1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học khác gì với tôn giáo?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 02/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Như vậy xem như sự phân biệt về phương pháp đã rõ ràng. Mọi người đều đã nhất trí ở điểm này: cái biết khoa học khác với cái biết của tôn giáo ở chỗ chúng là kết quả của những cách tiếp cận khác nhau. Bây giờ chuyển qua một vấn đề khác: như vậy thì cái biết là tương đối hay tuyệt đối ?
    Cái biết là một cái tương đối nếu được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa là cái biết khi được xem như một vật thể tương đối khách quan của thế giới. Nếu hiểu theo nghĩa này thì những cái biết khác nhau của con người chồng chất lên nhau và thay thế lẫn nhau, lý thuyết này không ngừng bao trùm, bổ sung cho lý thuyết khác. Suy ra cái biết là tương đối.
    Ngược lại, cái biết lại là một cái tuyệt đối nếu được hiểu theo nghĩa rộng. Cái biết ở đây đơn giản là nhận thức, hay ý thức. Ở đây thì nó không còn là một vật thể khách quan trong số các vật thể nữa, mà là một kiểu tiền-vật-thể làm tiền đề cho tất cả các vật thể khách quan khác. Cái biết này là một thứ tuyệt đối, nó không thay đổi theo không gian-thời gian, bởi vì không gian-thời gian là sản phẩm của nó.
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lợi hay hại , tốt hay xấu tuỳ đánh giá của mỗi ngưòi. Không có cái tốt cho tất cả và cũng không có cái hai cho tất cả. Cái tốt/lợi với/cho ngưòi này có thẻ là cái xấu/hại cho người khác. Hơn nữa, lợi (khoa học)thưòng có nghĩa là tốt (tôn giáo), hại (khoa học) thường có nghĩa là xấu (tôn giáo). Như vậy, theo esu thì có thể suy ra: khoa học và tôn giáo thực chất là một nhưng co hai cái áo khác nhau. Khic khoác cái áo lợi hại lên thì đó là khoa học. Còn khi khoác cái áo tốt xấu thì đó là tôn giáo!!!!
  3. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cái quan trọng không phải là trò chơi chữ giữa lợi-hại và tốt-xấu, mà là cấu trúc có 2 tầng của một quyết định:
    - Một tầng nổi, mà tớ gọi là phần khoa học, gồm những lý luận có thể tranh cãi được. Ví dụ: khi quyết định xây một cái đập nước ta có những luận điểm sau:
    TỐT: cung cấp năng lượng, tạo hồ chứa nước phòng hạn hán và lũ lụt, cải thiện lưu thông đường thủy, phát triển du lịch...
    XẤU: phá hỏng cảnh quan thiên nhiên, có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái sông, số lượng lớn cư dân phải dời chỗ sinh sống, nguy hiểm từ việc xây một cái đập trên khu vực động đất thường xuyên...
    Đây là những yếu tố có thể tranh cãi được bằng khoa học.
    - Một tầng "chìm", tạm gọi là "tôn giáo". Đây là những thứ mà mọi người đều đồng ý nhưng không biết tại sao. Dùng lại ví dụ về cái đập nước: cái đập này là một biểu hiện của việc sử dụng thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích con người. Nhưng tại sao phải phục vụ cho lợi ích con người ? Loài người theo tôn giáo "lấy người làm trung tâm của vũ trụ" hay sao mà cái gì cũng phải có lợi cho con người ?
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nhưng gì nữa, esu!!!! Không còn sức thuyết phục mất rồi!!!!
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác cảm thấy không thuyết phục thì đó là quyền của bác. Đã nói một câu như vậy thì cũng nên dừng tranh luận ở đây là vừa, chào bác. Còn nếu bác vẫn thích tranh luận tiếp thì cứ việc trình bày những luận điểm của mình, chú ý là đừng cố tình làm móp méo ý người nói rồi bình loạn theo kiểu:
    Chứng tỏ chỉ post bài để có cái mà phản bác, không chịu đọc kỹ, và thiếu giai đoạn nghiền ngẫm, lắng đọng về những gì người khác nói trước khi trả lời !!!!
    Chào bác.
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chính esu đã chẳng dùng hai từ lợi/hại vói khoa học và tốt /xấu với tôn giáo đó thôi. Và do vậy tôi đã chỉ ra rằng lợi với tốt chẳng khác gì nhau, và hại với xấu cũng là một cả! Và khi tôi chỉ ra như vậy esu lại phải chống chế bằng cách đẻ ra thêm cái gọi là ''hai tầng''!!!
    Nhưng thôi. Coi như tạm đủ.
  7. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    http://s50.yousen***.com/d.aspx?id=3NFS4LCUSUN3D3RUU68I8KUX33
    Muốn bàn về tôn giáo thì bàn ở đây, đừng qua topic của em nữa làm chi cho loãng chủ đề
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chứng minh phần tôn giáo của chính trị này.
    Khi nhà chính trị nói:
    Đảng là tao!
    Chúa là tao!
    Đấng Tối cao là tao!
    Chân lý là tao!
    Lẽ phải là tao!
    Luật pháp là tao!
    ...
    thì nhà chính trị đã trở thành ... . Tôn giáo quá rồi còn gì nữa!!! Nhưng không hiểu sao người ta vẫn có cái gọi là khoa học chính trị!!!
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chính trị liên quan đến tôn giáo chỉ tồn tại trong chế độ dân chủ Hy Lạo thời Plato, Socrates. Sau đó đến thời nền chính trị Cộng Hoà của la Mã thì tôn giáo trở nên kém quan trọng hẳn đi trong việc cai tri.
    Đến thời Phục Hưng thì dần dần có khái niệm Khoa học Chính TRị như 1 bộ môn khoa học Ngien cứu con người: điển hình là Machiavel với tác phẩm Hoàng Tử: trong đó có đoạn: phải làm con cáo để biết đc những cạm bấy, phải là con hổ để làm cho sói sợ ( ý là: khuyên người cai trị phải dùng bản năng của loài thú để cai trị những người dân của mình-ma họ thực ra cũng chỉ là những con thú)-->bac yeungon thích chửi câu này cứ chửi, nhưng đói với em, nó là 1 trong những bài học đầu tiên và đáng giá
    Đến thế kỷ 17, E. kant 1 trong những người đầu tiên hoàn chỉnh lý thuyết nhân loại học( Anthropology) này với cầu: "con người là ông chủ-1 ông chủ cần có ông chủ khác": nghiên cứu sâu hơn về thể chế xã hội, cấu tạo nhà nước, cách cai trị và...
    Cho nến, Khoa học chính trị đc sinh ra chính là để làm cho câu này trở nên vô nghĩa
    Đảng là tao!
    Chúa là tao!
    Đấng Tối cao là tao!
    Chân lý là tao!
    Lẽ phải là tao!
    Luật pháp là tao!
    End of all hope!
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    KHOA HỌC CHÍNH TRỊ là một bộ môn khoa học nhân văn, với đối tượng nghiên cứu là thế giới chính trị. Bác yeungon cần xem lại định nghĩa của khoa học chính trị.
    Đúng như bác Garfield đã chỉ ra, khoa học chính trị được xem như khởi đầu với Machiavel và sự phân biệt giữa đạo đức và chính trị.

Chia sẻ trang này