1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Vì tình thế bắt buộc nên tôi sẽ giới thiệu Nội công trước rồi sau này sẽ trở lại với Tĩnh công sau. Sau đây là phần giới thiệu về Nội công khá đầy đủ để mọi người tham khảo rồi sẽ bàn sâu hơn.
    Nội công là một phương pháp tập luyện , khí phát sinh ở bụng và được tâm trí dẫn đi khắp cơ thể. Như trên đã biết , khi cơ bắp được tập luyện thì khí và huyết sẽ tụ lại ở đó . Khi cơ bắp được buông lỏng sau đó, các kinh lạc được mở rộng, cho phép năng lực tích tụ từ đó lưu thông khắp cơ thể. Tác dụng này đối với cơ bắp bên ngoài , kết quả sẽ khác đi nếu tập luyện qua sự tập trung vào bụng dưới, vùng Đan Điền hay Khí Hải, trong nội công. Năng lực được kiến tạo trong bụng dướicó thể do ý dẫn đi vòng quanh cơ thể qua hai mạch chính , Đốc mạch và Nhâm mạch, nằm giữa lưng và ngực bụng. Được gọi là Tiểu Chu Thiên . Cuối cùng năng lực này sẽ được dẫn đi khắp cơ thể qua 12 kinh chính; đây là Đại Chu Thiên.
    Lịch sử Nội công có thể lần theo dấu vết trở về khởi thủy của khí công ở Trung Quốc. Lúc đầu theo kinh điển Phật giáo và Đạo giáo , nó được dùng để tạo ra sức khỏe vật chất và tinh thần, hiện nay cũng thế. Những người học Thiền là các học giả , tu sĩ Phật gia và Đạo gia, cùng một số ít dân thường, thường là bệnh nhân, cố gắng phục hồi sức khỏe. Vào thế kỉ 13, một kiểu võ thuật được sáng tạo , có đặc tính sử dụng nội lực do Nội công sinh ra. Mặc dù kĩ thuật hô hấp có khác với Phật gia, các nguyên lý cũng như nhau. Trương Tam Phong được xem như là người sáng tạo bài quyền mà ngày nay được mang tên Thái Cực Quyền trong vùng núi Võ Đang, ở miền nam của Chung Huyện , tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Kể từ đó nhiều bài Nội công khác căn cứ vào các nguyên lý Võ Đang được phát triển như Bát Quái, Hình Ý và Lục Hợp Bát Pháp.
    Mấy trăm năm sau đó cả Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực vẫn giữ trọng tâm riêng biệt trên Nội công và Ngoại công. Mãi đến cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 khi Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực Quyền được trình bày phổ cập trong công chúng Trung Quốc, thì các nhà võ mới luyện chung cả nội ngoại công.
    Nên hiểu rằng có nhiều bài bản khác trong võ thuật cũng như ngoài võ thuật, về Ngoại và Nội công đã được sáng tạo khắp Trung Quốc, ngoài hai môn là Thiếu Lâm Công Phu và Thái Cực Quyền. Tuy nhiên phần lớn các bài bản đó đã mất đi, chỉ còn hai môn này chinh phục sự quan tâm của công chúng kể từ khúc quanh của thế kỉ.
    Cũng thế , có nhiều hệ phái không có dùng Đan Điền làm nguồn gốc của khí, mà dùng các điểm khác trên Đốc mạch hay Nhâm mạch , như đám rối mặt trời hoặc giữa hai chân mày. Năng lượng được phát sinh do tập trung tại điểm được chọn chứ không qua sự vận dộng cơ bụng. Các hệ phái Thiền này ở ngoài phạm vi bàn luận của topic này.
    So với Ngoại công , Nội công và có cả điểm lợi và bất lợi. Điểm bất lợi trước nhất là Nội công mất nhiều thời giờ để cảm nhận khí ở Đan Điền hơn là ở các vùng cục bộ của Ngoại công. Do đó , Ngoại công khí công có thể ứng dụng dẽ dàng vào võ thuật trong một thời gian ngắn và ta có thể thấy được sức khỏe và sức lực cải tiến trong một thời gian hạn định . Thứ nhì là luyện Nội công cần có thầy giỏi. Luyện Ngoại công cứ tiến thẳng một mạch , một khi hiểu qua nguyên lý và bài bản . Còn trong Nội công, vì cảm nhận khí khó hơn, môn sinh phải có thầy chỉ bảo tiến từng bước một . Thứ ba , Nội công đòi hỏi kiên trì hơn và tâm trí lặng lẽ hơn. Thứ tư, phải cẩn thận hơn và có thầy giúp đỡ để tránh tổn thương . Vì Nội công phát sinh một số lượng khí lớn lao hơn và dẫn nó di trong hai mạch sống còn Nhâm Đốc, chút ít khí có thể ngưng trệ ở các huyệt của hai mạch đó. Khí cũng có thể ra ngoài vòng kiểm soát của người tập , đi qua các kinh khác và lưu lại các huyệt ở đó. Phần khí thừa thải này có thể là mối hiểm nguy nếu người tập không biết cách xử lý vấn đề.
    Mặc khác Nội công có nhiều điểm lợi so với Ngoại công. Trước hết Nội công luyện ý thứcvề sự lưu thông của khí và phát triển đầy đủ hơn khắp cơ thể , đem lại lợi ích cho tạng phủ nhiều hơn là Ngoại công. Thứ nhì, tập Nội công không sợ bị Tán công, vì nó không phát triển cơ bắp, ngoại trừ vùng bụng dưới (Đan Điền ) và khi tập Nội công ít năm sẽ tự nhiên sử dụng Đan Điền bất cứ lúc nào. Thứ ba , khi sự lưu thông Nội công hoàn tất , nội lực dành cho võ thuật lớn hơn ngoại công nhiều.
    AHS
  2. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Thông thường, các nhà võ Trung Quốc luyện tập cả NộI , Ngoại công , trong khi những ngườI khác chỉ tập 1 môn để dưỡng sinh.
    ĐạI khái NộI công có thể chia ra kiểu Phật gia và kiểu Đạo gia. Các khác biệt chủ yếu là trước hết trong trọng tâm tập luyện. Phật gia nhấn mạnh đến dưỡng khí, theo đó khí được duy trì qua sự thanh tĩnh và tập trung ở bộ não để đạt tớI giác ngộ. Ở Trung Quốc việc duy trì khí qua sự thanh tĩnh được gọI là ?o Toạ thiền ?o. Theo cách tập của đạo gia, thì nhấn mạnh đến hô hấp ở Đan Điền để kiến tạo khí và làm cho nó ngày càng mạnh hơn. Điều này được gọI là ?oLuyện khí?. Sau khi khí được kiến tạo, Đạo gia dùng ý dẫn nó đi khắp cơ thể. Đó là ?o Vận khí ?o hoặc ?o Hành khí ?o . LoạI khí công Đạo gia này được gọI là ?o Vận công ?o hoặc ?oHành công? , có nghĩa là công phu vận hành khí.
    Thứ nhì, Phật gia dùng hô hấp tự nhiên theo đó thì bụng thót vào lúc thở ra và phình ra khi hít vào, trong khi Đạo gia dùng lốI hô hấp nghịch , thót bụng khi hít vào và phình bụng khi thở ra. Điều này có lẽ xuất phát từ chỗ ứng dụng NộI công vào võ thuật, Đạo gia thấy dễ đưa nộI lực ra ngoài mạnh hơn khi Đan Điền phình ra lúc thở ra và trầm khí.

    AHS
  3. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Các nguyên lý của NộI công:
    Như đã giảI thích trước đây, bài tập phát sinh khí ở Đan Điền hay Khí HảI rồI dùng ý dẫn nó đi khắp cơ thể được gọI là NộI công. Vị trí của Đan Điền là ở khoảng 1 thốn rưỡI thẳng dướI rốn và 1/3 đường xuyên qua cơ thể. Từ ?oĐan Điền có nghĩa là ?ođồng ruộng trồng viên thuốc? và do các Đạo sĩ sử dụng. Từ Khí HảI do những ngườI châm cứu sử dụng, có nghĩa là ?o biển khí ?o . Đan Điền được xem là nguồn cộI năng lực con ngườI, bởI vì bào thai dùng bụng dướI để lưu thông tiếp liệu dinh dưỡng và oxy từ ngườI mẹ. Sau khi ra đờI đứa bé tiếp tục hô hấp vớI trọng tâm trên bụng dướI trong nhiều năm, lần lần đưa trọng diểm cao dần lên trên, đến cuốI thờI niên thiếu , ngườI ta nghĩ rằng hô hấp vớI bộ ngực và đã mất sự kiểm soát các cơ bắp bụng. Khi tập NộI công, ta quay về lốI hô hấp của bào thai, sau cùng trọng diểm hô hấp trở lạI Đan Điền vì đó là nguồn gốc của sự vận hành khí. Đan Điền cũng được gọI là ?o Hoả Lư ?o là cái lò trong đó ngọn lửa hay năng lực khởI phát.
    Một quyển sách quan trọng của Đạo gia là Thai Tức Kinh , có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đan Điền và hô hấp điều hoà, và có lờI khuyên nên nuôi dưỡng Đan Điền như hồI còn là bào thai. Ý nghĩa này có lúc được minh hoạ một ngườI thiền định vớI đứa bé ở trên đầu.
    Qua hàng ngàn năm kinh nghiệm, các thiền gia Trung Quốc nhận thấy bằng sự tập luyện họ có thể nén cơ bụng và lấy lạI 1 dòng khí mạnh hơn. Cách này được gọI là ?o Phản Đồng ?o . Chủ yếu là khi cơ bắp được luyện tập, thần kinh và kinh lạc sẽ tích tụ khí đã được phát sinh ra. Cách thức phát sinh và tích tụ năng lực này được gọI là ?okhởI hoả? . Nó được tăng cường bằng cách tập trung ý nghĩ mạnh mẽ vào hoạt động này. Sau đó, ngườI ta tìm thấy trong khi luyện tập ?o KhởI Hoả ?o , cần phốI hợp hô hấp để luyện cơ có hiệu quả và đều đặn. LốI hô hấp phốI hợp này lạI giúp hành giả tập trung ý nghĩ vào công phu. Như đã giảI thích , tâm trí có thể kiểm soát sự phát sinh và lưu hành khí. Vì thế nên khi tham thiền, tâm trí phảI luôn tập trung ở Đan Điền , mà ngườI ta gọI là ?oÝ thủ Đan Điền ?o .
    Vì nguyên lý của sự tham thiền của Trung Quốc cho rằng Đan Điền là nguồn gốc lưu thông khí, nên lúc bắt đầu tập là tập trung vào điểm này. Việc dầu tiên phảI học là kiểm soát cơ bụng làm nó co dãn tuỳ ý, sao cho bụng dướI phồng lên xẹp xuống như trẻ thơ. Bài tập ?o Phản Đồng ?o có thể tập chỉ bằng cách thực hành thuờng xuyên. Thường thì sau 1 tháng tập mỗI ngày 30 phút, ta có thể hoàn thành sự kiểm soát này. Tập tiếp tục thì khí lực phát sinh ngày càng nhiều. Giữ ý ở Đan Điền thì năng lực sẽ tập trung ở đó. Khi khí đủ mạnh, ngườI tập có thể cảm nhận hơi ấm ở vùng Đan Điền.
    Bài tập trở về lốI thở bụng của trẻ thơ sẽ đem lạI nhiều lợI ích . Trước hết cử động lên xuống của cơ bụng trong khi hô hấp sâu sẽ xoa bóp bao tử và ruột, cũng như các cơ nâng đỡ nộI tạng, và sẽ tăng cường sức mạnh cho chúng. Đây là lý do tạI sao hô hấp sâu chữa được bệnh thoát vị , do sự suy yếu của nộI tạng. Thứ nhì , tập cơ bụng không chỉ phát sinh khí để lưu thông, mà còn trực tiếp cho các nộI tạng được các cơ này nâng đỡ và bao quanh. Sự tiếp tế của khí cộng vớI sự tăng gia lưu lượng của máu làm cho nộI tạng được mạnh khoẻ. Sau cùng , hô hấp sâu sử dụng được toàn thể dung lượng phổI , do đó làm cho nó mạnh và sạch hơn. ( Sau này tôi sẽ có bài đi sâu vào vấn đề hô hấp )
    Nếu ngườI tập tiếp tục thêm hai ba tuần sau khi Đan Điền cảm thấy ấm, thì sẽ có cảm giác các cơ run hoặc như bị kim châm. Đó là sự tụ khí ở thần kinh và kinh lạc làm cho cơ bắp thoát ra ngoài vòng kiểm soát. Hiện tượng này được gọI là ?oĐộng Xúc ?o ( thật ra , từ ?oĐộng Xúc ?ođược dùng trong tham thiền để chỉ bất cứ loạI hiện tượng cảm nhận được do khí lưu thông, tái phân phốI hay tích tụ quá nhiều. Kinh nghiệm thông thường nhất là ngứa ngáy, như bị kim châm hoặc co giật ở những cơ bắp lẻ loi, hoặc sự rung động không kiểm soát được của toàn cơ thể). Khi cơ bụng dướI bắt dầu run , là đến lúc dẫn khí lưu thông. Sự tập trung tư tưởng trong lúc này là hết sức quan trọng.NgườI tập phảI thật bình tĩnh và không được kích động trước cảm giác ?oĐộng Xúc ?o . Hiện tượng này, thật ra , không có xảy đến cho tất cả. Có ngườI do những huyệt tuần hoàn đầu tiên đã được mở nên khí chuyển động mà không có hiện tượng.
    TRước khi đi ra hơn, ngườI tập phảI hiểu đâu là con đường tuần hoàn của khí. Như đã nói, có hai mạch chính của cơ thể . Mạch phía trước cơ thể là mạch Nhâm chưa đựng sự lưu hành âm. Nó bắt đầu từ môi dướI và chạy dài chính giữa cơ thể cho đến huyệt HảI Để ở giữa tiền môn và hậu môn. Châm cứu học gọI huyệt này là HộI Âm. Mạch ở trên lưng gọI là mạch Đốc, chứa đựng sự lưu hành dương. Nó bắt đầu từ HảI Để , theo cột sống đi thẳng lên đỉnh đầu và kết thúc ở vòm miệng. Hai mạch này không nốI liền ở phía trên. Tuy nhiên khi lưỡI chạm vào vòm miệng, hai mạch Âm Dương được nốI liền nhau và mạch được hoàn thành. Sự đụng chạm của lưỡI được gọI là ?oĐáp kiều? . Cái lưỡI có tác dụng như nút bật trong mạch điện. Nếu cầu này không bắt thì mạch không hoàn tất và sự lưu thông khí không trọn vẹn. Do đó , khi tập NộI công hay NgoạI công, nên giữ lưỡI luôn chạm vào vòm miệng. Dĩ nhiên nên làm như thế trong mọI hoạt động thường ngày. Trong tham thiền , mạch liên tục thật là quan trọng. LưỡI phảI buông lỏng và chạm nhẹ trung tâm vòm miệng. Nếu lưỡI co cứng khí sẽ bị ngưng trệ. Ngoài ra, lưỡI không nên chạm vào răng, không làm sự bắt cầu có hiệu quả, mà ngườI tập thường buồn ngủ.Mặt khác lưỡI không nên căng ra để chạm phía sau vòm miệng, việc này làm cho lưỡI cứng và đau, làm cho khí ngưng trệ. Nếu bắt cầu đúng, sẽ thấy nước miếng tiết ra, nên nuốt đi dể họng khỏI khô. Điểm mà lưỡI chạm vào được gọI là ?o Thiên Trì ?o hoặc ?o Long Tuyền ?o.
    Khi khí lưu thông suốt 2 mạch chính, hành giả đã hàon thành ?o Tiểu Chu Thiên ?o . Thông thường nếu tham thiền mỗI ngày ba lần và đúng cách, thì sẽ làm xong vòng lưu thông này trong 90 ngày. Tuy nhiên, không có gì khác thường nếu mất nhiều thờI gian hơn.ThờI gian đạt tớI mục tiêutuỳ thuộc vào mức độ tập trung, buông lỏng, thấu hiểu kỹ thuật và nguyên lý , cảm giác khí chạy. Điều rất quan trọng là không nên gấp rút hành côngvì sự lưu thông sẽ xấu đi và có thể nguy hiểm.
    MọI ngườI nên hiểu là khí lưu thông mọI lúc trong cơ thể. Nó có thể ngưng trệ hay chậm lại. Lý do là trong kinh mạch có nhiều mấu hẹp lạI và khó thông qua. Thường thường các mấu này ở tạI các vị trí huyệt. Mục đích chính của Viêc luyện tập là mở rộng các mấu này cho khí được lưu thông không ngưng trệ.Khi khí ngưng trệ hay không trôi chảy , ngườI ta sẽ cảm thấy đau bệnh và nộI tạng liên hệ trở nên suy yếu. Khi kinh mạch được mở ra, các động mạch cũng được mở ra và máu cũng trôi chảy. Đó là vì các mạch máu đi theo kinh lạc. Do đo, ngườI tập có thể chữa được huyết áp cao.
    Trong Tiểu Chu Thiên của NộI Đan , có ba huyệt khó thông qua, và có thể gây khó khăn. NgườI ta gọI là ?o Tam Quan ?o . Cái đầu tiên được gọI là ?oVĩ lư? theo Đạo gia hay ?o Trương Cường ?o theo Châm cứu gia. Nó ở tạI đầu xương cùng. Cái thứ nhì là ?o Giáp tích ?o hay ?o Mệnh Môn ?o . Sau cùng là ?o Ngọc Chẩm ?o hay ?o Não Hộ ?o . ( sẽ nói rõ hơn ở phần luyện tập ). Các điểm này kháng lạI dòng khí được tăng cường và là 3 trụ mốc chính trong tiến trình hoàn thành Tiểu Chu Thiên.
    Trong việc kiểm soát cử động của khí lúc lưu hành, ngườI tập có thể cảm giác cái gì đang trôi chảy theo sự hướng dẫn của tâm trí. Tuy nhiên, cũng có thể cảm thấy các cơ lưng bên cạnh mạch co dãn. Cảm giác này sẽ không xảy ra khi khí đã đi khỏI trên huyệt Ngọc Chẩm. Thay vào đó, ngườI tập sẽ chỉ cảm nhận dòng khí chảy, mặc dù không có cơ nào dày để cảm giác cả. Cảm giác thông thường về dòng khí trên đầu là tê hoặc nhột ở cục bộ, mặc dù không có côn trùng lướt qua xương sọ.
    Khi tham thiền , ngườI tập có thể tự nhiên lắc lư thân mình. Thỉnh thoảng thấy một cơ bắp nẩy giật hoặc co lại. Đó là các triệu chứng của Động Xúc do khí tự phân phốI lại. Không có gì đáng báo nguy , mọI việc bình thường.
    Một khi hoàn thành Tiểu Chu Thiên, ngườI tập sẽ thử chế ngự ĐạI Chu Thiên theo đó khí lưu thông toàn cơ thể qua 12 kinh . Thường thường , tập trung ở tay hoặc chân trước rồI sau đó qua các bộ phận khác. Tuy nhiên cũng thường có ngườI dẫn khí đi cả tay chân 1 lượt và tưởng tượng khí ở hai mạch chính tràn ra.
    Trước khi bắt đầu vào phần thực hành , ngườI mớI tập nên đọc đi đọc lạI cho kỹ đến khi chắc chắn hiểu rõ phần này.
    AHS
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    TẬP LUYỆN NỘI CÔNG :1. Tiểu Chu Thiên :a. Hô hấp : Bước đầu tiên và quan trọng nhất để tham thiền có hiệu quả là hô hấp đúng cách. Có hai phương pháp căn bản được sử dụng là Đạo gia và Phật gia.
    Hô hấp Đạo gia , cũng gọI là hô hấp nghịch được dùng để chuẩn bị cho khí lưu thông, và sự phát triển đúng đắn của nó có ý nghĩa quyết định. Cử động bình thường của bụng dướI bị đảo ngược. Thay vì phình ra khi hít vào , đạo gia thót lạI, và ngược lại. Ta không bao giờ giữ hơi lạI hoặc cưỡng ép nó. Hít vào từ từ bằng mũi , giữ cho hơi thở được êm dịu và dễ dàng, co bụng dướI lạI, nâng nó lên. Khi phổI đầy hơi, bắt đầu thở ra nhẹ nhàng. Hít vào được coi là âm , thở ra là dương. Chúng phảI hoạt động chung như vòng tròn Âm dương, cái này trở thành cái kia một cách êm dịu và không cố gắng trong một động tác buông lỏng. Khi thở ra, từ từ đẩy Đan Điền và bụng dướI ra. Vùng Đan Điền là nơi khí sinh ra và tích tụ để khởI vòng Tiểu Chu Thiên. Vì vậy , cơ bắp quanh Đan Điền phảI được luyện tập sao cho có thể co lạI và phình ra vừa đủ khi ngườI tập hít vào và thở ra. Trước hết phình bụng dướI khi thở ra có lẽ khó khăn , nhưng vớI thực hành các cơ bắp sẽ tập càng lúc càng to hơn đến khi toàn thể bụng dướI căng từ rốn đến xương chậu khi thở ra. Ta không nên cưỡng ép Đan Điền phình ra, mà phảI làm nhẹ nhàng đến khi thành công.
    Toàn thể tiến trình là một hình thức hô hấp sâu, không phảI vì hô hấp nặng nề, mà vì nó làm cho phổI gần đầy. Nhiều ngườI tập các bài đòi hỏI nhiều cố gắng phảI hô hấp vất vả, họ không tất yếu thở sâu. Thở sâu làm cho nộI tạng rung động nhịp nhàng vớI hơi thở , làm kích thích và luyện tập chúng. NộI tạng không có tiếp thu loạI nộI luyện này mà không có thở sâu. Ta có thể thấy rõ nhiều hình thức tập luyện hung bạo chỉ ảnh hưởng cơ bắp bên ngoài , tác dụng ít ỏI tớI nộI tạng.
    Theo lốI hô hấp của Phật gia , động tác của bụng dướI ngược lạI đạo gia. Đây là loạI thở thông thường , giống như lốI thở của ca sĩ.
    Cả hai phương pháp đều dùng nguyên lý phát sinh khí. Khác biệt chính là phốI hợp động tác bụng vớI hơi thở là đốI nghịch. Thực ra ngườI tập có thể dùng phương pháp nào cũng đuợc và thay đổI dễ dàng.
    b. Tham thiền : Một khi cơ thể hô hấp hoàn toàn theo phương pháp Đạo gia và Phật gia, ngườI tập bắt đầu ngồI thiền để khởI sự tiến trình vận hành khí. Mục tiêu đầu tiên là giữ tâm trí yên lặng trong khi tập trung vào hô hấp sâu. NgườI ta tạo một tìn trạng thôi miên để làmviệc này. NgườI tập nên ở trong tình trạng này cho đến khi có thể phình và thót Đan Điền trong khi hô hấp mà không có cố gắng ý thức, vớI tâm trí không tản mác.
    Khi cơ bắp quanh Đan Điền được kiểm soát dễ dàng tiến trình hô hấp có tác dụng như một ống bơm để nhóm lửa , tức là sản sinh ra khí, trong lò Đan Điền. Toàn bộ tiến trình phát sinh và tích tụ khí ở Đan Điền được gọI là Hạ Tằng khí, trong khi chỉ thở ra hít vào trong phổI được gọI là Thượng Tằng khí. Một hệ thống nhằm kiến tạo khí như là năng lượng, hệ thống kia nhằm khí như là không khí. Tình trạng khí quá dồI dào ở Đan Điền làm cho vùng bụng phần nhiều co giật và thấy ấm . Ống bơm ( hô hấp sâu ) đã tạo ra ngọ lửa ( tụ khí ) ở vùng Đan Điền . Khi điều này xảy ra, khí đã sẵn sàng bùng ra khỏI Đan Điền để di chuyển qua huyệt khác.
    NHằm mục đích bảo đảm khí tích tụ chuyển qua đúng huyệt, tư thế ngồI phảI đúng( tréo chân ) . Lúc khí sẵn sàng bùng ra khỏI Đan Điền , nó không được phép xuống chân. Nhờ hai chân tréo lạI đúng cách , khí bị chận lạI phần nào. Nếu khí đi xuống nó có thể ngưng trệ tai một số huyệt. ĐốI vớI ngườI sơ cơ , điều này là nguy hiểm vì không biết hoặc chưa có kinh nghiệm điều khiển khí theo ý muốn. Phần khí thừa lưu lạI các huyệt sau này sẽ có ảnh hưởng đến sự hành khí ở chân, và có thể gây bạI liệt trong trường hợp nặng. Khí vào các huyệt ngoài ý muốn và gây ra các vấn đề rắc rốI , được gọI là ?o Thác Hoả ?o . Do đó , trong bất cứ khoá thiền nàomà muốn cho khí lưu hành, hai chân phảI tréo lại. Chỉ sau khi hoàn thành Tiểu Chu Thiên và định bước sang ĐạI Chu Thiên, mớI được phép khỏI tréo chân.
    Trước khi dẫn khí đi thì các bạn nên đọc kĩ phần này và phần nguyên lý ở trên.
    AHS
  5. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Để bắt đầu đúng cách vòng Tiểu Chu Thiên , khí phảI qua huyệt Vĩ Lư ở cuốI xương cùng. Như thế khí từ Đan Điền đi xuống vùng háng, vào HảI Để rồI qua xương cùng. Trên đường qua Vĩ Lư, khí đi qua nhiều huyệt khác, nhưng Vĩ Lư có ngăn trở lớn nhất, do cấu tạo xương ở đó làm đường kinh hẹp lại.
    Trong thờI gian tham thiền , tâm trí hướng dẫn khí một cách có ý thức trong suốt lộ trình . Không có sự hướng dẫn này , sẽ không có lưu thông chắc chắn và trơn tru. Đôi khi không có cố gắng ý thức mà khí vẫn đi từ Đan Điền vào Vĩ Lư được , nhưng tâm trí phảI tích cực dẫn khí để có kết quả xa hơn. KhởI từ Đan Điền , tâm trí lặng lẽ và hoàn toàn tập trung vào việc dẫn khí vượt qua Vĩ Lư. Đừng thúc đẩy tiến trình này. Chỉ cần nghĩ đến huyệt kế tiếp và để khí tự đi đến đó. Nhu cầu tập trung là một trong những lý do tạI sao chỉ buông lỏng là đủ phát sinh sự lưu thông cục bộ. ĐốI vớI những vòng lớn hơn , ý phảI dẫn khí đi.
    Bí quyết đưa khí tớI Vĩ Lư là thu Hậu Môn khi hít vào. Điều này được gọI là ?oBế Giang?. Lúc thở ra, buông lỏng và khí được dẫn vào Vĩ Lư. Đó là ?oTông Giang?. PhốI hợp này phảI được thực hiện ngay cả sau khi đã hoàn tất Tiểu Chu Thiên.
    Sau khí thành công dẫn khí tớI Vĩ Lư , nó sẽ theo cột sống đi lên chướng ngạI chính kế tiếp, Mệnh Môn hay Giáp Tích. Huyệt này ở trên lưng ngay sau trái tim , giữa đốt sống ngực thứ 6 ,7. Châm cứu học gọI huyệt này là Linh Đài ( về vấn đề này , theo tôi biết thì ngườI ta còn gọI huyệt nằm ở sau lưng ở vị trí đốI vớI Đan Điền là Mệnh Môn , ở đây chúng ta chỉ cần chú ý đến vị trí của Chướng ngạI là ở ngang đốt sống ngực 6,7 thôi. Tên gọI thì chỉ là tên gọI ) , Khi khí đến vùng này, nó làm cho tim đập nhanh hơn, có thể trở ngạI cho việc tham thiền. Nếu mất sự tập trung ở đây có thể làm khí tán , thường gây ra mồ hôi lạnh, dây thần kinh căng thẳng và hô hấp nhanh. Nếu khí lưu lạI vùng chung quanh , nó sẽ làm dòng khí bị ngưng trệ và gây rốI loạn chức năng tim. Tuy nhiên, nếu buông lỏng và tập trung ý nghĩ vào huyệt này trong sự thanh tĩnh thì thường ít có trở ngạI cho dòng khí.
    Một khi khí qua khỏI Giáp Tích, chướng ngạI cuốI cùng là Ngọc Chẩm hay Não Hộ . Huyệt này ở đáy xương sọ trên đỉnh xương chẩm. Do cấu trúc bộ xương nên đương kinh bị hẹp ở đây.Nếu khí không vượt qua trơn tru được, nó có thể đi vào các kinh khác ở trên đầu hoặc vào não. Nếu điều này xảy ra, ta sẽ bị nhức đầu hoặc tư tưởng xôn xao.
    Lúc khí vào đầu, cảm giác về dòng khí sẽ khác hơn lúc đi qua lưng. Đi qua lưng thì các cơ cạnh cột sống căng ra, rất dễ cảm nhận. Còn lúc khí vào đầu , thì cơ ở đây rất mỏng, khó nhận thấy căng cơ. Cảm giác giống như kim châm , như côn trùng bò , từ đỉnh dầu xuống trán.
    Ba huy ệt tr ên đ ư ợc gi ớ tham thi ền Trung Qu ốc g ọI l à Tam Quan. Sau khi đi qua Ng ọc Ch ẩm , ý d ẫn kh í l ên đ ỉnh đ ầu, su ống gi ữa m ặt v à ng ực, sau c ùng tr ở v ề Đan Đi ền , n ơi v òng Chu Thi ên b ắt đ ầu. Khi v òng Ti ểu Chu Thi ên đ ư ợc th ực hi ện đ ày đ ủ th ì c ác ti ến tr ình đ ư ợc l àm li ên ti ếp. Th ư ờng th ư ờng ho àn th ành Ti ểu Chu Thi ên đ òi h ỏI 3 kho á thi ền m ỗI ng ày trong th ờI k ì tr ên 90 ng ày . Đ ạI Chu Thi ên m ất nhi ều n ăm m ớI xong.
    Tr ên đ ây l à ti ến tr ình d ẫn kh í đi tr ên v òng Ti ểu Chu Thi ên. D ư ớI đ ây s ẽ n ói v ề h ô h ấp khi h ành kh í.
    AHS
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    HieuUyen viết sâu về các biểu hiện khi khí quan Tam quan được không ? Mình chính làm dính đòn khi qua Giáp tích đó hì hì lúc đó chưa biết bao nhiêu thấy nó đập loạn lên , người như lặng đi ... sợ quá nên vội vã thu công , tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng giờ vẫn thấy vùng ngực khó chịu . Hì hì Cái cảm giác lặng đi đó hệt như cái cảm giác bị chết đuối hồi bé , tự nhiên cả tâm trí lặng đi , có thể cảm thấy toàn bộ cơ thể , nó àm mình sợ đến chết đi được hì
    Thân !
    http://henho.info
    ____________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
  7. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Vâng! Nhưng bác chờ tôi post xong phần cơ bản nhé! Sau khi cung cấp xong phần cơ bản để mọi người có cái nhìn đúng đắn và rõ ràng về khí công , tôi sẽ đi vào phần nâng cao. Lúc đó sẽ cần những bậc cao thủ góp ý để thảo luận sâu. Bác thông cảm nhé!
    AHS
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Ok không có gì bạn cứ post tiếp đi
    Thân !
    ____________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.

    http://www.bsc.com.vn
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Hiếu Yến viết hay và chi tiết thật đấy. Mình không lạ gì tiểu chu và đại chu mà đọc bài của bạn vẫn thấy mới mẻ!
    Keep it up!
    Sinh ra như mặc áo mùa đông, chết đi như cởi áo mùa hạ.

    Muoi_mot
  10. lega

    lega Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    0
    Bạn có công lực để phát công hay sao mà có thể thu công vậy ? nếu bạn phát công được thì cho mình hỏi là khi phát công thì bạn cảm nhận như thế nào mà bạn có thể tự cho rằng là mình đang phát công ko vậy ? nghe bạn nói hic thấy mình sao kém cõi,
    Cơn giận là kẻ thù của chính bạn

Chia sẻ trang này