1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Khoa học về những nguyên tắc.

    Thầy Nho sao hỏa có vẻ thích những vấn đề về nguyên tắc nên tôi mở 1 topic riêng. Trong khoa học thuần túy ta dùng từ "nguyên lý". Vậy thì làm thế nào ta đi đến thống nhất về 1 nguyên lý hay nguyên tắc ?

    Trích 1 câu rất chí lý từ box tiếng Việt của Fromthestar:

    "...Như vậy vấn đề chọn nguyên tắc nào là do ta quyết định.
    Với tất cả lợi thế ta có, sử dụng tối đa và tránh những khả năng va chạm thiệt hại. Trên tinh thần đó nguyên tắc cơ bản là kiểm soát rủi ro và lựa chọn tối ưu."
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    "...Như vậy vấn đề chọn nguyên tắc nào là do ta quyết định.
    Với tất cả lợi thế ta có, sử dụng tối đa và tránh những khả năng va chạm thiệt hại. Trên tinh thần đó nguyên tắc cơ bản là kiểm soát rủi ro và lựa chọn tối ưu."
    ''Rủi ro''.....''Tối ưu''....!
    Rủi ro: Ở đây phải phân tích kỹ khái niệm này. ''Hạn chế rủi ro'' cũng đã bao hàm các ''khả năng tổn thất''. Như vậy có thể phải hy sinh một số thứ và bảo toàn chắc chắn một số thứ. Nhưng chắc chắn một điều ''các quyền cơ bản của con người'' phải được bảo toàn.
    Tối ưu: Tôi ví dụ, khi ta đi quá nhanh, một số người chắc sẽ bị chóng mặt => để khắc phục và hạn chế khả năng phải để họ vào chỗ có lợi nhất, ít bị ảnh hưởng nhất. Tốt nhất là bố trí Bác sỹ thường trực. Như vậy ta có thể kiểm soát được rủi ro.
    Hoặc ví dụ khác. Khi sự vận động chung là đưa đến từ ''khách quan'' từ việc ''không kiểm soát được'' (từ bên ngoài, từ cái chưa biết) làm cho hệ chuyển động (sự vận động), nhiệm vụ của tri thức khoa học là ''kiểm soát'', ''giải mã'' ''sự xâm nhập đó'' tạo ra ''tri thức'' và công bố thành ''thông tin khoa học''. Trong sự vận động, một số ''người bảo thủ'' sẽ không tiến kịp, không thích nghi được môi trường mới => dễ bị tổn thương => cần phải tạo vỏ bảo vệ, cách ly dựa trên cơ sở tinh thần nhân bản. (cái này phim Mỹ chiếu nhiều, nhất là những nguy cơ đến From the Stars. )
    Còn những cá nhân mạnh mẽ, hy sinh, là ''Ma gien lăng'' thám hiểm tạo ra tri thức mới. Rõ ràng sự hy sinh của các ''nhà thám hiểm'' là tự nguyện, là dựa trên tinh thần nhân văn sâu sắc. Không thể tha thức cho bất cứ sự giễu cợt nào về ''sự hy sinh'' của họ.
    Qua đó thấy rằng sự phát triển của loài người là vươn lên nắm quyền kiểm soát cái ''bất định'' và tạo ra tri thức khoa học, phá vỡ sự bí ẩn, sự bất lực và yếu hèn với cái giá phải trả thấp nhất.
    Thôi để dành cho Topic ''thần thánh''. Tán đến đây thôi.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi, viết ở đây, bên kia chỉ vắn tắt.
    Hai cơ chế: Phòng thủ và tấn công.
    Khi đề cao sự phòng thủ thường rơi vào tình trạng khinh rẻ yếu tố tấn công.
    Khi ''chạy giặc'' ta thường giấu ''người già'', ''trẻ em'' vào chỗ ẩn nấp, kín đáo, an toàn và ''tạo ra tính tâm linh'' - niềm tin cho người ở lại vào một ngày mai tươi sáng. Điều đó phản ánh khát vọng, sự tin tưởng ở vào sức mạnh bất diệt và trường tồn. Ấy là cái thực tế ''người tấn công'' phải hy sinh nốt cái ''danh'' của mình - sự dũng cảm của mình, cái ''tính chủ thể'' cho ''cái huyền thoại'' - tạo ra cái gọi là ''sức sống'' cho người ở lại bằng nỗ lực của chính bản thân.
    Phòng thủ - với tư cách ''yếm'' và ''yếu'', trở về với ''điểm khởi đầu'' - khả năng hoặc ''tiềm năng''. Một khi sự phòng thủ cố kết ngày càng vững chắc, nó sẽ khó thay đổi và tiếp thu, rơi vào cực đoan. Nó triệt tiêu mọi liên kết với bên ngoài từ hai dạng: thăm dò (tìm hiểu) và tấn công. Tuyệt nhiên nó không còn khả năng có ''tri thức'' về ''đối tượng xâm nhập'' -> không còn ''khả năng hợp tác'' sau này.
    Tấn công: hiểu theo nghĩa ''thăm dò'' và ''điều khiển''. Sẽ nghiên cứu ''đối tượng xâm nhập'' -> có tri thức mới về đối tượng -> tạo cơ chế thông tin về nó và điều khiển. Hiển nhiên ''thành phần tấn công'' đã thay đổi bản chất (mang thông tin về cái mới). Có được tri thức mới phải hy sinh và mất mát -> đó là giá trị. Do vậy không dễ gì ''súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa''.
    Đối với bộ phận phòng thủ, điều này cũng là bất hạnh. Những ''thành phần phòng thủ'' có thể dễ dàng thành mục tiêu của ''thành phần tấn công'' nếu như họ không có cơ chế thích ứng. Ví dụ Cướp được súng ''Tây'' mà không chịu dùng mà lại cứ khư khư ''giáo mác cung tên'' thì dở.
    Rõ ràng cần một cơ chế tỉnh táo để ''thông tin của tri thức mới'' có cơ hội thâm nhập ''cơ chế phòng thủ'' -> thích nghi và hợp tác (hiểu theo dạng tiếp biến với cái mới). Sự linh hoạt tiếp biến càng cao thì càng mạnh, càng có lợi.
    Qua đó có thể thấy rõ hơn sự ''tối ưu'', ''kiểm soát rủi ro'' diễn ra một cách hình tượng như thế nào?
    Đấy là nội dung, còn phương pháp?
    Khảo sát: quan sát, nghiên cứu về đối tượng. Phân tích, phân loại (các trường hợp hay khả năng) -> tri thức về đối tượng -> lựa chọn phương án chủ động, an toàn, thậm chí tạo tình huống hoặc hoàn cảnh có lợi -> thâm nhập và điều khiển.
    Ví dụ một đoàn người đi đường gặp một con trâu. vài người nghiên cứu, xỏ được dây vào lỗ mũi con trâu, buộc lại: Alô, bà con qua đi, an toàn.
    Bà con: Hu hu, tôi sợ lắm, không đi đâu -> Bịt mắt người đó lại và ''bế qua''.
    Thế là tối ưu. Hê hê. Ngủ thôi.

  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không phải việc chọn lựa nguyên tắc nào là "do ta quyết định" mà bắt buộc mọi người, mọi công dân đều phải tuân thủ những nguyên tắc. Nguyên tắc trước tiên của chúng ta là phải tuân thủ những nguyên tắc.. Một cách cực đoan thì chúng ta luôn bị gò bó trong những nguyên tắc của xã hội, xã hội càng hiện đại càng đề ra nhiều nguyên tắc, và xã hội càng hiện đại thì nguyên tắc của xã hội đó càng tối giản, tối giản đến mức ...kỹ thuật số, chỉ cho bạn sự chọn lựa 1 trong 2. Như thế chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc quan trọng thứ 2, là phải chọn lựa trật tự hoặc "có" hoặc "không" và trật tự hoặc trước "trước" hoặc "sau". Ở đây ta thấy logic mệnh đề và toán học nên được đưa lên hàng đầu.
    .............................................
    (nhiều ý tưởng quá mình tôi làm không hết, mời các nhà khoa học ttvnol cùng tham gia phản biện)
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không thấy cao thủ nào hứng thú nhỉ?
    Tôi xin phép so lo mở màn.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có vẻ Bác Trần Thắng hiểu sai ý tôi rồi đấy.
    Tối ưu không có nghĩa là tối giản. Tối giản chỉ là khía cạnh nào đấy, thuộc về phương pháp. Nghĩa của tối ưu là có lợi. Tức là không lãng phí tài nguyên. Thời gian cũng là 1 tài nguyên.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế này nhé. Ta bắt đầu từ đâu?
    Nguyên tắc là gì???
    Tại sao ta lại phải cần nguyên tắc???
    Sống phải có nguyên tắc???
    1. Rõ ràng, theo cách hiểu thông thường, nguyên tắc có mặt khắp mọi nơi: Biển cấm ''đái bậy'', ''một chiều'', ... chúng là những con đường đi an toàn, được nghiên cứu ra, chỉ ra nhằm đem lại sự an toàn, có kiểm soát được và thực ra về bản chất đó là lằn ranh giới vạch ra để ngăn chặn giữa sự ''bất định'' và ''tất định''.
    Tuy nhiên, nguyên tắc là do con người đặt ra, phụ thuộc trình độ hiểu biết của con người lúc đó, nhằm đem lại sự thuận lợi nhất và an toàn nhất cho con người. Do vậy, cùng với sự phát triển của nhận thức, của KHKT, nguyên tắc ngày càng sáng rõ, càng cụ thể, và mới có thể đến lúc nào đó, sẽ tối giản đến mức ''tự động'' hoá kiểu ''yes'' or ''no'' như Bác Trần Thắng nói: Ví dụ như đèn giao thông chẳng hạn: Đỏ và xanh.
    Ta đã có vài nét hoạ về ''Nguyên tắc''. Để ''bôi màu'' vào những đường viền đó, ta đi tiếp.
    2. Tại sao ta phải cần nguyên tắc?
    Cuộc sống không nguyên tắc là cuộc sống đầy rẫy sự bất định, nguy hiểm. Trong đó, thằng nào mạnh thằng ấy thắng, rồi thì cá lớn nuốt cá bé, và thậm chí cá bé cũng nuốt được cá lớn (nhiều con rỉa một con ). Nguyên tắc được đặt ra như một nhu cầu mà cuộc sống đòi hỏi. Nó được trao cho những người ''có năng lực'', ''chuyên môn'' về lĩnh vực nghiên cứu. Từ một đống xúp hổ lốn, đã có một nguyên tắc dẫn hướng để tất cả chuyển động theo một xu hướng nào đó.
    Đó là một sự lựa chọn ''tối ưu'' nhằm tiết kiệm công sức, tài nguyên của xã hội đảm bảo mọi thành phần đều được an toàn, thuận lợi, và do đó, đảm bảo sự toàn vẹn cộng đồng.
    Ta tưởng tượng, sự vô nguyên tắc giống như lúc nghỉ ngơi sau bữa ăn. Mỗi người trong gia đình làm 1 việc, theo thói quyen, sở thích. Người đọc báo, xem tivi, người vào phòng nằm nghỉ.... Nó là sự hưởng thụ, tiêu xài, lãng phí. Do vậy nó cũng bị người ta đặt cho nó 1 nguyên tắc, chí ít là giới hạn về thời gian.
    Do vậy Sống cần nguyên tắc.
    Nếu sống không nguyên tắc thì sao?
    Về bản chất, sống không có nguyên tắc chính là cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn. Hỗn loạn trong tư duy (có thể do hoàn cảnh, không được tranh bị, giáo dục hoặc do ý chí cá nhân). Tuy nhiên nếu 1 người muốn sáng tạo ra 1 nguyên tắc mới, thì vẫn là phải có nguyên tắc. Và nguyên tắc đó muốn được mọi người sử dụng thì phải tốt hơn, tối ưu hơn về mặt sử dụng, an toàn, tiện lợi và phát triển.
    Nhưng con người thường muốn được thuận lợi, an toàn => sáng tạo ra nguyên tắc. Nguyên tắc lại quay lại khống chế con người, hạn chế sự thuận lợi, tự do của con người: Ví dụ ta muốn được hưởng thụ, ta phải kiếm tiền. Muốn kiếm tiền lại phải tuân thủ vô vàn các nguyên tắc, và cuối cùng xem ti vi cũng phải có nguyên tắc: Đến giờ đi ngủ để mai lại đi kiếm tiền.
    do vậy xu hướng phá vỡ nguyên tắc cũ là một nhu cầu để cuộc sống vẫn phải có nguyên tắc mà sự thoải mái, tự do của cá nhân được đảm bảo ngày càng nhiều. Đây là động lực để con người tiến vào lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và sáng tạo ra những nguyên tắc mới: Đi sâu vào nguyên tử, đi xa hơn khỏi hệ mặt trời, nghiên cứu sâu hơn về lý luận...v...v.
    Trong quá trình nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn khả năng chủ động con người được đảm bảo nhiều hơn bởi vì ''hiểu biết'' nhiều hơn, ''trình độ nhận thức'' cao hơn. Và cái bất định của thực tại từ chỗ tràn ngập trong cuộc sống, bị bao vây, đẩy lùi xuống mức vi mô, và thậm chí được điều khiển bằng hệ nhị phân: ''Yes'' or ''No''.
    Như vậy, nguyên tắc luôn luôn cần được đề ra và cần được phá vỡ. Khi nào 1 nguyên tắc đươc đặt ra và tồn tại quá lâu là lúc đấy, KHKT không phát triển, xã hội đóng băng về nhận thức (không có cái mới, cái mới phát hiện). Và theo đó, văn hoá cũng không phát triển. Khi đó, có cảm giác tù túng, bất lực. Cái áp lực của cái bất định bên ngoài ranh giới đã mạnh hơn khả năng chế ngự của con người. Và đương nhiên là ''Thần thánh'' phải xuất hiện thôi.
    Và khi đó sẽ thế nào? 1 cái đĩa ném vào tường, tường cứng hơn thì cái đĩa sẽ ra sao? Ít nhất về độ trật tự của cái đĩa sẽ không còn.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có thể thấy ''Nguyên tắc'' làm cho xã hội tiết kiệm hơn. Nhưng nguyên tắc cũng làm cho con người duỗi thẳng ra, phẳng hơn, mọi chỗ lồi lõm, hang hốc bị kéo tuột và lòi ra ngoài.
    Mọi thứ trở nên minh bạch, sáng sủa hơn. Nhận thức khoa học cũng cao hơn. Và đương nhiên thế gọi là ''người văn minh'' hơn.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Việc có 1 nguyên tắc vĩnh cửu, mãi mãi là không thể.
    Giống như một tay súng cự phách, giỏi nhất, bắn không thể ''trúng hồng tâm'' được, mà phải ''chệch xuống một tí''.
    Càng giỏi thì bắn càng gần trúng thôi.
    Nhân đây kể 1 chuyện vui:
    Có 3 nước tham gia thi về trình độ KHKT, gồm có: URSS, ASU, và NV.
    Ông URSS thể hiện:
    Trình độ KHKT của chúng tôi là nhất thế giới, chúng tôi có thể bắn 1 quả tên lửa, cách 10000 km, trúng vị trí cách mục tiêu 10 m.
    Ông ASU bĩu môi bảo:
    Làm gì có chuyện ấy.
    Ông URSS nói: Ờ thì chệch đi 1 tí.
    Ông ASU thể hiện:
    Thế thì ăn thua gì, cũng với khoảng cách ấy, chúng tôi bắn trúng vị trí cách mục tiêu có 0,9 m.
    Mọi người trầm trồ thán phục.
    Ông URSS phê phán:
    Với khả năng hiện tại, các Ông không thể làm được như vậy.
    Ông ASU chữa: Ừ thì chệch đi 1 xíu.
    Đến lượt ông NV oai vệ bước ra:
    KHKT của các anh có vẻ khá, nhưng hình như chỉ phục vụ chiến tranh, không nhân văn, không phục vụ cho con người. Chúng tôi, chủ yếu nghiên cứu về con người. Để đảm bảo sức khoẻ của ''Chị em'' chúng tôi đã nghiên cứu ra phương pháp ''Đẻ bằng rốn''.
    Mọi người ngạc nhiên và tỏ ý nghi ngờ: Làm sao mà đẻ bằng rốn được???
    Ờ, có thể sẽ chệch xuống dưới một chút. Ông NV đủng đỉnh đáp.
    , Cũng giống như thế, nguyên tắc bao giờ cũng không thể là lý tưởng, mà ''phải chệch đi một tí''.
    Do vậy, trong cuộc sống, nếu chỉ trích ai, ta không nên chỉ trích ''lý tưởng'' của người ta. Vì lý tưởng chính là con người. Ở tầng đó, có sự đồng nhất giữa lý tưởng và con người.
    Các cụ có câu rất chí lý: ''Ghét cái thói''.
    Ghét là ghét cái thói, cái thói mà nhiễm từ đâu vào. Chứ không phải là ghét chính cái con người đó.
    Còn trong tranh luận, cố gắng tìm ra điểm mâu thuẫn, không logic và nhất quán mà phê phán.
    Tôi nói như vậy có đúng không ạ??? Xin ý kiến các Bác.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hoan nghênh sự tham dự của Fromthestars. Tuy nhiên tôi không thích cách xưng hô của bạn. Đề nghị bạn nên ghi TT là được.
    Đống ý với bạn "tối ưu" là thuộc về lý thuyết, còn "tối giản" là thuộc về phương pháp hay thực thi.

Chia sẻ trang này