1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khí Công!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hieuyen, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khicong

    khicong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Xin cho biết cách thu công khi đang luyện khí trong Tiểu Chu Thiên.
    Xin chân thành cảm ơn.
    KHICONG
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Khí công à! Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề như làm sao để thu công ở vòng tiểu chu thì mời sang topic Tự học Khí công của Mười một này nhé!
    Kinh nghiệm của tôi tuy chưa nhiều song kiến thức cũng tạm tạm về Tiểu chu - cách thu khí, vận khí. Và điều bạn hỏi nằm trong chủ đề của tôi --> sẽ còn được hỗ trợ bởi các cao thủ!!!
    Vả lại, nên để bác Hiếu Yến tiếp tục bài viết chứ?

    Muoi_mot
  3. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Vâng! Xin nhắc lại một lần nữa : mong mọi người đừng hỏi trong chủ đề này! Tôi tôn trọng các bác nên các bài đã post vẫn để như vậy . Các bác thông cảm nhé!
    Việc vận chuyển của của khí theo đường tròn phảI phốI hợp đúng cách vớI tiến trình hô hấp sâu. Ban đầu , khi hít vào ý dẫn khí từ mũi xuống Đan Điền . Tiếp theo thở ra mà dẫn khí từ Đan Điền đến Vĩ Lư . Xong , hít vào và dẫn khí đến đỉnh hai vai , gọI là ĐạI Chuỳ. Sau cùng thở ra và dẫn khí lên đầu vòng xuống mũi để hoàn tất vòng Chu Thiên. Khí đi một vòng trong hai hơi thở.
    Sau khi hoàn thành được hai hơi thở một vòng , môn sinh nên tiếp tục hành khí mỗI vòng một hơi thở. Vòng này là căn bản để sử dụng khí như nguồn năng lực trong Võ Thuật. NgườI tập dẫn khí đến xương cùng khi thở ra và đưa lên mũi khi hít vào.
    Có ngườI nói không nghe khí chuyển , có ngườI lạI nói cảm thấy nó dừng lạI ở một điểm riêng biệt. Câu trả lờI cho cả hai là tiếp tục công phu. Trước hết , phần lớn chỉ là tưởng tượng chứ không phảI khí, nhưng vớI sự luyện tập kiên trì thì dòng vận chuyển sẽ to hơn , hoàn bị hơn và cảm nhận rõ hơn. Nên nhớ rằng khí luôn lưu hành nếu không thì làm sao bạn sống được. Vì khí theo ý, ý di chuyển thì khí vận hành qua các kinh và lần lượt mở ra các lốI hẹp.
    Môn sinh cao cấp có thể cho khí chạy ngược dòng trong Tiểu Chu Thiên lên ngực , lên đầu , ra sau lưng trở về Đan Điền. Trong vòng ngược các huyệt dừng lạI cũng giống nhu vậy : hít vào dẫn khí từ Đan Điền lên mũi, thở ra dẫn khí vòng lên đầu xuống ĐạI Chuỳ ; tiếp theo, hít vào dẫn khí xuống Vĩ Lư, sau cùng thở ra dẫn khí về Đan Điền. Vòng Chu Thiên một hơi thở cũng theo nguyên tắc như vậy. Vòng ngược này có thể chữa các tổn thương , giảI toả các bế tắc mà vòng thuận khó thông qua.
    Bao gồm trong vòng Chu Thiên một hơi thở có cách vận khí của Phật gia. NgườI tập hít vào dẫn khí từ mũi xuống ngực, háng , xương cùng. Tiếp theo thở ra dẫn khí theo cột sống lên đầu trở về mũi. Phật tử cũng có thể đi vòng ngược lại. Nên nhớ rằng phương pháp Phật gia là Đan Điền phình ra khi hít vào và co lạI khi thở ra. ( Cái này để mọi người đỡ mỏi mắt thôi)
    Cũng có các phương pháp không dùng Đan Điền làm nguồn khí. Họ sử dụng đám rốI mặt trờI, trán hoặc các điểm khác và chỉ phát sinh sinh khí bằng tập trung tư tưởng , không có phốI hợp vớI hơi thở..
    AHS
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    c. NGƯỜI MỚI TẬP : NgườI mớI tham thiền lần đầu không nên thử cho khí chạy trong buổI đầu tiên. Mục tiêu trước tiên là huấn luyện cơ bắp quanh Đan Điền sao cho lốI thở được dễ dàng và tự nhiên. Sự luyện tập cơ bắp này được hoàn thành qua cách tập lốI hô hấp theo kiểu Đạo gia hay Phật gia ( thuận hay nghịch ). Chỉ khi nào cơ được luyện đầy đủ và tâm trí đủ yên lặng thì mớI tập cho khí lưu hành.
    d. LÀM NÓNG TRƯỚC KHI THAM THIỀN : trước khi tham thiền , hành giả nên bỏ ra từ 3 đến 5 phút để tâm trí được thanh tĩnh . Một khi tâm bình rồI thì tham thiền mới có kết quả tốt. Việc này được coi như là làm nóng. ĐốI vớI ngườI có kinh nghiệm, việc làm nóng tốn ít thờI gian hơn.
    e. TƯ THẾ :
    Hai tư thế ngồI tréo chân đều thích hợp cho sự tham thiền. Môn sinh nên chọn lốI thích nghi nhất. Ở tư thế nào cũng vậy, lưng phảI thẳng mà không cứng đơ, đừng có nặng nề. Dễ nhất là ngồI trên gốI dày hai thốn( khoảng 5 cm ) để gốI và chân dướI sàn nhà. Điều này giúp chi lưng được thẳng và không gắng gượng.
    Nếu chân tê lúc ngồI thì duỗI chân ra buông lỏng. VớI sự tập luyện liên tiếp bạn có thể ngồI thoảI mái ngày càng lâu hơn mà chân không có gì khó chịu. Việc này phảI mất nhiều tuần lễ. NgồI tréo chân hạn chế sự lưu thông bình thường của khí và máu, nên cơ thể cần học cách thích nghi vớI tư thế mới.
    Trong hai tư thế ngồI, hai bàn tay để ở Đan Điền , cái này chồng lên cái kia, hai ngón cái chạm nhau. Như thế bạn mớI cảm giác được hơi thở khi phình Đan Điền ra và phốI hợp hô hấp sâu vớI hành khí. Sau khi hoàn tất Tiểu Chu Thiên, bạn có thể để bàn tay trên gốI vớI ngón cái chạm ngón giữa .
    f. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỊA LÝ :
    bạn nên đốI diện hướng Đông khi tham thiền. việc này có lẽ do các nhà tham thiền kinh nghiệm nhận thấy khí lưu hành trơn tru hơn khi quay mặt về hướng Đông. Cũng có thể dự xoay chuyển của Trái Đất tăng cường dòng khí
    AHS
    Được hieuyen sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 08/03/2003
  5. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    g. THÌ GIỜ THAM THIỀN : Tốt nhất là nên tham thiền ngày 3 lần, mỗI lần nửa giờ . Lúc tốt nhất là 15 phút trước khi mặt trờI mọc, từ 1đến2 giờ sau bữa ăn trưa , và một giờ rưỡI trước khi ngủ. VớI thờI khoá biểu này , nếu ngườI tập có thể giữ yên lặng và tập trung thì có thể hoàn tất Tiểu Chu Thiên trong khoảng 3 tháng.
    Ba buổI thiền này được xem là tốt nhất, vì buổI sáng và buổI chiều có lợI ở chỗ chuyển năng lực của cơ thể từ Âm sang Dương hay ngược lạI, và buổI trưa cơ thể thường buông lỏng.
    Nếu chỉ có thể thiền mỗI ngày 2 lần thì bỏ buổI trưa. Nếu chỉ 1 lần thì hoặc buổI sáng hoặc buổI chiều. Bớt buổI thiền lạI có nghĩa là phảI lâu hơn mớI hoàn thành Tiểu Chu Thiên.
    h. TƯ TƯỞNG : Trong lúc tham thiền , tâm trí phảI tập trung vào Đan Điền và sự hành khí. Toàn thể mục tiêu của thiền bị mất đi vì tư tưởng tản mạn. Môn sinh phảI đạt tớI trạng thái xuất thần buông lỏng, điều này dễ làm bằng cách tập trung vào nhịp thở. Nếu sự chú ý lạc hướng hoặc tư tưởng khởI dậy, chỉ cần đưa chú ý trở về vớI hô hấp.
    Nếu có quá nhiều lo âu về đờI sống hàng ngày trong lúc tham thiền thì không nên thiền hay thử vận khí. Thay vào đó , nên hô hấp sâu để thư giãn . Thử vận hành khí trong khi xao động về tình cảm chỉ có thể gây tổn thương cho hành giả mà thôi.
    i. VỊ TRÍ CỦA LƯỠI , RĂNG VÀ MẮT : lúc tham thiền , lưỡI nên để nhẹ vào gần trung tâm vòm miệng. Việc này bắc cầu giữa Âm Dương và cho phép khí vận chuyển liên tục vòng quanh cơ thể. Môn sinh nên cẩn thận đừnh để lưỡI quá ở phía trước hay phía sau. Cả hai đều gây trở ngạI cho việc tham thiền. Quá về trước làm buồn ngủ, quá về phía sau làm khó buông lỏng, sự căng thẳng làm bế tắc dòng khí. Chiếc cầu bằng lưỡI làm nước bọt tụ lạI trong miệng, nên nuốt xuống để làm trơn cổ họng cho khỏI khô. Ngoài ra , răng nên chạm nhẹ vào nhau.
    Mắt có thể khép kín hay hé mở lúc tham thiền, nhưng không nên ngủ thiếp đi vì nhắm mắt . ( Thực ra việc ngủ trong lúc tham thiền cũng không có gì đáng lo ngạI , tuy nhiên nếu thường xuyên như vậy sẽ làm chậm tiến trình và gây ra một số tiền lệ không tốt chẳng hạn như mớI tham thiền được vài phút đã ngủ mất thì bao giờ mớI xong Tiểu Chu Thiên )
    j. CƠ CHẾ THAM THIỀN :
    CẨN THẬN : có một số qui tắc tổng quát giúp môn sinh khỏI tụ tổn thương và thúc nhanh tién trình tham thiền .
    1/ Đừng hút thuốc . Vì tham thiền liên can đến hô hấp sâu nên phổI phảI có khả năng hoạt động đầy đủ.
    2/ Đừng uống rượu quá nhiều , có hạI cho hệ thần kinh và cản trở dòng khí.
    3/ Tắm trước khi tham thiền , để tâm trí được thư giãn.
    4/ Mặc quần áo rộng, dễ chịu , nhất là vùng eo.
    5/ Tham thiền ở nơi thoáng khí.
    6/ Tránh giao hợp 24 giờ trước và sau khi tham thiền ( riêng ?o phụ nam ?o ).
    7/ Phụ nữ không nên tập trung tư tưởng ở Đan Điền khi hành kinh , mà nên chú ý ở đám rốI mặt trời.
    8/ Tham thiền ở nơi yên tĩnh càng ít quấy nhiễu càng hay.
    9/ Chờ ít nhất nửa tiếng, tốt hơn một hoặc hai tiếng sau khi ăn.
    10/ Đừng tham thiền nếu lo âu hay bệnh hoạn.
    11/ Không bao giờ nín thở.
    12/ Luôn luôn buông lỏng khi tham thiền .
    13/ Luôn luôn chú ý vào Đan Điền và dòng khí.
    14/ Nếu cảm thấy khó chịu liên tiếp hoặc gặp phản ứng bực mình thì hãy ngưng lại. Đừng tiến hành mà không có sự hướng dẫn của một thiền sư.
    AHS
  6. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    k. CÁC VẤN ĐỀ THÔNG THƯỜNG :
    1/ Tê chân : vấn đề này ảnh hưởng hầu hết những ai mớI bắt đầu ngồI thiền, nhất là không quen ngồI tréo chân. Đó là sự lưu thông hạn chế của khí huyết ở chân. Từ từ nó sẽ tự khỏi. Môn sinh nên ngưng tham thiền khi cái tê quấy nhiễu sự tập trung tư tưởng. DuỗI chân ra để mở rộng kinh lạc và dùng bấm huyệt hoặc xoa bóp lòng bàn chân để phục hồI nhanh. Khi cảm giác trở lạI, tiếp tục thiền.
    2/ Đau ở huyệt : vài ngườI nghe đau ở xương cùng, ở thận , ở Mệnh Môn, ở phía trên bắp vế khi khí đên các vùng đó. Đó là do áp lực gia tăng ở đó, thường do vết thương cũ ở vùng đó. Cảm giác này bình thường và có thể chữa khỏI bằng cách buông lỏng nhiều hơn. Thông thường loạI đau đớn này chỉ kéo dài khoảng 2 hoặc 3 ngày hay là đến khi khí qua khỏI điểm đó.
    3/ Nhức đầu : đó là do căng thẳng , lo âu , mệt mỏI khi khí lần đầu tiên lên đầu. Nếu do cẳng thẳng hay lo âu, hãy ngưng thiền đến khi yên tĩnh trở lại. Nếu quá mệt mỏI để tập trung tư tưởng, nên ngủ một tí. Nếu là kết quả của dòng khí chạy vào đầu , hãy gia tăng tập trung tư tưởng và buông lỏng hơn. Sự đau đớn này có thể chữa khỏI bằng xoa bóp. ( Tôi sẽ giớI thiệu cách xoa bóp các huyệt vị chữa một số chứng bệnh thông thường sau , dạo này bận quá )
    4/ Đau lưng : đau lưng có thể do ngồI không đúng cách hoặc phần khí thừa đọng lại. Nếu tư thế quá cứng đờ hoặc nếu ngồI sụp xuống , cơ lưng căng thẳng quá nên đau lưng. Để cho cơ thể được dễ chịu, hãy ngồI ngay ngắn, vươn lên phía trên càng nhiều càng tốt, rồI buông lỏng mà không cong tớI trước.
    Phần thừa của khí đọng lạI gây nguy hiểm và nên dùng xoa bóp mạnh để điều trị.
    5/ Hôn trầm :
    hôn trầm là hậu quả của sự quá mệt , nên ngưng thiền ngay. Cũng có thể do để lưỡI quá về phía trước , nên để nó lạI phía sau một chút.
    6/ Đổ mồ hôi :
    nếu đổ mồ hôi là do môi trường chung quanh , nếu địa điểm tham thiền quá nóng hay ẩm ướt , cố đổI chỗ đi. Nếu không phảI như vậy , là có hai loạI mồ hôi nóng và lạnh. Mồ hôi lạnh có thể cho biết một tổn thương ở một số huyệt mà khí đi qua. Hãy đến một thiền sư nhờ chỉ cách giảI toả bế tắc. Mồ hôi nóng thường do hành khí mà không tập trung tư tưởng, nó sẽ hết khi tập trung lạI và buông lỏng.
    AHS
  7. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ tôi xin trình bày một vấn đề ít được nói đến nhưng rất quan trọng và được rất nhiều người quan tâm , đó là Thu công.
    Thu công : Là giai đoạn trước khi kết thúc buổi tập.
    Người tập vẫn ngồi bất động và thở :
    - Từ từ hít vào bằng mũi , chậm nhẹ, tưởng tượng như đang thưởng thức mùi thơm của một bông hoa.
    - Từ từ thở ra bằng miệng , thời gian gấp hai lần hít vào, tưởng tượng như đang thổi một tách trà nóng.
    Tuỳ theo cảm giác của từng người lúc đó mà thở nhiều hay ít , khi nào cảm thấy mát , dễ chịu thì ngưng : thường sau khoảng 20-30 lần.
    Phương pháp xả này giúp thải bớt CO2tích tụ trong máu trong khi tập và thu lấy O2vào cơ thể. Thời giam thở ra gấp hai lần thở vào , có tác dụng gấp hưng phấn hệ đối giao cảm. Qua đó điều hoà lại lượng O2và CO2trong máu trước khi trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
    Chiêu số nthở được ấn định tuỳ vào thể trạng và bệnh của mỗi người. điều nên nhớ là thở ra thật chậm không há miệng thở ra quá mau làm CO2thoát hết. Có trường hợp người bị bệnh , mới xả vài lần vì thở ra quá nhanh gây choáng đột ngột , mặt tái xanh , mồ hôi toát ra và ngất , dẫn đến truỵ tim mạch và có thể chết, nếu không biết cách điểm huyệt để cấp cứu.
    Trên đây là phương pháp hô hấp sau khi luyện tập. Các bạn có thể ứng dụng . Trước khi đứng lên các bạn nên thực hiện một vài động tác xoa bóp với mục đính làm cho khí huyết lưu thông khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang động. Sau này chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về vấn đề này. Dạo này tôi bận quá, các bác thông cảm!
    AHS
    Được hieuyen sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 02/04/2003
  8. chiplehan

    chiplehan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Vô cùng cảm tạ Hieu Yen.
    Công sức của bạn bỏ ra giúp cho những người mới bước đầu đến với khí công như tôi rất nhiều.
    Biết rằng bác rất bận nhưng ngày nào tôi cũng sẽ vào check bài của bác.
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được góp sức với Hiếu Yến một chút nhé!
    I. Tập theo giờ Tý - Ngọ - Mão - Dậu 4 ngày một lần.
    1. Về phương diện Âm ?" Dương:
    tập theo nhịp sinh, thành, bại, tuyệt của âm và dương trong ngày, hay nhịp sinh học Ấu, Tráng, Lão của dương lúc ban ngày và của âm vào ban đêm.
    2. Về phương diện ngũ hành:
    tập theo vận hành của Ngũ hành vì : giờ Mão thuộc Mộc, giờ Ngọ --> Hoả, giờ Dậu --> Kim, giờ Tý --->Thuỷ.
    3. Tập theo giờ:
    để phát triển Mộc khí - Hoả khí ?" Kim khí ?" và Thuỷ khí. Như vậy cũng là phát triển khí vì Cam thuộc Mộc, Tâm thuộc Hoả, Phế thuộc Kim và Thận thuộc Thuỷ.
    4. Tập theo vòng tương sinh của ngũ hành vì:
    Mộc sinh Hoả, Kim sinh Thuỷ. Do đó nếu không tập được vào 4 giờ trên trong ngày thì nên tập vào giờ Mão (thuộc Mộc mà Mộc sinh Hoả), và vào giờ Dậu (thuộc Kim mà Kim sinh Thuỷ).
    5. Về phương diện môi sinh:
    + Tập theo qui trình thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong khí quyển và nhịp sinh học của cây cỏ:
    Ban ngày cây thải ôxy và hút các bon níc; ban đêm thì ngược lại: cây hút ôxy và thải các bon níc.
    + Tập theo nhịp thay đổi thời tiết nóng à lạnh trong ban ngày: sáng mát ?" trưa nắng - chiều oi ả - đêm khuya lạnh.
    II. Ngồi theo hướng.
    Tập vào giờ Mão thì hướng về phương Đông.
    Tập vào giờ Ngọ thì hướng về phương Nam.
    Tập vào giờ Dậu thì hướng về phương Tây.
    Tập vào giờ Tý thì hướng về phương Bắc.

    Sinh ra như mặc áo mùa đông, chết đi như cởi áo mùa hạ...
  10. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác ! Bác post giúp về 12 chính kinh được không? Nếu có cả mạch xung và mạch đới nữa thì tốt quá.Chỉ cần post về đường đi thôi , để mọi người có cơ sở tìm hiểu tiếp về Đại Chu Thiên. Cám ơn bác trước nhé!
    AHS

Chia sẻ trang này