1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học khác gì với tôn giáo?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 02/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Khoa học khác gì với tôn giáo?

    Nó liên quan đến chủ đề ''Thế nào là biết?''. Nhưng có lẽ nên riêng một chỗ thế này thì tốt hơn.

    Mời các bác.
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Trong thực tế thì nhiều lúc người ta đã sử dụng khoa học như một tôn giáo.
    Em thấy nhiều người không có kiến thức thật nhưng nhân danh khoa học bốc phét ở dưới sinh viên tin sái cổ. Thế gọi là gì nhỉ?
  3. thuong_nhan

    thuong_nhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    sự khác nhau là rất lớn đấy!
    tôi cho rằng chúng có nhiều điểm đối lập nhau, nhiều điểm bổ sung cho nhau.
    nghĩa là mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo là độc lập tương đối, tương hỗ, bổ sung và đẩy lùi lẫn nhau.
    vào thời kì trước khi mà khoa học chưa rộng rãi , con người khi ấy bị thống trị bởi tôn giáo
    khoa học nẩy nở đã làm một cuộc cách mạng đích thực trong tâm trí con người .
    tuy nhiên tôn giáo không bao giờ co thể bị xoá tên trong tâm trí con người ta
    bởi vì sao ?
    cái gì đã làm cho tôn giáo tồn tại ?
    đó là những cái gì được gọi là bí ẩn , là sức mạnh siêu nhiên mà con người chưa hiểu , hiểu không hết và tôn thờ(có thêm sự tuyên truyền của cách nhà thờ)
    những sự tôn thờ đó tạo thành một hệ thống niềm tin
    tôn giáo sở dĩ tồn tại là bởi vì con người ta còn tin
    nhưng niềm tin này thì không có hi vọng mất đi nên tôn giáo vẫn có đó
    nhưng sao? theo tôi tôn giáo phải tồn tại trong lòng dân tộc
    nó phải là chỗ dựa tinh thần nâng đỡ con người, chăm lo phần hồn cho họ.
    thể xác họ với tiến bộ của nó khoa học sẽ đảm nhận
    khoa học ngược lại không được hình thành nên từ những hệ thống niềm tin như thế
    phương pháp của nó là logic mổ xẻ tách rời sự vật theo những quy luật khách quan , với đối tượng không phải là cái gì đó huyền hoặc, không là lễ nghi mà là vật chất liên hệ mật thiết với con người.
    tôi cho rằng có sự khác nhau giữa người theo tôn giáo và con-người-tôn-giáo.
    mọi tôn giáo nếu không hướng những tín đồ của mình thành những con nguòi tôn giáo như thế thì đều là thứ bỏ đi mà thôi
    thực ra chúng được tạo ra để chống phá và kìm nén con người,
    phục vụ cho những mục đích khác hơn là sự tìm kiếm .
    một bước tiến của khoa học là một bước lùi của tôn giáo.
  4. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Về phương pháp luận, khoa học khác với tôn giáo một cách sâu sắc:
    Khoa học tìm cách trả lời câu hỏi: NHƯ THẾ NÀO ? Nói cách khácmục đích duy nhất của khoa học là mô tả. Tôn giáo lại khác, tôn giáo, cũng như triết học trong một vài trường hợp, trả lời câu hỏi TẠI SAO ? Như vậy tôn giáo đi theo lối tư duy mục đích chủ nghĩa (raisonnement finaliste). Khoa học trả lời quả táo rơi xuống đất như thế nào, tức là tiến trình rơi của nó được ấn định bởi những hằng số, biến số nào, trái với tôn giáo xem quả táo rơi xuống đất là ĐỂ một điều gì đó được thoả mãn, ý muốn của Thượng Đế chẳng hạn. Lối tư duy mục đích của tôn giáo, hay của triết học, đã bị đẩy lùi một cách mạnh mẽ từ Thế Kỷ Ánh Sáng (thế kỷ XVIII). Nếu đọc Candide của Voltaire hoặc Khai Sáng Là Gì của Kant, có thể thấy rõ điều này.
    Công tác khoa học là công tác thiết lập nên một cái BIẾT có hệ thống với những nguyên lý có tính phổ quát. Tính chất có hệ thống là một tiền giả định quan trọng trong khoa học. Và để đạt đến cái biết có hệ thống, khoa học sử dụng một phương pháp tiếp cận riêng biệt, được gọi là: phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học đã được áp dụng rộng rãi từ thời cổ đại tại nhiều nền văn minh của thế giới mà nền văn minh vĩ đại nhất có lẽ là Hy Lạp, nơi mà khoa học dính liền với triết học. Tuy nhiên từ thời Trung Cổ cho đến mãi thế kỷ 16 phương pháp khoa học không tự do phát triển vì nó bị kiểm soát chặt chẽ bởi thần quyền (Giáo Hội) cũng như uy tín tối cao không thể chối cãi được của Aristote. Tình trạng này chấm dứt vào thế kỷ 16, khi mà cái gọi là cuộc cách mạng Copernic chấm một dấu chấm hết cho những quyền lực chuyên quyền này.
    Tôn giáo do tiếp cận với thực tại bằng lối mục đích chủ nghĩa cho nên cái biết của tôn giáo không thông qua phương pháp khoa học, mà xây dựng trực tiếp trên nền tảng của một vài yếu tố thần thánh siêu nhiên.
    Nhưng chú ý: đó chỉ là sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo, không phải sự khác biệt của cái Biết khoa học và cái Biết tôn giáo. Về mặt bản chất, cái biết khoa học cũng là một cái biết trong những cái biết khác. Có khác chăng nữa là nó đã thoả mãn phương pháp khoa học, vốn chỉ là một trong nhiều phương pháp xây dựng cái biết mà con người dùng đến. Cuối cùng, dù khoa học có "khoa học" đến đâu chăng nữa thì xin nhớ rằng, nó được xây dựng toàn bộ trên một tiền giả định về tính chất hệ thống của thực tại - một tiền giả định không đúng đắn hơn sự tồn tại của Thiên Chúa. Khoa học nói cho cùng cũng chỉ là một hình thức phân chia thực tại theo lối siêu hình.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 13/02/2006
  5. pth

    pth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung, khoa học thì cũng có dăm bảy loại tuỳ vào lịch sử phát triển của từng ngành. Các ngành khoa học non trẻ thì mục đích của nó là miêu tả, giải thích. Đối với những khoa học có lịch sử phát triển lâu dài thì mục đích tối cao của nó sẽ là dự đoán (prédire). Chính điều này tạo nên địa vị khác nhau giữa các ngành khoa học.
  6. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo, thường giải thích thế giới kiểu như: Trái đất là trung tâm . Đại diện kinh điển dĩ nhiên là Công giáo.
    Khoa học, dĩ nhiên là chân lý.
  7. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Vỗ tay..Bẹp Bẹp..bẹp
    Hì hì các bác cho iem câu bài 1 tí, dạo này bận quá ko lên đc thường xuyên, mà viết bài kiểu bỏ lửng chừng vài dòng thì topic biến thành topic cãi lộn mất. Theo iem thi bác esu nói đúng và đủ đến 97% rồi.
    @esu: bác học bên Pháp ah, đại học hay phổ thông hay ở giữa
    Ah mà @bac pth ( chắc cũng học ở Pháp): khoa học không nhằm để "prédire" đâu mà là "prévoir" ( chẹp, tạm dịch là nhìn trước)
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 14/02/2006
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Chào bác !!! Rất vui được làm quen với bác !!!
    Tớ đang học đại học tại Thuỵ Sĩ, chứ không phải Pháp, bác ạ.
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Esu phân biệt hai cái biết này xem nào.
    1) Tôi biết có chúa.
    2) Tôi biết vũ trụ là có giới hạn/có sự tồn tại của lỗ đen.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 15/02/2006
  10. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Thôi bố ơi, cố vực cái topic mà làm gì. trả lời đâu vào đấy rồi, mọi ng ko ý kiến ý cò j nữa thì cho nó xong đi.
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 16/02/2006

Chia sẻ trang này