1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

'Khi tôi 20' của Phan Đăng Di

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi poly, 01/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    'Khi tôi 20' của Phan Đăng Di

    Download

    http://homepage.mac.com/WebObjects/...tbn1977&fpath=DI&templatefn=FileSharing2.html



    ''Khi tôi 20'' của Phan Đăng Di dự LHP Venice?

    Từ 27/8 đến 6/9/2008, LHP Venice sẽ diễn ra tại Venezia, Italia. Bộ phim ngắn "Khi tôi 20" của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di có tên trong danh sách mời tham dự.

    Cảnh trong phim "Khi tôi 20" của đạo diễn Phan Đăng Di

    Đây là LHP Venice lần thứ 65, và hạn cuối cùng để các tác giả gửi tác phẩm tham dự là ngày 27/8. Tuy nhiên, đến hôm nay, ngày 22/8, đạo diễn Phan Đăng Di vẫn chưa biết bộ phim này có được dự LHP này hay không.

    Khi tôi 20 trở thành một trong hai đại diện hiếm hoi của châu Á (cùng phim Wode của đạo diễn Trung Quốc Hui Li) tại LHP danh giá này.

    1. Phim Khi tôi 20 được đạo diễn Phan Đăng Di làm từ năm 2005 (kịch bản : Phan Thị Vàng Anh và Phan Đăng Di). Đây là một trong 3 bộ phim trong dự án Master Class (quỹ Ford tài trợ) do đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng trực tiếp giảng dạy.

    Với mong muốn khai phá tận cùng khả năng sáng tạo nghệ thuật, các học viên trẻ tham gia dự án được tự ý đưa ra cốt truyện cũng như phát triển kịch bản của mình.

    Trong phim Khi tôi 20, đạo diễn Phan Đăng Di thể hiện lối sống muốn đi ngược lại truyền thống của một nữ thanh niên trẻ nhưng rồi, sau khi vấp váp, cô lại mong muốn quay trở về với những giá trị cũ.

    Đồng hành với nó, là câu chuyện tình chơi vơi giữa lằn ranh giới đồng cảm và khó thể chấp nhận của cô gái và người yêu. Kết thúc phim là giọt nước mắt ân hận muộn màng của Hoa ?" tên nữ nhân vật chính trong phim sau khi người yêu bỏ đi.

    Với kịch bản gai góc về diễn biến hành động cũng như những phức tạp về nội tâm nhân vật qua các "cảnh nóng", đòi hỏi đạo diễn phải có những cách thức xử lý điêu luyện, hợp lí và tinh tế. Nếu non tay, tức khắc sẽ trở thành bộ phim "phô", hiệu quả thể hiện ý tưởng thấp.

    Với bộ phim ngắn này, đạo diễn Phan Đăng Di đã bỏ ra rất nhiều công sức với suy nghĩ: "Không có nhân vật xấu, chỉ có cách thể hiện nhân vật như thế nào. Đây là một câu chuyện riêng tư và suy nghĩ này cần được nói ra."Để bộ phim ngắn này ra đời, đạo diễn Phan Đăng Di đã mất đến nửa năm.

    Đạo diễn Phan Đăng Di2. Trong thời gian đến với LHP Cannes để tham dự hoạt động L?TAtelier, cũng như các đạo diến trẻ trên khắp thế giới, đạo diễn Phan Đăng Di đã mang bộ phim Sen - từng được trình chiếu tại LH phim ngắn danh giá nhất thế giới Clermont Ferrand 2006 - và bộ phim Khi tôi 20, với mong muốn tìm kiếm cơ hội tài trợ.

    Khi tôi 20 đã "lọt vào mắt xanh" của ông Paolo Bertoli - một trong năm thành viên của hội đồng tuyển chọn phim dự tuyển của tổ chức La Biennale di Venezia.

    Vào giữa tháng 6, ông Paolo Bertoli đã sang Việt Nam để tìm kiếm các nhà sản xuất phim, đạo diễn điện ảnh và những bộ phim hay cho LHP Venice .

    Và Khi tôi 20 là bộ phim duy nhất đại diện cho Việt Nam được mời tham dự LHP Venice với thể loại phim ngắn. Không những thế, còn vượt qua gần 1.400 bộ phim ngắn ở khắp nơi trên thế giới, Khi tôi 20 trở thành một trong hai đại diện hiếm hoi của châu Á (cùng phim Wode của đạo diễn Trung Quốc Hui Li) tại LHP danh giá này.

    3. Ngay sau khi biết tin, Phan Đăng Di đã liên hệ ngay với Quỹ Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh (thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam) và Cục điện ảnh, chỉnh sửa lại tác phẩm, cắt bỏ bớt cảnh quay cận nhạy cảm và xin được trình duyệt để được đưa đi tham dự giải.

    Sau khi xem tác phẩm, Cục điện ảnh có công văn cho phép lưu hành, nhưng chỉ trong nội bộ. Với quyết định này của Cục Điện ảnh, không biết Khi tôi 20 có đủ điều kiện và thời gian để dự thi LHP Venice khi thời hạn gửi phim (ngày 27/8) đang tới rất gần?

    Trong thời gian này, để đảm bảo chất lượng, bản phim còn phải mang sang Thái Lan để chỉnh sửa về kỹ thuật. Đạo diễn Phan Đăng Di bày tỏ: "Đây chỉ là một bộ phim ngắn của một đạo diễn trẻ đang đi tìm kiếm mọi cơ hội cho mình. Khi tôi 20 không đại diện cho gì khác ngoài cá nhân tôi. Tôi rất mong muốn được có cơ hội để giải thích với những người còn có thắc mắc về bộ phim".

    Phan Đăng Di đã chia tay công việc của một viên chức Phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh để trở thành nhà làm phim tự do.

    Ngoài giảng dạy môn Biên kịch điện ảnh và môn Lịch sử điện ảnh cho Dự án Đào tạo điện ảnh của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, anh còn dịch lời thoại cho các phim nước ngoài, tham gia công tác biên tập, hiệu đính sách dịch chuyên ngành điện ảnh và tiếp tục sáng tác.



    Theo Việt Quỳnh

    Thể thao & Văn hóa
  2. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Quyết định cấm phim "Khi Tôi 20" đi dự Liên Hoan Quốc Tế Venise bị chỉ trích
    Ánh Nguyệt, Tú Anh
    Bài đăng ngày 29/08/2008 Cập nhật lần cuối ngày 29/08/2008 19:14 TU
    Một bộ phim ngắn của Việt Nam mang tựa đề "Khi Tôi 20" đã bị chính quyền kiểm duyệt và cấm tham dự Liên Hoan Phim Venise. Trả lời phỏng vấn AFP, nhà điện ảnh Pháp gốc Việt nam Trần Anh Hùng, đạo diễn hai bộ phim nổi tiếng Cyclo và Mùi đu đủ xanh thẩm định là điện ảnh non trẻ của Việt nam có tương lai xán lạn với điều kiện là nhà nước đừng kiểm duyệt và kềm chế.
    Phim truyện ngắn « Khi tôi 20 » của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di lẽ ra có thể là phim ngắn Việt Nam đầu tiên tham gia tranh giải ở Liên hoan Phim Venise nếu không bị chính quyền Hà Nội đánh giá là quá sống sượng và ngăn cấm. Tác phẩm của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di kể lại một chuyện tình khá đặc biệt của Việt Nam thời mới, về một đôi trai gái yêu nhau nhưng chàng trai đành phải để cho nguời yêu hành nghề mại dâm để có thể nuôi sống bản thân cùng người bà đau yếu.
    Cuốn phim ngắn thực hiện cách nay hai năm và được đánh giá cao về mặt kỹ thuật điện ảnh cho nên, dù bị cấm chiếu phim ở rạp, bộ phim vẫn được cơ quan kiểm duyệt phim ảnh cho phép phim ra mắt giới chuyên môn và sinh viên.
    Cục phó Cục Điện ảnh Việt Nam Lê Ngọc Minh giải thich việc cấm chiếu cuốn phim bằng lý do hình ảnh cô gái trong phim, cách sống, hoạt động của cô đi ngược với thuần phong mỹ tục và truyền thống Việt Nam.
    Thế nhưng, trong Liên Hoan Điện Ảnh Quốc Tế Cannes vừa qua, khi đạo diễn Phan Đăng Di đi tìm nguồn tài trợ cho một dự án phim truyện, một thành viên ban tuyển chọn phim cho Liên hoan Venise đã phát hiện ra tác phẩm ''''Khi tôi 20''''. Để có thể xin phép đưa phim ''''Khi tôi 20'''' đi Venise, Phan Đăng Di đã cắt bớt một vài cảnh bị xem là ''''nóng bỏng''''. Thế nhưng Cục Phó Cục Điện Ảnh Việt Nam Lê Ngọc Minh vẫn không xét lại lệnh cấm với lý do ''''nội dung chính của phim y như cũ.''''
    Đạo diễn Phan Đăng Di cho biết ông không thể nào hiểu nổi quyết định của nhà nước. Theo nhà đạo diễn trẻ, cuốn phim không đặt vấn dề chính trị, tôn giáo, không chống đối chính quyền. Còn về cảnh ***, theo ông, nhiều phim Việt Nam khác còn có những màn sống sượng hơn nhiều.
    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_842.asp
  3. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Trong tuần gần đây có hai vụ kiểm duyệt văn hóa nhưng cả hai đều không được đề cập trên báo chí: Thứ nhất là bộ phim ngắn Khi tôi hai mươi của đạo diễn Phan Đăng Di được mời dự Liên hoan phim Venice nhưng bị kiểm duyệt văn hóa cấm không cho tham dự Liên hoan phim này. Lý do không rõ cụ thể, hình như vì có một số cảnh *** cận cảnh? Bộ phim này được Cục Điện ảnh cho phép lưu hành nội bộ nhưng không được chiếu rộng rãi (tức là những phim có các cảnh *** cận cảnh chỉ để các bác, các cô ở Cục Điện Ảnh xem với nhau thôi?).

    Sự kiện thứ hai là tiểu thuyết Thời của Thánh thần của Hoàng Minh Tường bị thu hồi, lý do thì quả thực tôi không rõ.

    Đáng chú ý là cả hai sự kiện cấm trên đều không thấy xuất hiện trên báo. Trên blog Nhị Linh, bạn Cát Khuê có comment về việc các báo không được phép đăng vụ cấm Khi tôi 20 "Nhị Linh, chưa kịp trở tay thì đã có ngay công văn của Ban xuống. Cấm nhắc phim Khi tôi 20 và Phan Đăng Di đến Venice! Thế là đủ, phải không? trước đó TT đã bị dính khi đưa nhầm tìn Khi tôi 20 đi Singapore! Ngay lập tức có công văn".

    Về việc thu hồi Thời của thánh thần thì thông tin duy nhất tôi được biết chỉ là từ các trang web hay blog. Cụ thể là ở blog Nhị Linh và trên trang trannhuong.com. Không rõ có một lệnh cấm tương tự với các báo, không cho phép các báo đăng việc cấm tiểu thuyết này không?

    Ngay cả tờ Vietimes từng xưng tụng cuốn này là "Tiếng nổ của văn chương 2008" (tất nhiên, có cẩn thận kèm một dấu hỏi ở cuối câu) cũng im re không dám nhắc tiếp về cuốn này. Nhưng việc đó còn hiểu được, cái không hiểu được (nhưng thực ra lại là dễ hiểu với tờ Vietimes) là việc tờ này dấm dúi xóa đi bài xưng tụng nói trên.

    Đây là link cũ của bài trên Vietimes, và đây là bản cache bài này.

    Cái này có thể gọi là nhân cách Vietimes? Ít nhất các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên tuy bị cấm đoán, bị trừng phạt vì các bài báo liên quan PMU18 cũng không xóa đi các bài cũ như cách mà Vietimes làm.

    Nếu ngày mai, ngày kia, trên Vietimes có những bài bốc bùn ném Thời của thánh thần và Hoàng Minh Tường thì cũng không có gì lạ.

    Không khí kiểm duyệt văn hóa năm 2008 ở Việt Nam hiện nay xem ra không thua gì so với thời điểm 50 năm trước- năm 1958- khi các tờ báo và cơ quan văn nghệ quốc doanh đồng loạt chặt chém phong trào Nhân văn giai phẩm. Vâng, và nửa thế kỷ trôi qua. Trong nửa thế kỷ ấy, nước Hàn Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn dưới chế độ độc tài quân sự đã thành một quốc gia công nghiệp giầu có và dân chủ. Còn chúng ta: vẫn xé sách, vẫn đốt phim, không những nghèo mà còn hèn.

    2300 năm trước, Lý Tư tâu với Tần Thủy Hoàng: "Thần xin đốt tất cả các sách sử,trừ những sách sử của nhà Tần."

    2300 năm sau, Bộ trưởng bộ 4T Lê Doãn Hợp nói với báo chí "Báo chí được tự do nếu đi theo lề bên phải."

    Xem ra Lý Tư vẫn là người thật thà. Lẽ ra ông có thể nói: "Tất cả sách sử được giữ lại, trừ những sách sử không phải của nhà Tần."

    bài víêt từ blog
    http://blog.360.yahoo.com/blog-LHs64Q8nc6oA.KIg0brqXw--?cq=1&p=14983#comments
  4. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Đạo diễn trẻ Phan Đăng Di mới đây cũng than vãn anh đang khổ sở vì "bản án" trên. Di nói anh được BTC LHP Venice mời dự, sau khi lựa chọn phim ngắn Khi tôi 20 của anh từ 1400 phim ngắn trên toàn thế giới. Đây là cơ hội hiếm có vì chỉ có 18 phim được lọt vào vòng tranh giải. Khu vực Châu Á có phim của Di và một phim Trung Quốc. Thế nhưng khi làm thủ tục gửi phim đi thì Di được một gáo nước lạnh từ Hội đồng duyệt phim quốc gia: phim vi phạm ?othuần phong mỹ tục? và không cho gửi đi.
    Khi tôi 20 là cái nhìn trần trụi về cách sống của một bộ phận giới trẻ... Chuyện phim không khác so với những gì xuất hiện khá thường xuyên trên mặt báo. Phim có một cảnh ***, nhưng xét về độ ?okhủng? cũng cỡ như Sống trong sợ hãi, Đầm hoang, Cô gái trên sông? những phim đã được công chiếu rộng rãi, thậm chí không phô như Đẻ mướn, Khi đàn ông có bầu. Một bên là sự gìn giữ ?othuần phong mỹ tục? duy ý chí, một bên là cơ hội tuyệt vời, lựa chọn bên nào hơn?
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/08/800814/
  5. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bác Poly làm ơn chỉ giùm em xem down phần mềm nào để xem được file đuôi .mov và mp4 với. em tải về rồi mà k xem dc. tks
  6. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Vừa xem xong
    Hình như thấy có mùi của Kim Ki Duk
    Cái lão khách hàng ăn trộm cái ống giã trầu hoá ra là bác Đào Anh Khánh , thảo nào nhìn cứ thấy quen quen
    Em diễn viên chính trong phim em nhận thấy tiềm năng có thể thành 1 ngôi sao lớn của dòng phim nghệ thuật ,
    body đẹp thế cơ mà ,đoạn em ấy mặc underware đen nằm để chú kia gãi gãi ấy
    mặc dù cái giọng của em chanh chua và cái mặt teen quá,
    tuy nhiên già đi chút nữa chắc cũng hao hao giống Đỗ Hải Yến
  7. phong_sinh

    phong_sinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    ừa, phim này về cơ bản không thấy có gì phải cấm cả, chỉ là do cái lối sống tưng tửng khó chấp nhận của cô gái, lẽ ra phải biết hối hận, phải biết "ăn năn" trước những "lầm lỗi", thì lại hơn hớn cười đùa, vô tư múa nhảy, thành ra mới thế,
    cảnh nóng có gì đâu, để mờ ảo thế mà,
    bác Đào Anh Khánh thì khỏi bàn rồi,
    Điện ảnh Việt Nam có lẽ cứ phải đi lên từ phim kiểu Iran chăng, :D,
    Ờ, nhận xét phim chút,
    phim có ảnh hưởng của nhiều tác giả khác nhau, tạm thời chỉ nhớ được Thái Minh Lượng ở "Mây bay ngang trời", tên thường gọi là Dưa hấu, Kolja của Séc, không nhớ đạo diễn, :D, phim Kolja đoạt Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1996,
    quay phim tốt, thoại vẫn dở như thường thấy, có thể một phần do chất lượng thu,
    Phim ngắn nên cô đọng, không dài dòng,
    một điều đặc biệt là các phim ngắn của bác Di đều thấy xuất hiện cô Mai Châu đóng,
  8. HaPhongPhong

    HaPhongPhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    bàn về vấn đề này chỉ thấy bi quan hơn về nền điện ảnh nước nhà, phim của a Di hoàn toàn ko có gì đáng cấm, nếu nói là cảnh *** thì nên cấm rất rất nhiều phim khác- thậm chí phim truyền hình bây giờ cũng nhan nhản những cảnh *** sống sượng, phô phang- còn tư tưởng ư? có lẽ thái độ sống của những người trẻ trong phim làm các bác kiểm duyệt nóng mắt, một xã hội phát triền và lành mạnh ko thể có những cá nhân bất cần đời- trog khi đó lại là thực tế. rất buồn vì có lẽ Khi tôi 20 ko thể tham dự.
  9. phong_sinh

    phong_sinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    tớ thì đang băn khoăn không hiểu việc LHP vẫn chiếu Khi tôi 20, thì sau này bác Di có bị cấm đoán gì trong việc làm các phim khác hay không,
  10. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Cùng lắm là như anh Lâu Diệp ở xứ Tàu là cùng chứ gì

Chia sẻ trang này