1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi nhà văn được chào đón?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vnbooks, 09/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnbooks

    vnbooks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Khi nhà văn được chào đón?

    Sự kiện nhà văn Marc Levy đến Việt Nam thu hút giới truyền thông hàng tháng trời nay. Điều này chứng tỏ công ty in sách của Levy làm PR thật điệu nghệ. Bắt đầu có mặt tại Hà nội từ ngày 3- 10 ?" 2008, thông tin về nhà văn người Pháp này được báo chí khai thác triệt để.

    [​IMG]
    Nhà văn Marc Levy

    Marc Levy, có lẽ chưa mang lại điều gì lớn lao cho văn chương Pháp, nhưng cũng kịp tạo cho mình một lớp độc giả cuồng nhiệt. Điều quan trọng nhất mà báo chí nên để ý là, khi đưa tin về Marc Levy hay bất kỳ một nhà văn nào khác, đừng để độc giả lầm tưởng rằng đó là một giá trị "tuyệt đối nào đấy". Điều này các dịch giả văn học mắc phải nhiều nhất. Khi dịch tác phẩm của tác giả nào đó, lập tức họ coi tác giả đó là nhất, là đại diện cho nền văn học của đất nước đó. Những người đọc sành sỏi không bao giờ bị "lóa mắt" trước những điều này, thế nhưng lớp độc giả măng non thì không phải lúc nào cũng trụ vững được trước những đòn PR ấn tượng của truyền thông. Bài viết dưới đây của một nhà văn có thể giúp bạn hiểu thêm những điều đó.

    1.Tại sao không thể mang hoa đón nhà văn?

    Cách đây ít lâu, khi trả lời phỏng vấn trên báo, một nhà nghiên cứu văn học trẻ đã phát biểu khá ngậm ngùi rằng: ?oỞ ta, hình như không có ai mang hoa ra sân bay đón nhà văn đi nhận giải thưởng văn học về!?

    Thói quen chào đón, vinh danh người những nhà văn ?" dường như đã lui vào quá vãng. Mở báo chí hàng ngày, thấy người ta có thể mất ăn mất ngủ vì một ngôi sao ca nhạc, có thể tự tử theo một diễn viên điện ảnh, có thể chầu chực dưới trời mưa hàng tiếng đồng hồ để gặp một thần tượng âm nhạc, thế nhưng chuyện tương tự dành cho nhà văn thì hình như bị coi là chuyện không tưởng. Điều ấy liệu có công bằng? Nhà văn tại sao không thể được hoan nghênh, chào đón như bất cứ một thần tượng âm nhạc/điện ảnh/thời trang nào đó? Điều này có đáng để chúng ta suy nghĩ? Phải chăng giới sáng tác hôm nay chưa thực sự tạo được sức hút với công chúng? Những tác phẩm xuất bản đều đều hàng tuần hàng tháng, bày bán trên các hiệu sách lớn vẫn chưa đủ sức nặng, khiến cho công chúng ?omất ăn mất ngủ?, và mong muốn được đọc những tác phẩm mới của tác giả đó?

    Sách văn học của chúng ta in ra hiện nay phổ biến ở mức 1000 bản/cuốn - bị ví như hòn sỏi ném xuống ao bèo. Nhưng thực ra thị trường có quy luật cung cầu của nó. Đơn vị xuất bản sẵn lòng in nối bản/tái bản cuốn sách với lượng in gấp nhiều lần hơn thế nếu nó thực sự được công chúng đón nhận. Thế nhưng nhiều đầu sách - chỉ 1000 bản in còn không thể bán hết. Người đọc xong không nhớ được tên sách, tên tác giả. Vậy thì công chúng sẽ mang hoa tặng ai? Ca sĩ/ngôi sao điện ảnh ?" hay nhà văn?

    2. Nhà văn được chào đón như một sao âm nhạc. Đây là bình luận của báo giới dành cho sự xuất hiện của Marc Levy tại Hà Nội, chiều 3/10. Tác giả cuốn sách "Nếu em không phải một giấc mơ" lập tức ngập trong hoa, quà và tiếng xuýt xoa của các fan còn rất teen. Người hâm mộ nhà văn đã đếm ngược thời gian từ hàng tháng trước để được gặp thần tượng. Được viết fanclub của Marc Levy tại Việt Nam có khoảng gần 200 người ở cả Hà Nội và TP HCM. Thành viên trẻ nhất sinh năm 1995. Chứng kiến cảnh đón chào Marc Levy tại Việt Nam, một nhà phê bình trong nước ngậm ngùi: "Có thể người này người nọ còn đánh giá văn của Marc Levy chưa thực sự xuất sắc về mặt nghệ thuật. Nhưng viết được như ông, được đón đọc như ông cũng là điều mà các tác giả Việt Nam mong muốn. Ngày xưa, độc giả Việt Nam từng say mê và háo hức đón chờ những cuộc giao lưu nói chuyện với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đấy chứ. Nhưng gần đây, những cây bút có sức thu hút với công chúng Việt Nam còn lại rất ít. Đó cũng là điều mà chúng ta phải suy nghĩ".

    Từng bị giới phê bình Paris chỉ trích và ghẻ lạnh vì đã sáng tác những cuốn sách mang tính thương mại, nhưng Marc Levy vẫn kiên định với phong cách "lãng mạn siêu thực" của mình. Ông liên tục cho ra mắt những tác phẩm như Kiếp sau, Ban tôi tình tôi, Bảy ngày cho mãi mãi, Gặp lại, Em ở đâu, Những đứa con của tự do, Những điều ta chưa nói. Lý giải về sự lựa chọn văn chương của mình, Marc Levy thẳng thắn bày tỏ trong cuộc găp gỡ báo giới chiều 6- 10 - 2008: ?oTôi vẫn nói người viết làm công việc của người viết, nhà phê bình làm công việc của nhà phê bình. Họ dùng từ thương mại và thị trường liệu có hơi dễ dàng quá chăng. Hay nói đến tính thị trường tức là họ muốn ám chỉ văn tôi có nhiều người đọc. Tôi chỉ nghĩ văn học như một cái cầu thang lớn, mà người viết muốn đến bậc cuối cùng phải đặt chân lên bậc thang đầu tiên. Ở những bậc đầu tiên, tôi cảm thấy rất vinh dự vì đã có rất nhiều người đọc văn của mình.?

    Ông cũng chia sẻ: ?oKhông có trường viết văn. Tôi nghĩ người ta có thể đến trường để học viết, nhưng không có trường nào để trở thành nhà văn. Tôi nghĩ việc viết lách là một nghề thủ công. Đó là một nghề với tất cả sự khiêm tốn. Viết là một mảnh đất rộng lớn của tự do - đối với cả người viết cũng như người đọc. Tôi đã nói rằng nghề viết là một nghề tự do tuyệt vời. Nếu gói gọn việc viết lách trong chữ danh, sẽ là một tổn thất to lớn. Giải thưởng lớn nhất cho các nhà văn đó là vị thế trong trái tim độc giả. Dù sao chăng nữa, khi còn đi học, tôi là một học sinh tồi. Tôi đã quen với việc không nhận được giải thưởng gì từ khi còn nhỏ?

    3. Thái độ nghiêm túc với các trang viết của mình và sự trân trọng dành cho độc giả là những gì người ta có thể cảm nhận được khi trò chuyện với nhà văn Marc Levy. Điều này khiến tôi chạnh nghĩ đến sự huếnh hoác của một số người viết ở ta hiện nay, đặc biệt là một vài tác giả trẻ.

    [​IMG]
    Nhà văn Marc Levy được chào đón tại Việt Nam

    Bạn đọc hẳn sẽ hết sức bất ngờ khi nghe thấy một tác giả mới ngoài 20 đã rất hùng hồn tuyên bố: ?oTôi xung khắc với bất kì thế giới/môi trường xung quanh nào. Tôi không thể hòa nhập hoặc thoả thuận được với nó. Có lẽ vì tôi quen sống cách sống của tôi, theo một kiểu phát triển tự do phù hợp nhất. Mặc dù sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nhưng tôi luôn có cảm giác xa lạ với chính môi trường tôi đang sống. Tôi luôn trong trạng thái ?ocó vấn đề? và ?odị ứng? về giáo dục, xã hội... cùng với những tính chất xoay xung quanh."

    Về các sáng tác của mình, tác giả này tự lý giải: ?o tôi từ chối một cách sống và một lối viết ngăn nắp, có trình tự và tử tế? và ?otôi muốn thử thách sự kiên nhẫn của bạn đọc? hay ?o tôi muốn thay đổi cách cảm thụ? ?othay đổi cách đọc thông thường của độc giả?... Thế nhưng, đúng như nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: ?oTừ chỗ ?omuốn? đến chỗ ?olàm được? là một khoảng cách rất xa. Tôi nghĩ tác giả này muốn rất nhiều, như nhiều người viết thông thường khác, nhưng tác phẩm của chị không làm được điều đó, và khi đó, những câu như ?othay đổi cách đọc thông thường của độc giả?, ?othử thách kiên nhẫn của bạn đọc? chỉ là một lối nguỵ biện- và hàm chứa trong nó thái độ coi thường độc giả. Có một số người còn chê bai cái mà họ gọi là cách đọc tuyến tính của độc giả hiện nay. Thế nào gọi là cách đọc tuyến tính, thế nào là cách đọc phi tuyến tính? Bộ óc con người phức tạp như vậy, tư duy con người khó nắm bắt như vậy, làm gì có cách đọc nào gọi là cách đọc tuyến tính!?

    Rõ ràng, người nghệ sĩ phải là người biết tìm tòi, khám phá, sáng tạo một thế giới nghệ thuật của riêng mình. Nó có thể không dễ dàng được số đông độc giả chấp nhận, và thậm chí giá trị của nó chỉ được nhìn nhận sau nhiều năm, thế nhưng đặt cho mình một thứ bậc cao hơn độc giả, phán xét độc giả có phải là việc nên làm của người sáng tác?

    4. Một số ít người viết của ta hiện nay rơi vào tình trạng vừa viết/ vừa in sách đã tưởng mình nổi tiếng. Một tác giả trẻ ra tiểu thuyết đầu tay, có một vài bài điểm sách trên báo nhắc đến, một vài cuộc phỏng vấn nhạt nhẽo - vậy là tác giả nọ đã vô cùng tự mãn, đi đâu cũng hỏi xem anh A, chị B đã đọc bài báo ấy chưa, đã mua sách về đọc chưa. Ít lâu sau, có bài phê bình trên báo, thì lập tức tỏ ra giận giữ, làm mình làm mẩy, truy vấn bằng được xem người viết bài đó là ai. Lẽ ra, người sáng tác cần phải giữ được sự điềm tĩnh và thái độ biết lắng nghe. Điều đó mới giúp họ đi dài trên con đường văn chương gian khó và nhọc nhằn.

    Giữa thời buổi hiện nay, chả mấy khó khăn có thể xuất bản được một cuốn sách. Những thứ tạp pí lù trên mạng cũng có thể ?ođổi đời? thành tác phẩm văn học, thì cái danh ?onhà văn? cũng có phần trở nên dễ dãi hơn. Một cây bút chuyên viết chuyện tình ta ba tay tư trên mạng có thể xuất hiện liên tiếp trên sóng truyền hình, trên các bài phỏng vấn báo chí với cái danh ?onhà văn?. Một tác giả viết về những mối ?otình trai? éo le , chuyện ?ohậu trường? của những cô gái làng chơi có thể cho ra những cuốn sách hot trong tuần trong tháng. Thế nhưng, khi người đọc không còn bị sự tò mò dẫn dụ thì cuốn sách sớm hay muộn cũng bị xoá sổ trong bộ nhớ của họ.

    Danh dễ đến thì cũng dễ đi. Nhưng ?oGiải thưởng lớn nhất cho các nhà văn đó là vị thế trong trái tim độc giả?. Phải chăng vì xác định được điều này nên các tác phẩm của Marc Levy mới có sức chinh phục độc giả lớn đến vậy. Và không phải bỗng dưng mà việc ông xuất hiện ở Việt Nam được chào đón nồng nhiệt đến vậy.

    5. Sự kiện nhà văn Marc Levy đến Việt Nam thu hút giới truyền thông hàng tháng trời nay. Bắt đầu có mặt tại Hà nội từ ngày 3- 10 ?" 2008, thông tin về nhà văn người Pháp này được báo chí khai thác triệt để. Và một điều khiến chúng ta không thể không suy nghĩ qua sự kiện này, đó là: rõ ràng (các) nhà văn vẫn đủ ?oquyền năng? tạo ra sức hút với công chúng. Và thứ ?oquyền năng? này tạo ra từ chính tài năng của nhà văn, bằng chính các tác phẩm của họ chứ không phải một thứ trang sức mà ai muốn cũng có thể tự sắm cho mình được.

    Hồ Điệp / Vietimes

Chia sẻ trang này