1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa Học và Cảm Xạ - liệu lương duyên đã định? Phần 1

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi votuchankinh, 04/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votuchankinh

    votuchankinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Khoa Học và Cảm Xạ - liệu lương duyên đã định? Phần 1

    Thoạt nhìn, cảm xạ và khoa học không liên quan gì đến nhau. Một bên chủ quan và ?omờ?; một bên khách quan và ?ocứng?. Dường như không có một lý do rõ ràng nào để nhìn nhận mối tương quan giữa cảm xạ và khoa học. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người cố gắng dùng khoa học để lý giải cảm xạ và thuật ngữ khoa học được sử dụng trong cảm xạ ngày càng nhiều.


    Cảm xạ và Khoa học ?" Sự giao thoa không thể tránh khỏi?


    Đằng sau việc này là những cố gắng làm cho cảm xạ thành đồng nhất với khoa học, như một sản phẩm phụ của khoa học, để hình thành một định nghĩa khoa học về cảm xạ học. Nói ngắn gọn, là để làm cho cảm xạ học phù hợp với xã hội hơn.

    Khoa học là phương pháp luận phổ biến, nên cảm xạ cần cơ sở minh chứng khoa học có vẻ là điều tự nhiên. (Tôi có bàn nhiều về việc này trong Chương Hai của quyển sách ?oBản Chất Của Cảm Xạ Học?). Tuy nhiên, hai lĩnh vực lại quá khác nhau, vì thế có lý khi thử hỏi ?ocơ sở nào để phản đối sự ?olấn sân? này của khoa học và liệu điều đó có giá trị??

    Có hai quan điểm chính phản đối dùng khoa học để lý giải cảm xạ. Quan điểm thứ nhất dựa vào ý kiến cho rằng, dù khoa học có thật sự tìm ra điều gì, thì cũng không có ích gì cho cảm xạ. Lý giải cơ chế của cảm xạ, một mặt sẽ chẳng đóng góp gì thêm cho cảm xạ. Có lý giải gì thì cũng không thay đổi được sự ?okhác biệt? độc đáo của cảm xạ. Mặt khác, dùng máy móc để lý giải cảm xạ sẽ làm mất đi vai trò con người trong cảm xạ. Giá trị của cảm xạ và thực hành cảm xạ sẽ mất đi, trước nguy cơ người ta thực hành cảm xạ thuần túy bằng máy móc. Nói cách khác, ý kiến này bảo vệ cảm xạ bằng cách nhấn mạnh vai trò của từng cá nhân được cho là phần thiết yếu (có người còn nói là ?otinh hoa?) của cảm xạ. Sau hết, ý kiến này cho rằng cảm xạ là năng lực của con người, là thứ mà chỉ có sinh linh mới có thể sỡ hữu và thực hành. Máy móc có thể mô phỏng, nhưng không bao giờ nhân bản được năng lực đó. Cái dường như là khía cạnh tinh thần của cảm xạ là thành trì bảo vệ cảm xạ khỏi những đòi hỏi ?ocứng nhắc? và xa cách của khoa học.

    Quan điểm thứ hai chống lại việc lấy khoa học để chứng minh cảm xạ bằng cách chất vấn bản chất của khoa học. Vạch ra bản chất mù mờ của khoa học là điều khá dễ dàng vì khó có thể xác định thật chính xác cơ sở luận chứng của khoa học. Khoa học được định nghĩa từ những gì khoa học đã làm được, hơn là từ những gì người ta nói về khoa học. Những người bảo vệ khoa học có thể chỉ ra lợi ích của khoa học, nhưng khi xem lại những chỉ trích về khoa học, chúng ta mau chóng nhận ra cơ sở của khoa học là sự tương tác chủ quan của người quan sát với thế giới, cả ở lựa chọn của nhà khoa học khi nghiên cứu, diễn giải, lẫn ở bản chất định lượng của sự tương tác. Có thể dễ dàng khẳng định cảm xạ và khoa học cùng dựa trên một điểm chung: bản chất nội tâm và chủ quan của con người. Với điểm chung này, vị thế mà ta tưởng chừng là thống trị của khoa học bị lung lay và nhu cầu phải chứng minh cảm xạ cũng không còn thiết yếu. Cách đó, cảm xạ được bảo vệ và khoa học phải nhượng bộ.

    Cả hai quan điểm đều có lý. Quan điểm đầu tiên dựa vào sự khác biệt về thế giới quan của hai lĩnh vực. Điểm cốt lõi của quan điểm thứ nhất là, cảm xạ có những giá trị mà khoa học không thể bao trùm và vì thế, khoa học không thể xét đoán cảm xạ. Nếu hai lĩnh vực không thể tương đồng, liệu có nên dựa vào lĩnh vực này để xét đoán lĩnh vực kia?

    Trái lại, quan điểm thứ hai lại dựa vào sự tương đồng giữa hai lĩnh vực. Quan điểm này chỉ ra bản chất căn bản của hai lĩnh vực có nhiều điểm chung hơn những gì đã được biết đến. Với quan điểm thứ hai, chúng ta xét cách chúng ta nhận thức về khoa học, khác với quan điểm thứ nhất là xét cách chúng ta nhận thức về cảm xạ.

    Để khảo sát đầy đủ từng quan điểm, sự khác biệt về khái niệm của quan điểm thứ nhất hay sự tương đồng về mặt triết học của quan điểm thứ hai, là điều khá dễ dàng. Cả hai quan điểm đều có giá trị và đủ khả năng bảo vệ cảm xạ về mặt luận lý. Kết quả sau cùng của mỗi quan điểm đều là chứng minh khoa học không đủ khả năng đưa ra các xét đoán khả dụng nào về cảm xạ. Theo đó, khoa học không có chỗ đứng trong cảm xạ và cảm xạ viên có thể ăn ngon ngủ yên, an tâm trước những xâm phạm của khoa học vào địa hạt cảm xạ trong tương lai.

    Tuy nhiên, điều lạ lùng là hầu như cảm xạ đã không phòng thủ trước sự xâm phạm của khoa học, hay nói cách khác là những áp đặt ngày càng tăng của khoa học trong cảm xạ. Hầu như không có bài viết nào, và hầu như không một lời than phiền nào. Nhìn chung, có vẻ chẳng mấy ai quan tâm, nếu không nói là hoàn toàn chấp nhận.

    Vậy nếu không ai than phiền, cần gì phải xét chuyện ?ova chạm? của khoa học và cảm xạ? Nếu ít ai lên tiếng, việc gì phải bận tâm? Sau cùng thì, ?ova chạm? là đương nhiên, phải không? Thái độ đó chẳng qua là chấp nhận việc khoa học và cảm xạ cùng song tồn nhưng lại không lý giải tại sao.

    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nhìn lại hai lĩnh vực và mở tầm mắt xa rộng hơn sự tương tác giữa hai lĩnh vực. Cảm xạ đã có từ lâu, có lẽ còn trước phương pháp khoa học và đến giờ người ta vẫn chưa thấy cảm xạ nhất quán với khoa học. Từ một số ít nghiên cứu đã thực hiện trên cảm xạ viên, có thể khẳng định cảm xạ sử dụng những phần khác nhau của bộ não nhiều hơn các hoạt động khoa học. Từ đó, có cơ sở để chúng ta đặt vấn đề cảm xạ sử dụng một dạng ý thức khác với khoa học. Cụm từ ?odạng ý thức khác? ở đây mang nghĩa một cách tương tác khác với thế giới, một hệ quy chiếu khác về thế giới, một cách nhìn khác về thế giới. Khó mà biết chính xác liệu một dạng hiện đại của ý thức có phải là dạng ý thức của khoa học hay không. Cố mô tả quan điểm của một lĩnh vực, một dạng ý thức mà sử dụng ngôn ngữ của một lĩnh vực, một dạng ý thức khác thì để mô tả chính xác, có vẻ là chuyện không thể.

    Nếu đồng ý hai dạng ý thức cùng song tồn (ở đây là cảm xạ và khoa học), thì câu hỏi kế tiếp đặt ra là, tại sao dạng này (khoa học) lại muốn bao phủ dạng kia (cảm xạ)? Dựa vào lý lẽ khoa học đang chiếm ưu thế là thiếu sót. Điều đó chỉ ghi nhận hiện tượng mà không giải thích tại sao.

    Để hiểu tại sao có sự lấn sân này, sự giao thoa giữa khoa học và cảm xạ, cần phải hiểu hai dạng ý thức này thuộc về đâu. Chúng ta không bàn đến sự mâu thuẫn vật lý ở đây. Điều chúng ta đang bàn không diễn ra ở cấp độ cá nhân, mà ở cấp độ văn hóa và ý thức con người trong đó chúng ta, những người đang sống, là đại diện.

    Nói có hai dạng ý thức ai cũng hiểu vì đó là cách nói thông thường. Chúng ta nói ?onâng cao ý thức? như thể ý thức là một vật thể. Tuy nhiên, ý thức là một khái niệm mơ hồ và khó hiểu. Bình thường chúng ta xét các dạng khác nhau của ý thức bằng cách cùng nhìn một sự vật hiện tượng nhưng với độ lệch pha văn hóa khác nhau: ví dụ, một người da đỏ Amazon lần đầu thấy cái radio đã diễn giải đó là một cái hộp có thần linh bên trong. Nhưng chúng ta cũng không bàn vấn đề đó ở đây. Chúng ta đang bàn đến một vấn đề rộng hơn, bao quát hơn. Có lẽ nên gọi đó là ?ocấu trúc? của văn hóa, vì cấu trúc có nhiều nghĩa. Cấu trúc có thể là một tòa nhà, cũng có thể là một mục đích. Cấu trúc là thứ gì đó có thể tháo rời và săm soi. Cao hơn cả, cấu trúc bao hàm hình thức và chức năng.

    Có một số người cho rằng ý thức con người thay đổi và còn tiếp tục thay đổi. Rudolf Steiner, Schwaller de Lubicz, Jean Gebson, và Julian Jaynes và có lẽ còn những gương mặt ưu tú khác đã trình bày lý thuyết này bằng nhiều cách khác nhau với những mục đích khác nhau[1]. Bỏ qua những lý thuyết liên quan, ý tưởng chính là, con người đã nhìn thế giới cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử. Nhìn ở đây không đơn giản là cách con người nhìn thế giới mà là cách con người có thể nhìn thế giới. Cơ chế hoạt động của ý thức ngày hôm qua khác với hôm nay. (Hãy thử dành chút thời gian để tìm hiểu cơ chế hoạt động của ý thức của bạn, bạn sẽ thấy việc đó cực kỳ khó khăn. Bạn biết ý thức hoạt động, nhưng không thể dễ dàng mô tả nó hoạt động như thế nào khi vượt ra khỏi một vài ý niệm tổng quát về lĩnh vực y khoa, khoa học hoặc tâm lý học, mà bản thân những ý niệm này cũng là sản phẩm bởi cơ chế hoạt động của ý thức).


    ND. Đặng Thái Hòa (Theo Nigel Percy)
  2. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Kun: Mình cóp phần 2 vào đây luôn để tiếp kiệm Topic
    [bigchar] Các lý thuyết gia ở trên cho rằng con người ở giai đoạn đầu không ý thức được yếu tố ngoại cảnh. Họ quá gần gũi với thế giới xung quanh, quá hòa nhập với nó đến nỗi không nhận ra nhân cách của họ là cách biệt và có khả năng hình thành những nhận thức mới. Giai đoạn này đã trải qua những thay đổi khiến cho sự gần gũi với thế giới thoái lui dần, cách xa dần, nhưng vẫn còn nhiều thần linh. Trong những giai đoạn đầu tiên này, có những lý luận cho rằng tổ tiên của chúng ta không phân biệt được màu sắc mà chỉ thấy ánh sáng và bóng tối. (Người Hy Lạp chỉ nói đến ba màu của cầu vồng: tím, đỏ, vàng). Sau đó sự tách rời của ý thức đã bắt đầu (Jaynes gọi đó là khởi đầu của tư duy lưỡng cực) đâu đó trong giai đoạn Hy Lạp cổ.
    Kể từ đó, diễn ra quá trình phát triển của trí tuệ và lý trí, cùng với sự suy giảm của trực giác, ?ocảm giác? và những phần ít lý trí hơn của ý thức. Thế giới bây giờ là những gì chúng ta thấy, không phải những gì chúng ta cảm nhận. Bất cứ khi nào có sự thay đổi từ dạng này sang dạng khác của ý thức, sự thay đổi đó luôn đi kèm với những biến động và xáo trộn. Cũng tự nhiên như thế, là kết quả của một cách nhìn và nhận biết mới, cách phản ứng lại với một thế giới xung quanh đã khác, và trở nên thách thức cho cách thức xưa cũ. (Những chiến dịch khủng bố của người Assyria vào thế kỷ thứ 2 TCN và sự phát triển tư duy lý trí và luận lý của người Hy Lạp là hai ví dụ cho những mâu thuẫn nảy sinh cùng với sự phát triển của ý thức về sự phân biệt của chủ thể con người đối với phần còn lại của thế giới).
    Những điều này liên quan gì đến cảm xạ và khoa học? Cảm xạ như phần còn sót lại của một dạng ý thức của thời còn mối quan hệ gần gũi với thế giới. Khoa học là một ví dụ tiên tiến của luận lý sau này. Hai lĩnh vực liên quan thế nào với lý thuyết trên?
    Câu trả lời là, cấu trúc ý thức của con người được cho là không dừng lại với mức độ phát triển của xã hội tri thức ngày hôm nay. Người ta tin là sự tiến hóa sẽ còn tiếp diễn. Người ta cho rằng giai đoạn tiếp theo của quá trình sẽ là sự kết hợp của những dạng ý thức trước đó để con người trở nên ?otrọn vẹn? hơn. Lý trí và luận lý sẽ song tồn với mơ mộng và bay bổng (Lachman[2] gọi đây là lý tưởng Goldilocks: không quá ít, không quá nhiều ở từng dạng ý thức).
    Nếu đúng như vậy, sẽ đến thời kỳ của những hệ tư tưởng xáo trộn, rối loạn, mâu thuẫn và sự thống trị của trí tuệ vô giác sẽ trút hơi thở cuối cùng.
    Điều này có vẻ phù hợp với những gì ta thấy trong xã hội hiện đại. Làm sao phải nhanh hơn, làm sao một lúc làm được nhiều việc hơn, làm sao phân tích ngay tắp lự mọi chi tiết nhỏ hơn, làm sao bình luận nhiều hơn cho những thứ ngày càng ít hơn, làm sao chẻ sợi tóc làm tám mà chính xác hơn: tất cả những thứ này và nhiều nhiều ví dụ khác nữa sẽ gia tăng trọng lượng cho lý thuyết cho rằng dạng ý thức hiện tại đang đạt đến đỉnh cao sẽ chết. Có lẽ ví dụ sống động nhất là việc tư duy phân tích bộ não, chức năng và lịch sử của nó: bộ não tìm hiểu chính nó.
    Cùng lúc, dạng ý thức ?oxưa cũ? đang trỗi dậy. Mối quan tâm ngày càng nhiều đến cảm xạ và những lĩnh vực trực giác khác là một ví dụ. Nhu cầu thực phẩm chất lượng và hữu cơ hơn, sự phát triển của spa và các phương pháp trị liệu thay thế khác, nhiều chương trình truyền hình khám phá những lĩnh vực ?osiêu nhiên? khác chứ không chỉ nói về ma, các đầu sách viết về siêu hình học hay dã sử trở thành best-seller: tất cả là dấu chỉ của sự thay đổi đang diễn ra trong ý thức con người. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chúng ta khó có thể tìm đúng từ để bàn về những lĩnh vực này; chúng ta chỉ có thể tham chiếu đến chúng thông qua lăng kính của văn hóa đương đại ngày nay.
    Thế kỷ 17, nhiều người định tạo ra một ngôn ngữ dùng chung toàn cầu vì họ ngỡ điều đó khả thi. Ngày nay còn nhiều người hơn tìm cách vượt ra khỏi giới hạn của ngôn ngữ. Họ sử dụng hình ảnh và minh họa, những kênh truyền thông phi lý trí, phi tư duy, vì ngôn ngữ (một chức năng của não trái) có vẻ kém hiệu quả trong việc diễn đạt cái nó phải diễn đạt. Tại sao khó diễn giải cảm xạ bằng những từ ngữ không phải là thuật ngữ khoa học? Đó là vì những từ ngữ đó, ngôn ngữ đó không tồn tại trong cấu trúc hiện tại của ý thức. Không thể diễn giải cảm xạ khi ngôn ngữ không cho phép điều đó. Cũng giống như chúng ta không hiểu người da đỏ Amazon thật sự nghĩ gì khi anh ta thấy cái radio, vì anh ta không kể được, và nếu anh ta kể được, chúng ta cũng không hiểu được.
    Với bức tranh như vậy và với lý thuyết ý thức con người thay đổi, có lẽ việc khoa học ngày càng lấn sân vào cảm xạ là điều đương nhiên. (Đó cũng là lý do rất xác đáng cho việc tại sao cảm xạ không tìm cách loại bỏ mối quan tâm của khoa học về cảm xạ). Một quá trình trực giác như cảm xạ, với những tiếng vọng của vai trò vượt trội của nó trước kia trong ý thức con người, sẽ được ghi nhận là mối đe dọa đối với cấu trúc vượt trội hiện tại. Nó sẽ được săm soi để đồng hóa và phủ định. (rất giống với những gì Borg làm trong bộ phim Star Trek: Thế hệ tiếp theo!).
    Nói cách khác, việc gia tăng sử dụng khoa học trong cảm xạ chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong lĩnh vực rộng lớn là ý thức con người ngày nay. Sự kết nối của hai lĩnh vực là không thể tránh khỏi. Điều đó không còn đơn giản là chuyện ?okhách quan? hay ?ochủ quan?. Đó là dấu chỉ của một sự thay đổi không xa khi cả hai quan điểm trở nên một. Điều đó thật không dễ hiểu với cách suy nghĩ của chúng ta hiện tại, nhưng chúng ta vẫn có thể tưởng tượng ra. Từ giờ đến đó, có lẽ cảm xạ sẽ đón nhận một vị thế khoa học hoặc giống khoa học hơn. Chưa thể nói được sự kết hợp giữa khoa học và cảm xạ có bản chất như thế nào và có tạo ra một sự cân bằng tối hậu hay không. Chỉ có thể nói rằng sự kết hợp đó đem lại một tiềm năng biểu đạt tính nhân bản trọn vẹn và đầy đủ hơn so với thời điểm hiện nay.
    Cá nhân tôi ủng hộ những quan điểm chống khoa học đã nêu ra lúc đầu, với cách khoa học đang được nhìn nhận và thực hành. Cùng với mọi vật, khoa học rồi cũng sẽ thay đổi. Nhưng hiện tại, tôi không cảm thấy khoa học có thể giải thích được cảm xạ một cách đầy đủ, vì cảm xạ có nhiều lĩnh vực. Lý giải cảm xạ tìm nước ngầm, ta sẽ bỏ qua cảm xạ địa đồ; lý giải cảm xạ y học, ta sẽ bỏ qua cảm xạ tìm người mất tích. Lý giải những khía cạnh thể khí của cảm xạ, ta sẽ bỏ qua những khía cạnh tâm linh. Phương pháp suy giản của khoa học ?okhách quan? sẽ luôn tìm cách phân nhỏ và giới hạn trong khi với tôi, cảm xạ là mở rộng và hấp dẫn bản thân tôi mỗi ngày một nhiều thêm (chứ không phải ngày càng ít đi). Cảm xạ không giới hạn tôi, ngược lại cảm xạ giúp tôi phát triển.
    Tôi nhìn nhận cảm xạ như một thực thể đầy đủ và trọn vẹn. Cảm xạ không đòi hỏi sự chứng minh bên ngoài: tôi có thể đi bất cứ đâu tôi thích, ra vũ trụ hay vào trong cơ thể. Nếu khoa học hỗ trợ cho quan điểm của tôi, quá tốt. Nhưng điều đó không cần thiết và tôi cũng không tìm kiếm. Khoa học không thể thay thế sự tin cậy duy nhất vào cảm xạ của tôi và sự sáng tạo của tôi về những gì thế giới đem lại cho tôi. Tôi không khờ khạo cũng không ngu dốt, nhưng ham học hỏi và quan tâm đến thế giới xung quanh như bất kỳ một nhà khoa học nào khác. Việc những gì tôi có là trọn vẹn và đầy đủ, không cần một thứ gì khác, không cần xét đoán, không cần sự giải thích từ bên ngoài không liên quan gì đến khoa học. Những gì tôi có là trọn vẹn, đầy đủ và ở trong tôi: một phần là bản thân tôi và một phần là niềm tin tôi lựa chọn là một cái gì đó chỉ ra và đề cao sự độc đáo của tôi và con người của tôi. Khoa học có thể giải thích nhiều về thế giới quanh tôi, nhưng bằng cảm xạ, tôi có thể hiểu những lĩnh vực mà khoa học không khẳng định được. Làm sao tôi có thể ủng hộ khoa học khi khoa học không ủng hộ tôi? Sau hết, khoa học dựa vào những người khác, những lý thuyết gia và những người làm thí nghiệm, để đánh giá thành công của nó. Trong khi đó, cảm xạ làm cho tôi tin vào bản thân tôi. Và tôi biết ơn vì đã nhận ra mình.
    Cho dù mối quan hệ giữa khoa học và cảm xạ có đến đâu, cho dù con người nhận biết về điều đó như thế nào, thì một điều luôn chắc chắn: cuộc hành trình đến đích sẽ thú vị. Khi đó có lẽ những người khác sẽ nói trôi chảy hơn, súc tích hơn và dễ dàng hơn về cảm xạ và khoa học, và về việc khoa học và cảm xạ giao thoa như thế nào. Bởi vì, cuối cùng thì ngôn ngữ, thế giới quan, và ý thức cần thiết cho việc đó luôn tồn tại.
    [1] Quan điểm của Steiner thể hiện trong nhiều bài viết của ông liên quan đến sự phát triển của con người. Schwaller de Lubicz sử dụng nhiều từ khái quát, nhưng cụm từ ?oSacred Science? có lẽ biểu đạt ý tưởng này hay nhất. Jean Gebson viết rất nhiều trong tác phẩm khó đọc ?oThe Ever Present Origin? tìm cách khám phá sự thay đổi cấu trúc của ý thức con người, sử dụng các từ ngữ giống như của Steiner, trong khi đó Julian Jaynes chọn phương pháp lý luận, tìm cách giải thích sự phát triển của Hy Lạp trong cuốn ?oThe Origin Of Consciousness In The Breakdown of the Bicameral Mind?
    (2)Gary Lachman, ?oThe Secret History of Consciousness?
    ND. Đặng Thái Hòa (Theo Nigel Percy)

Chia sẻ trang này