1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

khó hiểu quá

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi donkihothoan, 09/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to mabu_com
    Đoạn diễn giải này chưa hợp lí. Nếu đã là người quan sát ở ngoài cả 2 chuyển động thì không có khả năng cộng vạn tốc để thành 400 000km/s. Người quan sát chỉ thấy rằng cả 2 con tàu đều đang chuyển động với v = 200 000 km/s và đang lao về phía nhau thôi. Hệ qui chiếu thứ 3 không hề được quyền cộng vận tốc tương đối hộ 2 hệ qui chiếu khác. Tuy nhiên cách giải thích của bạn vẫn gặp rắc rối nếu xét trường hợp một con tàu đang lao đi với v= 200 000km/s và nó bắn ra một viên đạn cùng chiều chuyển động của nó với vận tốc cũng là 200 000 km/s. Liệu ở đây có cộng vận tốc được không?
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0

    to dcl202
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:nhưng khi ta đứng bên ngoài để quan sát, ta vẫn thấy chúng tiến về phía nhau với tốc độ tương đối giữa chúng là 400 000 km/s, tức là lớn hơn tốc độ ánh sáng! Giả sử hai con tàu đang cách nhau 400 000 km thì hiển nhiên là đúng một giây sau, chúng sẽ đâm vào nhau[/QUOTE]
    Đoạn diễn giải này chưa hợp lí. Nếu đã là người quan sát ở ngoài cả 2 chuyển động thì không có khả năng cộng vạn tốc để thành 400 000km/s. Người quan sát chỉ thấy rằng cả 2 con tàu đều đang chuyển động với v = 200 000 km/s và đang lao về phía nhau thôi. Hệ qui chiếu thứ 3 không hề được quyền cộng vận tốc tương đối hộ 2 hệ qui chiếu khác. Tuy nhiên cách giải thích của bạn vẫn gặp rắc rối nếu xét trường hợp một con tàu đang lao đi với v= 200 000km/s và nó bắn ra một viên đạn cùng chiều chuyển động của nó với vận tốc cũng là 200 000 km/s. Liệu ở đây có cộng vận tốc được không?
    [/sign]
    [/quote]
    Chào bạn Ragnarok, bạn rất có lý, có lẽ là do tôi chưa biết cách trình bày thật rõ ý của mình. Theo tôi, mỗi hệ quy chiếu đều có quyền thực hiện các phép đo và thuật toán riêng của mình đối với các hệ khác, miễn là có các hệ số chuyển đổi thích hợp.
    Trong trường hợp một máy bay phản lực có tốc độ 700m/s và bắn đạn (cùng hướng bay) với tốc độ 900m/s, đứng dưới mặt đất, ta có thể tính được tốc độ đầu đạn bằng 1600m/s. Với những chuyển động ở tốc độ này, ta không cần đưa vào các hệ số mô tả sự thay đổi thời gian và không gian như đối với những chuyển động với tốc độ xấp xỉ ánh sáng.
    Với ví dụ bạn nêu (con tàu có tốc độ 200000km/s và bắn đạn cùng chiều cũng với tốc độ đó), ta cũng có thể cộng vận tốc với sự tham gia của các hệ số chuyển đổi, do những đối tượng này chuyển động với tốc độ lớn hơn ví dụ trên. Ta có thể thấy ngay rằng nếu con tàu bắn tia lazer thì nó bay chậm hơn tia sáng 100000 km/s với quan điểm của người quan sát bên ngoài, nhưng những người trên tàu vẫn thấy tia sáng đó bay ra với tốc độ 300000km/s. Nếu nó bắn đạn với tốc độ bằng 2/3 ánh sáng thì hiển nhiên viên đạn chỉ bay nhanh hơn tàu 66667km/s theo quan điểm của người quan sát bên ngoài. Rút cục, ta vẫn có thể cộng vận tốc để thấy viên đạn bay với tốc độ 266667 km/s so với người đứng quan sát bên ngoài.
  3. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cái này chỉ đúng với người ở hệ qui chiếu tạ đó cái e của bạn chuyển động mà thôi. Cái này không khác gì thật nực cười khi có người cho rằng nếu có một con tàu chuyển động với vận tốc rất lớn thì có thể đến các hành tinh cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng mà vẫn trẻ như thường.
    to dcl202
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:nhưng khi ta đứng bên ngoài để quan sát, ta vẫn thấy chúng tiến về phía nhau với tốc độ tương đối giữa chúng là 400 000 km/s, tức là lớn hơn tốc độ ánh sáng! Giả sử hai con tàu đang cách nhau 400 000 km thì hiển nhiên là đúng một giây sau, chúng sẽ đâm vào nhau[/QUOTE]
    Đoạn diễn giải này chưa hợp lí. Nếu đã là người quan sát ở ngoài cả 2 chuyển động thì không có khả năng cộng vạn tốc để thành 400 000km/s. Người quan sát chỉ thấy rằng cả 2 con tàu đều đang chuyển động với v = 200 000 km/s và đang lao về phía nhau thôi. Hệ qui chiếu thứ 3 không hề được quyền cộng vận tốc tương đối hộ 2 hệ qui chiếu khác. Tuy nhiên cách giải thích của bạn vẫn gặp rắc rối nếu xét trường hợp một con tàu đang lao đi với v= 200 000km/s và nó bắn ra một viên đạn cùng chiều chuyển động của nó với vận tốc cũng là 200 000 km/s. Liệu ở đây có cộng vận tốc được không?
    [/sign]
    [/QUOTE]
    Bác RAK ah,diễn giải ngây ngô thế thôi chứ việc gì phải choảng nhau.
    Hôm nọ ở HN BCKH SV của khoa em, có tay nói về lý thuyết dây đến đoạn "Loại bỏ các Tachyon vì dám "cả gan" vượt vận tốc ánh sáng", có ôn gthầy em đã hỏi "Thế em đã nghĩ đến việc điều gì xảy ra khi vận tốc lớn hơn vt as hay chưa? Hay là thấy nó mâu thuẫn thì bỏ đi?"Em thấy câu hỏi rất hay.Tuy thế cuối cùng thì tay ấy cũng ẵm giải nhất.Công nhận là hắn giỏi.
    Thế xin hỏi bác thế này:
    Khối lượng của photon khác khlg của cađs hạt khác (e chẳng hạn) như thế nào?Nó có khối lượng, thế có làm cong không thời gian không?Khi một vật chuyển động thì khối lượng của nó tăng lên, vậy nó có tăng lực hấp dẫn lên các vật xung quanh không?
    Một vật có khối lượng thì làm cong không thời gian, tại sao lại thế?Tức là khôn ggian phải có cấu trúc rieng, không phụ thuộc vào vật chất mà nó chứa.Thế thì chân không là cái quái gì?
  4. Tran_anh_Khoa

    Tran_anh_Khoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này chả thấy ai nói tới.Nhưng theo Einstein không gian chỉ có ý nghĩa khi trong nó tồn tại vật chất.
  5. 5xu

    5xu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    A di đà Phật, có chứ có chứ. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh có dạy rằng khi Đức Phật Thích Ca và các đức Phật dưới cây báu đồng thời tằng hắng, cùng chung khảy móng tay thì hai tiếng vang đó lan khắp mười phương thế giới của chư Phật, Đại địa rung động sáu cách. Quang tử hay trung hòa tử có khối lượng, nó cũng sẽ làm cong không gian chung quanh và làm chậm thời gian riêng gần đó: thời gian cũng cong nốt. A di đà Phật
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời dcl202 trước: tức là bác khẳng định rằng nếu viên đạn được bắn ra có vận tốc chính bằng c thì việc cộng vận tốc là vô nghĩa. Ok, đến đây tạm đồng ý với trả lời của bác (mặc dù cũng phải tính thử một tẹo để xem kết quả nó ra sao)
    Còn bạn mabu_com: Tôi chưa bao giờ nói khối lượng photon và khối lượng các hạt khác thì khác nhau ra sao, tôi khẳng định rằng photon không hề có khối lượng.
    Và tôi cũng nhắc lại, chúng ta không có khái niệm nào cho phép nói vật nào chuyển động và vật nào đứng yên nên xin đừng hỏi rằng "khi vật chuyển động,...", chỉ có một kết luận chung là các hệ qui chiếu có vận tốc khác nhau thì hệ qui chiếu này sẽ đo được sự biên đổi về khối lượng, độ dài và thời gian ở hệ qui chiếu kia thôi. Dù bạn có chuyển động nhanh gần bằng ánh sáng thì bạn cũng không nặng thêm được cân nào đâu.
    Và cũng vì lí do đó nên không kết luận được rằng khi chuyển động thì hấp dẫn có rtăng lên không? Ví dụ: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, nếu bạn nói khi chuyển động như thế khối lượng của nó tăng lên thì hấp dẫn tăng. Vậy lại hỏi bạn, chắc chắn bạn phải xác nhận rằng với Trái Đất thì Mặt Trời mới là chuyển động, thế thì ngay cả khối lượng Mặt Trời người ta đo được cũng là khối lượng đo được trong quá trình chuyển động, thế thì có bao giờ bạn tính đúng được hấp dẫn khi cả 2 cùng dừng chuyển động không?
    Tiếp: không gian tồn tại do sự có mặt của vật chất, không có vật chất thì không có không gian. Tuy nhiên vật chất không đồng nghĩa với khối lượng. Mọi dạng vật chất đều có năng lượng nhưng không nhất thiết phải có khối lượng (ví dụ đơn giản nhất chính là photon), khối lượng chỉ là một dạng biểu hiện đặc biệt của năng lượng, như một kiểu nén vậy, và những điểm nén đó gây ảnh hưởng đến không gian xung quanh (cái này gọi là trường, chắc bạn đã biết)
    Thời gian thì chỉ là một bộ phận của không gian, khi vận tốc của các quá trình lí hoá khác nhau thì người ta mới nói nó bị biến đổi nhanh, chậm, đó là cái cong thời gian.
    to Tran_anh_Khoa: có chứ, tôi thấy rất nhiều người nói tới rồi, và câu trả lời thì như đã nêu trên, tôi cũng thấy điều này không có gì nhiều để thắc mắc cả
  7. sunny_boy

    sunny_boy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    1.088
    Đã được thích:
    21
    Tôi thấy chẳng có ai ở đây hiểu về thuyết tương đối cả .
    Có thể mọi người hiểu nhưng tôi lại không hiểu nên cho là mọi người không hiểu.
    Bạn gì đó đưa ra cái ví dụ về 2 con tàu 2.10^8 m/s thật sự chẳng hiểu gì về thuyết tương đối cả. Bạn nào ngay trước bài này tán đồng cũng chẳng hiểu gì về nó cả. Thực sự mà nói thì chúng ta chưa có con tàu như thế mà nhiều khi o bao giờ có nổi con tàu như thế.
    Nếu muốn các bạn có thể xem xét 1 ví dụ thực tế và nực cừoi sau:
    1) -Có 3 điểm A , B , C nằm trên 1 đường thẳng sao cho AB=BC. Đặt 1 ngọn đèn tại B.
    - ánh sáng truyền từ B->A với Vận tốc ánh sáng , Ánh sáng truyền từ B->C với vận tốc ánh sáng.
    - Giả sự tại thời điểm t ánh sáng truyền đến A có nghĩa là nó cũng truyền đến C vì AB=BC :
    Chọn hệ quy chiếu gắn với điểm C , ánh sáng có phải chạy có hướng tới A với vận tốc = 2 lần vận tốc ánh sáng không ? Tại sao
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bạn mới là người chả hiểu một tí nào cả. Cái bài toán của bạn là vô nghĩa:
    1- chọn hệ qui chiếu gắn với điểm C có ý nghĩa gì khi cả 3 điểm có cùng vận tốc, tức là đứng im so với nhau. Bạn hiểu thế nào là hệ qui chiếu thế?
    2- chả nghĩa lí gì khi bạn đặt câu hỏi, vì ánh sáng không hệ truyền từ C, người quan sát từ C chỉ thấy ánh sáng từ B truyền đến mình và từ B truyền đến A như nhau thôi, câu hỏi hoàn toàn vô nghĩa
    Hãy về học lại toàn bộ đi trước khi bảo người khác không hiểu gì. Bản thân việc bạn gọi cái bạn nói là thuyết tương đối mới cho thấy bạn không hiểu về nó, vì thuyết tương đối khi nhắc tới đơn thuần như thế thì là thuyết tương đối rộng, còn cái vận tốc ánh sáng chỉ là một bộ phận của thuyết tương đối hẹp thôi... xem lại kiến thức đi vậy nhé
  9. power_of_thought

    power_of_thought Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Cái này mà bác không hiểu nổi mà cũng đòi đọc Thuyết tương đối !
    Mà nó chỉ là "Thuyết" thôi đó không phải là đúng tuyệt đối đâu ! Hiện nay có nhiều thuyết lắm ! Nên cập nhật đi
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    không biết thì ngồi im mà nghe, cái trò cắn mỗi nơi 1 tẹo không hay ho gì đâu, tốt nhất sang mấy cái box vô tích sự mà bốc phét, box này không cần những thằng ngồi cắn đâu anh bạn ạ

Chia sẻ trang này