1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học khác gì với tôn giáo?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bác Garfield có nói, mọi thứ đã đâu vào đấy, đúng ra không cần lê thê nữa. Song hình như bác yeungon vẫn chưa hiểu rõ một số điều căn bản...
    Tôi biết có chúa bởi vì trong Kinh Thánh nói thế.
    Tôi biết có lỗ đen bởi vì sự tồn tại của lỗ đen đã được phương pháp khoa học kiểm chứng.
    Tôi luôn luôn biết một điều gì đó theo cách này hay cách khác, nhưng không có cách nào là chắc chắn siêu việt hơn cách nào. Vâng vâng, thế nào cũng có người cãi lại ý này như sau: anh cãi lại khoa học à ? Anh bảo là lỗ đen, hay mũi tên, hay con hổ là không có thật à ? Vậy cho anh vào chuồng hổ, hay bị bắn tên, hay (viễn vông hơn nữa) vào trong cái lỗ đen, để xem con hổ nó có xơi tái anh, mũi tên có xuyên thủng anh hay không, và lỗ đen có nuốt chửng anh không nhé ??? Xin thưa, không có gì chắc chắn là con hổ sẽ xơi tái tôi, hay mũi tên và lỗ đen sẽ giết tôi, dù cho trước tôi đã có hàng triệu tỉ người đã lặp lại thí nghiệm và đã chết đi nữa. Phương pháp khoa học, dựa trên tính lặp lại được của thí nghiệm và kiểm chứng được của giả thuyết, bảo rằng tôi sẽ chết. Nhưng chả có gì chắc chắn cả. Nhỡ tôi có gì đặc biệt hơn người làm tôi không chết được thì sao ??? Mà cứ cho là tôi chết đi nữa thì chắc gì con hổ, lỗ đen, mũi tên đã có thật ??? Biết đâu đến lúc đấy có một đấng siêu nhiên nào đó giật dây cho tôi lên Thiên Đàng, và bấm nút tạo ra ảo ảnh một người bị giết chết cho những người đứng xem ??? Mà chắc gì đã có người đứng xem ??? Nhỡ những người đứng xem tôi chết cũng chả thật hơn con hổ, hay mũi tên, thì sao ???
    Đấy, chỉ có thể phân biệt giữa hai cái biết ấy bằng cách xét phương pháp đưa đến cái biết, nhưng không thể xét về mặt BẢN CHẤT của cái biết được.
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lại mê yeungon tôi rồi muốn tôi làm bố dượng rồi phải không con giai? OK đi, bố xin giơ cả hai chân hai tay!
    Nhưng con giai này, cứ để bố nói chuyện với bác esu thêm một tí.
    T/B: Từ nay con đừng chơi xỏ bác esu như thế nữa nhé!
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Đấy là lỗi tại bác nhé. Bác cứ nói là khoa học chỉ giải thích như thế nào cơ chứ không phải là giải thích tại sao. Trong khi đó, như htré nào và tại sao nhiều khi là một mà thôi. Còn về cái tại sao của tôn giáo có lẽ bác không muốn nói toẹt ra là tôn giáo theo bác hiểu là nhuốm động cơ chính trị không? Tôi cũng ngờ như thế nên ở bài trước tôi có hỏi tôn giáo khác chính trị ở chỗ nào, đã làm nổi bật hẳn lên nhưng bác vẫn cứ ''quên'' không ngó ngàng gì!!!
    Ừ đúng rồi! Nhưng cái quan trọng là các nhà khoa học giả nhời những câu hỏi trên ra sao cơ.
  4. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Người ta gọi đó là "Tre già rồi thì măng mới thèm mọc" hay "Khuyển phụ mà sinh đc hổ tử". :D
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 03:31 ngày 18/02/2006
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Yeungon là bố dượng thì ắt không thể là cái ngài khuyển phụ đã sinh ra hổ tử Garfield đưọc!!!
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Ơ tại bài trước bác viết thế này này (trích nguyên văn): Chả lẽ khoa học chỉ miêu tả để mà miêu tả thôi chứ không Chính trị gần với khoa học hay tôn giáo?
    Tại bác đặt câu sai ngữ pháp, suy ra câu vô nghĩa !!!!! Trở lại vấn đề, chính trị chính là cơ chế đạt đến những quyết định, tại nhiều tầm mức khác nhau, nhỏ có (quyết định post một bài trên TTVN, quyết định đi ngủ, đi tắm...) lớn có (quyết định gia nhập một tổ chức thế giới, ký kết một hiệp định của một nước...). Trong quyết định luôn luôn có một phần khoa học và một phần tôn giáo. Phần khoa học chính là những yếu tố lợi hại mà ta xét đến trước khi làm một quyết định. Chẳng hạn, khi quyết định lên TTVN thì ta có thể xét đến những cái lợi như: được học hỏi, được làm quen với nhiều người, được...nói, vân vân và vân vân, và những cái hại như: hay bị nghe chửi, có khả năng bị khoá nick, vân vân và vân vân...
    Còn phần tôn giáo, đó chính là những tiền đề, được TIN nhưng không được suy xét, mà dựa trên đó những yếu tố khoa học của quyết định được xây dựng. Nói cách khác, nhờ có thành phần tôn giáo cho nên mới có thể nói là yếu tố X là tốt, yếu tố Y là có hại, cho nên từ đó mới có thành phần khoa học. Tại sao được học hỏi, được làm quen lại là một điều TỐT ??? Tại vì ta tin thế !!!! Tại sao bị chửi lại là một điều xấu ???? Tại vì ta tin thế, chỉ có vậy !!! Thành phần tôn giáo trong quyết định cũng có tính cách mục đích chủ nghĩa, theo kiểu:
    Sống là ĐỂ quyết định, quyết định là ĐỂ được cái tốt....
    Cho nên trong chính trị vừa có tôn giáo vừa có khoa học. Nếu trong chính trị có nhiều khoa học quá thì sẽ có khả năng ít đạt đến những quyết định, bởi vì xét cho cùng quyết định nào đi nữa, dù "khoa học đến đâu", vẫn phụ thuộc vào nền tảng tôn giáo, cái mà bản thân nó thì lại không khoa học. Còn nếu trong chính trị có nhiều tôn giáo quá thì hệ thống chính trị, và những người tin nó, rơi vào tình trạng quyết-định-chủ-nghĩa (determinism), có nghĩa là trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể tiên đoán một cách dễ dàng những quyết định của hệ thống chính trị ấy - bởi vì nó chỉ dựa trên một vài nền tảng đơn giản mang tính cách mục đích chủ nghĩa mà, chứ có suy xét gì đâu.
    Những câu hỏi này thì xưa nay chưa thấy có ai có can đảm đứng ra trả nhời một cách rốt ráo cả...
  7. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    1 năm rùi không vô đây,.lâu lâu quay lại đọc bài thấy diễn đàn buồn quá
    Bài viết của các pác càng ngày càng loạn xạ ,loằng ngoằng và rốt cuộc chỉ thể hiện sử thiếu hiểu biết của chính mình
    To Thuong_nhan xin thành thật chia buồn là pác chẳng hiều gì hết ,.. về cả khả năng nhận thức cũng như sự am hiểu của lịch sử Triết Học .
    Tôi không thể nhớ được đã bao lần tôi phải nhắc lại về phần lịch sử Triết học rồi ,các pác không biết sao còn xuyên tạc ,..thôi thì nói có sách mách có trứng tôi xin giải thích cặn kẽ mọi thứ ko lại mang tiếng là kiêu ngạo ,là chủ quan duy lý trí .
    Trước hết xin làm rõ vài khái niệm cơ bản ,các pác có lẽ không hiểu nên mới hay xuyên tạc
    Tín ngưỡng (đức tin) đó chính là sự bất lực của con người trước tự nhiên
    Tôn giáo : có thể coi đây là một hệ thống tín ngưỡng,tư tưởng của con người .Tôn giáo là một công cụ để giới cái trị (quý tộc,vua chúa) thống trị đàn áp ru ngủ tầng cấp bị trị (bị áp bức bóc lột )
    Con vua thì lại làm vua
    Con sãi ở chùa thì quét lá đa
    Bao giờ dân nôi cản qua
    Con vua thất thế lại ra quyét chùa
    Đó là một công cụ toàn năng để mù quáng (thống nhất tín ngưỡng) ru ngủ tinh thần đấu tranh của giai cấp bị bóc lột .Với những quan niệm chủ đạo :mỗi ngươi sinh ra có một cái số ,tạo hoá (đáng siêu nhiên ,hay chúa trời ,thánh Ala) đã sắp đặt trước ,hãy biết chấp nhận số phận mà chúa đã ban tặng ,đừng có đấu tranh làm gì vô ích ,vì tất cả đã được an bài định đoạt .
    Khoa học : Hệ thống phương pháp luận,được thực nghiệm (thực tiễn) khẳng định tính đúng đắn của nó .
    Sự đúng đắn của nó được khả năng Tư Duy của con người nhận thức trên tất cả các giác quan " Mắt thấy ,tai nghe ,tay sờ ,óc suy nghĩ)
    Đây chính là sự khác biệt lớn nhất của nó so với Tôn giáo .Nền tảng đức tin của các tín đồ đơn thuần chỉ qua óc tưởng tượng .
    Bạn có bao giờ hỏi một con chiên "Thánh Ala" trông thế nào ,anh ta sẽ trả lời y hệt như người truyền đạo ,và thực ra thì anh ta cũng chưa bao giờ nhi`n thấy.
    Một mục sư da trắng đã hỏi một lãnh tụ da đen: "Ngài có chí hướng giải phóng người da đen, sao ngài không sang châu Phi, ở đó rất nhiều người da đen??. Lãnh tụ da đen nọ lập tức hỏi lại: ?oCòn ngài có chí hướng giải phóng linh hồn, sao ngài không xuống địa ngục, ở đó có rất nhiều linh hồn??...
    Cơ sở tồn tại của Tôn Giáo
    Khoa học hiện đại càng phát triển thì càng có khuynh hướng phủ định tôn giáo (nhưng ko thể phủ đinh sạch trơn được)
    +Những hiện tượng trong tự nhiện thì vô cùng bí hiểm và số lượng thì hằng hà sa số .Khoa học có phát triển đến đâu chăng nữa thì cũng chăng bao giờ trả lời hết được ,chẳng bao giơ có thể giải thích cặn kẽ hết được .Do vậy còn Tôn giáo còn có cơ sở để tồn tại .Tôi lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu :" khi gặp một hiện tượng kì bí của thiên nhiên (những hiện tượng mà khoa học hiện đại cũng chưa thể giải thích được) nhưng người theo đạo thường cho rằng đó là một biểu hiện nào đó của đấng siêu nhiên (của đức chúa trời,của chúa Jesu nào đó) .Nhưng sau này khoa học phát triền và tìm hiểu rõ ra,thì họ mới bắt đầu ngộ dần "à ,ra là zậy"
    +Xin làm rõ một khái niệm khá mới mẻ ,đó là khái niệm "cơ sở khoa học của tín ngưỡng tôn giáo "
    Bạn có bao giờ đặt câu hỏi ,tin ngưỡng tôn giáo tồn tại dựa trên một nền tảng khoa học nào đó'' ? Xin được phát biểu vài điều
    Có thể nói cơ sở của nó nằm trong hai cặp phạm trù cơ bản (mà triết học duy vật đã khái quát ) đó là "Tất nhiên" và "Ngẫu Nhiên"
    Có thể nói hai từ "Ngẫu nhiên" này làm mọi thứ rối bời và không một khoa học hiện đại nào có thể định lượng,định hình nó một cách chính xác được .Nó làm cho khái niệm tương lai trở nên mờ mịt và rối zen hơn bao giờ hết .Tôi xin được lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu " Một người mới bị xe đụng ,nghe được tin này bà hàng xóm nói ngay " đúng là năm tuôi,năm hạn mà 49 chưa qua 53 đã tới ,.. nhưng tôi chợt chột dạ " không lẽ tất cả những người tầm tuổi đó đều nhập viện hết sao?
    Hay chuyện một gia dình xây nhà lấn vào đất của chùa ,tự nhiên sau hôm khánh thành thì ông chủ nhà bị trúng gió chết lăn ra chết .Thế là họ lại đồn nhau " Xúc phạm đấng tối cao ,nên bị phật Tổ đập chết" Và rồi còn vô số hiện tương khác nữa ,cũng chỉ do hai chữ "ngẫu nhiên" mà ra.Và thế là đức tin của họ ngày càng được củng cố và hình thành
    Thế nên ngay cả nhưng ngươi vô thần vô thánh như chúng ta vẫn tâm đắc với câu " Có thờ có thiêng,có kiêng có lành "
    Tôi nhớ hồi đi thi Đh ,tôi thắp hương bà tôi cả chục lần ,quỳ lạy đủ kiểu ,rồi thì ăn sôi đỗ ,ko ăn trứng ,..vv
    Có thể nói Tôn giáo không bao giờ công nhận sự tồn tại cảu yếu tố "tất nhiên" ,..Sự tất nhiên bao giơ cũng được biểu hiện bằng một quá trình ,..có đầu có cuối ,..có nguyên nhân ,có diễn biến và một hệ quả tương ứng ,.có lý luận,có thực tiễn ,có kiểm nghiệm .Do vậy cứ cái gì "ngẫu nhiên " xảy ra,đúng như những gì họ quan niệm từ trước đền giờ thì họ vội vàng khẳng định ngay đó là chân lý .Cái này triết học gọi là "chủ quan duy lý trí "
    Yếu tố ngẫu nhiên này được khoa học xem xét trên góc độ " Xác suất " Tôi lấy ví dụ để bạn nào chưa học toán sác suất có thể hiểu được :Nếu bạn ko ra ngoài đường ,thì khả năng ban bị trấn lột ,tai nạn sẽ giảm xuống rất nhiều .Nhưng không có nghĩa là bạn ngồi trong nhà là chắc chắn bạn không bị xe đâm đâu nha ,hay ko bị kẻ khác đến tận nhà chấn lột đâu .Cái này gọi là sác xuất ,chúng ta vận dụng sác xuất để tiên nghiệm sự tiến triển của một quá trình ,một hiện tượng hay một sự vật nào đó
    + Một cơ sở tồn tại rất rất quan trọng của tôn giáo fải được nhắc đến ở đây đó là giá trị vai trò thực tiễn của nó trong cuộc sống xã hội loài người .Nhưng giá trí mà khoa học hiện đại không cũng đành pó tay.Mà cụ thể ở đây fải nói đến vài trò của đức tin ,và nói cao hơn một bậc đó là vai trò của " Ý thức" đối với "vật chất" Vật chất quyết định ý thức ,và y thức cũng tác đông ngược trở lại với vật chất .
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
    Đang buồn vì 1 chuyện gì đó thì ăn gì cũng chẳng thể ngon (đó là 1 ví dụ thô thiển nhất)
    Tôi xin hỏi các bạn rằng "nếu không có đức tin tuyệt đối vào sự đứng đắn của Đảng Cộng sản ,thì làm sao toàn thể nhân dân ta có thể chiến thắng được giặc Pháp,giặc Mỹ "
    Nếu không có một đức tin tuyệt đối thì làm sao có những chiến sỹ bom ba càng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh được ? Đi chiến đấu thì ai cũng chuẩn bị tình thần là chết cả rồi ,nhưng chủ động chọn cái chết cho mình thì ko đơn giản chỉ đơn thuần là dũng cảm nữa rồi .Nghĩ đến chuyện này thì ta có thể nói "các pác lãnh đạo ngày xưa là những người truyền bá vĩ đại"
    Hay lấy ví dụ như trận "Chân Châu Cảng " ,..
    Một bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối ,cái giúp họ sống lâu ko thể nhờ đến thuốc men được nữa rồi ,mà hãy cho ta họ một đức tin (vào đâu thì tuỳ) điều đó sẽ giúp cho họ rất nhiều trong việc chống lại bệnh tật
    Mục đích của tôn giáo nào cũng là : hướng con người ta đến cái thiện,giáo dục nhân cách ,..vv Thế nhưng rất tiếc hiện nay ,có nhiều kẻ ,nhiều thế lực vận dụng nó như một công cụ để mưu lợi,thực hiện những mục đích xấu xa hèn hạ.
    Đức tin giúp con ngươi ta hoàn cảnh thực tế,cho dù nó nghiệt ngã đến đâu .Khi một ngày nào đó ,thế giới vẫn còn chiến tranh,bệnh tật,đói nghèo thì "đức tin'' còn có chỗ đứng.
    Hãy cho tất cả những số phận bất hạnh trên đời này một đức tin ,đó chính là một giải pháp tinh thần hữu hiệu,giúp họ giảm phần nào đau thương ,cố gắng vượt qua sự nghiệt ngã của số phận khi không ai có thể giúp được họ.
    Mà làm nhiệm vụ đó (nv truyền bá đức tin) thì không gì có thể làm tốt hơn tôn giáo.,..
  8. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Xin được nói một chút về việc sử dụng khoa học như một tôn giáo
    Có thể nói khoa học truyền đức tin cho những trí thức khoa học dựa trên cơ sở đứng đắn của lý thuyết với thực nghiệm.Có thể nói những nhà khoa học trẻ là nhưng tín đồ của "Khoa học giáo"
    Khoa học giúp nhưng tín đồ của mình phát huy tối đa năng lực tư duy của bộ lão ,của tất cả những khả năng vốn có của con người .Giúp con người cải tạo,trinh phục thiên nhiên ngày một ngon lành Đây là ưu điểm của "Khoa học giáo" so với các "đạo giáo" khác ,còn khuyết ra sao thì ở phần trước tôi đã nói rất kĩ
    To Esu: pác nói rất hay nhưng giáo điều sách vở quá ,cái gì bác cũng nói qua 1 chút (đơn thuần chỉ là tên gọi) thì làm sao đúng với chủ đề được ?Bác dùng nhiều từ cao siêu quá ,em học đến trắng đầu rùi mà cũng chưa được nghe thấy bao giờ,e rằng ở đây chẳng mấy ai hiểu được pác đang nói cái gì đâu
    To:voiconlontalonton
    Em thấy nhiều người không có kiến thức thật nhưng nhân danh khoa học bốc phét ở dưới sinh viên tin sái cổ. Thế gọi là gì nhỉ?
    Cái này gọi là hành động thực hiện chính sách mù quáng dân tộc của mấy kẻ theo chủ nghĩa ngu dân
    Chúc vui
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chính những phương pháp đưa đến cái "biết" đã nói lên BẢN CHẤT TƯƠNG ĐỐI CỦA NÓ. Bản chất này tạo nên TÍNH CHẤT THAY ĐỔI của những hiểu biết của bạn theo thời gian và không gian.
    Có nhiều phương pháp quan sát sự tồn tại của 1 thực thể, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dụng cụ, hoặc qua chính bản chất tương đối của chúng (ảnh hưởng đến những thực thể xung quanh).
    Cái "biết" tôn giáo là những ý niệm 1 chiều, do đó cái "biết" này mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn :
    - Bạn biết Phật chứ ?
    - Có, tôi có biết Phật.
    - Như thế nào ?
    - A-di-đà Phật !
    Cái "biết" khoa học lại là những khái niệm tương đối. Chẳng hạn :
    - VN có nền khoa học chứ ?
    - Có.
    - Ra sao ?
    - Chưa phát triển lắm (tương đối)
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cái này người ta gọi là "tuyệt đối hóa khoa học" (đã có 1 chủ đề).
    Điều chúng ta quan tâm là thái độ và tư duy của nhà khoa học phải như thế nào ? Ông bạn có thể cho ý kiến không ?
    Hiện nay đã có thuyết "vị nhân" và thuyết ID. Nhưng dù sao mỗi con người chúng ta cũng nên tự tin tìm kiếm những điều mới lạ. Đó cũng là lý do tồn tại của chúng ta vậy.

Chia sẻ trang này