1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khóa đào tạo đặc biệt cho các chị em chuẩn bị chống lầy

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi havalo, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Chọn và ngâm măng khô như thế nào là ngon nhất ạ?
    Tranh thủ tẹo: Mẹ ơi ! Con nhớ mẹ quá...huhuhu
  2. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Để bác đệm nhạc cho cô Picc hát bài "Măng ninh xương" nhá
    Phương Pháp Nấu Ăn: NINH
    Vật Liệu:
    Cách Làm: Ninh là phương pháp bỏ thực phẩm có cỡ lớn vào nhiều nước, đun sôi lăn tăn trong thời gian lâu để thực phẩm tiết nhiều chất ngọt vào nước và chín dừ. Khác với món luộc, món ninh ăn luôn cả nước lẫn cái. Ninh không có nhiều món phong phú như các loại món ăn khác. Nhưng đặc biệt món "chân giò ninh măng " lại là món ăn cổ truyền của dân tộc, thường có trong các bữa cỗ, nhất là Tết. Phương pháp ninh chỉ thích hợp đối với các nguyên liệu động vật dai, cứng, có lẫn cả xương, gân, bạc nhạc và một vài thứ thực vật ăn củ và củ, hạt có bột tươi hay khô.
    Việc ứng dụng một cách thông thường nhất của phương pháp này là ninh xương lấy nước dùng ngọt để nấu các món ăn khác ( canh, phở, cháo...) . Trong cỗ thì bát nước dùng là thứ không thể thiếu được đối với các bát nấu.
    Dựa vào tính chất và đặc điểm riêng, trong chuyên môn người ta chia làm hai loại:
    1.Ninh làm bán thành phẩm ( ninh xương lấy nước ).
    2.Ninh làm thành phẩm ( các món ninh )
    Nhưng dù là loại nào thì kết quả phải đạt được yêu cầu là:
    + Nước phải trong và thơm ngon
    + Thực phẩm trong món ăn phải chín dừ không nát.
    Để đạt được yêu cầu trên, cách chế biến thông thường là bỏ thực phẩm cắt miếng to vào nhiều nước nguội, rồi mới đặt lên bếp đun. Các thực phẩm phối hợp ( măng, khoai, hạt sen...) bao giờ cũng bỏ vào ninh lẫn khi thịt đã chín mềm. Nếu là ninh xương lấy nước dùng, thì sau khi hớt sạch bọt váng mới cho các gia vị thơm và ít gia vị mặn.
    Khi ninh cần chú ý:
    - Đun nhỏ lửa, chỉ để nước sôi lăn tăn.
    - Hớt bọt váng nhiều lần cho nước thật trong
  3. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Để bác hòa âm tiếp nhé
    Em hãy sử dụng nước gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già rồi rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần khi nào nấu thì lấy ra, lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
  4. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Nào, tóc bò đuôi gà dạo này chắc mún lấy chồng quá rồi hử? Vậy vểnh đuôi bò lên đọc nhá! Hì hì
    [​IMG]
    Cách chọn măng ý hả: Thú thực Pic cũng chả biết chọn măng thế nào cho ngon nữa, tin vào người bán hàng là chính. Và cũng chỉ chọn 2 loại là măng mai hoặc mang lưỡi lợn thôi. Cũng có nhiều người thích ăn măng lưỡi lợn, nhưng Pic thích ăn măng mai hơn, măng này giòn, ngon, còn măng lưỡi lợn thì mềm hơn (tất nhiên không giòn)
    Ðể ngâm măng khô mau nở: Đuôi bò thử dùng nước gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ.
    Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già rồi rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần khi nào nấu thì lấy ra, lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
    Thôi đừng khóc ở đây nữa Đuôi bò ới ời, mọi yêu cầu đã được thỏa mãn rồi nhá! Ở đây đang học chống lầy, khóc từ nãy đến giờ đủ độ lầy để thực hành chống lầy roài, đừng có làm lụt nữa nhá cho bà kon nhờ!
    @Havalo: Bác cứ đệm nhạc như thế này thì em mới nhảy được, nhớ đừng đệm nhạc nhanh quá là em ngã chổng quèo đấy!
  5. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Chẳng là do em nhớ nồi Xương măng của mẹ nên hỏi cho đỡ nhớ í mà, chứ em là em quyết định: KHÔNG LẤY CHỒNG! (Chồng lấy em thì.. lấy chứ... hí..hí )
    ui thui... định khóc típ mà sợ anh Già lườm nên... thui vậy
  6. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Cứ khóc đi em khóc nữa đi em
  7. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    To Anh Havalo : Chậc... chậc... em công nhận <-- một nghìn lần công nhận là anh.... dã man! .... Hèm... nhưng không sao... vẫn chịu được...
    To Pic: Cảm ơn nhiều vì món Măng ninh Xương. Mình chuyển sang món khác đi Pic nhỉ. Món Thịt Đông đi <-- Tư vấn làm món thịt đông nèo!
  8. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Thịt đông à? Ghét thế, sao không hỏi món nào ngon ngon tí nhỉ, nhắc đến thịt đông lại nhớ đến cái hình trong "Đuổi hình bắt chữ" của Bác Vip mà ghê hết cả người!
    Món xương ninh măng có rồi nè, bi giờ xin mời cả nhà chuyển qua món thịt đông nha! Đây cũng là một món ăn không thể thiếu được trong bữa cơm truyền thống ngày Tết.
    [​IMG]
    Món thịt nấu đông ​
    *Nguyên liệu:
    - 1 chân giò heo khoảng 1,3 - 1,5kg. Cạo rửa sạch, hơ lửa, đập bỏ móng sừng, rửa sạch, chẻ dọc chân giò rồi lọc phần da và thịt ra, cắt thành miếng nhỏ chừng ngón tay, bỏ xương.
    - 300g da lợn, cắt miếng chừng ngón tay. Trộn đều phần da này với phần thịt bì của chân giò, ướp vào: 2 muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê tiêu, để qua 40 phút. Cho hỗn hợp thịt và da vào một nồi vừa.
    *Cách làm:
    - Chuẩn bị trước ấm nước sôi, châm nước sôi vào nồi thịt ngập mặt thịt khoảng 5cm nấu cho sôi, hạ bớt lửa để sôi nhẹ, vớt bọt liên tục cho đến khi thấy bọt không còn dậy nữa. Nấu cho đến khi da thịt heo mềm rục, canh chừng nước khi nấu, nếu thấy cạn phải châm thêm ít nước sôi vào, khi nấu xong nước và thịt bằng nhau là đạt yêu cầu.
    - Tùy ít hay nhiều mà dùng bát to hay nhỏ, rắc vào đáy bát ít hạt tiêu, múc đều hỗn hợp da thịt vào đầy mặt bát, để nguội, hỗn hợp sẽ kết đông. Dùng nylon bịt kín miệng bát, cho vào tủ lạnh.
    - Khi ăn, lấy ra, dùng tay nhấn nhẹ đều lên mặt thịt, khối thịt sẽ lóc ra, trút ngược ra dĩa, cắt thành miếng nhỏ. Tùy ý làm món ăn cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, dưa cải muối chua, kim chi? hoặc làm món ăn chơi
    *Lưu ý:
    Món thịt nấu đông mềm hay hay đông cứng là do lượng da dùng nhiều hay ít, nếu tăng lượng da lên, thịt đông sẽ rất cứng.
  9. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Vì sao ngày Tết người ta hay cúng cá chép, chân giò, gà luộc ?
    Hôm nay ông Táo chầu trời... Trong các phong tục ngày Tết, có một số tập quán lâu đời bắt nguồn từ ngôn ngữ. Người ta đem sự mong ước gửi vào các biểu tượng vật chất, để khi đọc lên, nói ra những khái niệm về biểu tượng thì những từ thông đạt được mọi điều mong ước, nguyện vọng của con người.

    Ngày 23 tháng chạp âm lịch, tục gọi là Tết ông Công, ông Táo, người ta mong ước được no đủ, vì cái đói, cái nghèo thuở xưa vốn là bệnh kinh niên và trầm trọng. Sự mong ước ấy, muốn được Táo quân tâu lên Ngọc Hoàng Thượng Ðế, làm thế nào để có thể xoá đói - giảm nghèo cho trần gian. Bởi vậy, trong mâm cúng Táo thần, nhất thiết phải có món cá chép. Vì tên chữ của cá chép là Lý ngư. Người Việt Nam cổ khi phát âm sẽ thành Lý Dư. Lý là lẽ phải, là mọi điều, mọi nhẽ. Còn Dư là thừa thãi, no đủ.

    Tài nội trợ của từng gia chủ mà mùa tát ao, tát chuôm tát hồ ăn tết, sẽ cho mâm cỗ cúng Táo thần có món cá chép, dù là gỏi cá, cá rán, cá hấp, cá nước, chả cá, riêu cá hay cá kho... để có thể đọc thành Lý Dư.

    Với nguồn gốc tập tục như thế, nếu thay món cá chép bằng món cá khác, chắc chắn sẽ trở thành vô nghĩa, mất sự tôn kính và thiêng liêng. Vì vậy, dân chài và "Hàng tôm, hàng cá" phải rộng cá chép sống trong thùng sơn đựng nước sạch vài ba ngày, để bán tươi, bán dần còn bơi được cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải nuôi sẵn cá chép trong ang, trong chậu, chuẩn bị đến ngày 23 tháng chạp cho khỏi phải mua đắt, có cá nấu cỗ cúng.

    Về sau, hiểu sai lạc đi, người ta cúng luôn cá chép còn tươi sống cho ông Táo quân cưỡi lên chầu Trời.

    Còn việc cúng chân giò lợn luộc cho các "Quan lớn 5 dinh" là Hoàng Hổ, Bạch Hổ, Hắc Hỗ, Thanh Hổ, Xích Hổ vì ngày xưa rừng rú nhiều, đầm lầy hoang rậm lắm, hổ hay quấy nhiễu dân lành, bắt người và gia súc tàn tế, nên mới sinh ra nạn cúng bái, "hối lộ" cả cho cọp! Người ta cúng chân giò lợn, chứ không cúng thủ lợn, hay miếng thịt lợn luộc. Cúng nhưng vẫn Cầu, bởi vì từ Trư là Lợn, đồng âm với từ Chư là Các, chỉ số nhiều. Từ Túc là Chân, đồng âm với Túc và Ðầy đủ. Vậy biểu tượng Chân lợn mang hàm ý:" Thức nào cũng đầy đủ" sung túc. Người ta luộc chân giò nguyên cả chiếc là để chống thiu và tiện bảo quản, làm món ăn dự trữ trong 3 ngày Tết.

    Ðêm 30, dân ta hay cúng Giao thừa, thường có một con gà trống luộc, mỏ gà ngậm bông hồng. Rõ ràng là gà trống đường bệ hơn gà mái, có mào cờ hoặc mào nụ uy nghi, chủng loại gà Ri, luộc lên béo căng, da vàng tươi như xoa nghệ. Biểu tượng phát âm lên thành Hoàng kê nghĩa là Vàng ròng mang ý nghĩa câu chúc có nhiều của cải vàng bạc, trở nên giàu có.

    Cá chép, chân giò lợn, gà ri là vật Tam sinh, nhà nào cũng có thể có, vừa khả năng kinh tế tiểu nông, mang biểu tượng cầu chúc đầy đủ giàu sang, an khang thịnh đạt.

    Với lẽ đó, ngày xuân, người ta kiêng thịt vịt, vì tên chữ của vịt là áp, đồng nghĩa với bị áp bức, người ta không ăn mực vì mực là đen đủi, người ta không "lẩm" thịt chó vì chữ Hán thịt chó là Cẩu nhục có nghĩa là Nhục như chó.

  10. acm_683

    acm_683 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Măng khô có nhiều loại, loại Lưỡi lợn hoặc loại áo tơi là 2 loại thường được dùng trong dịp Tết.
    Muốn chọn măng thì fải chọn loại măng thớ dày, thân măng non, đừng lấy loại già quá về Ninh cũng mệt.
    Đầu tiên thì ngâm bằng nước vo gạo đặc khoảng 2h vớt măng ra luộc, chắt nước rồi luộc tiếp cứ thế khoảng 6 hay 7 lần bao giờ thấy nước luộc Măng trong gần như nước lã thì càng tốt
    Và thế là măng khô đã sẵn sàng cho 1 mùa Tết

Chia sẻ trang này