1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Gửi thanglongc
    Mình biết vài ba trang chẳng qua hay vào các forum võ thuật chơi nên biết thông qua bạn bè hoặc các bài viết của họ.
    Còn mình chưa đạt thành tựu gì nên không thể xuất sư được , bạn thông cảm, mình cũng chỉ là người yêu thích nên sưu tầm học hỏi mà thôi chủ yếu vẫn là qua sách báo, hiện nay vì có một số chuyện trong cơ quan đang cần giải quyết nên mình hơi bị phân tâm nên chưa liên hệ với Phanhoangkylong được bạn thích khí công ,nội công cứ liên hệ trực tiếp với kylong đi , tuy mình chưa biết nhiều về Thiên môn đạo nhưng mình có xem trên TV cái đoạn biểu diễn chạy trên mặt nước, tuy còn cần tấm cót ép hỗ trợ nhưng để đạt tới trình độ đó không dễ, nếu tập lâu người ta có thể đứng trên quả trứng , tờ giấy ... một nhà yoga Ấn độ có thể bay lên khỏi mặt đất 2m.
    Mỗi môn phái đều có cái hay riêng , có thành tựu hay không lại phụ thuộc vào khả năng và công phu luyện tập của người học cũng như trình độ của người Thầy, nếu bạn thích khí công thì phải tìm Thầy giỏi để học , học lung tung dễ nguy hiểm lắm.
    Thân !
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  2. thanglongc

    thanglongc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    EM rat thich khi cong va rat hung thu ve nhung bai viet cua hieuyen , qua that hieu biet ve khio cong cua hieuyen rat sau sac khien em rat kinh phuc .Em ảt muon tim 1 lop hoc chuyen ve khi cong ,khong biet co bac nao giup em voi o? Em cam on bac nhieu.
    size=3,hanoi
  3. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Có hai loại tập luyện khí công : khí công võ thuật và khí công dưỡng sinh. Trong mỗi loại có nhiều bài bản, Những bài khí công dưỡng sinh phổ thông nhất là Dịch Cân Kinh và Bát Đoạn Cẩm. Những bài võ phổ thông nhất luyện khí công là Thái Cực , Hình Ý , Lục Hợp Bát Pháp và Bát Quái. Ở đây chỉ lược qua lịch sử và lý thuyết để mọi người có khái niệm , còn việc nghiên cứu sâu hơn thì để dịp khác.
    1.Thái Cực Quyền : Thái Cực có nghĩa là căn bản to lớn, bao hàm ý niệm Âm Dương. Quyền là nắm đấm , đấu võ hay bài bản. Bài quyền này nổi tiếng về các cử động khoan thai và buông lỏng. Các thức đều là thế võ, nhưng diễn rất chậm , có vẻ một vũ điệu hơn là môn võ. Thái Cực còn được biết qua Thập Tam Thế, Miên quyền hay Trường Quyền.
    Thập Tam Thế ám chỉ mười ba kỹ thuật căn bản liên quan đến bát quái, phối hợp với ngũ hành. Các kỹ thuật gồm : bằng , lý , tê, án , thái , liệt , trửu, kháo, và tiến tới , thối lui, tả cố , hữu miện và trung định là năm giai đoạn.
    Miên quyền nhằm vào lối diễn quyền buông lỏng và khoan thai. Trường quyền nhằm vào lối đi tay không , mất nhiều thì giờ hơn các bài võ khác vì chứa nhiều kỹ thuật hơn.
    Ít có chứng cớ về buổi ban sơ của Thái Cực Quyền. Người ta tin rằng Trương Tam Phong đã sáng tác nó ở núi Võ Đang dưới đời Tống, mô phỏng kỹ thuật chiến đáu của con rắn và con hạc, phối hợp với nội lực. Mãi đến thế kỉ 19 , Thái Cực Quyền được giữ kín trong gia đình họ Trần . Dương Lộ Thiền ( 1780 - 1873 ) học Thái Cực Quyền với Trần Trường Hưng. Dương đi Bắc Kinh và nổi tiếng , sau truyền lại cho các con. Con thứ nhất là Dương Ban Hầu ( 1837 - 1890 ) dạy cho nhiều người , trong đó có Ngô Toàn Hựu mà con là Ngô Giám Tuyền đã sửa đổi bài quyền và sáng lập Ngô thức Thái Cực quyền, rất phổ thông ở Hồng Kông , Singapo và Maláyia. Cháu nội Dương Lộ Thiền là Dương Trừng Phủ ( 1883 - 1935 ) đã hình thành những nét đặc sắc qua bài Dương Thức Thái Cực quyền.
    Về mặt khí công , Thái Cực quyền có hai khía cạnh. Thứ nhất là thiền trong động, gồm từ 72 đến 128 thức ( tùy bài quyền và tùy cách đếm ) được diễn bằng những cử động chậm rãi . Khi diễn , cơ thể buông lỏng và khí phát ở Đan Điền được ý dẫn đi khắp cơ thể .
    Thứ nhì là thiền trong tịnh . Đó là một lọai thiền của Phật gia .
    Ngày nay , các thức phổ biến nhất là Trần thức , Dương thức và Ngô thức . Mỗi thức lại có những chi phái nhấn mạnh các thế khác nhau và lối ứng dụng khác nhau . Thái Cực còn gồm cả : kiếm , đao , thương và bổng nhằm mục đích khuếch đại khí .
    2. Bát Quái Quyền : cũng được gọi là Bát Quái chưởng , có một lịch sử ngắn . Được sáng tạo ở Bắc Kinh do Đồng Hải Xuyên ở Văn An thuộc tỉnh Hà Bắc . Đồng học võ ở Cửu Hoa Sơn với Tất Trừng Hà .
    Bài quyền phối hợp đặc thù của chùa Thiếu Lâm với võ thuật của Võ Đang , dùng chưởng với động tác quay tròn , đặt trọng tâm vào sự vững vàng và ổn cố với sự nhu nhuyễn của bộ eo và sự nhanh nhẹn của đôi tay .
    Khi diễn, tâm kiểm soát eo , eo kiểm soát động tác của cơ thể , phối hợp với sự di chuyển vòng tròn quanh một trung tâm tưởng tượng. Đông tác của tam bàn ( hạ , trung , thượng ) đưa tới kết quả gia tăng phối hợp kình lực .
    Hệ thống gồm hai bộ chưởng pháp Âm Dương . Cao nhất là Long bộ , vừa di chuyển vòng tròn , vừa xoay tròn người theo trục dọc.
    Động tác theo đường tròn khác lối tán công đường thẳng của Hình Ý, nhưng chuyển động nhanh chóng và cách luyện nội lực thì giống nhau. Cả hai đều khác với Thái Cực và Lục Hợp.
    3. Hình Ý : Hình Ý gồm một bộ động tác đấm nhanh. Có năm loại quyền cơ bản, căn cứ vào năm chuyển động : phách , toàn , băng , pháp , hoành. Quyền được diễn với cơ buông lỏng, thường bước thẳng khi đấm. Hình Ý có nghĩa là ?odùng ý định hình? . Nguyên soái Nhạc Phi ( 1103 - 1141 ) được cho là người sáng tạo Hình Ý mặc dù không có chứbg cớ sử liệu nào làm căn cứ. Đến cuối đời Minh (1644 ) lịch sử Hình Ý mới bắt đầu . Cơ Linh Phong thuộc tỉnh Sơn Tây, nhân dịp viếng thăm một đạo sĩ ở núi Chung Nam, được quyển ?o Quyền Kinh ?o của Nhạc Phi , mô tả quyền thức phỏng theo các động vật rồng , cọp , khỉ , ngựa, lạc đà , gà trống , chim ưng , gấu , rắn , phượng hoàng và nhạn. Sau khi nghiên cứu , Cơ đã phát triển thành một bài quyền hoàn bị. Sau đó , có nhiều bài Hình Ý được biến ra. Các võ sư Hình Ý được làm bảo tiêu trong thế kỉ 19.
    Ngày nay có mười bài phổ thông : Ngũ Hành quyền, Thập Đại hình , Thập Nhị hình, Bát Thức, Kê Thức chúy , Thập nhị quán chúy, Xuất nhập động, An thân bào , Giảo Sơn bào , Ngũ hoa bào.
    Hình Ý diễn nhanh, dù cơ buông lỏng, lực phát sinh và tích tụ ở Đan Điền. Nó khác với Thái Cực lấy chuyển động chậm làm chính.
    4. Lục Hợp Bát Pháp : Tương truyền , Trần Bác , một đạo sĩ ở Hoa Sơn đời Tống ( 960 - 1279 ) đã sáng tạo Lục Hợp . Tuy khác hẳn Thái Cực , nó cũng cùng nguyên lý là không dùng lực thô sơ. Cả hai đều nhấn mạnh sự liên tục và luân phiên cương nhu trong thủ pháp.
    Lý thuyết là lục hợp : _ Thân hợp với tâm
    _ Tâm ----------- ý
    _ Ý - ---------- khí
    _ Khí ----------- Thần
    _ Thần ----------- động tác
    _ Động tác ---------- vũ trụ.
    Thực hành là bát pháp :
    _ Khí - kiểm soát hô hấp bằng sự tập trung tư tưởng.
    _ Cốt - tụ lực vào xương
    _ Hình - mô phỏng nhiều hình khác nhau
    _ Tùy - uyển chuyển tùy theo động tác của đối phương
    _ Đề - cảm giác như bị treo lên ở đỉnh đầu
    _ Hoàn - thăng bằng giữa chuyển động và bộ tấn
    _ Lạc - giữ tâm an tịnh
    _ Phục - kiềm chế không lộ sớm ý định ra
    Tới đây xem như tạm xong phần lược sử và lý thuyết, từ bây giờ sẽ giới thiệu về các phương pháp luyện tập khí công bao gồm Ngoại công và Nội công , sẽ có cả phần giới thiệu về các công phu ( Ngạnh công , Khinh công)
    AHS
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Để bước vào phần thực hành thì có một số điều cần biết . Tôi sẽ lần lượt trình bày . Vì khí công là một môn pháp rất cao nên nếu không hiểu biết kỹ càng về những điều liên quan tới nó thì đó thực sự là một sơ sót rất lớn. Mong là mọi người có ý định tìm hiểu sâu hơn về khí công lưu tâm phần này. Tôi sẽ cố gắng trình bày một cách súc tích , không quá rườm rà.
    Một số quan điểm Dịch học cần biết : Dịch học hay Kinh Dịch là hệ thống quan điểm triết học cổ đại Trung Quốc , Kinh Dịch đã đi sâu vào mọi quan niệm của văn minh Trung Quốc. Trong Đông Y các quan niệm của Kinh Dịch chiếm vị trí bất di bất dịch.. Từ các quan điểm cấu tạo, hoạt động của cơ thể cho đến các phương pháp trị liệu trong Đông Y đều được hiểu và tiến hành theo quan niệm của Kinh Dịch.
    Kinh Dịch là một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh , nhưng cũng rất phức tạp, không thể trình bày một cách đầy đủ ngắn gọn trong giới hạn bài viết này của tôi. Để hiểu một phần nào đó cần thiết của Kinh Dịch trong Đông Y xin trình bày các quan niệm như sau : _ Quan niệm Âm Dương và qui luật Âm Dương tiêu trưởng .
    _ ----------------- Ngũ hành và qui luật Ngũ hành sinh khắc.
    _ ----------------- Lục khí đồ
    _ Hệ thống dịch đồ .
    Quan niệm Âm Dương : Là quan niệm cơ bản của Dịch học với những quan niệm cần biết như sau :
    _ Âm Dương là hai thuộc tính cơ bản của sự vật và hiện tượng. Mọi sự vật và hiện tượng hoặc là âm hoặc là dương hoặc là âm dương pha trộn.
    _ Âm dương là hai thuộc tính đối lập nhau nhưng lại hòa đồng trong Thái Cực.
    _ Trong âm có dương và trong dương có âm.
    Âm và Dương được coi là những thuộc tính cơ bản của vật chất . Bất cứ một sự vật hiện tượng nào tồn tại đều phải mang thuộc tính cơ bản là âm và dương.
    Thuộc tính âm dương vừa là khái niệm mang tính chất khái quát vừa là Thể tính ( tính chất bản thể ) vừa là Dụng tính ( tính chất hoạt dụng ). Bất cứ sự vật hiện tượng nào muốn tồn tại và chứng tỏ sự tồn tại của mình đều thông qua cái dụng để biểu hiện cái thể của mình.
    Âm dương là hai thuộc tính đối lập mà lại quan hệ biện chứng với nhau, ở đâu có âm ắt phải có dương và ngược lại. Đó chính là sự hòa hợp trong Thái Cực của âm dương , cả hai cùng tồn tại và biến dụng trong mọi sự vật , hiện tượng.
    Học thuyết này gọi là Dịch tức biến dịch. Muôn vật vạn loài phải mang tính âm dương và biến dịnh âm dương qua lại mà Sinh , Tồn , Diệt .
    Một sự vật, hiện tượng không phải là âm hay là dương, hay âm dương phối hợp thì không phải là sự vật.
    Rõ hơn , một sự vật mang bản chất âm thì phải có thuộc tính dương mà biến vi dương để tồn tại và ngược lại.
    Trong con người khí là âm thì hoạt tính là dương . Huyệt là dương thì hoạt tính là âm giáng , để âm dương giao hòa mà khí huyết đồng hòa , khí thắm huyết nhuận , tràn ra cơ thể mà nuôi dưỡng sự sống.
    Qui luật âm dương tiêu trưởng : bao gồm các phần sau đây:
    Âm trưởng thì dương tiêu và ngược lại.
    Âm trưởng đến cùng cực thì dương sinh , dương trưởng đến cùng cực thì âm sinh.
    Ví như khí sinh ra ở Âm phận muốn biến vi hoạt dụng lại là mang dương tính. Khí theo kinh âm ra đi , mà dương trưởng âm tiêu đến cuối kinh âm , dương trưởng cùng cực mà sinh Âm lại theokinh dương mà dương tiêu âm trưởng để về định lại ở Dương phận rồi từ đó âm cùng cực sang dương phận mà dương sinh ra lại theo kinh âm với dương trưởng âm tiêu. Cứ như vậy mà âm dương giao hòa tiêu trưởng tương thích
    Trong lục đồ âm dương của qui luật biến đổi âm dương như sau : Thái Dương - Thiếu Âm - Quyết Âm - Thái Âm - Thiếu Dương - Dương Minh - Thái Dương .
    Thái Dương là Lão Dương , là dương cực thịnh mà Âm sinh ra mà âm trưởng dương tiêu biến vi khiến cho Tinh Âm còn ít ( Thiếu Âm ) lớn dần lên ( Quyết Âm ) .Tính Âm lên đến cùng cực ( Thái Âm ) Thì tính dương sinh mà âm tiêu dương trưởng biến vi , khiến cho tính dương từ có ít ( Thiếu Dương ) dến lớn dần lên ( Dương Minh ) Rồi tính dương lên đến cùng cực ( Thái Dương ) để rồi tính âm phát sinh cứ như thế biến dịch liên tục.
    Quan niệm ngũ hành : cũng là quan niệm quan trọng trong Dịch học. Ngũ hành được tượng hình như sau :
    _ Kim tượng hình là kim loại , ở phương Tây , mé tả .
    _ Mộc ----------------- cây cối , -------------- Đông , mé hữu.
    _ Thủy ----------------- nước , -------------- Bắc , mé trên
    _ Hỏa ----------------- lửa , -------------- Nam , mé dưới
    _ Thổ ----------------- đất , ở trung tâm.
    Tính kim là rắn , tính mộc là mềm , tính thủy là nhuyễn , tính hỏa là tán , tính thổ là hợp tính.
    Tượng ở không khí : Kim là táo khí , Mộc là Phong khí , Thủy là Hàn khí , Hỏa là Nhiệt khí , Thổ là Thấp khí .
    Tượng ở người ( ngũ tạng ) : Tâm là Hỏa , Can là Mộc, Tỳ là Thổ , Phế là Kim , Thận là Thủy.
    Các dịch chất trong cơ thể : Hỏa là huyết , Thủy là tinh , Mộc là tân , Thổ là dịch , Phế là khí.
    Qui luật của sự Sinh , Tồn , Diệt : Sinh là Mộc tính , Vượng là Hỏa tính , Bình là Thổ tính , Hãm suy là Kim tính , Tuyệt là Thủy tính.
    Ngũ Hành có bản chất cội nguồn từ Tứ Tượng : _ Thái Dương là Thuần Dương là Hỏa.
    _ Thái Âm là Thuần Âm là Thủy.
    _ Thiếu Dương là Dương lên là Mộc.
    _ Thiếu Âm là Âm phát là Kim .
    _ Thổ là hợp tính.
    Nói tóm lại , quan điểm Ngũ Hành là thuộc tính cơ bản thứ hai của vật chất, thuộc tính này là sự thể hiện cụ thể hóa các thuộc tính âm dương, cũng như bát quái , cửu cung là phát triển của đồ hình Thái Cực vậy.
    4. Qui luật Ngũ hành sinh khắc:
    Ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim , Kim sinh Thủy , Thủy sinh Mộc , Mộc sinh Hỏa , Hỏa sinh Thổ.
    Ngũ hành tương khắc : Thổ khắc Thủy , Thủy khắc Hỏa , Hỏa khắc Kim , Kim khắc Mộc , Mộc khắc Thổ.
    Như vậy mỗi một hành có các mối quan hệ với tứ hành còn lại : là hành khác sinh ra( là con ) ; sinh ra hành khác ( là mẹ ) ; khắc hành khác ; hành khác khắc.
    Đó chính là qui luật ràng buộc của sự vật , hiện tượng trong sự vật , hiện tượng khác.
    Qui luật Ngũ hành sinh khắc tạo dựng một mối quan hệ cân bằng động giưũa các sự vật , hiện tượng . Mọi sự phát triển của sự vật, hiện tượng đều phải dựa trên qui luật ngũ hành sinh khắc , nếu thuận là đảm bảo được sự cân bằng phát triển tốt, nếu nghịch là phá vỡ sự cân bằng mà sự vật hiện tượng đi đến chỗ hủy diệt .
    Bốn mối quan hệ của sự vật hiện tượng đối với thế giới bên ngoài phải luôn luôn được đảm bảo và cùng tồn tại dung hòa khắc chế lẫn nhau.
    5. Lục khí đồ : Trong Kinh Dịch có 6 thứ khí trong trời đất đó là :
    _ Phong khí : là khí động tức là gió.
    _ Nhiệt khí : Là khí nóng
    _ Thử khí : là khí oi bức
    _ Thấp khí : là khí ẩm
    _ Táo khí : là khí khô
    _ Hàn khí : là khí lạnh.
    Qui luật của sự biến đổi lục khí như sau : Khí Phong động quá thì sinh Nhiệt ( Hỏa ) , Nhiệt hành quá thì sinh Thử , Thử quá sinh Thấp , Thấp ẩm quá sinh Táo , Táo quá phát sinh lạnh ( Hàn ) , Hàn quá thì sinh Phong .
    Bản chất của quá trình này , không ngoài sự biến vi Âm Dương Ngũ Hành trong khí.
    Như Hàn khí tính Ngũ hành là tính Thủy , tính Âm Dương là tính Thái Âm ( trong người là Thận khí ) do đó khi biến vi thì Thái Âm sinh Dương sinh ra khí Dương Minh.
    6. Hệ thống Dịch đồ :
    Thái Cực sinh Lưỡng Nghi ( âm dương ) , Lưỡng Nghi sinh Tam Tài ( Thiên , Địa , Nhân ) và Tứ Tượng ( Thái Âm , Thiếu Âm , Thái Dương , Thiếu Dương ) ; Tứ tượng sinh Ngũ hành ( Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ ) , Lục Đồ ( Thái âm , Thiếu âm , Quyết âm , Thái dương , Thiếu dương và Dương minh ) , và Bát Quái ( Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Đoài, Tốn ); Bát Quái lại sinh ra Cửu Cung , Thập nhị cung và Trùng quái.
    AHS
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Nếu ở hà nội thì thiếu gì, tập Thiên môn đạo , Vịnh xuân , hay các môn khác nếu được liệt vào bộ môn võ cổ truyền dù là võ ta hay võ tầu thì bạn cũng đều phải học nội công, khí công chẳng qua nhiều bài tập khí công động công được ẩn dấu dưới các bài khởi động hoặc bổ trợ nên người mới tập khó nhận ra mà thôi. Tập khí công thì hay nhất vẫn phải là " động tĩnh kiêm tu " , " nội ngoại song luyện ".
    " Nội luyện nhất khẩu khí,
    Ngoại luyện cân, côt, bì "
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  6. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Trước hết ta nói đến Ngoại Công.
    Giới thiệu : Ngoại công làm gia tăng hành khí bằng cách kích thích trên cơ thể cho đến khi tạo ra một cao thế để cho khí từ đó tràn vào kinh mạch.
    Học thuyết : Có hai loại ngoại công : động và tịnh. Ngoại công động là căng cơ rồi buông lỏng với sự chú ý hoàn toàn. Căng càng ít càng tốt vì căng nhiều làm bế tắc kinh mạch và cản trở dòng khí. Có thể chỉ căng tưởng tượng, Hoặc căng vừa đủ tập trung tư tưởng. Khí sẽ tụ lại đó, gây nên một cảm giác ấm cục bộ. Máu cũng dồn về đây. Khi buông lỏng cơ , khí huyết sẽ từ đó tràn xuống các vùng khác, làm tăng gia sự hành khí.
    Theo Châm cứu học , kinh lạc nối liền nội tạng. Nếu khí hành suôn sẻ thì tạng phủ hoạt động bình thường. Nếu hoạt động của tạng phủ không bình thường , thì sự gia tăng hành khí trong kinh tương ứng sẽ giúp vãn hồi mức bình thường.
    Tâm tập trung vào hơi thở, Tưởng tượng dẫn khí đi đến mục tiêu. Kinh lạc và bộ não vốn có liên hệ chặc chẽ với nhau, cho nên tập trung ý nghĩ kiểm soát được hiệu quả của việc hành khí. Cái này dẫn đến việc cơ bắp có khả năng sử dụng sức mạnh tối đa. Đó là nội lực Ngoại công. Muốn dẫn khí đến giữa lòng bàn tay chẳng hạn, bạn hãy tưởng tượng nơi đó có vật chướng ngại và bạn cố đẩy nó đi mà đừng căng cơ. Tưởng tượng tốt đến đâu thì khí sẽ mạnh đến đó . Thông thường trước một vật nặng khó di chuyển, mà bạn thử đẩy di một cách vô ích, nếu bạn buông lỏng và bình tĩnh tưởng tượng đẩy nó thì nó sẽ di động. Do đó , khi tập Ngoại công động , nên bình tĩnh , buông lỏng và tự nhiên.Cơ bắp không căng cứng vì nó sẽ làm kinh lạc hẹp lại. Tâm tập trung vào hơi thở ở Đan Điền và dẫn khí đi.
    Tuy nhiên , cũng có điều bất lợi. Vì cơ bắp được căng ra và buông lỏng liên tiếp, chúng sẽ nở ra như trong môn Thể dục ( là cử tạ thể hình ) . Điều này làm cho bạn chậm chạp lại, đồng thời lấp kín kinh lạc. Sau này nếu không luyện tập thường xuyên , cơ sẽ tụ mỡ và khí huyết ngưng tụ. Triệu chứng thông thường là huyết áp cao, đau thần kinh, khó kiểm soát cơ bắp. Võ thuật gọi là ?o Tán công?.
    Trong Ngoại công tịnh , cũng chú trọng vào cơ bắp , nhưng không căng. Thí dụ như duỗi thẳng tay ra phía trước và đứng yên trong nhiều phút. Thần kinh vai và tay được kích thích lên cao thế, lúc buông tay xuống và thư giãn thì khí đã phát ra sẽ đi đến các vùng thế thấp hơn, như bình điện acqui. Do cơ không có vận động, nên không nở ra quá mức, và không có tán công. Dù không nở ra , cơ cũng dẻo dai hơn. Điều này có lợi cho sức khỏe hơn là võ thuật, vì không có sự phối hợp giữa hành khí và vận động cơ.
    Nếu đồng thời luyện cả Nội , Ngoại công ta có thể tụ khí ở Đan Điền và dẫn khí đến nơi mong muốn. Phương pháp này được dùng trong Thái Cực quyền.
    AHS
  7. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    3.Đạt Ma dịch cân kinh : đã nói đến Đạt Ma dịch cân kinh thì tôi nghĩ cũng nên nói sơ qua về Đạt Ma một chút, còn về Đạt Ma sư tổ và chùa Thiếu Lâm tôi sẽ có một bài chi tiết sau.
    Đạt Ma , họ Sardili , được quen gọi là Bồ Đề Đạt Ma, là một vương tử của một bộ lạc nhỏ miền Nam Ấn Độ. Qua những mẩu sử liệu còn sót lại, người ta tin rằng ông sinh khoảng năm 483. Lúc bấy giờ Ấn Độ được người Trung Quốc xem như một trung tâm tín ngưỡng, vì là nguồn cội của Phật giáo có nhiều thế lực ở Trung Quốc . Nhiều hoàng đế đã gửi tu sĩ sang đó nghiên cứu và mang kinh điển về, hoặc mời sư sãi Ấn Độ sang thuyết pháp.
    Đạt Ma được xem như một vị Bồ Tát , hay là đấng giác ngộ đã từ chối Niết Bàn để cứu rỗi sinh linh. Phật giáo căn cứ trên tín điều là Đức Cồ Đàm tức Đức Phật đã thành đạt Niết Bàn, hay là chân phúc viên mãn và thoát ly vòng sinh tử, và đã chỉ dạy cách thức thành tựu này. Phật tử được chia ra ba loại chính, thực hành các lời thuật lûại khác nhau về giáo lý của Phật , gọi là Tam Thừa. Thứ nhất là Đại Thừa gồm Phật giáo Tây Tạng và Thiền Tông, rất nổi tiếng ở phương Tây; thứ nhì gọi là Trung Thừa hay Phật giáo hành động, do các du tăng thực hành; thứ ba là Tiểu Thừa , do các đầu đà khổ hạnh thực hành tiến tới tự giác.
    Đạt Ma thuộc trường phái Đại Thừa , đến Trung Quốc năm 526 dưới triều Lương Vũ Đế . Trước tiên ông đến chùa Quang Hiếu ở Quảng Đông. Thứ sử tỉnh này tiến cử lên nhà vua. Ông được mời về kinh, nhưng vua không thích giáo pháp của ông nên ông du hành đến chùa Thiếu Lâm thuộc tỉnh Hà Nam và ở đó đến trọn đời.
    Chùa Thiếu Lâm được xây dựng năm 377 trên đỉnh Thiếu Thất của dãy Tung Sơn ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, do lệnh của Hiếu Văn Đế , dành cho Bạc Đà Pháp Sư truyền giáo và thờ phụng.
    Khi Đạt Ma đến chùa, ông thấy tình trạng sức khỏe của sư sãi rất kém, nên lo âu đến nỗi lui vào tham thiền vấn đề này trong chín năm. Khi ra, ông soạn hai quyển sách, nay chỉ còn có Dịch Cân Kinh ( theo như tôi biết thì người ta nói Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền nhưng gần đây lại thấy có một bản Tẩy tủy kinh; việc này thực ra như thế nào tôi cũng chưa rõ vì cho dù có bản Tẩy tủy kinh nhưng không có gì đảm bảo có phải là của Đạt Ma hay không ) .Ông qua đời năm 540, hưởng 57 tuổi.
    Thi sĩ Lục Du đời Nam Tống ( 1131 - 1162 ) có làm bài thơ về triết lý của Đạt Ma như sau : Người nổi cơn, ta bất động
    Tham dục lôi cuốn, ta bất động
    Nghe tiếng người hiền, ta bất động
    Ta chỉ động theo lối của riêng ta.
    Hơn 1400 năm nay, các sư sãi chùa Thiếu Lâm đã luyện tập bài Đạt Ma Ngoại công. Họ giữ bí mật đến thế kỉ 20 mới phổ biến rộng rãi. Bài dễ tập mà lợi ích thấy rõ. Tuy nhiên, có nguy hiểm táng công. Để tránh điều này , họ tập thêm Nội công để thanh lọc kinh lạc sau khi tập Ngoại công.
    Người tập nên tìm nơi thoáng khí, quay mặt về hướng Đông, lưng buông lỏng và thẳng tự nhiên, hai bàn song song khoảng cách bằng vai. Nhìn về hướng Đông để được lợi ích từ sự xoay chuyển của trái đất và dòng năng lực của mặt trời. Hai chân dang ra để chân dễ buông lỏng. Ngậm miệng lại, để đầu lưỡi lên vòm miệng mà không căng. Đó là ?o Đáp kiều ?o ( bắt cầu ) vì nó nối liền dòng vận chuyển âm dương. Nước miếng sẽ ra đầy miệng, nên nuốt xuống cho khỏi khô họng. ( mọi người nên nhớ kỹ về đáp kiều vì trong lụyen tập khí công đây là một điều rất quan trọng, nhất là trong luyện Nội công sau này).
    Sự tập trung ý nghĩ vào bộ phận tập luyện và hô hấp là chìa khóa đưa đến thành công. Không có tập trung thì tập luyện vô ích.
    Có những hoàn cảnh không nên tập luyện. Lúc quá đói hay quá no. Hãy chờ ít nhất 30 phút, tốt hơn là một giờ sau khi ăn, tránh tụ nhiều khí ở Hệ tiêu hóa. Đói quá thì khó tập trung. Kế đến phải tránh một ngày trước hay sau khi giao hợp. Ba là khi quá mệt, không kiểm soát được tâm ý vẩn vơ. Bốn là sau khi uống rượu. Sau cùng , khi quá lo lắng, khó mà tập trung được.
    Nên tập các thức liên tiếp để duy trì năng lực tạo được. Chẳng hạn, thức một tạo lực ở cổ tay, thức hai chuyển nó qua ngón tay, thức ba chuyển nó qua cánh tay...
    Mỗi thức tập 50 lần. Hít vào khi buông lỏng, thở ra khi tưởng tượng xiết chặc cơ bắp và đưa khí vào đó. Cơ có thể căng nhẹ. Cánh tay không được giữ thẳng. Sau 50 lần chuyển sang thức kế không ngưng nghỉ. Mới tập thì khó mà làm trên 5 thức trong một buổi tập, dù sao 5 thức cũng được, miễn là kéo dài từ 15-20 phút. Cách ngày có thể tập đủ 12 thức với số lần ít hơn, như 12 lần, để tập đủ 20 phút. Tập ngày hai lần thì có thể tập đuợc toàn bộ trong 6 tháng. Nếu tập liên tục 3 năm, sẽ có một năng lực ghê gớm. Bài này tăng gia hiệu năng của thần kinh và cơ bắp có thể dùng vào võ thuật. Dưỡng sinh thì tập ngày 5 thức cũng đủ.
    Bài gồm 12 thức , tôi sẽ mô tả chi tiết để dù không có hình ảnh các bạn cũng có thể hình dung không sai sót động tác.
    Thức 1 : Để hai tay hai bên, chưởng úp, ngón tay hướng tới trước, khuỷu cong. Tưởng tượng đẩy chưởng xuống khi thở ra và buông lỏng khi hít vào. Thức này tạo khí ở cổ tay và chưởng. Cổ tay phải ấm sau 50 lần tập.
    Thức 2 : Không xê dịch tay, nắm lại thành quyền, quyền tâm chiếu xuống, ngón cái duỗi vào cơ thể. Tưởng tượng xiết chặt quyền và đẩy ngón cái ra sau khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Cổ tay cong về sau để giữ khí tụ trong thức 1.
    Thức 3 : Không xê dịch tay, xoay quyền tâm hướng vào nhau, ngón cái để lên các ngón kia. Tưởng tượng xiết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Cơ bắp và thần kinh tay sẽ được kích thích và khí tụ tại đó.
    Thức 4 : Duỗi cánh tay thẳng tới trước, chưởng đối nhau ( nên nhớ vẫn giữ khuỷu hơi cong một chút , đây là điều các bạn phải nhớ khi gặp phải chữ ?oduỗi thẳng? trong bài này, lúc này ta giữ cho cánh tay hơi cong một chút thôi; khi gặp từ ?o khuỷu cong thì phải cong nhiều hơn tùy theo yêu cầu động tác). Nắm lại thành quyền. Tưởng tượng siết chặt khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Khí phát sinh ở vai và ngực.
    Thức 5 : Duỗi cánh tay thẳng lên trên, chưởng đối nhau, nắm lại thành quyền . Tưởng tượng siết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Khí phát sinh ở vai, cổ và sườn.
    Thức 6 : Hạ tay xuống, cánh tay song song mặt đất ( là phần cánh tay từ vai đến chỏ), khuỷu cong, quyền ở cạnh tai, quyền tâm hướng tới trước. Tưởng tượng siết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Khí phát sinh ở sườn , ngực, và cánh tay.
    Thức 7 :Duỗi thẳng cánh tay ra hai bên, chưởng hướng phía trước. Tưởng tượng siết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Khí ở vai, ngực và lưng.
    Thức 8 : Duỗi thẳng cánh tay tới trước, chưởng đối nhau, khuỷu hơi cong để tạo hiệu quả vòng cung ở cánh tay. Tưởng tượng siết chặt quyền và dẫn khí ra cổ tay khi thở ra, buông lỏng khi hít vào.
    Thức 9 : kéo quyền về , cong khuỷu , quyền ở trước mặt, chưởng hướng tới trước. Tưởng tượng siết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Thức này giống thức 6, nhưng quyền ở gần nhau hơn và hướng tới trước, nhấn mạnh bộ cơ khác hơn. Khí ở suốt cánh tay.
    Thức 10 : Đưa cẳng tay thẳng đứng lên ( chắc mọi người cũng biết là phần từ chỏ đến cổ tay rồi nhỉ). Quyền tâm hướng tới trước, cánh tay trên duỗi ra hai bên và song song với mặt đất ( như vậy cánh tay tạo thành góc vuông ). Tưởng tượng siết chặt quyền khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Khí ở vùng vai.
    Thức 11 : Khuỷu tay cong, hạ quyền xuống trước bụng dưới, quyền tâm hướng xuống. Tưởng tượng siết chặt quyền và dẫn khí thông suốt cánh tay khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Đây là thức phục hồi thứ nhất.
    Thức 12 : Đưa cánh tay thẳng tới trước, chưởng ngửa. Tưởng tượng nhấc chưởng lên khi thở ra, buông lỏng khi hít vào. Đây là thức phục hồi thứ nhì.
    Sau khi tập xong, đứng một lúc, tay buông thõng hai bên, hay tốt hơn nằm xuống thư giãn hoàn toàn. Thở đều , buông lỏng, và cảm giác khí tự phân phối lại trong vài phút.
    AHS
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hieuuyen có thể cho đồ hình lên được không ?
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  9. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Bác thông cảm, tôi đã trình bày kỹ lắm rồi mà! Các bài sau nếu thấy khó khăn tôi sẽ có đồ hình . Bác thấy sao?
    AHS
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Lê Thanh Bình PHẤT THỦ
    nôm na gọi là Phảy Tay
    1. TÀI LIỆU VIÊ.T-NAM (Xuất xứ không rõ):
    Phất Thủ: phương pháp dùng sự vận động 2 cánh tay để chữa trị bách bệnh
    Chữa trị các bệnh dưới đây rất công hiệu:
    - Một số bệnh ung thư - Xưng khớp xương - Huyết áp cao thấp - Thần kinh rã rời - Gan cứng - Tim và thận yếu - Bán thân bất toại - Mỡ dạ dày, tiêu hóa - Huyết quản cứng - Bổ khí hư, tăng huyết kém
    Phất Thủ là 1 phương pháp trị bệnh được truyền từ Thượng Hải. Phương pháp này rất hay, rất hiệu nghiệm đối với nhiều chứng bệnh, nên tập thử và cần giữ sự tập bền lâu. Phương pháp này có những luận cứ chắc chắn, hợp lý.
    Phất Thủ là 1 phương pháp thể dục rất có ích. Gần đây số người luyện tập Phất Thủ tại Thượng Hải ngày một đông đảo. Có rất nhiều chứng bệnh tưởng là bất trị, nhờ tập Phất Thủ mà lành, hiệu quả tốt đẹp. Phất Thủ học tập rất dễ, kết quả nhanh chóng, có thể trị dứt nhiều bệnh chứng. Bất cứ bệnh gì đều không phải cố định bất biến. Vấn đề là phải đấu tranh và nếu kiên trì đấu tranh tới cùng thì kết quả nhiều khi không thể ngờ được (Y học Tây Phương đã chứng minh rằng sự quyết tâm và lòng tin tưởng lành bệnh là những yếu tố có thể tạo ra những kết quả ngoạn mục trong việc chữa trị các chứng bệnh).
    Phất Thủ vốn rút ra từ bộ ĐA.T-MA DỊCH CÂN KINH gồm tất cả 12 quyển xưa kia rất nổi tiếng. Nhiều sách đã từng nhắc đến cuốn kinh đã thất truyền từ lâu này, nay mới được khai quật ra. Đây là 1 di sản quý báu của ÁĐDông nhưng tiếc rằng nhất thời khó khiến cho nhiều người hiểu rành rẽ mà tin tưởng. Đặc điểm của Phất Thủ là TRÊN HƯ DƯỚI THỰC (trên nhẹ dưới nặng), động tác nhu hòa, tinh thần tập trung, hai tay đánh đưa, do đó có thể thay đổi trạng thái trên thực dưới hư (trên nặng dưới nhẹ do đó không vững, rất dễ bị lật nhào: ý nói rất dễ bị nhuốm bệnh) của thể chất, khiến cho phần dưới thân kiên cố, phần trên thân thảnh thơi, bệnh tự nhiên hết.
    CÁCH TẬP Phất Thủ: Người đứng thẳng, chân thẳng, 2 chân bằng khoảng cách 2 vai, mắt nhìn thẳng về phía trước, lòng thanh tịnh, đầu óc không nghĩ vẩn vơ chỉ lo đếm số, đếm ngầm, thở bằng mũi. Đưa 2 cánh tay thẳng lên phía trước lên tới ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Đánh 2 cánh tay ra đằng sau càng xa càng tốt, khi hết đà 2 cánh tay sẽ bật trở lại phía trước về vị trí lúc đầu (Ngang vai, song song với mặt đất) khỏi cần phải dùng sức. Tiếp tục đánh đưa 2 cánh tay như trên, nên nhớ phải giữ 2 cánh tay cho thẳng tự nhiên chứ không được lên gân căng 2 cánh tay. Mới tập, bắt đầu từ 2, 300 cái, rồi tăng dần lên tới 1000, 2000 cái, trung bình đánh đưa 40 - 50 cái trong 1 phút.
    15 BÍ QUYẾT KHI TẬP Phất Thủ:
    - Trên nên hư (Xả lực phần trên người, ở 2 vai) - Dưới nên thực (dồn sức nặng của người trên 2 chân) - Mắt nên ngó thẳng - Miệng nên hé mở - Ngực nên ưỡn (giữ lưng, cổ và đầu thẳng hàng tự nhiên, không dùng sức để ưỡn ngực ra) - Vai nên thẳng - Thắt lưng nên thẳng - Tay đánh đưa - Khuỷu tay phải trầm - Cổ tay nên nặng - Bụng nên thót (Khi dứng thẳng thì bụng tự nhiên sẽ hơi thót, không được dùng sức để thót bụng lại) - Hai chân rộng bằng 2 vai - Hậu môn nên thắt - Chân nên đứng vững - Ngón chân nên bấu xuống đất
    NHỮNG PHẢN ỨNG KHI MỚI TẬP Phất Thủ:
    Châm cứu hay chà sát đều có phản ứng thì tập Phất Thủ cũng có phản ứng. Quy luật của phản ứng là khí huyết có sự biến hóa, ngực bụng thấy thoải mái, chân thấy nóng, chỗ tận cùng của tứ chi lẽ ra là những nơi không có máu tới đầy đủ nay máu đều chạy tới, tam tiêu được đả thông, ợ, đánh trung tiện, nhức mỏi, nóng lạnh và cả những hiện tượng chấn động hoặc như có sâu bọ bò dưới biểu bì, đều là những phản ứng thông thường chứng tỏ sự tập đã có kết quả. Nếu tiếp tục tập Phất Thủ hàng ngày thì thể chất chắc chắn được đổi tốt và chắc chắn giải trừ được mọi bệnh tật.
    TẠI SAO Phất Thủ LẠI CÓ THỂ TRỊ ĐƯỢC BỆNH?:
    Sự mâu thuẫn chánh yếu trong cơ thể là gì ? Đông y cho rằng khí huyết bất thường thì trăm bệnh sinh ra, từ sự biến đổi về lượng đến sự biến đổi về phẩm chất. Ngược lại nếu khí huyết lưu thông được đều thì bệnh tật không sinh ra.
    Căn cứ vào nguyên lý này, Phất Thủ có thể cải biến khí huyết, cải tạo thể chất, nắm lấy cái mâu thuẫn chính yếu, tất cả mọi mâu thuẫn khác sẽ được giải (Ở đây bản văn viết không được rõ ràng, có lẽ vì người dịch không dùng đúng danh từ: sự mâu thuẫn chánh yếu nên hiểu là nguyên lý chánh yếu hay rõ hơn, y lý chánh yếu; nắm lấy cái mâu thuẫn chính yếu nên hiểu là thực hiện được cái nguyên lý chính yếu trên; mọi mâu thuẫn khác sẽ được giải nên hiểu là mọi xáo trộn bất bình thường trong cơ thể sẽ được giải).
    Phất Thủ có thể trị được bệnh ung thư. Ung thư là gì ? Ung thư là do sự kết tụ của tế bào khiến hậu quả là sự tắc nghẽn của kinh lạc hay mạch máu, nghĩa là những cái thừa được nhả ra nhưng bị ứ lại vì máu huyết lưu thông không đều (có lẽ nên hiểu ung thư là sự tăng trưởng không kiểm soát được của những tế bào độc). Vì động lượng của máu không đủ (vì máu lưu thông không đều và dễ dàng), nhiệt lượng không đủ (0 đủ chất bổ dưỡng) nên bài tiết không ra, tan không được. Sau 1 thời gian tập Phất Thủ, ăn sẽ thấy ngon miệng, máu mới (máu tốt mới) tăng gia, vai lưng động, sự cứng đơ ở phần trên bị giải trừ, hoành cách mô ở phần bụng sẽ thăng giáng nhịp nhàng khiến cho ruột, dạ dày, thận, vì động khí mà sinh ra hoạt động hữu hiệu.
    Phất Thủ có thể trị được bệnh gan cứng. Lúc tuổi cao, bụng có nước mà gan hóa cứng vì vấn đề khí huyết khiến cho dương khí không thông, bị ứ nước, ứ khí, không thể thoát ra ngoài nên thấy khó chịu, ảnh hưởng đến dạ dày, tỳ (lá lách), đởm (mật). Phất Thủ có thể giải quyết vấn đề theo lý luận đông y như sau: Tam tiêu đã thông nhau (Bát đoạn cẩm 1: Tam tiêu thông sướng bệnh tật tiêu) thì có sự thay đổi, biến cũ thành mới. Gan đã hóa cứng, tức là chết đi rồi, còn có thể cải biến sao ? Đó là hình nhi thượng học (có tính cách siêu hình:metaphysics). Hóa cứng là chất lượng, cơ năng ủy mị yếu ớt là sự thật, nhưng vẫn còn sự mâu thuẫn (?) chủ yếu làm máu không động lực (động lực là momentum). Tập Phất Thủ, mật căng thẳng rồi chùng, khiến cho khí huyết lưu thông, mặt khác làm cho ngon miệng và tăng máu mới, thông cửu huyệt (9 lỗ hở: tai, mắt, mũi, miệng, bộ sinh dục, hậu môn). Từ trạng thái ngưng trệ gan sẽ từ từ hoạt động trở lại, không mềm cũng không cứng, cứng biến thành mềm, mềm biến thành cứng, đều là sự biến hóa do tập Phất Thủ. (Hình như trên Net có vài bạn thích nhậu lađe, cứ nhậu đã đi, bảo đảm là trước sau gì gan cũng hư. Nhưng đừng lo, có môn Phất Thủ này rồi, chỉ e rằng "too late" nên có 10 môn Phất Thủ đi nữa cũng chẳng cứu vãn nổi cái gan chai cứng vì nhậu nhẹt quá độ).
    Phất Thủ còn chữa được bệnh đau mắt và chữa trị hiệu quả nhất bệnh bán thân bất toại (liệt nửa người). Ngoài ra Phất Thủ còn trị được các bệnh tim, bệnh thần kinh, bệnh viêm (xưng) v..v..
    ( Trích từ bài viết của Võ sư Nguyễn Lâm )
    http://www.vietpen.net/truyen/viewstory.php?contentid=2163&subjectid=388
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

Chia sẻ trang này