1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khinh suất - căn bệnh trầm kha của quân đội Nga?( tin từ báo LĐ)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi largon, 05/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. largon

    largon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Khinh suất - căn bệnh trầm kha của quân đội Nga?( tin từ báo LĐ)

    Elena Zubtsova (từ Mátxcơva) viết riêng cho Lao Động
    Thuyền trưởng tàu ngầm K-159 Sergei Zhemchuzhnov đã bị truy tố vì vi phạm nguyên tắc hàng hải khiến con tàu ngầm hạt nhân này của Nga bị chìm hôm thứ bảy tuần trước tại biển Barents - ông Alexander Savenkov, Trưởng cơ quan Công tố quân sự Nga công bố ngày 3.9. Lại một lần nữa yếu tố con người đã trở thành nguyên nhân chính trong một vụ tai nạn nghiêm trọng của quân đội Nga.




    Tháng tám kinh hoàng
    Tháng tám tiếp tục duy trì hình ảnh tháng bi thảm nhất của nước Nga. Đầu tiên là làn sóng khủng bố ở nhiều địa phương trong cả nước (làn sóng này kéo dài sang tháng 9 với vụ đánh bom đoàn tàu khách ở Pyatigorsk ngày 3.9). Tiếp theo, trong ngày cuối cùng của tháng 8 đã xảy ra thảm hoạ khiến người ta nhớ lại những sự kiện khủng khiếp khi con tàu ngầm nguyên tử Kursk bị chìm 3 năm trước đây khiến hơn 100 thuỷ thủ hy sinh. Hồi đó, một vài vị lãnh đạo của Hạm đội Bắc đã phải từ chức, một số vị quan chức bị kỷ luật. Nhưng hình như điều đó không làm họ sợ hãi. Chỉ ba năm sau, cũng chính tại biển Barents, một chiếc tàu ngầm khác lại bị chìm và các thuỷ thủ lại thiệt mạng.

    Con tàu K-159 chìm lúc gần 3 giờ sáng ngày 30.8 trên đường được kéo về nhà máy sửa chữa tàu biển để tháo dỡ. Bão biển quá mạnh đã giật đứt các dây chằng giữa những chiếc thuyền phao kéo với tàu K-159. Con tàu bị nghiêng và nước biển qua cửa nắp bỏ ngỏ tràn vào bên trong, khiến nó bị nhận chìm xuống đáy biển. Trong tàu lúc đó có 10 thuỷ thủ, nhưng chỉ một người sống sót. Mới chỉ vớt được thi thể của hai người, những thuỷ thủ còn lại được liệt vào dạng mất tích. Tuy nhiên ngay trong ngày 30.8, Chỉ huy Hạm đội Bắc, Đô đốc Victor Kravchenko đã nói rằng không còn hy vọng về những người còn sống. Thượng uý Maxim Tsibulsky may mắn sống sót do lúc đó đang ở trên mui tàu. Một đồng đội khác của Maxim cũng trèo được lên phao cứu sinh cùng anh, nhưng do ăn mặc quá phong phanh nên đã chết vì rét. Nhiệt độ của nước lúc đó là 3-4 độ C, còn nhiệt độ không khí thì chưa đến 10 độ.

    Ngay sau tai nạn, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đã có mặt tại hiện trường. Ông không kìm nổi sự giận dữ: "Chúng ta thấy ở đây những yếu tố của sự khinh suất, thói quen của người Nga trông chờ vào mọi sự tốt đẹp". Còn chỉ huy hải quân Vladimir Kuroedov thì bổ sung: "Rõ ràng đây là sự cẩu thả và vô trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ của cả người chỉ huy việc kéo tàu, lẫn của người chỉ huy đơn vị". Và thế là, cũng giống như ba năm trước đây, có lỗi vẫn là những người trực tiếp thực hiện công việc, chứ không phải là ban lãnh đạo hạm đội.

    Đống sắt han gỉ
    Giờ đây công luận quan tâm hai vấn đề: Tại sao con tàu lại chìm nhanh như thế, và tại sao trong đó lại có người? "Theo quy định hiện hành, nếu như trong tàu không có điện, thông gió và máy móc hoạt động, như tàu K-159 lúc đó, thì nó phải được niêm phong và tuyệt đối không có người bên trong" - ông Mikhail Volzhelsky, thành viên thường trực Uỷ ban Quốc gia về bảo dưỡng tàu, cho hay. Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn chưa rõ, ai đã ra quyết định kéo con tàu bằng những chiếc thuyền phao trong điều kiện thời thiết phức tạp như thế. Không rõ là con tàu có được giám định trước khi được kéo đi hay không.

    Tàu K-159 được đưa vào thành phần chủ lực của hạm đội năm 1963. Lúc đó nó được trang bị những tính năng kỹ thuật vô cùng độc đáo. Sau một phần tư thế kỷ nó đã thực hiện 9 chuyến đi biển và thời gian tổng cộng ở dưới nước là 3 năm. Tàu ngầm loại này có khả năng bơi dưới băng suốt 2 tháng ròng. Năm 1989 nó được chuyển sang hạng dự bị và không hoạt động suốt 14 năm qua. Nói theo lời các thủy thủ hạm đội, thì nó đã biến thành đống sắt han gỉ, không còn đi biển được nữa. Nhưng trong cái đống sắt han gỉ ấy, người ta vẫn để nguyên lò phản ứng hạt nhân. Và các nhà môi trường đang lo ngại rằng nhiên liệu hạt nhân có thể bị rò rỉ.

    Các nhà chức trách đã lên tiếng trấn an rằng con tàu sẽ được trục vớt ngay trong năm tới. Ông Vladimir Navrotsky, người phát ngôn Hạm đội Bắc, nói: "Cần phải trục vớt ngay con tàu, vì dù sao trong đó cũng còn lò phản ứng hạt nhân. Đó là chưa kể thân nhân của các thuỷ thủ muốn nhận lại thi thể của 7 người hy sinh". Rõ ràng là công luận ủng hộ quan điểm trên, bởi không ai dám bảo đảm chắc chắn sự vô hại đối với môi trường của một con tàu ngầm nguyên tử bị chìm. Cả gia đình các thuỷ thủ cũng có quyền mai táng chồng con họ theo phong tục đạo Slavơ chính thống. Nhưng còn đó một vấn đề nhức nhối: Sẽ xây được thêm bao nhiêu nhà cửa, vườn trẻ, bệnh viện cho các thuỷ thủ và gia đình của họ, nếu như số tiền tấn này không được dùng vào việc trục vớt đống sắt han gỉ kia? Và đến khi nào thì nước Nga mới đặt được dấu chấm hết cho thái độ khinh suất và vô trách nhiệm của một bộ phận quan chức dân sự và quân sự nắm giữ mệnh sống của nhiều con người?
  2. largon

    largon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng Nga lại bị rơi
    (LĐĐT) Chiếc trực thăng Ka-32 với 9 người trên khoang, đã biến mất trong sương mù tại phía nam nước này, hôm qua 04.09.03
    Các công nhân xây dựng đã tìm thấy xác chiếc trực thăng cháy đen gần chân núi cách thành phố Sochi khoảng 56 km về phía bắc. Rất ít hy vọng những người trên máy bay còn sống sót: phi hành đoàn gồm 4 người và 5 hành khách.
    Nhân viên mặt đất mất liên lạc với phi hành đoàn sau khi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Những người leo núi gần khu vực máy bay nổ cho hay họ nhìn thấy một chiếc trực thăng bay rất thấp và sau đó nghe thấy tiếng nổ và khói bốc lên.
    Vụ tai nạn này diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Sochi, là vụ nổ thứ ba liên tiếp sau 2 vụ nổ trực thăng đã làm thiệt mạng 16 người tháng trước, tại miền Viễn Đông nước Nga.
    Ngày 20.8, chiếc trực thăng Mi-8 rơi ở bán đảo Kamchatka, khiến 20 người chết, trong đó có 1 thống đốc bang.
    Ngày 26.8, hai chiếc trực thăng quân đội Mi-24 đã va vào nhau trong khi luyện tiếp đất, giết chết 6 phi công.
    Các điều tra viên đã cho rằng trong vụ nổ này, lỗi thuộc về các phi công và sự lơ là của an ninh mặt đất./.

Chia sẻ trang này