Khi mùa lúa mì nở Văn học Hàn Quốc là nơi cất giữ tốt nhất những bí mật văn hoá Hàn Quốc. Trong quan niệm truyền thống Hàn Quốc, giới tri thức và chính khách là giống nhau, là một. Tài năng văn chương không chỉ là sự chú giải của văn hoá mà còn biểu thị sự sẵn sàng của tác giả cho sự dấn thân vì đạo đức, luân lý. Thực tế, những người đàn ông trẻ thường phải chứng tỏ sự hiểu biết, tài năng của mình về văn chương ở các tác phẩm tham dự những kỳ thi khoa cử nhằm chọn hiền tài phục vụ triều đình. Văn học Hàn Quốc hiện đại là nơi hội tụ truyền thống lâu đời được thể hiện cả trong thơ và văn xuôi. Truyền thống hơn 2 thế kỷ đã sản sinh ra cả một kho tàng những truyện, tiểu thuyết, thơ được đánh giá là mang phong cách phương Tây, nhưng lại rất đặc trưng phong cách Hàn Quốc ở đề tài và lối diễn đạt. Trong những năm gần đây, những tác phẩm này đã bắt đầu đón nhận sự khám phá và đồng tình của dư luận thế giới. Lee Hyo Sok (1907-1942) là một trong những thiên tài của giới nhà văn trẻ Hàn Quốc. Người đã toả sámg vào những năm của thập kỷ 1920, 1930, và chỉ bị lắng xuống bởi thời gian của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Hầu hết các tác phẩm của ông đều hướng tới những đô thị nghèo và sự tàn phá của cuộc sống thành phố. Khoảng cuối những năm 1930, ông thường lấy cảm hứng từ làng quê Hàn Quốc, nơi mà ông đã sinh ra. ?oKhi mùa lúa mì nở? được xuất bản đầu tiên năm 1936 ở nhà xuất bản văn học Chong wang, là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Đặt bối cảnh là vùng biên giới Kang won và Chungchong mà tác giả biết khá rõ, tác phẩm là bức hoạ về cuộc sống của những người bán hàng rong phố huyện và những sắc màu, âm thanh của ngày họp chợ - vẫn còn là những nét đặc trưng của những làng quê và thị trấn ở Hàn Quốc. Với vốn ngôn ngữ phong phú, tác phẩm đã tái hiện lên cuộc sống thôn quê Hàn Quốc rất sống động, và sự phát triển của cốt truyện một cách tài tình, đã và đang làm cho các độc gỉa, các nhà phê bình yêu thích.
Khi mùa lúa mì nở Tất cả những người bán hàng rong dựng lều ở khu chj quê này đều biết sẽ chẳng bao giờ kinh doanh được thứ gì vào mùa hè. Vào những ngày đặc biệt này, khu chợ Pongyong dường như bị sa mạc hoá. Cho dù mặt trời vẫn ở trên cao nhưng sức nóng hầm hập dưới những tấm bạt căng lều của những người bán hàng rong đủ để thiêu cháy da. Hầu như người trong làng đã về nhà hết, không ai có thể ở lại bán hàng thêm nữa, kể cả những người nông dân rất hạnh phúc khi đổi một bó củi lấy một chai dầu hoả hoặc ít cá. Đám ruồi nhặng vo ve trông thật khó chịu, lại mấy đứa trẻ trong làng nháo nhác như muỗi kim. ?oChúng ta sẽ ghé qua đó một ngày nhá?? - Ho Saeng won, người đàn ông ngồi bên tay trái với khuôn mặt đầy rỗ, mạnh dạn nói với anh chàng bán hàng khô đi cùng ?" Cho Sondal. ?oĐược đấy. Cứ ở mãi cái đất Pongpyongnày thì chẳng biết bao giờ mới khấm khá lên được. Phải đi Taeh wa thôi, mình sẽ kiếm được cả bó tiền.? ?oNhưng mình sẽ phải đi bộ suốt đêm đấy ông bạn?. Ho nói ?oTôi đếch quan tâm, đêm nay sẽ có trăng soi đường.? Cho đếm lại tiền thu nhập trong ngày, xâu những đồng xu lại. Ho cũng kiểm tra một lúc, sau đấy cuốn bạt lều và thu gom hàng hoá đã bày bán. Hắn chất mấy cuộn vải tơ và cotton đầy hai giỏ gai. Một ít số vải còn lại hắn nhét nốt xuống chiếu rơm. Các quầy hàng của những người bán rong khác hầu như đã đóng, một số người đang nghỉ ngơi, chuẩn bị rời thị trấn. Anh bán cá, ông thợ thiếc, người bán ngừng cũng đã đi hết. Ngày mai sẽ là phiên chợ ở Chinbu và Taeh wa. Có đi bằng cách nào thì cũng mất mười lăm đến hai mươi dặm để đến được đấy. Những ngày ở Pongpyong này, khu chợ trông nằm ưỡn ra lôi thôi bẩn thỉu như một cái sân sau buổi tụ họp gia đình.Tiếng cãi cọ, ồn áo phát ra trong quán ruợu của những thằng uống ruợu xỉ vả nhau, xen lẫn với tiếng đàn bà the thé. Buổi tối của một ngày họp chợ cố hữu luôn bắt đầu với tiếng la thét của đàn bà. Cái giọng đàn bà đó dường như gợi lại cho Ho điều gì, mặt hắn thuỗn ra. ?oThôi, đừng có ngơ ngẩn nữa Saeng won. Tôi biết hết chuyện của ông và người đàn bà ở Chungju rồi.? Cho nhe răng cười châm chọc. ?oTôi thật xui xẻo với ả. Chắc là mình không xứng với lũ trẻ nữa.? ?oKhông chắc đâu.? Cho nói. ?oThật ra, tất cả những thằng bán rong đều mất hết lý trí khi đứng trước ả ta. Chắc ông không biết, có đứa nói với tôi là thằng Tongi chả hiểu bằng cách nào đã lôi được ả ta vào tay hắn đấy.? ?oCái thằng lính mới đấy à? Có lẽ hắn đã mua ả ta bằng số hàng rong của hắn chứ còn gì nữa. Thế mới là thanh niên thời thượng chứ, nhỉ?? ?oKhi đến gần đàn bà, dường như chẳng thằng nào dám chắc điều gì... Thôi, dẹp ngay câu chuyện ngớ ngẩn này lại, đứng lên, đi nhậu. Nhanh nào!? Ho không để tâm lắm về ý kiến kia nhưng hắn vẫn mặc nhiên theo chân Cho. Ho đã từng gặp một vài rắc rối khi đến với đàn bà. Hắn, khuôn mặt đầy rỗ vì đậu mùa, do dự đưa mắt nhìn vào một người phụ nữ, nhưng cô ta tỏ ra không nồng nhiệt lắm. Hắn nghĩ về cuộc đời hiện tại của mình như con đường dẫn đến sự tuyệt vọng, luôn bẻ cong ý muốn tồn tại. Chỉ khi nghĩ tời người đàn bà ở Chungju mới làm cho khuôn mặt hắn đỏ bừng lên trông thật chẳng hợp tý gì với một người đàn ông đã vào lứa tuổi như hắn. Đôi chân dẫn hắn đến quán rượu, đánh mất luôn cả sự bình tĩnh. Hai người đàn ông vào tửu quán của người đàn bà Chungju, đoán rằng Tongi cũng có mặt ở đó. Vì cái gì đó mà bản thân Ho cũng không thể giải thích nổi tại sao tâm trạng của hắn trở nên bực dọc hơn. Cái nhìn của Tongi đang hướng thẳng vào người đàn bà, mặt gã đỏ lên vì rượu. Đó là một cái nhìn mà Ho hết chịu nổi. Nó đúng là thằng đàn ông của các quý bà, còn mình thì không. Nhục thật. ?oMiệng còn hôi sữa mà cũng dám tới đây tu rượu và ve gái giữa ban ngày ban mặt.? Hắn lên tiếng, tiến lại trước mặt Tongi. ?oMày luôn làm cho chúng tao - những thằng bán rong - bị mang tiếng, vì hình như mày không muốn cùng phường cùng hội với chúng tao thì phải.? Tongi nhìn thẳng vào mắt Ho. Thoáng nghĩ tới việc buôn bán của mình, gã định nói gì đó. Khi bị cặp mắt của thằng thanh niên đầy sức sống chạm vào, máu bốc đồng nổi lên, hắn dang tay tát ?obốp? vào má Tongi. Nóng ran mặt, Tongi đá vào chân hắn. Ho vờ như không thấy đau, công kích lại bằng tất cả những lời lẽ dường như có sẵn trong lòng lâu rồi. ?oThật tao không biết mày xuất thân trong cái loại gia đình nào, *********, nhưng nếu ******, ****** mà thấy cái hành vi hổ thẹn này thì chắc họ vui lòng biết bao. Là một người bán rong thì công việc đầy ắp thời gian, làm gì có thời gian cho đàn bà. Mày chấm dứt ngay, ngay từ lúc này.? Khi Tongi biến mất không một lời đáp trả, Ho đột nhiên cảm thấy thương hại gã. Hắn đã phản ứng mãnh liệt quá mức cần thiết, thật không dễ gì, đấy không phải là cách đối xử với một thằng đàn ông mới chỉ là chỗ quen biết. ?oAnh đi quá xa rồi đấy.? Người đàn bà Chungju nói. ?oAnh có quyền gì mà tát và quở trách cậu ta như thế? Với tôi, cả hai anh đều là khách. Anh có thể nghĩ cậu ta la đồ nhãi ranh, nhưng cậu ấy đủ lớn để sản xuất ra trẻ con rồi đấy.? Miệng cô ra mím lại, rót rượu cho họ một cách suồng sã, thô kệch. ?oNhững anh bạn trẻ chắc đang cần một liều thuốc, bây giờ, và sau này cũng thế.? Cho nói vớt vát nhằm làm dịu tình thế. ?oCô đã phải lòng cậu ta rồi chứ gì?? Ho hỏi người đàn bà. ?oCô không biết lợi dụng một thằng nhóc là tội lỗi hay sao nhỉ?? Sự huyên náo lắng xuống. Ho thấy phấn khích hơn và uống tiếp. Hắn uống ừng ực một hơi tất cả các bình rượu được đưa ra. Khi bắt đầu ngà ngà, sự băn khoăn về Tongi lấp vào ý nghĩ về người đàn bà Chungju. Một thằng đàn ông ở vị trí mình sẽ làm gì sau khi chia rẽ họ đây? Hắn ta tự hỏi. Mình đúng là thằng ngu. ?oSaeng won, con lừa của ông đang chạy tứ tung ngoài kia kìa ?" nó đã làm đứt dây buộc rồi.? ?oChắc có thằng đê tiện nào đã chọc nó giận đây.? Ho càu nhàu. Đương nhiên là Ho quan tâm đến con lừa của mình nhưng hắn ta chạy ra cũng là vì lo lắng cho Tongi. Khi chắn chạy theo Tongi qua chợ, cặp mắt hắn đỏ ngầu và ươn ướt. ?oSợ nhất là ta chẳng làm được gì.? ?oTra tấn một con lừa ?" tao sẽ cho chúng mày chầu Diêm vương.? Ho đã dành nửa đời mình với loài vật đó, ngủ cùng một quán trọ quê và đi từ khu chợ này tới những con đường dài bất tận dưới ánh trăng. Cái tuổi hai nươi làm cho người đàn ông già đi cùng với súc vật. Bờm của con vật ăn cỏ dựng đứng lên như tóc hắn, đôi mắt lờ đờ của con vật như mắt Ho mơ ngủ. Hắn cố gắng hết sức để làm đẹp cho mái tóc ngắn cũn, quá ngắn để nuôi dài tới gót chân. Ho giũa đi giũa lại móng lừa cho vừa với đôi vó mới. Thế nên những cái móng không thể mọc được nữa và nó trở nên không cần thiết phải dũa thêm. Máu bây giờ đã rỉ ra giữa những cái móng và đôi vó đang đi. Con lừa nhận ra người chủ của mình bằng cái mũi, chào đón khi Ho lại gần bằng cách rống lên inh ỏi. Ho vỗ lấy cổ con lừa như thể đang dỗ dành một đứa trr. Giắt lấy lỗ mũi của con vật và kéo đi, treo một cành cây trước mặt con lừa để cho nó cứ tiến thẳng phía trước. Ho cảm thấy đau khổ biết bao về chuyện xảy ra với lừa. Có lẽ không thể kiềm chế được sự chịu đựng quá sức, con lừa run lên; chắc hẳn những đứa trẻ đã trêu chọc nó không thương xót. Dây cương của con vật đã bị rơi mất và cái yên lừa cũng rơi đâu nốt. ?oMấy thằng ăn hại!? Ho nói như hét. Nhưng bọn trẻ đã chạy mất hút. Một số đưa len lén lảng ra khi thấy Ho hét lên. ?oChúng cháu không chọc nó.? Một đứa trong lũ trẻ bật khóc với cái mũi nước chảy thò lò. ?oTại nó yêu con lừa cái nhà Kim Chomji nên mới phát điên vậy đó.? ?oMày nghĩ tao sẽ tin lời mày à?? Ho nói. ?oKhi ông Kim mang con lừa cái đi, con lừa của chú chợt loạn lên, đạp tung đất, bụi mù mịt, nước dãi chảy quanh mồm, lại còn nhảy chồm chồm lên như con bò đực bị điên ấy. Chúng cháu thấy nó tức cười quá. Chúng cháu đã coi nó dùm chú đấy.? Cậu bé hét lên, chỉ xuống phía dưới của con lừa và phì cười. Khi Ho nhìn thấy cái ấy, hắn vô cùng xấu hổ. Cảm thấy buộc phải che dấu con lừa khỏi sự dòm ngó, hắn bước ra phía trước bụng con vật. ?oĐồ con vật khả ố! Đến tuổi này rồi mà vẫn còn động đực.? Hắn lầu bầu. Những tiếng cười chế giễu làm Ho bối rối một lúc, thế rồi hắn chợt vung chiếc roi da lên đuổi theo lũ trẻ. ?oTao tóm được chúng mày cho mà xem! Muốn ăn roi hả?? Mặc dù cố sức đuổi theo nhưng hắn không tài nào tóm được mấy thằng nhóc xóm chợ. Đúng thật, mình đã già đến nỗi một thằng trẻ con cũng không túm được, nghĩ như vậy rồi Ho quẳng cái roi da sang một bên. Lúc này, mấy bình rượu cồn cũng đã bắt đầu ngấm nóng bừng cả người. ?oThôi, chúng ta rời khỏi đây thôi.? Cho nói. ?oÍch gì đâu mà đuổi bắt cái lũ phá hoại đó. Chúng còn nghê gớm hơn một số người lớn đấy.? Cho và Tongi thắng yên lừa và bắt đầu xua con vật đi. Mặt trời đã dạt xa về phía chân trời...
Trong hai mươi năm Ho bán hàng khô ở những khu chợ nông thôn, hiếm khi hắn bỏ qua Pongpyong. Thỉnh thoảng có những chuyến đi tới Chungju, Chechon và những tỉnh lân cận, có khi lại lang thang tận Kyongsang xa xôi. Nếu không đi lấy hàng ở Kwangnung thì thường hạn chế chuyến đi ở Pyongchang. Điều đặc biệt là hắn luôn đi từ thị trấn này đến thị trấn khác khi trời có trăng. Hắn luôn tự hào khoe quê hắn ở Chungju, nhưng hình như hắn chưa bao giờ tới đó cả. Đối với Ho, một căn nhà ấm cúng tuyệt với luôn nằm ở những vùng đất trù phú dọc hai bên đường - những con đường dẫn hắn đi từ khu chợ này đến khu chợ khác. Hắn thường đến thị trấn sau nửa ngày lê bộ, con lừa bất kham rống lên the thé, trời nhá nhem tối, những ánh đèn lập loè trong thị trấn bắt đầu thắp lên. Đó là những gì rất thường lệ và rất đỗi quen thuộc, nhưng luôn đánh thức tâm hồn Ho nỗi man mác khôn tả. Khi Ho ba mươi tuổi và đã kiếm được kha khá tiền, vào lễ Tạ Ơn năm nọ, chỉ vỏn vẹn trong ba ngày hắn đã vung tay phung phí và đánh bạc sạch trơn những gì hắn dành dụm được. Chỉ duy nhất sót lại cái tình thương đặc biệt dành cho con lừa đã kiềm chế không để hắn bán đi con vật đó. Kết cục thì hắn cũng không còn sự lựa chọn nào khác là phải làm lại từ đầu bằng những chuyến đi tới tất cả các khu chợ ở các thị trấn lần nữa. Tao đã không bán mày, đó là một quyết định đúng, hắn vừa nói trong nước mắt vừa vuốt lưng con lừa khi cả hai chạy trốn khỏi thị trấn đó. Hắn ngập vào nợ và tiền tiết kiệm giờ đã nằm ngoài câu hỏi. Vì thế, khi bắt đầu lại sự tồn tại để sống là khi hắn bắt đầu lại những chuyến hành trình xuyên qua những khu chợ. Trong thời gian hoang phí ấy, Ho chưa từng chinh phục một người đàn bà nào. Tạo nên sự ngăn cách rằng họ chẳng có ích gì cho mình, hắn thấy chán nản. Thế nên con lừa chính là người bạn trung thành duy nhất của hắn. Chính vì thế, có một chuyện tình đã xảy ra làm hắn không bao giờ quên. Mối tình đầu tiên cũng là cuối cùng của hắn ?" nó là một mối quan hệ bất chính tuyệt đẹp nhất. Chuyện đó xảy ra khi hắn còn trẻ, khi hắn dừng chân ở khu chợ Pongpyong, và bất cứ khi nào nhắc lại chuyện đó, hắn đều cảm thấy rằng cuộc đời hắn còn giá trị để sống. ?oTrong cuộc đời, chẳng tính toán được điều gì sẽ xảy ra.? Ho nói với chính mình. ?oĐó là một đêm đầy ánh trăng...? Ấy là lúc mà Ho bắt đầu kể lại đêm hôm đó. Là bạn của Ho, Cho đã nghe đầy tai cái gì đã xảy ra ở cái câu chuyện quá dài đó. Nhưng anh không thể nói thẳng vào mặt Ho rằng tôi quá mệt mỏi với câu chuyện của ông, vì thế mà Ho lại bắt đầu một cách ngầy thơ và rông dài như hắn thích. ?oCâu chuyện như con đường đầy ánh trăng chúng ta đang bước.? Ho vừa nói vừa liếc về phía Cho. Ý hắn không phải biện hộ mà thật ra, ánh trăng đã làm cho hắn cảm thấy thành thật với lòng mình hơn. Trăng đã tròn một hai ngày trước, nên giờ đây ánh sáng rất dịu dàng và dễ chịu. Để tới được Taeh wa vào sáng mai thì phải thức trắng đi bộ hai mươi dặm dưới trăng, qua hai ngọn núi, một dòng suối và một quả đồi dẫn tới những cánh đồng mênh mông. Họ đang đi ở sườn núi. Có lẽ đã là nửa đêm, cảnh vật có lẽ sẽ trông thật chết chóc nếu không có trăng soi đường. Có thể nghe cả tiếng của đêm ngay trước mặt. Những cây đậu tắm mướt trong ánh trăng, những cây ngô trông hình thù sâm sẫm. Cả lưng núi được bao phủ bởi lúa mì đang vào độ ra hoa, và một lượng nhỏ màu trắng trong ánh trăng dịu dàng ấy cũng đủ để làm người ta thót tim. Những cái cuống màu đỏ mảnh khảnh như một làn hương, và ánh trăng rọi vào càng làm tăng thêm sức sống cho nhịp đu đưa của chúng...
ởâ"ở?ờẵf http://blog.empas.com/happysmile2004/2731561 ỡớsăỡ" ởơáớ.Tờ? http://www.hyoseok.org/kor/ ỡ."ởƯ"ở<Ôỡs ởâ"ở?ờẵfỡ" ởỡ<oờ ỡớsăỡ" ởơáớ.Tờ?ỡ- ở"ÔởYơ ởỡ"áỡs". Được saragase sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 11/09/2004
Con đường hẹp dần buộc những người đàn ông phải trèo lên lưng lừa và đi thành hàng dọc. Tiếng kêu leng leng lanh lảnh phát ra từ những quả chuông đeo ở cổ lừa làn sang cả lúa mì. Giọng nói của Ho phát ra từ phía trước có thể nghe rất rõ nhưng Tongi đang mải nghĩ về một vài kỷ niệm trong buôn bán nên chỉ nghe loáng thoáng. ?oĐó là ngày phiên chợ ở Pongpyong, đêm về trăng rất sáng, sáng như đêm nay. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, sàn thì bẩn và quá ẩm thấp, không tài nào ngủ được.Vì thế, tôi ra suối hóng mát. Pongpyong lúc đó cũng như bây giờ - lúa mì khắp mọi tầm mắt, những bông hoa trắng tinh rắc đầy dưới suối. Tôi định cởi quần áo đặt trên tảng đá nhưng vì trăng sáng quá nên lại quyết định sẽ cởi quần áo ở chỗ khe nước. Quả thật, tôi khẳng định rằng trên đời này luôn có những điều vô cùng kỳ lạ sẽ xảy ra. Khi tôi đang ở chỗ khe nước, mới giật mình nhận ra mình đang đối mặt với con gái nhà ông Song - người đẹp nhất trong làng. Phải chăng định mệnh đã đưa chúng tôi đến với nhau? Tôi dám cá như vậy lắm. ? Ho rít một hơi thuốc như thể đang tự thưởng cho lời nói của mình. Làn khói thuốc có màu tím nhạt trải dài trong đêm tối. ?oĐương nhiên nàng không phải ở đó để đợi tôi, nhưng sự việc đó cũng đủ khiến cho không chàng trai nào bén mảng lại gần nàng nữa. Dĩ nhiên là nàng đã khóc rất nhiều. Tôi cảm nhận được điều đó. Lão Song cũng phải khổ sở một thời gian, và cả gia đình đang bên bờ vực của sự tẩy chay. Sợ liên luỵ tới gia đình nên nàng vô cùng đau khổ. Cả gia đình thì muốn cô có một tấm chồng tốt nhưng cô nói chỉ muốn chết thôi. Ông thử nói xem, có gì có thể làm mềm lòng đàn ông hơn cảnh tượng một người con gái trong nước mắt? Tôi nhận thấy nàng thực sự hoảng sợ. Mà như ông biết đấy, phụ nữ càng hâm nóng thằng đàn ông hơn khi họ hoảng sợ, và không lâu sau ?" à mà ông đã biết kết cục rồi nhỉ. Đến bây giờ nghĩ lại cũng còn chưa hết bàng hoàng vì đêm hôm đó.? ?oThế hôm sau cô ấy chuyển tới Chechon hay ở đâu??. Cho sốt ruột. ?oTrong ngày phiên chợ hôm sau, cả gia đình cùng biết mất. Ông có thể nghe những tin như thế từ giới buôn chuyện ở chợ. Người ta đồn rằng gia đình đã bán cô cho mọt quán rượu. Có trời mới biết tôi đã tời khu chợ Chechon biết bao nhiêu lần để tìm nàng. Nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Đêm đầu tiên của tôi với nàng cũng là đêm cuối cùng. Và đấy là lý do duy nhất tại sao tôi đã mang trong tim một dấu ấn dịu êm về Pongpyong, và tại sao tôi đã dành nửa cuộc đời mình đi khắp nơi. Tôi sẽ không bao giờ quên chuyện đó.? ?oÔng đúng là may mắn đấy, Saeng won. Trên đời này không phải lúc nào cũng xảy ra những chuyện như thế. Nhiều thằng bán rong thường bị các mụ vợ đeo bám, rồi chuyện con cái, cơm gạo, những nỗi lo cứ thế chồng chất ?" nghĩ đến đã phát ốm. Ở một phương diện nào đó, nếu là một người bán rong cho đến cuối đời thì đó là một cuộc đời không dễ dàng tý nào. Vì thế tôi đang định bỏ nghề này vào cuối thu. Chắc là sẽ mở một cửa hiệu nhỏ ở một nơi nào đó như Taehwa rồi cùng gia đình chung sức quản lý. Cứ rong ruổi trên đường mãi như thế này sẽ bào mòn sức thằng đàn ông mất thôi.? ?oTôi không thế đâu - trừ khi tôi có thể gặp lại nàng. Tôi sẽ đi trên những con đường như thế này mãi, ngắm trăng, cho đến khi tôi chết.? Đường núi đã mở ra rộng hơn. Tongi tiến lên và ba con lừa đi song song. ?oNhìn lại mình đi, Tongi à.? Ho nói. ?oCậu đang vào thời trai trẻ nhất. Tôi cũng thật chẳng ra gì với vụ việc khi chiều ở quán rượu. Đừng để bụng ấm ức nhé.? ?oBỏ qua đi. Tôi mới là thằng điên. Vào thời điểm này của cuộc đời, đáng lẽ tôi không nên để ý gì đến gái gú cả. Đêm rồi ngày, điều tôi phải nghĩ đến nhiều nhất là mẹ tôi chứ không phải ai khác.?
Bị thuyết phục bởi câu chuyện của Ho, giọng Tongi trầm xuống. ?oKhi ông nhắc đến bố mẹ tôi ở quán rượu, thật sự đã làm tôi choáng váng. Ông biết không, tôi không có bố. Mẹ tôi là người thân duy nhất của tôi.? ?oÔng ấy chết rồi ư?? ?oTôi chẳng bao giờ có bố.? ?oA, một tin sốt dẻo.? Ho và Cho bật cười. ?oTôi rất xấu hổ khi nhắc đến điều đó.? Tongi nói trong một sự diễn tả khó khăn, buộc phải tự giải thích: ?onhưng đó là sự thật. Mẹ tôi đã đẻ non ở một ngôi làng gần Chechon, và rồi bị gia đình đuổi đi. Tôi biết điều nay nghe không lọt tai cho lắm, nhưng đó là lý do mà chưa bao giờ tôi thấy mặt bố, và tôi cũng không có ý định muốn biết ông ta đang ở đâu?? Những người đàn ông xuống lừa khi họ tới trước một con đèo, và lúc leo lên con đường vòng trước mặt thì tất cả rơi vào im lặng. Những con lừa thường xuyên bị trượt. Ho sớm thở dốc nên phải dừng lại cho đôi chân nghỉ ngơi một lúc. Hắn thấy rõ tuổi của mình khi vượt đèo. Hắn thèm khát sức trẻ của Tongi biết bao. Mồ hôi đã bắt đầu chảy tong tong xuống lưng. Qua bên kia con đèo là một dòng suối. Cây cầu gỗ đã bị cuốn trôi trong suốt mùa mưa và gió mùa, vì thế, họ buộc phải lội qua. Họ tháo những bộ quần áo mùa hè ra, lấy thắt lưng buộc chặt vào lưng. Một nửa người trần truồng, họ bước nhanh xuống suối như một cảnh hài kịch. Trước đó vài phút thì mồ hôi đầm đìa, còn giờ này đã là nửa đêm, nước lạnh thấu xương. ?oThế sau đó ai đã phảo vất vả nuôi anh?? Ho hỏi Tongi. ?oMẹ tôi. Bà đã không có sự lựa chọn nào khác nhưng để tái hôn, bà đã phải mở một quán rượu. Còn ông dượng đúng là một tay bợm nhậu be bét - một kẻ vô dụng hoàn toàn. Đến khi tôi lớn một chút để biết cái gì là cái gì, ông ta đánh tôi hàng ngày. Chúng tôi không có lấy một ngày yên ổn. Cho dù mẹ tôi đã có gắng chấm dứt với ông ta nhưng bà vẫn thường xuyên bị ăn đấm, đá, thậm chí ông ta còn lấy dao ra doạ. Gia đình tôi là một mớ hỗn độn khổng lồ. Vì thế tôi đã bỏ đi lúc mười bảy tuổi và trở thành người bán hàng rong kể từ đó.? ?oThế mà tôi cứ nghĩ cậu chỉ là một thằng trẻ ranh vào cái lứa tuổi này đấy, nhưng nghe xong những điều như thế mới biết đời cậu cũng thật lắm gian truân.? Nước đã dâng lên tới thắt lưng. Dòng nước khá mạnh, những viên đá cuội dưới chân trơn tuột. Họ biết là mình có thể bị ngã bất cứ lúc nào. Cho và những con lừa đã tiến nhanh lên phía trước và gần như đã qua suối. Tongi và Ho, người trẻ đỡ người già còn ở tít phía sau. ?oThế ra gia đình mẹ anh gốc ở Chechon à?? Ho hỏi. ?oTôi không nghĩ thế. Bà không bao giờ trả lời tôi về việc đó, nhưng tôi có nghe nói họ từng sống ở PongPyong.? ?oPongPyong... thế tên bố anh là gì?? ?oMẹ kiếp. Chả bao giờ tôi quan tâm đến điều đó.? ?oTôi cũng đoán là như vậy.? Ho lẩm bẩm khi lim dim đôi mắt đã mù mờ. Liền đó, hắn sơ ý trượt chân. Cả người chúi nhào về phía trước và chìm xuống suối. Hắn vùng vẫy, nhưng không thể gượng lên được. Tongi vừa gọi Cho vừa túm lẫy Ho đang dần bị cuốn đi một quãng khá xa. Với một đống quần áo ướt sũng trên lưng, trông Ho còn thảm thương hơn cả một con chó bị ướt. Tongi dễ dàng nhấc hắn ra khỏi vũng nước rồi xốc lên lưng. Người Ho ướt hết, lại mất sức, hắn nằm xẹp lép trên tấm lưng cường tráng của Tongi. ?oXin lỗi vì làm phiền anh nhé.? Ho nói. ?oChắc là hôm nay đầu óc tôi có vấn đề đây.? ?oKhông sao đâu.? ?oThế mẹ anh không đi tìm bố anh à?? ?oĐâu có, bà luôn nói là muốn gặp lại ông ấy.? ?oThế bây giờ bà đang ở đâu?? ?oỞ Chechon ?" bà đã đến đó sau khi cắt đứt với ông bố dượng. Nhưng tôi lại nghĩ có khả năng bà ấy sẽ tới PongPyong vào mùa thu này. Nếu tôi để ý hơn, chắc sẽ tìm được bà ấy.? ?oĐúng thế, tại sao lại không nhỉ? Một ý kiến hay đấy. Cậu nói là vào mùa thu này đúng không nhỉ?? Ho cảm nhận được hơi ấm của tấm lưng Tongi truyền vào tận xương mình. Cuối cùng thì họ cũng đã lội qua. Ho tiếc rẻ giá như được cõng thêm chút nữa. Cho không thể nhịn cười. ?oSaeng won, chắc hôm nay không phải là ngày của ông rồi.? ?oTôi đúng là như con lừa - tự dưng lơ đễnh và mất thăng bằng. Tôi đã nói với ông chưa nhỉ? Ông sẽ không tưởng tượng được kẻ bán rong già yếu này đã mang theo điều đó trong lòng, và ơn trời, hắn đã không nhịn được một con lừa con cùng với một con lừa cái như của người đàn bà Kangnung ở PongPyong. Cái cách mà nó vểnh tai và nhảy dựng lên ?" như kiểu chẳng còn gì trên đời này hấp dẫn bằng một con lừa cái. Đã nhiều lần dừng chân ở PongPyong và tôi đã chứng kiến điều đó.? ?oCó thể các con lừa thường chứng tỏ tính đàn ông của chúng theo cách như thế.? Ho vắt quần áo. Răng hắn va vào nhau lập cập, thoáng rùng mình, hắn thấy lạnh tê buốt. Nhưng lại vì một vài lý do khó hiểu, hắn lại sốt sắng. ?oNào, những anh hàng rong, chúng ta tìm quán trọ thôi.? Ho nói. ?oChúng ta sẽ đốt lửa ở sân và sẽ ấm ngay thôi mà. Tôi sẽ đun nước nóng cho mấy con lừa uống và ngày mai sẽ dừng chân ở Taewa, sau đó là Chechon.? ?oÔng cũng định tới Chechon sao?? Tongi hỏi, giọng đầy ngạc nhiên. ?oTôi nghĩ mình phải đến đấy một chuyến ?" vì tôi chưa bao giờ đến đó cả. Thế nào, Tongi, anh và tôi?? Những con lừa tiếp tục khởi hành, Tongi cầm dây cương ở phía bên tay trái. Lúc này, mắt Ho đã mỏi mệt và trở nên lờ mờ tối, hắn không nghe thấy Tongi nói gì bên trái nữa. Khi Ho chạy nước kiệu, tiếng kêu leng keng của quả chuông buộc nơi cổ lừa trở nên trong vắt, ngân vang ra cả một khoảng không bao la. Bấy giờ, trăng đã uốn cong phía xa bầu trời./. Hết.