1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHÓ KHĂN KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CỦA TMĐT VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi dauthau91, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dauthau91

    dauthau91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2015
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tại Việt Nam, TMĐT mới bắt đầu nhen nhóm nên tất yếu sẽ gặp khó khăn. Có cả khó khăn nằm trong tầm kiểm soát và ngoài tầm kiểm soát, đến từ bên trong lẫn bên ngoài, từ chủ quan đến khách quan.

    Khó khăn khách quan

    Thị phần bé

    Hiện nay chỉ mới được khoảng hơn 2 triệu khách hàng mua hàng qua TMĐT - con số quá bé so với hơn 35 triệu người dùng Internet và dân số 90 triệu người dân Việt Nam. Chính vì thị phần bé như vậy, nên khi triển khai mô hình TMĐT cụ thể, việc lựa chọn đối tượng khách hàng khá khó khăn và phải rất thận trọng để đưa ra mô hình phục vụ phù hợp với phân khúc khách hàng mình lựa chọn.

    Khi triển khai mô hình TMĐT cụ thể, việc lựa chọn đối tượng khách hàng khá khó khăn và phải rất thận trọng để đưa ra mô hình phục vụ phù hợp.

    Niềm tin và thói quen mua hàng

    Vẫn tâm lý thích nhìn tận mắt, sờ tận tay và thói quen thanh toán bằng tiền mặt là do người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa đặt niềm tin vào mua sắm trực tuyến, họ vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm với các hình thức kinh doanh trên mạng. Thực tế, có rất nhiều khách hàng phản ánh rằng sản phẩm họ nhận được khác xa với những gì họ nhìn thấy trên website, do vậy niềm tin vào TMĐT cũng bị lung lay. Nguyên nhân của thực trang này là do TMĐT đang bị lạm dụng, bóp méo bởi sự làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các đơn vị cung cấp sản phẩm. Một số khác thì dùng kênh TMĐT để phân phối hàng giả, hàng nhái kém chất lượng nhằm qua mắt người tiêu dùng - một cách làm ăn rất chụp giựt.

    Dịch vụ giao nhận

    Chưa có đơn vị thứ 3 thực sự chuyên nghiệp để đảm bảo tốt dịch vụ giao nhận mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, hầu hết các đơn vị làm TMĐT đều phải tự xây dựng đội ngũ giao nhận để nắm quyền chủ động trong việc kiểm soát và điều phối hiệu quả cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Do vậy chi phí giao nhận rất cao, chiếm từ 10-15% giá trị của một giao dịch.

    Khó khăn chủ quan

    Xét một cách toàn diện thì các đơn vị làm TMĐT vẫn đang ở tâm lý vừa làm vừa thăm dò thị trường và tìm cách phản ứng để phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Do vậy việc triển khai khó có thể diễn ra bài bản ngày từ đầu và xuyên suốt trong quá trình hoạt động.

    Mặt khác, rất nhiều đơn vị làm TMĐT vẫn chưa hiểu rõ thấu đáo sự khác biệt của TMĐT với bán hàng offline truyền thống, vẫn bê nguyên tư duy vận hành offline lên online, dẫn đến sự phản ứng chậm chạp, thiếu chuyên nghiệp và không phát huy hết lợi thế của online, chưa đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng online.

Chia sẻ trang này