1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khơ Me Đỏ 1975-1979

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 21/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Cũng giống như nhiều chủ đề khác, chủ đề này đã bị lan man sang ''bạn định nghĩa thế nào là CM''
    Đề nghị ban quản trị đóng chủ đề này lại.
    Nếu ai muốn tranh luận thì lập riêng 1 chủ đề mới : ''bạn định nghĩa thế nào là CM'', đặt ở box TV hay box LSVH thì tùy
  2. mcqueen

    mcqueen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    đề nghị mod khoá topic này lại.Lý do :
    1.người sáng tác tìm cách lái sang vấn đề khác.
    2.Không có tính đóng góp kiến thức cho box lịch sử văn hoá
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác Mask,
    Ở đây ta không những nói về ngữ nghĩa, ngôn ngữ mà còn nói lan qua sự thực và sự kiện nữa. Trong ngôn ngữ và ngữ nghĩa thì chủ quan chi phối nên nó mới có ý kiến chủ quan vs. ý kiến khách quan. Tuy nhiên, khi nó dính tới sự kiện và sự thực thì phải dựa vào sự kiện mà đánh giá chứ không thể để cảm quan của mình chi phối được nữa.
    Tại sao ta có thể gọi CM văn hóa bên TQ là CM mà không thể là CM Khơ Me Đỏ trong khi tất cả những gì xảy ra tại Kampuchia thời đó đều đúng với định nghĩa của nó?
    Nếu nói thay đổi tốt hơn mới là CM thì tại sao ta không gọi cuộc khởi nghĩa và đánh bại quân Thanh của vua Quang Trung là một cuộc CM? Vì rõ là nước VN chắc chắn phải tốt hơn dưới sự cai trị của quân Thanh rồi. Nhưng lịch sử vẫn không gọi đó là CM vì đơn giản nó không phải là một sự thay đổi về thể chế.
    Những ví dụ bác đưa ra về chữ "smell" với "I" không có gì dính dáng tới sự thực nào, chỉ thuần là cảm quan của riêng mỗi người, mỗi văn hoá mà thôi.
    Chào,
    FN
  4. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục đề nghị mod khóa chủ đề này. Lý do như bạn mcqueen
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Đây là một chút tài liệu cho những ai thật sự muốn học hỏi về thời điểm này :
    Trích từ sách "Những người anh em thù địch" của Nayan Chanda (trang 216 trở đi, bản tiếng Pháp, Presse du CNRS, 1987)
    " Trong tất cả các cuộc chống đối lại với Polpot, cuộc nổi dậy ở vùng miền đông là mạnh mẽ nhất. Từ khi sinh ra vào những năm 40 của phong trào chống Pháp của những người Khmer-Issarak vùng phía đông Căm-pu-chia luôn luôn cộng tác chặt chẽ với những người CS Việt Nam. Sự cộng tác này được làm dễ dàng bởi sự lân cận địa lý với VN và con số rất đông những thợ phu VN ở những đồn điền cao su Căm-pu-chia. Trong những năm đầu của cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Lon Nol, chính những người VN đã xây dựng và huấn luyện quân đội Khơ-Me đỏ ở vùng phía đông này. Sự cộng tác lâu dài này đã ăn sâu vào phương cách chính trị của những người CS Khơ-me, họ đồng tình với một phương châm Mác-xít truyền thống trong việc thay đổi xã hội. "A la Vietnamienne" (theo kiểu VN), họ chú trịong vào việc xử dụng tất cả các thành phần, trong đó có cả tư sản, để làm tăng chức năng sản xuất của xã hội. Việc loại bỏ các giai cấp không phải là mục đích chính của họ. Nhóm của Polpot bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tư tưởng Mao về cuộc đấu tranh giai cấp, bình đẳng và liên tục.
    Người ta không biết là những bất đồng ý kiến giữa những người CS miền đông và Polpot có được bàn cãi ở TW hay không, và họ có dám chính thức đứng lên trên chính trường chính trị để chống lại hay không. Nhưng điều chắc chắn là những phương châm cực tả và tàn bạo của Phnông-Phenh làm họ rất bức xúc. Trong 3 năm đầu tiên của chế độ Khơ-me đỏ, vùng phía đông là nơi nhân dân được ăn uống đầy đủ nhất và cuộc sống của những người "căm pu chia mới", dân thành thị bị chuyển về quê, ở một khía cạnh nào đó cũng dễ dãi hơn những nơi khác. Mặc dù vậy, vùng miền đông cũng có những vụ tàn sát : đối với người dân tộc Chăm ở Kompong Cham vì tôn giáo của họ. Một số đơn vị miền đông dưới lệnh của Trung Ương tàn sát cực kì hung ác những người thường dân VN.
    Nhưng với nhưng mâu thuẫn chính trị với Polpot, vùng miền đông cũng là nơi sản sinh ra đa số các cán bộ chống lại Polpot, hoặc bị giết trước khi có thể làm được chuyện này.
    Lịch sử đấu tranh của vùng miền đông không thể bỏ ra ngoài nhân vật So-Phim được. Ông ta là 1 người nông dân khá béo, mặt chữ nguyệt, và đã liên tục chỉ huy phong trào CS ở đây trong suốt 1 phần tư thế kỷ. Năm 1954, cùng với khoảng 1 nghìn người Khơ-me khác, ông ta tập kết ra bắc, Nhưng nhanh chóng, ông ta đã trở lại Cam-pu-chia để chỉnh đốn lại cơ sở đảng. Năm 1963, ông vào ủy ban thường trực (tương đương với bộ chính trị). Cơ sở này, với 5 thành viên, bị các nhân vật trí thức chống VN của Polpot chiến giữ. Trong những năm chống Lon Nol, ông ta trở thành phó tư lệnh quân đội Khơ-me đỏ. Trong suốt những năm 60 và đầu 70, ông ta đã cộng tác rất gần gũi, mặc dù không tránh khỏi được 1 vài va chạm với những người CS Việt Nam. Uy tín của ông sau năm 1975 lớn đến nỗi ông ta là người duy nhất vừa giữ chức chỉ huy vùng, vừa là ủy viên ủy ban thường trực. Rất nhiều người cho rằng nhờ ông ta mà vùng phía đông được khá yên ổn, nhưng những chuyên gia vẫn còn chưa quyết định được vai trò của ông ta trong cuộc diệt chủng.
    Ai cũng nhớ đến sự vô dụng của quân đội miền đông trước cuộc xâm nhập vào tháng 12 năm 1977 của quân đội VN. Ngay lập tức sau cuộc xâm nhập, 1 làn sóng thủ tiêu lại trào dậy ở miền đông. Trong tình hình rối loạn sau khi quân đội VN rút lui, hàng trăm đơn vị địa phương bị tản mát trước đòn tiến công của VN đã nổ súng vào các đơn vị tiếp viện của trung ương. Họ bị tình nghì là gián điệp VN. Từng người một, tất cả các cán bộ quân sự cấp trung ở miền đông và cả các cán bộ chỉ huy sư đoàn trung ương đã tham gia chiến sự đều được điều về Phnong Penh để "họp", và họ sẽ biệt tích luôn.
    Theo hồ sơ ở Tuol Sleng, đến ngày 19 tháng 4 năm 1978, số tù nhân người miền đông ở đây đông hơn gấp 10 lần số tù nhân miền tây bắc, nơi có số tù nhân đông thứ nhì. Ngày hôm sau, 28 người được đưa đến trại, tất cả đều là từ miền đông. Sư đoàn trưởng của 2 sư đoàn trung ương đóng ở miền đông cũng bị bắt giữ. 1 trong 2 người này, chỉ huy sư đoàn 290 là Heng Thal, anh của Heng Samrin.
    Ngày 10/5 đài phát thanh Phnông penh loan tin kêu gọi tiêu diệt chủng tộc VN nhằm "làm vệ sinh" nhân dân Căm-pu-chia. "Tất cả chỉ là 1 chuyện số lượng, nếu mỗi người chúng ta giết được 30 tên "duồn" thì trong 8 triệu dân Cămpuchia, chỉ cần 2 triệu người chúng ta cũng đủ để tiêu diệt toàn bộ dân tộc chúng nó. Chúng ta vẫn còn 6 triệu người để xây dựng đất nước Căm-pu-chia... Để làm việc này, chúng ta cần phải làm vệ sinh trong quân đội của chúng ta, trong Đảng và trong nhân dân để có thể bảo vệ tổ quốc và dân tộc Căm-pu-chia..."
    Là 1 lãnh đạo, Phim có chấp nhận kế hoạch điên rồ này không?
    Theo Ben Kiernan, một sử gia chuyên gia số 1 về Căm-pu-chia thời Khơ-me đỏ, So-phim lúc này đang bị bệnh nặng cho nên không có mặt trong quá trình quyết định, và ông ta cũng không được thông báo tình hình. Khi ông ta biết được tin 2 sư đoàn trưởng 280 và 290 bị bắt, ông ta đã "rất giận dữ", nhưng hành động duy nhất của ông ta là khuyên hạ cấp nên cẩn thận hơn. Theo Kiernan, ông ta bị tê liệt bởi kỷ luẩt của đảng và niềm tin rằng những gì xẩy ra không phản ảnh sự thật của cuộc cách mạng. Ngược lại, theo Stêphn Heder, So Phim đã đồng ý với Polpot để loại bỏ những hạ cấp của ông. Trong guồng máy Khơ-me đỏ, đó là cách duy nhất để tồn tại. Cũng theo Heder, mặc dầu làm thế, So Phim đã không biết rằng ông ta vẫn không tránh được sự nghi vấn của TW vì đã tiếp tục duy trì hệ thống của chế độ cũ ở vùng phía đông và xây dựng một quân đội ở địa phương.
    Thật ra, So Phim đã thật sự làm gì cũng không quan trọng, cái chính mà mọi người đều đồng ý là sự cố gắng của ông ta để đập vỡ sự đè nén của Polpot đã đưa tín hiệu cho 1 cuộc nội chiến mới cực kỳ tàn bạo cho đến khi quân đội VN tiến vào CPC lần thứ 2, trên 1 phương diện không thể so sánh được với lần đầu tiên.
    Cuối tháng 5 năm 1978, Ke Pauk, chỉ huy quân đội TW, được Polpot chọn lựa để chỉ huy cuộc thanh trừng miền đông, "mời" So Phim đi họp. Phim hoàn toàn biết rõ ý nghĩa của lời mời. Ông ta đã gửi 3 hạ cấp trong đó có 1 cán bộ đảng cao cấp đến để hỏi đề tài của cuộc họp. Cả 3 đều không trở về.
    Ngày 24-5, quân đội TW, cộng thêm 1 lữ đoàn thiết giáp, bao vây trụ sở đảng uỷ miền đông ở Suong, cách biên giới VN 30 km. Đa số cán bộ đảng ủy bị bắt và xử tử tại chỗ, nhưng Phim không có ở đấy. Với gia đình, ông ta chạy trốn bằng Jeep về Phnong Penh. Theo Kiernan, ông ta có nói với cộng sự là Pauk và Son Sen, bộ trưởng quốc phòng, đã làm phản, và ông sẽ về Phnông Penh để lấy lệnh bắt những người này. Theo Heder, Phim tưởng rằng quân đội TW đã quá tay, cho nên đã ra lệnh cho lính của ông phòng thủ chống lại, nhằm đợi ông về Phnông Penh thương lượng với Polpot. Ông ta đã không nhận ra rằng ở Phnông Pênh, ông ta đã bị Polpot nghi là người đứg đầu "đảng Lao động CPC" do VN và CIA lập ra nhằm lật đổ chính phủ.
    So Phim đợi trên sông Me kong tẻong khi người của ông "liên lạc" với Phnông phenh. Ngày 2-6, câu trả lời của PP là 2 chiếc thuyền đầy ắp lính đến phong toả nơi ông ở. Cách chạy thoát duy nhất của So Phim là khẩu súng lục của ông, và ông đã tự bắn 1 viên đạn vào ngực...
    Với chiến dịch ngày 24/5/1978, trang sử đẫm máu cuối cùng của CPC DC được mở ra. Đến nay, những thanh trừng nội bộ được diễn ra khá kín đáo. Những người cán bộ được mời đi "họp" rồi bị chuyển cho bộ nội vụ. Trong 4 năm, đã có khoảng 20 000 người đi "họp", họ bị tra tấn rồi bị thủ tiêu ở nhà tù Tuol Sleng.
    Ngược lại cuộc tấn công với xe tăng và Suon, không thể che đậy được. Polpot quyết định cho rơi mặt nạ. Những người sống sót cũng mất những ảo vọng cuối cùng. Ngày hôm sau, 25-5, tất cả các cán bộ, sỹ quan thuộc sư đoàn 4 và 5 thuộc quân khu miền đông được triệu đi họp. Đến nơi, họi bị trói lại, lột trần, chở lên xe tải ra ngoài đồng và bị thủ tiêu bằng súng liên thanh. 1 người duy nhất còn sống sót sau này chạy được sang VN để làm nhân chứng cho sự kiện này. Heng Samrin, chỉ huy sư đoàn 4, đã thấy trực tiếp một người em của mình bị thủ tiêu. Ông ta đã không chần chừ, tập trung vài nghìn người thân cận để vào bưng chiến đấu. Tea Sabun, cán bộ quân sự địa phương đã cho lệnh mở kho vũ khí ở khắp các nơi trong vùng để trang bị cho tự vệ. Trong vòng 3 tuần, quân tự vệ miền đông đã đối đầu với quân chính quy TW trước khi rút vào rừng. Những đảng viên ở đây như Chea Sim, Mat Ly, Men Chhan, Ouch Bun Chhoeun và Sim Kar đã dẫn 3000 lính và 30 000 dân vào rừng. Đến cuối tháng 7, ở 3 tỉnh của vùng miền đông (Kompong Cham, Svay Rieng, Prey Veng), quân đội TW bị du kích tấn công liên miên. Rất nhiều dân làng, lợi dụng thời điểm, cũng phá bỏ cách sống Khơ-me đỏ.
    Nhưng trước sức mạnh của vũ khí và xe tăng sản xuất bởi Trung Quốc, và cả sự tàn bạo của đạo quân áo đen "Nirdey" của Ta Mok đến vào tháng 6. Những đơn vị du kích, bị tan vỡ nhanh chóng. Đến tháng 7, tình hình chiến sự giảm xuống rõ rệt. Cuộc trả đũa có thể bắt đầu : cuộc tàn sát diễn ra như chưa bao giờ được thấy trong quá khứ. Theo Polpot và bạn, những người Khơ-me vùng miền đông là "những bộ óc duồn trong xác người Khơ-me", cho nên cần phải đè bẹp. Tất nhiên những tù binh và gia đình sẽ bị giết, nhưng ngay những làng mà họ đã trú ẩn ở đấy cũng bị diết sạch. tôi [Nayan Chanda] đã thấy 1 hố chôn tập thể ở đây mà người ta nghĩ là có đến 50 000 xác chết. Trong toàn vùng, những đầu, Khơ-Me đỏ đã tàn sát hơn 100 000 người. 1/3 dân số của vùng sẽ bị đầy đi vùng khác mà hơn 1 nửa trong số họ sẽ bị chết vì đói và bệnh tật.
    Để tránh cuộc thanh trừng, những chỉ huy du kích và dân thường phải trốn vào rừng giữa mùa mưa. Bệnh tật và đói cũng giết dần giết mòn họ. Họ chỉ còn 2 cách : ra đầu hàng, có nghĩa là tự tử, hoặc cầu may với chính phủ VN. Cách lựa chọn thứ 2 không hoàn toàn là không có rủi ro, 1 số lính đào ngũ từ các sư đoàn TW cũng có dính líu đến những vụ tàn sát thường dân VN, chưa kể sau nhiều năm bị tuyên truyền chống Việt, họ cũng rất ngại việc nhìn lại. Vài người Khơ-Me Issarak, đã từng cộng tác với VN được chọn làm công tắc. Và ngay cuối tháng 6, đài truyền thanh HN, phát những bài thuyết văn bằng tiếng Khơ-Me yêu cầu người dân nổi dậy chống Polpot. Một số cán bộ Khơ-Me đỏ cũ mà người ta tưởng đã chết xuất trên đài để nói với ngưòi CPC như Heng SamKai, anh cả của Heng Samrin. Vào năm 1981, Samkai có nói với tôi [NC] "lúc này chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không thể chống lại được Polpot nếu không có sự giúp đỡ của người VN". Vào tháng 1 năm 1978, ông ta đã chạy sang VN, nhân cuộc xâm nhập của QĐVN. Ở biên giới, ông ta đã được chở bằng trực thăng đến Thủ Đức. Ở đây, trên trường huấn luyện cảnh sát cũ của chính quyền SG, ông ta bắt đầu thành lập 1 đảng đối lập Khơ-me. Đảng CSVN cũng bắt đầu huấn luyện và trang bị cho kháng chiến khơ-Me. Với sự tan rã của các cơ sở miền đông, tất cả những hy vọng của họ về sự thay đổi từ bên trong của Khơ-Me đỏ đã tan vỡ. biện pháp quân sự càng ngày càng trở thành rõ ràng. Chính phủ VN, bắt đầu lấy công tắc với những nhóm du kích. Đầu tháng 9, họ đã tung ra 1 cuộc tấn công mới bằng xe tăng sâu vào trong lãnh thổ CPC. Mục đích của họ lần này là để gặp các đơn vị của Heng Samrin và đưa họ về biên giới VN. Heng Samrin, Chea Sim và những người sống sót được cứu về VN. Một chính phủ tương lai theo VN có thể được thành lập từ lúc đó..."

  6. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bác FN,
    Chuyện "smell" cũng như chuyện "tốt hơn" đều là những chuyện mà nó gắn rất liền với cảm quan của người nói. Bây giờ tôi nói với bác rằng ta chỉ nói về chữ "tốt hơn" thôi cho nó đơn giản vậy nhé. Vậy theo bác sự kiện năm 75 đã làm cho Việt Nam "tốt lên" hay là ko? Có một điều chắc chắn là những người hàng năm vẫn kỷ niệm ngày "quốc hận" sẽ ko đồng ý với những người kỷ niệm ngày "giải phóng miền Nam" trong việc này phải ko?
    Do đó, một "sự thực", hay "sự kiện". mặc dù tự nó là khách quan. Nhưng khi đánh giá về nó thì mọi việc sẽ rất chủ quan bác FN ạ. Quay trở lại định nghĩa, thì đương nhiên QT đánh quân Thanh ko phải CM, đúng như bác nói, là nó thiếu mất yếu tố "thay đổi chế độ" (mặc dù phải nói thêm rằng người ta cũng ko gọi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là CM nốt, mặc dù nó có thay đổi chế độ hẳn hoi). Tuy vậy khi đề cập đến Polpot, có lẽ ngưòii ta ko dùng từ "CM" cho nó vì nó thiếu cái yếu tố "tốt lên" - cái này thì người Miên ngày nay cũng công nhận mà ngưòi việt thì càng công nhận.
    Nhân đây nói về CMVH thì ta thấy ngay rằng nó đâu có mang đến sự thay đổi nào trong chế độ đâu nhỉ? Trước CMVH thì vẫn là CS, sau VMCH thì cũng vẫn là CS mà?
  7. nakata04

    nakata04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    chủ đề này nói về khơ me đỏ 1975-1979 cơ mà?
    hình như nhiều bác đã lái chủ đề sang hương khác là:"định nghĩa thế nào là cách mạng?" hay sao ấy
    mong các bác tiếp tục đóng góp về khơ me đỏ 75-79.....
    có bác nào biết chi tiết về cuộc chiến bảo vệ biến giới và tiêu điệt khơ me đỏ của chúng ta ko ạ?
  8. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Vốn dĩ ban đầu nó là topic trả lời câu hỏi "tại sao ko gọi khme đỏ là CM", vả lại từ đầu topic đã có nền là định nghĩa CM rồi.
  9. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Trích từ Nayan Chanda : Brother enemy - The war after the war.
    -------------------------------
    Mối quan hệ đồng minh bị đầu độc (p66-69)
    Mỗi thành công của phong trào kháng chiến (Khome Rouge & Sihanouk chống lại Lonon) có nghĩa bắt đầu thêm một bước sự kết thúc mối quan hệ đồng minh giữa Việt nam và Khome đỏ. Bất chấp việc cải thiện một cách ngọan mối quan hệ giữa hai bên kể từ tháng 3 năm 1970, nhóm của Polpot tiếp tục cảnh giác về Việt nam. Sihanouk hồi tưởng lại giai đọan 1970-1971khi các bộ trưởng của chính phủ kháng chiên Campuchia thăm Hà nội, nói chuyện với nhau về "bọn Yuon đạo đức giả" (Yuon : Người Việt man rợ trong tiếng Campuchia) và "sự cần thiết cho người Khmers trong mặt trận cần phải ý thức được mưu đồ của Bắc Việt về một ham muốn bá quyền sau chiến thắng có dự đóan trước bọn hung đồ Mỹ và bọn phản bội Lol non." Nhưng tai vách mạch rừng, Sihanouk nhớ lại một cách mỉa mai, những câu chuyện nó được báo cáo lại cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông bừng bừng nổi giận trong cuộc nói chuyện với Sihanouk ngày hôm sau. Tứong Giáp nói với Sihanouk rằng những nhận xét chống Việt nam của những người đứng đầu mặt trận, phát ra ngay giữa Hà nội, làm tổn thương chúng tôi sâu sắc, trong khi hàng ngày, những người lính của chúng tôi, cách xa tổ quốc và gia đình yêu dấu của họ, chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất thiêng liêng của những người anh em Khmer, kề vai sát cánh với họ, chống lại kẻ thù chung của chúng ta, để cứu thóat và giải phóng đất nước của ông, Campuchia.
    Cơn thịnh nộ của tướng Giáp, có không chỉ đơn giản do những nhận xét kì quái của phát ra ở nhà khách giữa Hà nội mà là cả sự thất vọng mà Việt nam nếm trải trong khi cộng tác với Khmer Rouge. Trong cuộc đàm phán với Le Duẩn tại Hà nội tháng 4 năm 1970, Polpot thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Hà nội về việc thành lập một lực lượng vũ trang chung. Trong giai đọan 1970-1970, những thành viên non nớt của Khmer đỏ chiếm quyền kiểm sóat một số làng giải phóng bởi bộ đội Việt nam. Vào năm 1971, mối quan hệ giữa Việt nam và Khmer Rouger trở nên căng thẳng. Khmer đỏ không hề cung cấp bất kì một bằng chứng nào cho lời kết tội Việt nam, được đưa ra năm 1970, âm mưu đầu độc trong một cuộc gặp gỡ vào tháng 11 năm 1970 (Vô tình lính cận vệ của Polpot nếm thức ăn và chết ngay tức khắc). Nhưng không nghi ngờ gì, sự căng thẳng giữa hai bên tồn tại. Theo báo cáo của CIA tháng 9 năm 1970, Khmer đỏ đã nổ súng vào quân đội Việt nam từ phía sau khi đang Việt nam đang tấn công quân Lol nol ở Kongpong Thom.
    (Bỏ 1 đọan viết về người dân Việt nam ở Campuchia bị Khmer đỏ hành quyết)
    Sự căng thẳng giữa hai bên lên đến đỉnh điểm năm 1973 trong vòng đàm phán cuối cùng của hiệp đinh Paris giữa Việt Nam và Mỹ, một nỗ lực nhằm đem Khmer đỏ vào thương lượng với Lol nol. Nhà đàm phán của Mỹ là Henri Kissinger đã yêu cầu điều đó trong một vài cuộc găp gỡ bí mật với Khmer đỏ vào cuối năm 1972, vào vào tháng 24-26 tháng 1 năm 73 đã tạo ra đối đầu giữa ủy viên bộ chính trị Việt nam, Pham Hùng và Polpot. Ý tưởng đó bị từ chối thẳng thừng. Polpot dựa trên tình hình chiến trường, cho rằng sẽ có 1 chiến thắng nhanh gọn do sự cô lập và mất uy tín của mình, chế độ Lol nol chỉ còn đứng bằng 1 chân. Phía Việt nam cảnh báo Polpol sẽ chịu sự trừng phạt nặng nề của Mỹ, lời cảnh báo này được Polpot xem như một âm mưu tống tiền của phía Việt nam. Cuốn sách đen (về mối quan hệ Việt-Miên được Polpot viết năm 1978) sau này cho rằng phía Việt nam đã vựot quá mối quan hệ giữa hai bên, muốn hít thở không khí chiến tranh, không muốn người Campuchia chiến đấu cho chính họ vì sau này Campuchia không trở thành vệ tinh của Việt nam.
    Tuy nhiên người Việt nam hòan tòan có lý về sự trừng phạt của Mỹ. Rảnh tay khỏi phần còn lại của chiến trường Đông dương, Hoa Kỳ trút 257 465 tấn bom xuống Campuchia từ tháng 1 đến tháng 8 năm 73, bằng 50% số lượng bom mà họ ném xuống đầu người Nhật trong thế chiến thứ 2. Gây ra một số lượng thương vong lớn cho dân thường. Bốn năm sau này, khi ngồi ở cái sứ quán tựa như một cái boongke giữa thủ đô Hà nội (đọc đọan tả cái sứ quán của Polpot cũng rất buồn cười), In Sivouth (đại sứ Campuchia thời đó ở Hà nội) gọi đó là "phản bộ của người Việt nam" khi đơn phương ký hòa ước với kẻ thù, cho phép người Mỹ rảnh tay trút cơn thịnh nộ lên đầu Campuchia. Lời kết tội này là một ví dụ kinh điển về sự thành kiến cực đoan của sự thù hận đã dẫn Pol pot và nhóm của mình nguyền rủa Việt nam mỗi khi có điều gì buồn phiền. Hiển nhiên rằng những nhà lãnh đạo Hà nội cũng chẳng quan tâm lắm đến cuộc chiến đấu của người Campuchia vưot qua quy mô sự giúp đỡ của họ và cũng hiển nhiên là Polpot cũng chảng thỏai mái gì trong việc giúp đỡ Việt nam trong việc thông nhất. Mỉa mai thay, nếu hiệp ước hòa bình với Việt nam cho phép người Mỹ rảnh tay ở Campuchia, thì việc ngầm ủng hộ cho việc ném bom, theo Kissinger, lại đến từ Chu Ân Lai, người mà "cần hành động quân sự của chúng ta (người Mỹ) đủ hiệu lực cho chính sách của ông ta (Chu) càng nhiều càng tốt như chúng ta có thể" Việc ném bom, theo ông ta (Kissinger), là một con bài thương lượng nhằm người đồng minh Khmer đỏ của Trung quốc chấp nhận Sihanouk (đang tị nạn tại trung quốc) như người đứng đầu.
    --------------------------
    Đọc cuốn này hay phết, có một số câu đọan cực ấn tượng:
    Polpot : Campuchia đánh thắng đế quốc Mỹ, nếu không có sự giúp đỡ của Campuchia, Việt nam không thể thắng được Mỹ (???????????)
    Chu Ân Lai : Hai hay ba Việt nam không thành vấn đề, miễn là không có một Việt nam thống nhất.
    Đặng Tiểu Bình : Chúng ta sẽ không chỉ dạy cho họ (Việt nam) một hay hai bài học riêng lẻ mà sẽ thay đổi hòan tòan chương trình học.
    Một nhà ngọai giao Liên Xô nói với đồng nghiệp Ấn độ : Người Việt nam siêu nhạy cảm (ultrasensitive) về nền độc lập của họ nhưng mà không thể cứu vãn nổi sự sụp đổ của nền kinh tế. Nền kinh tế của họ là một đống hổ lốn. Tốt hơn hãy sửa chữa nó đi, trước khi nói đến độc lập của mình. (p186)
    Ban lãnh đạo Việt nam không có ai pro-Soviet, cũng chẳng có ai pro-China, chỉ có duy nhất 1 loại, pro-Việt nam.

Chia sẻ trang này