1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Đạt Ma Dịch Cân Kinh
    Bác Sĩ Lê Đức Tâm biên soạn với sự hướng dẫn của sư huynh Trần Trọng Hiếu
    Ngày xưa, đức Bồ Đề Đạt Ma dạy tu thiền tại Thiếu Lâm Tự, thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu , đã tìm hiểu nguyên do và thấy rằng : các đệ tử tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tỉnh dư mà động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch Cân Kinh.
    Vậy Dịch Cân Kinh là gì ? Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài kinh, bài học quí giá.
    Dịch cân Kinh chỉ cho ta phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tỉnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh)
    Chúng ta thường xuyên tập luyện Dịch Cân Kinh trong một thời gian dài, khí huyết sẽ được sung mãn, cơ thể cường tráng, tinh thần mạnh khỏe, đẩy lui được bịnh tật
    Đặc điểm của Dịch Cân Kinh là rất đơn giản, dễ tập, chỉ cần bền chí và vững lòng tin là có kết quả tốt.
    Một số điểm cần chú ý :
    - Nên chọn nơi yên tĩnh, không khí trong sạch
    - Nên tuần tự mà tiến, lúc đầu tập ít và nhẹ, sau khi thuần thục thì tăng dần thời gian và cường độ
    - Nên tập trung tinh thần thì kết quả sẽ tốt hơn
    - Nên kiên trì và tự đặt mình vào kỷ luật, tập mỗi ngày
    - Số lần tập tùy theo thời gian của chính mình, nếu có thời giờ, tốt nhất là ba buổi mỗi ngày :
    Buổi sáng thanh tâm, tập mạnh
    Buổi chiều trước khi ăn, tập vừa
    Buổi tối trước khi ngủ, tập nhẹ
    Nói chung, tập sao cho thấy thoải mái là được
    - Khi ăn no, hay bụng đói quá không nên tập
    - Không nên nhịn đại, tiểu tiện trong khi tập
    - Không nên tập lúc tinh thần bất an
    - Sau khi tập xong, không nên tắm hay ra gió lạnh liền
    Tóm lại, Dịch Cân Kinh từ ngàn xưa, đã chứng minh có một ích lợi phi thường cho cơ thể con người, giúp chúng ta vượt qua nhiều bịnh tật. Tuy nhiên kết quả cuối cùng đều do ở chính ta. Lúc nào cũng hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Khi tập thì phải tập đủ số.
    Trên đường tập luyện, nếu có gặp người phát biểu khác về cách tập Dịch Cân Kinh thì cũng không nên thắc mắc vì mỗi môn phái có cách tập khác nhau. Tùy người tập chọn cách nào thoải mái cho chính mình.
    Lúc tập Dịch Cân Kinh, nếu cố gắng áp dụng căn bản khí công : lúc hít vào thì bằng mủi, cho đến khi đầy ***g ngực, rồi nín thở, dồn hơi xuống đan điền (dưới rốn) sau đó thở ra từ từ bằng miệng, ép bụng đẩy cho kỳ hết hơi ra ngoài.
    Đạt Ma Dịch Cân Kinh gồm 12 bộ, số lần tập ghi trong mỗi bộ dùng cho người mới tập, khi quen rồi, có thể tập gấp đôi hay gấp ba lần.
    Khi tập xong bộ thứ 12 rồi, nhớ dành vài phút xoa bóp những huyệt đạo bị động (phương pháp sẽ được chỉ dẫn sau bộ thứ 12)
    Xin đem công trình ghi soạn phổ biến đến các anh chị các bạn và thân nhân, các bậc lớn tuổi dùng để trau dồi sức khỏe và tùy nghi phổ biến đến những người khác.
    * Xin các bậc lão thành tiền bối chỉ dẫn nếu có những sơ xuất trong lúc ghi chép
    * Nếu có gì thắc mắc hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc về địa chỉ :
    Lê Đức Tâm 836 Des Roselins, Longueuil PQ Canada J4G 2P5
    ---
    Nguyên văn : Đạt Ma Dịch Cân Kinh
    Bộ 1 VI ĐÀ HIẾN CHỬ
    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 1)
    Tư thế : Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng tầm vai, hai tay đặt trước ngực, như đang ôm quả cầu, hai cùi chỏ hơi nhếch lên
    Chuẩn bị : Ngậm miệng, hai hàm răng kề nhau, lưỡi cong lên, đầu lưỡi đụng vào hàm khẩu cái
    Cách tập : Mắt ngó thẳng về trước, hơi nhón lên, toàn thân buông lỏng, tựu tâm vô đan điền (dưới rún), bấm mười đầu ngón chân xuống đất. Thở tự nhiên hít vào bằng mủi, tưởng tượng có một luồng khí chạy từ xương sống và lên tới đỉnh đầu, khi thở ra bằng miệng và tưởng tượng có một luồng khí từ mủi chảy xuống tới đan điền (3 lần)
    Chú ý : Khi bắt đầu tập Dịch Cân Kinh, những ngày kế ta thường bị đau bắp thịt, hai nhượng tay, bắp thịt vai, nhất là sau cổ. Đây là hiện tượng tự nhiên, vì huyệt đạo và bắp thịt bắt đầu chuyển động, khi quen sẽ hết thấy đau
    ( Bài viết của bác sĩ Lê Đức Tâm )
    http://www.vietpen.net/truyen/viewstory.php?contentid=2157&subjectid=388
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Bộ 2 VI ĐÀ HIẾN CHỬ
    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 2)
    Tư thế : Tiếp theo bộ 1, hai tay dang rộng hai bên cho đến khi nghe áp sức ở xương sống, giữa hai xương vai. Lòng bàn tay lật lên trên. Mắt ngó về trước, mặt hơi nhếch lên trên
    Chuẩn bị : Toàn thân thả lỏng, tinh thần yên tĩnh, miệng ngậm lại, thở tự nhiên
    Cách tập : Hơi nhón trên mười ngón chân, hoặc bấm mười ngón chân xuống đất. Chuyển sức vào hai bàn tay và ngón chân. Thở giống bộ thứ nhất. Gồng hai bàn tay giống như đang đỡ một vật nặng. Đủ số thì thả lỏng toàn thân, hạ tay xuống và thở bình thường (3 lần)
    Chú ý : Huyệt đạo trong lòng bàn tay, trên hai cách tay, vai hoạt động mạnh
    --
    Bộ 3 VI ĐÀ HIẾN CHỬ
    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 3)
    Tư thế : Hai tay đưa lên cao trên đỉnh đầu (trên trán), thành hình chữ U, hai bàn tay ngữa lên phía trên. Hai chân theo độ rộng của vai
    Chuẩn bị : Hai chân rùng xuống, mặt hơi ngước lên, giữ lưng thẳng
    Cách tập : Hít hơi vào bằng mủi, đẩy hơi xuống đan điền (dưới rún), nín hơi, từ từ đẩy thẳng hai tay lên cao (hơi hướng về phía trước) đồng thời nhón gót lên, chịu sức lên mười ngón chân. Mắt ngó theo hai bàn tay. Giữ tư thế này và đếm thầm từ 1 đến 5, thì thở ra từ từ bằng miệng và đồng thời xả lỏng tất cả thân mình. Lập lại động tác trên tổng cọng ba lần giữa mỗi lần ngừng lại thở đều để tất cả trở lại bình thường
    Chú ý : Khi đẩy hai tay lên, sức phải chuyển vào hai lòng bàn tay, những bắp thịt trên hai tay phải cứng lên, huyệt giữa hai xương vai phải nghe động, và xương sống phải nghe dãn ra
    --
    Bộ 4 TRÍCH TINH HOÁN ĐẨU
    (Dời Sao Đổi Ngôi)
    Tư thế : Hai chân sát vào nhau, tay trái đem về sau lưng, lòng bàn tay úp xuống ngang thắt lưng. Tay phải vòng lên trước mặt, hơi cao hơn khỏi đầu, lòng bàn tay ngửa lên trời
    Chuẩn bị : Người hơi nghiêng về phía trái. Mắt phải ngó theo tay trên
    Cách tập : Hít hơi bằng mủi cho đầy ***g ngực, đẩy hơi xuống đan điền, nín hơi. Chuyển lực vào hai tay, tay trái đẩy xuống dưới càng thấp càng tốt, bàn tay mặt đẩy lên cao về hướng trái cho đến khi thấy nửa thân bên trái kéo dãn ra, đồng thời ngón chân bấm chặt xuống đất. Mắt ngó theo tay mặt ở trên. Giữ tư thế, đếm từ 1 tới 5. Xả hơi ra từ từ bằng miệng, đồng thời xả lỏng toàn thân và thở tự nhiên, hai tay trở về lại tư thế ban đầu. Thở bình thường, nghỉ mệt vài giây sau đó đổi qua phía phải. (Lập lại từ đầu, chỉ đổi trái thành phải) (tập ba lần)
    --
    Bộ 5 ĐẢO VỆ NGƯU VĨ
    (Nghiêng Người Nắm Đuôi Trâu)
    Tư thế : Hai chân sát nhau, hai tay duổi thẳng ra hai bên, mắt ngó về trước
    Chuẩn bị : Ngực xếp lại bằng cách đem hai tay vào, tay trái duổi thẳng xuống dưới, tay phải thẳng lên trên, hai cùi chỏ đụng vào nhau
    Cách tập : Hít vào bằng mủi đồng thời bước chân trái xéo lên về phía trái, hạ thấp người xuống (đinh tấn), nín hơi, đẩy hơi xuống đan điền. Hai tay na ('m chặt lại. Cánh tay mặt và trái đảo ngược chiều nhau (tay trái phía trong), đẩy tay trái về phía trái (trên), tay mặt thẳng về phía mặt (dưới), hai lòng bàn tay đảo ngửa lên trên. Mắt ngó lên cườm tay trên. Giữ tư thế, nín hơi, đẩy xuống đan điền, đếm từ 1 đến 5. Thở ra bằng miệng, toàn thân thả lỏng, hai tay đi ngược chiều trở về tư thế chuẩn bị. Lần này tay trái lên trên, tay phải xuống dưới. Lập lại cách tập, lần này đổi trái thành phải (để tập bên phải) (tập mỗi bên ba lần)
    Chú ý : Khi tập bộ này hai tay phải gồng cứng, kéo ngược chiều nhau. Sức nặng thân thể chịu trên chân đang bước ở trước (70/30)
    --
    Bộ 6 XUẤT TRẢO LƯƠNG SĨ
    (Đại Bàng Xòe Móng)
    Tư thế : Hai chân sát nhau, hai tay đặt ở hai cạnh sườn mắt ngó thẳng về trước
    Chuẩn bị : Toàn thân thả lỏng, tinh thần yên tĩnh. Hàm răng ngậm lại, lưỡi cong lên
    Cách tập : Hít hơi vào bằng mủi, 10 ngón chân bấm xuống đất, đẩy hơi xuống đan điền, nín hơi đồng thời hai tay xòe ra, ngón tay cong lại như chân chim ó, vận lực vào lòng bàn tay đẩy hai tay về phía trước. Đếm từ 1 đến 5. Tư từ thở ra bằng miệng, kéo hai tay về ngang sườn như tư thế đầu. Lập lại động tác ba lần.
    Chú ý : Khi tập bộ này, lúc hít hơi hai cánh tay đẩy ra thì phải gồng cứng, ngón chân phải bấm xuống. Lúc thả lỏng thì toàn thân phải thả lỏng, ngay cả ngón chân.
    --
    Bộ 7 BẠT MÃ ĐAO
    (Rút Mã Tấu)
    Tư thế : Hai chân dang rộng bằng chiều ngang của vai. Tay trái đặt ở sau lưng, phía dưới, lòng bàn tay ngửa lên trên ngang thắt lưng. Tay mặt vòng ra sau ót về phía trái, lòng bàn tay phủ vào lỗ tai.
    Chuẩn bị : Thở tự nhiên
    Cách tập : Hít vào thật sâu bằng mủi, tay trái chuyển sức đem lên phía trên, càng lên cao trên lưng càng tốt, đồng thời tay mặt cũng chuyển sức kéo đầu về sau, cổ cũng phải gồng lên để cố gắng giữ đầu ở đàng trước. Mười ngón chân bấm xuống đất... Giữ hơi lại dồn xuống đan điền. Đếm từ 1 tới 5. Thở ra từ từ bằng miệng và xả lỏng toàn thân. tập ba lần.
    Chú ý : Khi tập bộ này, phải nghe động bên cạnh sườn bả vai và nhất là cổ
    --
    Bộ 8 TAM BÀN LỤC ĐỊA
    (Ba Phần Thân Thể Đều Hạ Xuống Đất)
    Tư thế : Hai chân dang rộng, đứng trung bình tấn (50/50) Hai tay úp xuống đất, chiều rộng của vai (phía trong của hai đầu gối, chứ không như hình vẽ hai tay ngoài đầu gối)
    Chuẩn bị : Thở tự nhiên, hàm răng ngậm lại, lưỡi co lên, ngón chân bấm xuống đất, mắt ngó về trước
    Cách tập : Hít hơi bằng mũi vào ***g ngực. Hai tay từ từ chuyển sức lật bàn tay ngửa lên phía trên. Chuyển hai cánh tay lên ngang vai đồng thời nhón hai gót chân lên. Khi hai cánh tay lên đến ngang vai, nuốt hơi đẩy xuống đan điền. Hai bàn tay từ từ lật úp xuống, chuyển sức vào lòng bàn tay như đẩy hai cây cọc xuống đất. Thở ra từ từ bằng miệng, xả lỏng toàn thân, gót chân đặt trở xuống đất. Thở đều nghỉ mệt, sau đó làm thêm hai lần nữa
    Chú ý : Lúc lên thì tưởng tượng như nâng một vật nặng lên, lúc xuống thì như đóng hai cây cọc xuống, sao cho ba phần thân thể lên và xuống đều nhau
    --
    Bộ 9 THANH LONG TRẢM THẢO
    (Rông Xanh Đưa Móng Dò Xét)
    Tư thế : Hai chân sát vào nhau, tay trái đưa ra trước. Bàn tay nắm lại như đấm. Tay mặt nắm chặt đặt bên hông
    Chuẩn bị : Thở tự nhiên, mắt ngó về trước
    Cách tập : Bấm ngón chân xuống. Hít hơi bằng mũi, đưa xuống đan điền. Nín hơi. Từ từ chuyển bàn tay trái lật ngửa lên, kéo tay từ từ về hông đồng thời tay mặt xòe ra như móng con rồng đẩy lên ngang mặt xéo về phía trái. Mắt ngó theo tay mặt. Nín hơi đếm từ 1 đến 5. Xả hơi ra từ từ bằng miệng. Toàn thân thả lỏng ra, tay trái đấm trở ra, tay mặt về vị trí cũ bên hông mặt . Thở đều nghỉ vài giây sau đó làm lại thêm hai lần. Đủ ba lần lập lại tư thế, kỳ này đổi trái thành mặt và mặt thành trái.
    Chú ý : Khi tập, tay kéo về phải cố gắng gồng lên, còn tay ra trước thì phải cố gắng vươn ra và xéo lên. Nghe động hai vai, cổ và bên cạnh sườn.
    --
    Bộ 10 NGẠ HỔ PHÁT THỰC
    (Hổ Đói Vồ Mồi)
    Tư thế : Bước chân trái tới trước, cúi người, chống hai tay tì xuống đất trên các ngón tay. Hai bàn chân sát đất. Chân sau thẳng.
    Chuẩn bị : Ngẩng mặt ngó thẳng về trước
    Cách tập : Hít hơi vào mũi cho đầy ***g ngực, nín hơi chân sau nhón trườn người ra phía trước mặt ngửng lên (cho đến khi thấy cột xương sống bị kéo dản ra) Đếm từ 1 đến 5. Từ từ thở ra bằng miệng, thả lỏng toàn thân. Thở đều, nghỉ mệt, sau đó trở về tư thế, tập ba lần rồi đổi trái thành mặt.
    Chú ý : Khi tập bộ này phải nghe động sau cổ, nhượng hai tay và nhượng chân sau.
    --
    Bộ 11 ĐÃ CUNG
    (Cúi Mình Xuống)
    Tư thế : Hai chân sát vào nhau (nếu thấy khó quá thì hơi dang chân ra sẽ dễ hơn). Hai tay đem về sau ôm lấy phần sau của đầu (trên ót)
    Chuẩn bị : Mắt nhìn về trước, thở tự nhiên
    Cách tập : Hít vào bằng mũi đầy ngực. Giữ hai chân thẳng, cúi gập người về đằng trước, hai tay đẩy đầu càng sát vào chân càng tốt. Đếm từ 1 đến 5 rồi xả hơi bằng miệng, đứng thẳng người lên, toàn thân buông lỏng. Thở đều. Sau đó làm thêm hai lần nữa.
    Chú ý : Khi tập bộ này càng gập người càng sát càng tốt, nghe động ở dọc xương sống và hai nhượng chân
    --
    Bộ 12 ĐIỆU VĨ
    (Lắc Đuôi)
    Tư thế : Hai chân sát vào nhau. Mười ngón tay đan vào nhau để phía trước ngực, lòng bàn tay hướng xuống đất.
    Chuẩn bị : Mắt ngó về trước, thở tự nhiên.
    Cách tập : Hít hơi bằng mũi cho đầy ngực, nín hơi đẩy xuống đan điền. Cúi người xuống, chân giữ thẳng, cố gắng vươn hai tay cho chạm chân. Mặt ngẩng lên ngó về trước. Nhún xuống cho đụng chân ba lần, đoạn đứng lên về tư thế đầu. Thở đều. Sau đó lập thêm hai lần.
    Chú ý : Nếu thấy khó đụng chân thì hơi nhón gót lên khi cúi xuống. Tập bộ này phải giữ chân thẳng và ngẩng đầu lên. Nghe động ở sau cổ, hai nhượng tay, hai bên bắp thịt dưới nách và hai nhượng chân.
    --
    Phương Pháp Xoa Bóp Huyệt Sau Khi Tập Tới Bộ 12
    - Xoa mu bàn tay bằng các ngón của bàn tay kia, xoa từ kẻ giữa các ngón đến cườm tay
    - Nắn bóp hai đầu dưới của xương cánh tay (tại cổ tay)
    - Nắn bóp mặt trước và sau của cùi chỏ
    - Nắn vùng hai bên cột sống phía trong xương bả vai
    - Xoa mặt ngoài của hai đầu gối
    ( Bài viết của bác sĩ Lê Đức Tâm )
    http://www.vietpen.net/truyen/viewstory.php?contentid=2157&subjectid=388
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  3. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    DaiViet huynh đưa thêm hình lên để anh em theo dõi cho tiện nhé !
    Gốc thiêng ấp ủ Nguồn rộng chảy
    Tâm tính sửa sang Đạo lớn sinh
    Tiền Kỳ Anh
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Hay quá! Bác datviet giúp tôi một tay nhé! Tôi đang lo không biết làm sao cho xuể đây! Tôi cũng định post bài này lên , vì nó là bài động công sáng tác sau khi người ta nhận thấy bài Dịch Cân Kinh chỉ chú trọng đến các động tác của hai tay. Bài này tác động khá toàn diện . Nhân tiện nhờ bác post dùm luôn bài Ngũ Cầm Hí hay Bát Đoạn Cẩm lên cho anh em tham khảo , được không?Dạo này tôi bận quá! Tôi sẽ lo phần Nội công cho, trước mắt nhờ bác phần Ngoại công nhá!
    AHS
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Trời ơi sao các bạn không chịu đọc kỹ nhỉ tôi đã ghi bên dưới là bài viết của tác giả nào và đườn link đến trang chính thức của nó rồi mà.
    Không phải là tôi không muốn đưa tư liệu của tôi lên nhưng hiện nay đang tập trung làm nốt phần còn lại của cuốn Nhất nam căn bản nên bận quá, nội việc sử lý ảnh đẫ mất bao nhiêu thời gian mà tôi không rành về photoshop nên vất vả quả . Hì hì Chỉ ngại các tác giả kiện về bản quyền thì ttvnonline lại lỗ vốn to thôi.
    Thân !
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    DỊCH CÂN KINH 2 THÌ VÀ 4 THÌ​

    Dịch cân kinh hai thì (10 lần)
    Đứng thẳng người, 2 cánh tay song song với thân người, lòng bàn tay hướng ra sau, cong lưỡi ngậm miệng. ( Hình 10a, thế chuẩn bị ).
    Tác dụng : Điều chỉnh hệ thần kinh thăng bằng cho cơ thể không bị đảo . Nếu tập quen chừng 50 lần thì cổ tay và cổ chân sẽ ấm, như thế là tập đúng.
    Thế này khai thông các huyệt âm dương kiều mạch và kích thích các huyệt âm dương duy mạch.
    Thì 1: Hít vào chậm chân nhón gót từ từ, 2 cánh tay song song cho ra phía trước và di chuyển từ từ lên ngang tầm mắt, bàn tay vẫn xòe, cổ tay cong, các ngón hướng xuống đất. (Hình 10b).
    [​IMG]
    Thì 2: Đổi hướng bàn tay, đưa lòng bàn tay ra phía trước, các ngón tay hướng lên trời Thở ra từ từ, 2 gót chân cũng hạ xuống từ từ theo 2 cánh tay từ từ hạ xuống đưa về phía sau lưng nhưng lòng bàn tay úp, các ngón hướng về phía trước. Tay và chân cùng khởi động và cùng nghỉ trùng nhịp. ( Hình 10c ).
    Trở lại thì 1 : Đổi hướng bàn tay, cho các ngón hướng về phía sau, lòng bàn tay ngửa và bắt đầu thì 1 lại. ( Hình 10d ).
    Động tác 1 là hít vào nhón gót lên thì 2 tay đưa lên ngang vai, nhưng chỉ khác là bàn tay và ngón tay lại chỉ xuống đất. Động tác 2 thở ra, 2 gót chân hạ xuống, cánh tay cũng xuống, Đưa ra sau nhưng bàn tay và các ngón tay lại hướng lên trời.
    Tác Dụng : Mở và kích thích 4 huyệt Âm Dương kiều mạch và Âm Dương duy mạch. Đó là cách thể hiện âm dương hòa hợp. Chân nhón gót là dương thì bàn tay chỉ xuống đất là âm. Chân hạ gót xuống đất là âm thì bàn tay và ngón tay lại chỉ lên trời là dương.
    Mục đích của động tác này là luyện thần kinh cho quen dần vói sự giao động tương phản để hòa hợp âm dương theo dịch lý đông phương là : ' Trong âm có dương, trong dương có âm '.

    Dịch cân kinh bốn thì (10 lần).​
    Thì 1: Hít vào, nhón gót từ từ lên cao cùng lúc với đưa cánh tay lên ngang vai, chân nhón lên cao là dương, thì bàn tay chỉa xuống đất là âm. Bàn tay để chỉnh 2 kinh Âm Dương duy nằm ở 2 huyệt chính ở cổ tay : phía ngoài là " ngoại quan " thuc dương duy mạch, phía trong có huyệt " nội quan " thuc Âm duy mạch. (Hình 11a).
    Thì 2: Thở ra gồm 3 động tác :
    Ngửa tay đưa chưởng ra phía trứớc mặt, ngón tay lên trời.
    Vẫn nhón gót, bắt đầu thở ra từ từ cùng lúc ngồi xuống để mông chạm gót chân, lưng vẫn thẳng. Đồng thời 2 tay từ từ đưa ra sau lưng theo hơi thở ra, lòng bàn tay úp xuống, các ngón hướng ra phía trước. (Hình 11b).
    [​IMG]
    Thì 3: Hít vào có 3 động tác :
    Đổi hướng bàn tay, các ngón ra phía sau....
    Rồi bắt đầu đứng lên, vẫn nhón gót, lưng thẳng.
    Thở vào, đưa 2 tay lên ngang vai, hướng ngón tay xuống đất. (Hình 11c).
    [​IMG]
    Thì 4: Thở ra có 3 động tác :
    Vẫn nhón gót, đổi hướng ngón tay lên trời, bắt đầu thở ra và hạ 2 cánh tay xuống.
    Từ từ hạ gót đưa 2 tay ra sau, lòng bàn tay úp xuống đất, các ngón hướng ra phía trước.
    Khi gót chân chạm đất thì các ngón chân bật cong lên không được chạm đất là hết thì thở ra. (Hình 11d và e).
    [​IMG]
    Tác Dụng :
    Kích thích 2 mạch Âm Dương duy ở tay, 2 mạch Âm Dương kiều ở chân; điều hòa thủy hỏa, âm dương trong cơ thể, thông khí huyết từ đầu đến chân, từ chân lên đầu, chữa bệnh đầu nóng chân lạnh, đầu lạnh chân nóng và chỉnh thăng bằng hệ thần kinh giao cảm và vận động.

    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 04/12/2002
  7. Jack_find_Rose

    Jack_find_Rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    đang hay sao các bác lại ngưng thế
    ----------------------------------------
    Xin mãi lang thang trên tình trường đầy sóng gió.
    Xin mãi đi tìm một bóng giai nhân.

  8. Jack_find_Rose

    Jack_find_Rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    thế các bác ngưng lại không thêm bát cầm gì gì nữa à, hay thế lại bỏ ngang, không thấy tiếc sao?
    :(
    ----------------------------------------
    Xin mãi lang thang trên tình trường đầy sóng gió.
    Xin mãi đi tìm một bóng giai nhân.

  9. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ờ....hồi trước QuynhNguyen cũng có 1 bài về Dịch Cân Kinh, nhưng sau khi ttvn toi, bài đó bị mất....may mà tui có copy lại....để tui về post lên cho. He he he...Ăn cắp bản quyền của QuynhNguyen.

    Đời xanh như lá,.... bạc như vôi
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Có một bài tập khá đơn giản như sau:
    + Tư thế: ngồi thoải mái sao cho lưng thẳng , bụng lỏng, cơ thể ở vào trạng thái thoải mái nhất
    + Thở : chậm , đều, nhẹ nhàng, không đứt đoạn, thở bụng được thì tốt
    + Dụng ý: Nghĩ tới những điều tốt đẹp, hình ảnh đẹp, hoặc nghĩ tới sức mạnh , lòng khoan dung ...
    + Động tác: Lấy tay phải úp vào tai trái cho kín, tay phải thả lỏng không được lên gân mắt nhắm hờ nhìn xuống đầu mũi, lưỡi đặt nhẹ lên hàm ếch ( từ chân răng hàm trên ; bên trong, kéo vào khoảng hơn 1cm ), tập trong 5 phút , sau đó đổi tay đổi tai tập trong 5 phút, rồi úp cả 2 tay bắt chéo nhau vào 2 tai tập trong 5 phút.
    Tất cả chỉ có thế. Nếu kiên trì tập một thời gian sẽ thấy hiệu quả của nó
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

Chia sẻ trang này