1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khi tin học và sinh học hội tụ!!!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 11/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phần 2 : đôi điều có lẽ
    Kỳ trước đã điểm qua một số tiến bộ khoa học mà người ta hy vọng có thể đạt được trong tương lai gần, nhờ ở sự hội tụ giữa Sinh học và Tin học. Sự hội tụ này nhờ ở khả năng mô hình hoá của Tin học ngày càng cao, tấn công được vào những hiện tượng vô cùng phức tạp mà những nghiên cứu về sinh học càng đi sâu càng đặt ra nhiều. Những tiến bộ ấy nằm trong hai phạm trù nghiên cứu : khoa học về bộ não và di truyền học, với những thành công hiện đã manh nha, như mạng nơron, đọc và giải mã gien. ở đây chỉ bàn về những vấn đề liên hệ đến khoa học luận, vì báo chí đã nói quá nhiều trên những ứng dụng của tin học và sinh học. Những ứng dụng này có ảnh hưởng xã hội và kinh tế rất lớn, và không phải hoàn toàn chắc chắn là sẽ theo chiều hướng tốt. Chính vì thế lại càng cần thiết nắm bắt nội dung của các ngành nghiên cứu này.
    Nhưng, để tiếp tục trình bày về những viễn tưởng xa, mênh mông... và manh mong... hơn, xin được phép nhìn chung cảnh quan từ điểm khởi đầu, theo người viết bài hiểu được. Cái nhìn khởi đầu đó là nhận thức rằng đối tượng của tư duy con người nằm trong ba thế giới : thế giới vật chất, thế giới của sự sống, và thế giới tư tưởng. Về quan điểm này nguời viết hoàn toàn đồng ý với Phan Huy Đường, trong cuốn Penser librement (xem giới thiệu trong Diễn Đàn số 99, 9.2000).
    Nhưng nếu lối tiếp cận của tác giả, theo triết học duy vật biện chứng, là chất vấn những quan hệ của tư duy với ba thế giới đó một cách tổng thể, thì lối tiếp cận của các người nghiên cứu khoa học vẫn là tách bạch bản thân mình, chủ thể tư duy khoa học, và đối tượng tư duy, mặc dù phạm vi của đối tượng đó ngày càng rộng lớn và sâu xa. Mặc dù đối tượng tư duy khoa học có thể bao gồm sự sống và tư tưởng. Và phương pháp luận vẫn là chia nhỏ, khu biệt các vấn đề, đi từng bước, phân tích và tổng hợp, tìm kiếm sự đồng thuận tối đa qua lý thuyết và thực nghiệm.
    Từ những thành công cục bộ và cụ thể như đã nói kỳ trước, con người ngày nay đã trở lại những tham vọng cướp quyền tạp hoá đã có từ muôn thuả, với phần nào tự tin hơn, và với phương pháp chặt chẽ hơn. Vì những câu hỏi tại sao ? như thế nào ? không dấu được cái tham vọng làm thế nào ? nằm trong. Trong viễn cảnh nói tới ở đây, công việc là đi tìm cái cầu nối giữa thế giới vật chất và thế giới của sự sống, và tìm cách bắc cầu từ thế giới sự sống đến thế giới tư duy. Nói cách khác, như thế là đã đặt được hai câu hỏi cụ thể hơn : từ vật chất nảy ra sự sống như thế nào ? và từ sự sống nảy ra tư duy như thế nào ? Tuy về mặt thực nghiệm các câu hỏi này vẫn nằm trong hai phạm trù nghiên cứu : khoa học về bộ não, và sinh học phân tử, trong tương lai dĩ nhiên người ta sẽ dùng bất cứ phương pháp, lý thuyết, kết quả cụ thể nào của các ngành khoa học khác khi cần thiết.
    Vậy sau khi xem xét về phương pháp luận của sự bắc cầu, sẽ xin điểm lại một vài dự phóng về hai khoa học trên. Rồi cuối cùng cũng không thể không nhắc tới những phê phán (gồm cả sự tự phê phán của các nhà khoa học) về bản thân việc áp dụng phương pháp khoa học trên những đối tượng như sự sống và tư duy.

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phần 2 : đôi điều có lẽ
    Kỳ trước đã điểm qua một số tiến bộ khoa học mà người ta hy vọng có thể đạt được trong tương lai gần, nhờ ở sự hội tụ giữa Sinh học và Tin học. Sự hội tụ này nhờ ở khả năng mô hình hoá của Tin học ngày càng cao, tấn công được vào những hiện tượng vô cùng phức tạp mà những nghiên cứu về sinh học càng đi sâu càng đặt ra nhiều. Những tiến bộ ấy nằm trong hai phạm trù nghiên cứu : khoa học về bộ não và di truyền học, với những thành công hiện đã manh nha, như mạng nơron, đọc và giải mã gien. ở đây chỉ bàn về những vấn đề liên hệ đến khoa học luận, vì báo chí đã nói quá nhiều trên những ứng dụng của tin học và sinh học. Những ứng dụng này có ảnh hưởng xã hội và kinh tế rất lớn, và không phải hoàn toàn chắc chắn là sẽ theo chiều hướng tốt. Chính vì thế lại càng cần thiết nắm bắt nội dung của các ngành nghiên cứu này.
    Nhưng, để tiếp tục trình bày về những viễn tưởng xa, mênh mông... và manh mong... hơn, xin được phép nhìn chung cảnh quan từ điểm khởi đầu, theo người viết bài hiểu được. Cái nhìn khởi đầu đó là nhận thức rằng đối tượng của tư duy con người nằm trong ba thế giới : thế giới vật chất, thế giới của sự sống, và thế giới tư tưởng. Về quan điểm này nguời viết hoàn toàn đồng ý với Phan Huy Đường, trong cuốn Penser librement (xem giới thiệu trong Diễn Đàn số 99, 9.2000).
    Nhưng nếu lối tiếp cận của tác giả, theo triết học duy vật biện chứng, là chất vấn những quan hệ của tư duy với ba thế giới đó một cách tổng thể, thì lối tiếp cận của các người nghiên cứu khoa học vẫn là tách bạch bản thân mình, chủ thể tư duy khoa học, và đối tượng tư duy, mặc dù phạm vi của đối tượng đó ngày càng rộng lớn và sâu xa. Mặc dù đối tượng tư duy khoa học có thể bao gồm sự sống và tư tưởng. Và phương pháp luận vẫn là chia nhỏ, khu biệt các vấn đề, đi từng bước, phân tích và tổng hợp, tìm kiếm sự đồng thuận tối đa qua lý thuyết và thực nghiệm.
    Từ những thành công cục bộ và cụ thể như đã nói kỳ trước, con người ngày nay đã trở lại những tham vọng cướp quyền tạp hoá đã có từ muôn thuả, với phần nào tự tin hơn, và với phương pháp chặt chẽ hơn. Vì những câu hỏi tại sao ? như thế nào ? không dấu được cái tham vọng làm thế nào ? nằm trong. Trong viễn cảnh nói tới ở đây, công việc là đi tìm cái cầu nối giữa thế giới vật chất và thế giới của sự sống, và tìm cách bắc cầu từ thế giới sự sống đến thế giới tư duy. Nói cách khác, như thế là đã đặt được hai câu hỏi cụ thể hơn : từ vật chất nảy ra sự sống như thế nào ? và từ sự sống nảy ra tư duy như thế nào ? Tuy về mặt thực nghiệm các câu hỏi này vẫn nằm trong hai phạm trù nghiên cứu : khoa học về bộ não, và sinh học phân tử, trong tương lai dĩ nhiên người ta sẽ dùng bất cứ phương pháp, lý thuyết, kết quả cụ thể nào của các ngành khoa học khác khi cần thiết.
    Vậy sau khi xem xét về phương pháp luận của sự bắc cầu, sẽ xin điểm lại một vài dự phóng về hai khoa học trên. Rồi cuối cùng cũng không thể không nhắc tới những phê phán (gồm cả sự tự phê phán của các nhà khoa học) về bản thân việc áp dụng phương pháp khoa học trên những đối tượng như sự sống và tư duy.

    BachHop

Chia sẻ trang này