1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi hoa hậu "lên ngôi" trên báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi tuanhai2210, 13/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Khi hoa hậu "lên ngôi" trên báo chí

    Đọc những bài về sự kiện hoa hậu 2008, trong tôi dâng lên một nỗi buồn. Giá như báo chí làm hết phận sự phản biện xã hội từ trước, sự lùm xùm về người đẹp khó xảy ra, sự dối trá sẽ ít đi.

    Xem tin về nước Mỹ, trên thế giới và cả Việt Nam, có thể so sánh sự khác biệt giữa các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí phản ánh mối quan tâm của dân chúng trong quốc gia hay khu vực.

    Thế giới sợ xung đột Nga ?" Gruzia có thể biến thành cuộc chiến tranh lạnh mới, nguy hiểm hơn. Tổng thống Pháp bay ?ocon thoi? đi lại giữa Paris, Moscow và Tbilisi để cố hoà giải, mong ống dẫn khí đốt từ Xibia đi châu Âu không bị đóng lại, tên lửa Nga không chĩa vào Tây Âu.

    Người Mỹ hùng hổ đưa vài tầu chiến đến biển Gruzia để ra oai. Số người ủng hộ McCain tăng vọt sau cuộc chiến. Họ cần người kinh nghiệm trong chiến tranh hơn là người chỉ nói hay như Obama.

    Người da trắng Mỹ bảo thủ rất ngại tổng thống da màu Obama thuộc đảng Dân chủ lên nắm quyền trong khi họ lại muốn đánh đổ đảng Cộng hoà của ông Bush và McCain. Siêu cường Mỹ đi về đâu phụ thuộc vào cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 sắp tới.

    Độc giả có thể tìm đọc mọi tin tức trên báo in, internet hay tivi. Truyền thông đang dẫn đường cho nhân loại. Không phải ngẫu nhiên, báo chí được coi là ?oquyền lực thứ tư?.

    Còn chúng ta, người Việt Nam đang bàn cãi cô hoa hậu không tốt nghiệp phổ thông, sợ đất nước không có đại diện tham gia thi người đẹp thế giới. Đến công sở, vào quán cafe thấy bàn về nụ cười, mái tóc hay đôi chân của nàng. Gần đây, tranh cãi sân golf hay sân bay Nội Bài bị dột từ nóc làm người đọc bận tâm hơn.

    Vài thông tin về tham nhũng, ăn đút lót tại Việt Nam do phía nước ngoài phát hiện được báo chí đưa tin ngắn gọn. Nhìn người ngắm mình, bỗng thấy lòng không yên chút nào. Vụ PCI lót tay hàng triệu đô la cho các quan chức quản lý dự án đại lộ Đông Tây (t/p Hồ Chí Minh) được loan báo, ít thấy bài đi sâu bình luận hay có các phóng sự điều tra.

    Mấy hôm nay, toà án Mỹ đã truy tố ba người Mỹ gốc Việt vì liên quan đến hối lộ tại nước ngoài. Nếu bị chứng minh là có tội, người bị án tu? cao nhất 25 năm, tiê?n 650.000$, nhẹ nhất cũng là năm năm ăn cơm trại, suốt đời chưa chắc đã trả nổi 250.000$ tiền phạt. Công ty mẹ có thể phải trả 10 triệu đô la vì đã để nhân viên của mình hối lộ 150 ngàn đô la cho các quan chức nước ngoài.

    Để nói việc trừng phạt hối lộ nặng như thế nào ở Mỹ, xin đưa một ví dụ khác tại bang Virginia cách đây hai năm. Một người nhập cư gốc Trung Quốc thi lấy bằng lái xe sáu lần không xong liền hối lộ người kiểm tra 50$. Anh chàng liền bị phạt 10 năm tù và 200 ngàn đô la, nghĩa là suốt đời không ngóc đầu lên được.

    Có thể cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam là cuộc chiến thầm lặng, nhưng không kém phần khốc liệt. Vì sự tham nhũng rất tinh vi và người tham nhũng vốn đầy mánh khoé. Nếu báo chí lên tiếng không chuyên nghiệp thì ?odứt dây động rừng?, kẻ tham nhũng sẽ tẩu tán hết tài sản.

    Vụ PMU18 đã cho chúng ta một bài học về sự nôn nóng của báo chí cũng như phía điều tra. Chưa thấy vụ tham nhũng nào lớn bị phát hiện. Nhưng luật bất thành văn về % cho bên quản lý như PCI đã thành lệ. Số tiền dự án là một triệu, 10 triệu hay hàng trăm triệu đô la đều theo "văn bản miệng" này. Chưa ai tìm ra những % ấy đi đâu, có thật như dư luận đồn thổi?

    Vốn ODA đi vay không phải là tiền trên trời rơi xuống. Nếu không trả lãi cao cũng phải hoàn trả gốc sau 10-20 năm cùng phí dự án 1%-5% tuỳ thuộc vào lúc đàm phán. Nếu phải trả lãi thì ?olãi mẹ đẻ lãi con?, có thể đến trăm năm sau con cháu vẫn chưa hết nợ.

    Lấy phần trăm để chia nhau là hành động bất hợp pháp. Đó là mồ hôi nước mắt của hàng triệu người dân hiện nay và con cháu chúng ta sau này. Người Nhật hay người Mỹ không dại gì mà can thiệp vào chuyện cán bộ nước vay nợ ?oăn tiền đi đêm? của vốn vay. Họ muốn đảm bảo sự trong sạch xã hội của chính quốc gia cấp vốn.

    Chúng ta sợ chuyện lúi xùi phần trăm thì nước đối tác không viện trợ nữa, ảnh hưởng đến hợp tác phát triển. Xin thưa, họ sẵn sàng cho vay và ký khế ước, vì dân tộc đó phải trả cả vốn và lãi sau này. Số tiền ấy dùng như thế nào do chính phủ vay tiền tự quyết định. Chính phủ cho chính phủ vay là an toàn nhất. Một quốc gia không thể ?ochạy làng?.

    Đương nhiên, người cho vay vẫn thích những quốc gia ít tham nhũng. Hoặc quyết tâm của nhà cầm quyền tiêu diệt hay hạn chế nạn ?oăn cắp ODA? cũng sẽ làm yên lòng các nhà tài trợ.

    Tất nhiên, một số dự án vì mục đích phát triển, đều kèm theo điều kiện về mua sắm, thực hiện một cách minh bạch. Vì thế mới có phí quản lý dự án mà người vay cũng phải trả tiền, phí dự án cũng nằm trong các thầu tư vấn. Lại quả trong tư vấn là ?olấy mỡ ODA rán ODA?. Không có bữa tiệc ODA nào miễn phí.

    Nói về viện trợ phát triển, không ai mang tiền đến một cách không có mục đích. Chúng ta phải hiểu, đó là win-win, nghĩa là hai bên cùng có lợi.

    Người Nhật muốn bán được Toyota hay xe Dream tại nước nghèo đương nhiên phải phát triển cầu đường. Khi có ôtô rồi, cánh trẻ vi vu mới nghĩ đến các tiện nghi như video, tivi, máy vi tính, iPot. Các bà mải vui nhảy nhót lo sắm nồi cơm điện, máy giặt hay máy rửa bát. Nhân dân hạnh phúc thì chăm lo cho đời sống cho con cháu học hành, đất nước giàu có hơn và vì thế mà phát triển.

    Người ta nói, xây con đường cao tốc là giúp nước đó phát triển và cũng giúp tiêu dùng một số sản phẩm khác của nước cho vay. Họ bán được hàng, thu tiền lãi hàng hoá và cả tiền vay nặng lãi. Hai bên cùng chiến thắng. Thời WTO hay toàn cầu hoá gọi đó là hội nhập.

    Nước ta nghèo, hẻo vốn nên phải vay tiền. Ở đời, có vay có trả, chẳng có gì là cho không. Dùng đồng vốn đi vay thế nào cho hiệu quả, không bị lãng phí và đời con cháu không phải mang nợ, hoàn toàn do những người cầm cân nẩy mực hôm nay quyết định.

    Sử dụng vốn vay thông minh sẽ trả được nợ mà đất nước vẫn phát triển. Đến lúc nào đó giầu lên, lại đi gạ nước nghèo khác với những dự án ODA. Nước Nhật vay rất nhiêu tiền của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nam Triều tiên ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam để đổi lấy ODA, Thái lan cho dùng sân bay Utapao để B52 cất cánh bay vào Hà Nội. Bây giờ, họ đang cho các nước nghèo khác vay tiền. Câu chuyện toàn cầu hoá có vinh quang cho dân tộc này và cay đắng cho dân tộc khác.

    Báo chí và truyền thông đóng vai trò rất lớn trong việc chống tham nhũng, móc ngoặc. Nếu không có ai lên tiếng, ?o5-10% lại quả? sẽ thành những xe cộ, villa cá nhân hay tài khoản ở nước ngoài, có khi được mở ở chính những nước đã cung cấp ODA.

    Mấy hôm nay, báo chí ta tràn ngập tin tức về sự cố hoa hậu. Cũng như vụ bánh chưng mốc, hoa anh đào bị vặt trụi, hay *** Vàng Anh, giới truyền thông nước ta đã làm đúng chức năng phản biện xã hội của mình. Những người sai trái chắc chắn bị xử lý. Bí thư Cà Mau hay Quyền Tổng cục trưởng TCDL về vườn trước thời hạn cũng do những người cầm bút dũng cảm phanh phui.

    Nếu những vụ tham nhũng tầy trời được xử lý đến nơi đến chốn như thế, niềm tin của dân sẽ được nhân gấp bội. Sức mạnh dân tộc sẽ nhân gấp bội bởi chính niềm tin.

    Chúng ta muốn báo chí là công cụ tuyên truyền nhưng xin đừng để dân chúng đi tìm những nguồn tin nhậy cảm ?ongoài luồng?. Định hướng cho báo chí là điều có thể tốt trong quản lý và ổn định chính trị đối với nước nghèo như Việt Nam. Nhưng không đưa tin kịp thời thì ?othông tấn xã vỉa hè? vẫn hoạt động vì thế giới ngày nay là thế giới phẳng. Toàn cầu hoá có mặt phải và mặt trái của nó, ngay trong chính thông tin.Và đó còn là thách thức bản lĩnh, tầm nhìn xa của người quản lý. Quản lý thông tin tốt nhất là minh bạch.

    Nhân loại đang thay đổi hàng ngày nhờ những phản biện xã hội của báo chí. Nhưng tin về hoa hậu hay sự cố văn hóa không thể là ?ovương miện? mãi của giới truyền thông. Đất nước nghèo cần thêm những mối quan tâm khác cũng quan trọng và thiết thực không kém.

    Nếu tám mươi lăm triệu dân được biết, được lo, cùng chung vai chia sẻ với Chính phủ như những năm tháng gian nguy, đất nước sẽ tiến nhanh hơn. Thời chiến tranh đã là một minh chứng về sự đồng thuận và sức mạnh niềm tin như thế nào.


    Bạn đọc Hiệu Minh (VNN 13-9)
  2. Diep_colour

    Diep_colour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bài này 5 bông sao
  3. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết hay quá, chúc mừng nhé
  4. ling9

    ling9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Bác nào thạo tin cho em hỏi với!
    Báo TT thay Dương Đức Đà Trang bằng ông nào ạ?
    Còn TN nữa, ông nào lên thay bác Phong?
  5. bibubiba

    bibubiba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    HAY QUÁ,ĐỌC XONG CŨNG VOTE CHO BÀI NÀY 5 ông sao

Chia sẻ trang này