1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi học sinh viết văn :))) (st)

Chủ đề trong 'Truyện cười' bởi doubleblue, 31/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ
    vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
  2. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    tả tiết học trong lớp:
    "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
    Comment: học sinh mê truyện trinh thám.
  3. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em""
    "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
    Comment: học sinh "tả thực"
  4. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh":
    "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
  5. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ":
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"
  6. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Tả đôi mắt của ông:
    "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như
    tất cả đều trắng dã"!
  7. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
    Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
    "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
    Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    ?oTrời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần?
  8. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều:
    Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến
    hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-****. Thật tài quá xá! "
    Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ?
  9. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa):
    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ???
  10. doubleblue

    doubleblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân...
    "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
    Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

Chia sẻ trang này