    Thế kỷ 6 tCN , triết gia Lão Tử ( Lý Nhĩ) mô tả kỹ thuật hô hấp để sống lâu , trong quyển ?oĐạo Đức Kinh ?o.Đây là quyển sách đầu tiên chỉ cách thở để hành khí , do đó mà kéo dài đời sống.
    Quyển ?o Sử Ký? có ghi vào thời Xuân Thu Chiến Quốc , người ta đã sáng tạo ra nhiều phương pháp luyện thở hoàn thiện hơn.
    Khoảng năm 300 t CN , đạo gia Trang Tử mô tả sự tương quan giữa hô hấp và sức khoẻ trong quyển ?o Nam Hoa Kinh ?o . Câu ?o người xưa thở đến tận gót chân ?o xác nhận phương pháp hô hấp hành khí đã được sử dụng.
    Trong hai đời Tần và Hán ( 221tCN ?" 220 sCN ) , có nhiều tác phẩm về khí công. Quyển ?o Nạn Kinh ?o của danh y Biển Thước mô tả cách hô hấp để gia tăng hành khí. Quyển ?o Hán Thư Nghệ Văn Chí ?o mô tả 4 phương pháp khí công. Quyển ?o Kim Quỹ Yếu Lược ?o của Trương Trọng Cảnh mô tả việc dùng hô hấp và châm cứu để duy trì tốt dòng khí . Quyển ?o Chu Dịch Tham Đồng Khê ?o của Ngụy Bá Dương mô tả sự liên quan giữa con người và các lực lượng thiên nhiên. Sự hiểu biết cơ thể học lúc bấy giờ đã phát triển nhờ sự mổ xẻ tử thi. Cấu trúc cơ thể liên hệ với kinh mạch và thần kinh được hiểu rõ, và sự hiện hữu của dòng khí được chấp nhận rộng rãi hơn.
    Thế kỷ 3 đời Tấn, danh y Hoa Đà đã dùng châm cứu gây tê trong phẫu thuật. Ngoài ra ông còn phổ biến phương pháp ?o Quân Thiến? của Đạo gia, mô phỏng năm con thú : cọp , nai, khỉ, gấu , và chim để phát động hành khí. Đây là bài bản của Ngoại Đan, gọi là ?o Ngũ Cầm Hí? . Cát Hồng đề cập tới việc dùng ý dẫn khí trong quyển ?o Bảo Phát Tử? .
    Từ năm 420 ?" 581 , Đào Hoằng Cảnh soạn quyển ?o Dưỡng Tính Diên Mệnh Lục ?o ghi chép nhiều kỹ thuật khí công.
    Đời Lương ( 502 ?" 557 ) , Đạt Ma, nhà sư Phật giáo, đến chùa Thiếu Lâm. Thấy các sư sãi yếu đuối, ông ngồi nhìn vách ( Diện Bích) trong 9 năm để tham cứu vấn đề. Khi trở ra, ông viết hai quyển sách, nhưng chỉ có Dịch Cân Kinh còn được lưu truyền . Các bài tập thuộc Ngoại Đan , dùng tập trung tư tưởng để phát khí và hành khí. Các sư sãi luyện tập thấy sức khỏe gia tăng rất nhiều.Lối tập luyện này được đưa vào võ thuật, coi như ứng dụng đầu tiên của khí công vào võ thuật.Sư chùa Thiếu Lâm tiếp tục phát triển và đến năm bộ quyền thuật mô phỏng các con thú nổi tiếng về khả năng chiến đấu là : cọp, beo, rồng , rắn và hạc.
    Đời Tùy và Đường ( 581 ?" 907) , Sào Nguyên Phương soạn quyển ?o Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận ?o , kê đến 260 cách thức tăng cường dòng khí. Quyển ?o Thiên Kim Phương ?o của Tôn Tư Mạo mô tả cách dẫn khí, giới thiệu việc dùng 6 âm thanh, chỉ rõ sự liên hệ của chúng và nội tạng, cùng với kỹ thuật xoa bóp, gọi là 49 thuật xoa bóp của Lão Tử. ?o Ngoại Đài Bí Yếu ?o của Vương Đạo bàn về dùng hô hấp và cây thuốc để trị các rối loạn của tuần hoàn khí.
    Từ năm 960 đến 1368 ( các đời Tống , Kim , Nguyên ) , quyển ?o Dưỡng Sinh Quyết ?o của Trương An Đạo bàn về luyện khí công. Quyển ?o Nho Môn Sự Thân ?o của Trương Tử Hòa dùng khí công để chữa ngoại thương. Quyển ?o Lan Thất Bí Tạng ?o của Lý Quả dùng khí công và cây thuốc để chữa nội thương. Quyển ?o Cách Trí Dư Luận? của Chu Đan Khê đưa ra lối giải thích lý thuyết về việc dùng khí công trị bệnh. Trương Tam Phong nổi tiếng về bài Thái Cực Quyền ở núi Võ Đang. Đây là bài quyền thuộc Nội Đan, tụ lực ở Đan Điền, nằm ở bụng cách rốn một thốn rưỡi, khởi đầu bằng Tiểu Chu Thiên rồi mở rộng ra toàn thân bằng Đại Chu Thiên, và ứng dụng vào võ thuật.
    Năm 1026, Vương Duy Nhất chế tạo người bằng đồng có ghi đủ kinh huyệt , giúp cho Châm Cứu học có hệ thống hơn.
    Nguyên soái Nhạc Phi đời Nam Tống ( 1177 ?" 1279 ) , nổi tiếng về nhiều bài khí công do ông sáng tác, như ?o Thập Nhị Đoạn Cẩm ?o ( sau này đơn giản lại thành ?o Bát Đoạn Cẩm ?o ) . Từ bài này phát triển ra ?o Hình Ý ?o và ?o Lục Hợp Bát Pháp ?o .
    Phái Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên có ?o Hổ Bộ Công ?o và ?o Thập Nhị Trang ?o . Các hành khất có ?oKhất Hóa Công? giúp họ chịu đựng cuộc đời gian khổ và ăn uống khác thường.
    Đời Minh và Thanh ( 1368 ?" 1911) , quyển ?o Kỳ Kinh Bát Mạch Khảo ?o của Lý Thời Trân bàn về tương quan về khí công và kinh mạch. Quyển ?o Bảo Thân Bí Yếu ?o của Tào Nguyên Bạch bao gồm động công và tịnh công. Trần Kế Nho bàn về tam bảo : Tinh ?" Khí ?" Thần , cách thức bảo vệ và giữ gìn chúng; đối với đàn ông , tồn tinh hay tán tinh thái quá đều có hại , đời sống ******** phải tùy theo thể chất và tuổi tác. Quyển ?o Y Phương Tập Giới ?o của Uông Tấn Yểm duyệt và tóm các sách đã lưu hành . Quyển ?o Nội Công Đồ Thuyết ?o của Vương Tổ Lương trình bày Thập Nhị Đoạn Cẩm và giải thích ý nghĩa của động công , tịnh công.
    ?oBát Quái Quyền? nổi tiếng được sáng tạo vào đời Minh ( 1644 ?" 1911) đến nay còn người tập. Bài ?o Hỏa Long Công ?o do phái Thái Dương sáng tác vao cuối đời Minh nhằm mục đích dưỡng sinh.
    Kể từ năm 1911, có rất nhiều sáh vở , được phổ biến rộng rãi , nhất là Thái Cực Quyền , Bát Quái Quyền , Hình Ý Quyền và Lục Hợp Bát Pháp trong võ thuật ; Thập Nhị Đoạn Cẩm , Bát Đoạn Cẩm , Dịch Cân Kinh và Ngũ Cầm Hí trong dưỡng sinh.
    AHS
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hay lắm cứ tưởng hieuuyen bỏ topic này rồi . Hì hì

    Các bạn thích khí công có thể xem thêm bài viết tại đây:
    http://www.thanhhai.com/articles/1995/khicong.htm
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy bài này hay tuyệt, bạn nào thích thì vào đây xem:
    http://www.hong-gia.org/Bach%20Hac%20Quyen.htm
    http://www.hong-gia.org/thai-tuc.htm
    http://www.hong-gia.org/
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 09/11/2002
  7. thanglongc

    thanglongc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    toi la 1 thanh vien moi ,rat muon hoc khi cong , khong hieu co noi nao o hanoi co noi nao tap khi cong o? xin cac huynh de chi gium . Xin cam on!
    size=3,hanoi
  8. thanglongc

    thanglongc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    khonh biet Dai Vet huynh da lien he voi Ky Long huynh de tap khi cong chua vay? De muon theo hoc voi huynh o biet co duoc o? Doc nhung bai viet cua huynh de rat kham phuc .,ma huynh voi de o gan nhau thoi ,khong biet de co the ket ban voi huynh de hoc hoi duoc o?
    size=3,hanoi
  9. thanglongc

    thanglongc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Dai viet huynh Cho de hoi Sao huynh biet nhieu thong tin ve vo thuat ,dac biet la cac trang web hay vay .Decung rat muon tim hieu ma khong biet tim o dau?
    size=3,hanoi
  10. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Chi tiết hơn về nguyên lý khí công : Khí là nền tảng của toàn bộ lý thuyết y học Trung Quốc và khí công. Nó tương đương chữ ?o pneuma ?o của Hi Lạp và ?o prana ?o của tiếng Phạn, xem như năng lực và sinh lực trong mọi sinh vật.
    Khí có thể được giải thích giống như một loại năng lực giống như điện lực, vận chuyển trong cơ thể con người hay động vật . Khi nó ngưng hay trệ , người đó hoặc vật đó , bệnh hoặc chết. Cũng có thể giải thích khí là phương tiện cảm xúc và cảm giác .
    Khi cánh tay bị thương , khí ở đó bị rối loạn và kích thích lên cao thế , từ đó chảy xuống vùng thấp hơn , nhất là não , mà gây nên cảm giác đau . Máu cũng dồn xuống đó đê chữa vết thương . Do đó , khí , hệ thần kinh , kinh mạch và bộ não có liên hệ chặc chẽ với nhau, khó tách rời ra.
    Kinh mạch đưa khí đi khắp cơ thể. Phần lớn kinh chính đi chung với mạch máu và dây thần kinh. Chúng được cơ bắp che chở, nên khó bị tác động trực tiếp. Chỉ có một điểm phô bày đường kinh ra, là huyệt Thiếu Hải thuộc Thiếu Âm Tâm Kinh;vỗ nhẹ lên đó đủ làm tê cả cánh tay. Như mạch máu có vi mạch tiếp máu cho các mô và loại chất thừa thải , kinh cũng có nhánh nhỏ gọi là lạc cung cấp máu khí cho cơ thể . Hệ thống hành khí này do tâm chế ngự , dù ta có ý thức được hay không .
    Có 12 kinh chính và 2 mạch chính . Kinh có liên kết với nội tạng . khí bị đình trệ ở kinh nào thì tạng phủ tương ứng bị rối loạn . Châm cứu là kích thích đường kinh , để gia tăng hay giảm bớt lưu lượng của khí , giúp cho tạng phủ bị lệch lạc trở lại cân bằng. Hai mạch chính là Mạch Nhâm chạy dọc theo ngực bụng và mạch Đốc chạy dọc theo lưng và đầu.
    Có những điểm nơi có cơ bắp mỏng hơn bình thường, hoặc đường kinh chạy sát mặt da. Đó là huyệt vì người ta cảm thấy nơi đó hơi lõm hoặc hơi lồi, nhạy cảm hơn các chỗ khác . Đó là các điểm dùng trong châm cứu và trong võ thuật. Châm cứu học thừa nhận trên 700 huyệt , võ thuật chỉ dùng 108 huyệt . Đưa một lực vào các điểm này sẽ gây đau đớn , tê liệt , tổn thương nội tạng và chết người . Trong số này , có 36 tử huyệt , như Cực Tuyền chẳng hạn , nếu bị điểm sẽ làm tim xúc động mạnh , đi tới động kinh nguy hiểm . 72 huyệt còn lại nếu bị điểm trúng , chỉ bị tê liệt chứ không chết , miễn là điểm đúng cách , đúng chỗ , đúng giờ.
    Sự vận hành của khí do thời gian và khí hậu chi phối. Khí vận hành trong cơ thể từ khí là bào thai cho đến lúc chết, Nhưng phần cơ thể nào là trọng tâm thì thay đổi theo thời gian. Riêng khí trong hai mạch chính lại không bị ảnh hưởng.
    Điều quan trọng nhất cần nhớ là tâm kiểm soát mọi thứ. Khoa học chứng minh ta mới chỉ sử dụng 30 ?" 40 % năng lực bộ não. Người nào dùng được nhiều hơn sẽ là thiên tài. Nhưng điều này làm được nhờ tham thiền . Một người bị thôi miên có thể làm được việc ngoài khả năng bình thường. Tham thiền là một hình thức tự thôi miên , có thể đưa bạn đến thành tích cao siêu.
    Tâm kiểm soát dòng khí và các chức năng khác. Nghĩ đến vật kinh khủng làm bạn toát mồ hôi. Nghĩ đến hoàn cảnh căng thẳng làm cơ bắp căng lên đến độ đau đớn. Tâm đã tạo một phản ứng hoá học , sinh acid trong cơ co cứng. Tâm cũng có thể làm cơ thể thư giãn. Nhiều người dùng cách này để chế ngự mạch đập và huyết áp mà không cần thuốc.
    Khi luyện khí công , tập trung ý nghĩ là chìa khoá của thành công. Chú ý vào bụng cộng với vài động tác sẽ làm khí phát ra và lưu hành toàn thân. Điều này cho phép các nhà võ thuật đánh ra một lực ghê gớm và chịu được đòn của đối phương. Khả năng tập trung càng cao thì lực phát sinh càng lớn.
    Có nhiều cách nâng khí lên. Thứ nhất là ?oNgoại Đan ?o , kích thích khí ở vị trí riêng biệt trên cơ thể, bằng sự vận động cơ bắp liên tục, phối hợp với sự tập trung tư tưởng. Khí dang một cánh tay ra trong nhiều phút liên tiếp , hai vai sẽ ấm lên do khí tụ lại. Khi buông lỏng , khí sẽ chạy xuống những vùng thấp thế hơn . Ngoại Đan được các nhà sư Thiếu Lâm đưa vào võ thuật.
    Cách thứ nhì là ?o Nội Đan ?o , khí tụ ở Đan Điền , được dẫn vào hai mạch chính ( Tiểu Chu Thiên ) , và đi khắp cơ thể qua 12 kinh (Đại Chu Thiên ) . Cách này do môn phái Thái Cực tập luyện từ thế kỷ 13 .
    Cách thứ ba là châm cứu , dùng kim châm để kích thích kinh lạc và hành khí.
    Cách thứ tư là xoa bóp, kích thích cơ bắp, phát sinh khí tai chỗ và hành khí qua cơ bắp buông lỏng.
    Sau cùng là chà xát và làm ấm đê kích thích da.
    Ngoài ra , còn vỗ da và bấm huyệt, Được xếp loại giữa xoa bóp và châm cứu.

    AHS
    Được hieuyen sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 10/11/2002

Chia sẻ trang này