1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi ốm ăn bún có hại gì không?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi chaymatdep, 11/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chaymatdep

    chaymatdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    864
    Đã được thích:
    0
    Khi ốm ăn bún có hại gì không?

    Mấy hôm trước em bị ốm, em không ăn được cơm, chỉ muốn ăn bún (bún là món em ưa thích) nhưng nghe vài người nói là ốm thì không nên ăn bún... híc.

    Thế thì ăn cái gì bây giờ. Các bác thấy họ nói có đúng không? Vì em thấy chả có lý do gì mà kết luận ăn bún khi ốm là độc cả. Các bác nhỉ?
  2. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0

    Bạn không nói cụ thể là ốm như thế nào để có thực phẩm thích hợp.
    Khi bạn bệnh nên giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá làm giảm nhẹ bệnh. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hoá (vd: cháo đậu xanh, cháo đường, cháo thịt bằm, hoặc các loại soup nhẹ... )đang yếu người mà bạn ăn bún dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài lắm.
    Thông thường mọi người cho rằng lúc ốm nên ăn nhiều đồ bổ cho mau phục hồi, theo mình thì hoàn toàn sai. Vì lúc đó cơ thể đang yếu, lại nhồi nhét các thực phẩm giàu đạm vào, hệ tiêu hoá lại phải ì ạch làm việc điều này là phản khoa học.
    Khi bạn đang dần phục hồi sức khoẻ, thì nên ăn những món để giúp cơ thể tăng tốc, tăng sức đề kháng.
    Ví dụ
    - Người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phải chịu gánh nặng tiết nước mật.
    - Người bị , dạ dày và tuyến tụy phải kiêng phàm ăn uống để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hoá, làm giảm nhẹ bệnh; người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, đề phòng đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm.
    - Bệnh về tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề; các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, cá, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch.
    - Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Các món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên. Nên ăn: Trái bơ, cà rốt, khoai lang, Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí, Cá biển (như cá hồi, cá mòi, cá saba -nếu như trước đó chưa từng dị ứng với hải sản); Đu đủ, thơm, chanh, bưởi; Nấm đông cô và nấm mèo.
    - Bị dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng; đối với bệnh tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu; bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh; những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc urê hoặc nhiễm độc gan.
    Về mặt thuốc men, kiêng kỵ ăn uống trong YHCT nhiều hơn YHHĐ.
    Ví dụ: mật ong kỵ tỏi, hành, kinh giới kỵ cua cá, thiên môn đông kỵ cá chép, chất sắt kỵ lá chè, bạch truật kỵ đào, mận; nếu uống thuốc bổ nhân sâm kiêng ăn cải củ và thức ăn có tính kiềm. Hầu như mỗi loại thuốc đều có loại thức ăn kiêng kỵ đối với chúng.

    Kiêng kỵ thức ăn khi uống tân dược thì đơn giản hơn, và đều có lý luận. Nói chung, thuốc kỵ thức ăn mặn có: cloromixin, streptomyxin, gentamyxin, kanamyxin, furamixin; thuốc phải kiêng chè, cháo, sữa bò, các loại đỗ đậu có rifupin, cloromixin, cafein, piramidon và tetraxyclin; ngoài ra nếu uống thuốc có men monoamin oxidaza phải kiêng hoặc ăn ít thức ăn loại đậu, sữa, chuối tiêu, sôcôla và rượu.
    Được heotocdo sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 11/09/2007
  3. umisusi87

    umisusi87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    uồi, ăn cá lại làm tăng làm tăng xơ cứng động mạch ạ? Thế mà tại sao khi bố em đi khám ở bệnh viện, phát hiện ra bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim (mà theo em được biết chính là tắc động mạch vành) thì người ta lại hỏi bố em một câu là "bác bị thiếu các chất có nhiều trong cá" và khuyên bố em nên tích cực ăn cá (và quả thực là từ nhỏ tới giờ bố em rất ghét cá, k đụng đũa đến món này). Có thể phân tích júp em í này k ạ?
  4. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    uồi, ăn cá lại làm tăng làm tăng xơ cứng động mạch ạ? Thế mà tại sao khi bố em đi khám ở bệnh viện, phát hiện ra bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim (mà theo em được biết chính là tắc động mạch vành) thì người ta lại hỏi bố em một câu là "bác bị thiếu các chất có nhiều trong cá" và khuyên bố em nên tích cực ăn cá (và quả thực là từ nhỏ tới giờ bố em rất ghét cá, k đụng đũa đến món này). Có thể phân tích júp em í này k ạ?
    ------------------
    1. Heo chưa đọc tài liệu nào đề cập vì "bị thiếu các chất có nhiều trong cá" mà dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim bạn ạ.
    Theo Heo biết khi động mạch vành tim bị hẹp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim khi động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn. ?oThủ phạm? chính là do tình trạng rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể, Vậy yếu tố nguy cơ của Thiếu máu cục bộ cơ tim là gì?
    Những người có những yếu tố sau đây sẽ dễ bị thiếu máu cục bộ cơ tim:
    ? Trong gia đình có người bị thiếu máu cục bộ cơ tim
    ? Hút thuốc lá
    ? Rối loạn chuyển hóa lipid máu
    ? Tăng huyết áp
    ? Tiểu đường
    ? Béo phì
    ? Ít vận động thể lực
    ? Sống trong môi trường dễ bị stress
    2. Bệnh về tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề; các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, cá, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch.
    Thông thường, những người lớn tuổi đựơc khuyến khích sử dụng thức ăn từ cá để thay thế thịt động vật nhằm hạn chế lượng cholesterol. Nhưng không phải trong cá không có cholesterol, vì vậy, người bệnh chỉ nên dung ở số lượng hạn chế và chú ý ăn các loại cá có hàm lương cholesterol thấp mà thôi.
    Sẵn đây Heo cung cấp 1 ít thông tin dinh dưỡng về cá và hải sản luôn nhé:
    Thực phẩm (100g) Béo bảo hòa (g) Cholesterol (mg) Omega-3 fatty acid (g) Béo tổng cộng (g) Năng lượng từ béo (%) Năng lượng tổng cộng (kcal)
    1. Cá
    Cá lưỡi kiếm 1.4/ 50/ 1.1/ 5.1/ 30/ 155
    Cá ngừ 1.6/ 49/ 6.3/ 31/ 184
    Lươn 3 / 161/ 0.7/ 15/ 57/ 236
    2. Hải sản
    Mực 0.1/ 72/ 0.1/ 0.6/ 6/ 98
    Cua 0.2/ 100/ 0.5/ 1.8/ 16/ 102
    Tôm 0.3/ 195/ 0.3/ 1.1/ 10/ 99
    Hào 1.3/ 109/ 1/ 5/ 33/ 137
    Người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim cần lưu ý 3 điểm sau:
    1. Bệnh dễ xuất hiện khi gắng sức, xúc động, căng thẳng?
    2. Luôn mang theo bên người một trong bốn dạng nitrate tác dụng nhanh, và trước khi dùng các thuốc này phải được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    3. Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực phải dùng ngay một trong các loại thuốc tác dụng nhanh nêu trên và tìm cách liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc trung tâm cấp cứu gần nhất.
    Bên cạnh dùng thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim, thì người bệnh nên giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc lá, điều trị tình trạng tăng cholesterol trong máu, phải giữ LDL-c ở mức dưới 100mg%, thay đổi môi trường sống, giảm stress và nghỉ ngơi nhiều.
    (st)
    Được heotocdo sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 12/09/2007
  5. yahoo_yahoo

    yahoo_yahoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    0
    Chả sao đâu, càng dễ tiêu hoá thôi bạn ạ.
  6. umisusi87

    umisusi87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    thông tin rất hữu ích, bi h em đã hiểu tại sao bác sĩ lại khuyên bố em ăn cá. Đúng là rõ ràng lần khám bệnh thứ 2 lượng chorestoron trong máu của bố em có tăng lên 0,3 so với lần trước mặc dù tập trung ăn toàn cá mà k hề ăn tí thịt nào (nên em mới hỏi như trên), thế có cách j để hạn chế việc tăng chorestoron trong máu k ạ?
    Em cảm ơn vì bác Heo đã nói thêm thông tin về bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim --> vote bác 5*
  7. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    thông tin rất hữu ích, bi h em đã hiểu tại sao bác sĩ lại khuyên bố em ăn cá. Đúng là rõ ràng lần khám bệnh thứ 2 lượng chorestoron trong máu của bố em có tăng lên 0,3 so với lần trước mặc dù tập trung ăn toàn cá mà k hề ăn tí thịt nào (nên em mới hỏi như trên), thế có cách j để hạn chế việc tăng chorestoron trong máu k ạ?
    Em cảm ơn vì bác Heo đã nói thêm thông tin về bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim --> vote bác 5*

    -----------------------
    Trong bệnh vữa xơ động mạch, thành động mạch có những bựa giống như cháo gồm có cholesterol và tế bào máu đóng vào, khiến nó trở nên gồ ghề, thu hẹp gây trở ngại cho sự vận chuyển của máu. Máu huyết tới tim giảm, tim kém được nuôi dưỡng, giảm hoạt động rồi một lúc nào đó đưa đến cơn kích tim. Những miếng bựa có thể bứt rời thành mạch máu, ngao du khắp cơ thể theo hệ tuần hoàn gây ra nghẽn mạch. Lên đến não nó tạo ra tai biến mạch máu não, tới tim nó gây ra nhồi máu cơ tim.
    Mỗi năm, có cả nhiều trăm ngàn người chết vì những tai nạn tương tự.
    Có một điểm mà nhiều người không để ý là cơ thể sản xuất tất cả lượng cholesterol cần thiết. Khi đề cập đến con số cholesterol thì là nói tới lượng cholesterol lưu hành trong máu mà 85% do cơ thể sinh ra và 15% do thực phẩm đưa vào.
    Cholesterol trong máu có thể lên cao khi ta tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều loại mỡ này hoặc nhiều mỡ bão hòa.
    Ngoài ra cholesterol trong máu lên cao theo số tuổi; khi cân quá nặng nhất là béo mập ở vùng bụng; khi có các bệnh tiểu đường, cao huyết áp; di truyền cao cholesterol từ bố mẹ; khi có nếp sống không lành mạnh như lạm dụng rượu, thuốc lá, có đời sống quá tĩnh tại hoặc có nhiều mối lo âu, bất mãn.
    Cách thức giảm cholesterol
    - Điểm cần lưu ý đầu tiên là ăn ít cholesterol không có ảnh hưởng mấy tới lượng cholesterol trong máu như là khi bớt tiêu thụ thực phẩm có chất béo bão hòa.
    - Thứ hai là trong thực phẩm, tất cả cholesterol đều giống nhau, không có loại xấu loại tốt. Nhưng trong máu thì cholesterol trở nên tốt hay xấu là tùy theo loại lipoprotein cõng nó.
    - Thứ ba là chất béo bất bão hòa đơn hoặc đa dạng từ thực vật không gây ra sự vữa như cháo của chất mỡ trong lòng động mạch.

    Sau đây là một số gợi ý để chúng ta cùng nhau hạ thấp cholesterol trong máu:
    1-Lựa thực phẩm có ít mỡ béo.- Nếu ta bớt chất béo xuống còn 30% của tổng số năng lượng do thực phẩm cung cấp thì nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm theo rất nhiều.
    Dân chúng vùng Địa Trung Hải đều ít bị bệnh tim hơn người Mỹ vì họ dùng nhiều dầu olive, cá, các loại hạt, rất ít khi ăn thịt bò, thị heo, uống một chút rượu vang vừa phải mỗi ngày.
    2- Lựa thực phẩm có ít chất béo bão hòa vì loại này làm tăng cholesterol, LDL và Triglyceride trong máu. Ăn nhiều rau, trái cây, hạt ngũ cốc. Béo bão hòa có nhiều trong kem, bơ, sữa nguyên chất, cheese, da gà, mỡ trên thịt nạc, mỡ heo. Thịt trâu rất ít mỡ béo.
    3-Giảm thiểu thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, gan. Lòng trắng trứng và thực phẩm từ thực vật không có cholesterol. Một lòng đỏ trứng có tới 250mg cholesterol. Theo Hiệp Hội Hoa Kỳ về Tim thì nếu khỏe mạnh ta có thể ăn không quá bốn quả trứng mỗi tuần; khi cholesterol cao thì giảm xuống hai trái trứng mỗi tuần.
    4-Tránh dầu dừa, dầu hạt cọ (palm), vì có nhiều béo bão hòa. Dầu này thường có trong kẹo súc cù là, bánh bích quy.
    5- Dùng béo bất bão hòa trong dầu ngô bắp, safflower. dầu olive, dầu canola, trái bơ avocado, vừng, dầu đậu phọng, vài loại cá vì chúng có tác dụng làm hạ cholesterol.
    6- Giảm trans fatty acid như margarine thỏi vì tác dụng làm gia tăng cholesterol trong máu. Margarine mềm ít hại hơn. Loại bơ thay thế Benecol hay margarine chế từ đậu nành có thể hạ cholesterol trong máu.
    7- Tiêu thụ nhiều omega 3 fatty acid, có nhiều trong cá thu (mackerel), cá chình americain eel, cá ngừ (tuna), cá trích (atlantic herring), cá sardines, cá hồi (trout).. Lưu ý là khi uống dầu cá, nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình vì mức độ dầu cá có thể tương tác với vài dược phẩm.
    8-Tăng lượng chất xơ và tinh bột có trong ngũ cốc, rau trái, mì ống mì sợi vì các chất này có rất ít béo bão hòa, cholesterol và cho ít năng lượng.
    9- Giữ sức nặng cơ thể ở mức trung bình, tránh bị mập phì nhất là ở vùng bụng.
    10- Tập luyện cơ thể đều đặn để làm tăng chất béo tốt HDL, làm giảm mỡ dữ LDL, giảm kí, hạ huyết áp cao. Với tập luyện cơ thể đều đặn và giảm tiêu thụ chất béo, ta có thể làm hạ cholesterol trong máu xuống tới 15%.
    Ngoài ra , ta có thể tiêu thụ nhiều hơn các phó sản của đậu nành có ít cholesterol lại nhiều đạm thực vật dễ tiêu; tăng các antioxidant như sinh tố E, C, Beta Carotene vì tác dụng tốt trong sự chuyển hóa Cholesterol.
    Đã có nhiều thành kiến không đúng cho là các thủy sản như tôm, cua, trai sò, crawfish, tôm hùm có nhiều cholesterol nên thực phẩm này bị loại khỏi chế độ dinh dưỡng của nhiều gia đình. Dữ kiện mới đây cho hay các thực phẩm trên đều an toàn về phương diện chất béo nhất là khi chúng được nấu bằng cách hấp, luộc, nướng, bỏ lò chứ không chiên trong chảo với mỡ, với bơ.
    11- Dược phẩm. Đôi khi với tất cả các đề phòng kể trên, cholesterol trong máu vẫn còn cao vì ảnh hưởng của gene, vì vui miệng ăn nhiều mỡ béo thì phải cầu cứu tới dược phẩm.
    Thường thường tiêu chuẩn để dùng dược phẩm là khi LDL cao quá mức độ 190mg/dl hoặc trên 160mg/dl cộng thêm vài nguy cơ gây bệnh tim khác như hút thuốc lá, cao huyết áp, mập phì.
    Thị trường hiện nay có nhiều âu dược rất công hiệu để làm giảm mức độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự đóng bựa chất béo vào thành động mạch và ngăn bựa tách rời khỏi thành mạch máu chạy tới các bộ phận sinh tử như não, tim.
    Việc dùng các dược phẩm này cần được bác sĩ cân nhắc kỹ càng tùy theo từng trường hợp, vì khi đã uống thì phải uống trong nhiều năm, có khi suốt cuộc đời. Thuốc lại rất đắt tiền và vài loại thuốc có những tác dung phụ nguy hiểm, chẳng hạn là làm hại tới lá gan.
    12-Dược thảo. Ngoài âu dược, còn một số dược thảo được giới thiệu là có thể làm giảm cholesterol trong máu như Beta-Sitosterol chế biến từ đậu nành và gạo; citrus pectin từ họ chanh, cam bưởi và ăn thêm tỏi

    Kết luận.
    Các tài liệu về chất béo-cholesterol có quá nhiều, đôi khi làm ta bối rối. Gần đây, nghiên cứu lại tìm thêm ra lipoprotein (a ) cũng xấu không khác gì LDL.
    Sau hơn 50 năm, khoa học đã làm sáng tỏ một phần nào vai trò của cholesterol cao trong máu đối với bệnh vữa xơ động mạch, một nguyên nhân đưa tới tử vong và bệnh hoạn vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nhưng nguyên lý sinh bệnh của vữa xơ này còn nhiều bí hiểm cần được khai sáng tiếp. Khi đó, việc điều trị và ngừa bệnh này hy vọng sẽ dễ dàng và công hiệu hơn
    Hơn nữa, ta không thể gạt bỏ chất béo khỏi khẩu phần dinh dưỡng vì cơ thể cần năng lượng từ chất béo, cần sinh tố tan trong mỡ, cần chất béo để cấu tạo màng tế bào, mô thần kinh, tim...
    Cho nên giản dị hơn cả là khi muốn tránh bệnh tim mạch do các chất béo này gây ra, ta chỉ việc bớt tiêu thụ thực phẩm do động vật gia súc như thịt, sữa và phó sản; tăng thực phẩm từ thực vật và vận động cơ thể.
    Để bảo toàn trái tim thân thương cũng như sức khỏe tổng quát.
    Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
    (Trích trong sách ?zDinh Dưỡng & Điều Trị?o, mới xuất bản)

    Được heotocdo sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 12/09/2007
  8. ngaykoanh

    ngaykoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    hic.bún không được thì ăn cái gì.chỉ sợ không có có sức ăn thôi
  9. chaymatdep

    chaymatdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    864
    Đã được thích:
    0
    Hi hi cảm động cảm động! các bác nhiệt tình quá!
    Em nói ốm ở đây là em bị cảm cúm ấy mà, nhức đầu sổ mũi sốt cao đó....
    Có làm sao không các bác. Nếu bị bệnh gì thì nên kiêng bún ạ.
    Em thì vừa rồi khám phát hiện bị viêm dạ dày, ngoài ra ngày xưa còn bị xoang mũi, giờ khỏi rồi nhưng thỉnh thoảng bị cảm cúm vẫn nghẹt mũi lại. Còn em không có bệnh gì cả. Như vậy ăn bún thoải mái phải không các bác.
    Bực cái em ra mua bún bà bán bún cũng khuyên ốm thì nên mua ăn phở chứ không nên ăn bún...

Chia sẻ trang này