1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn luận rất hay. Càng suy nghĩ tôi càng thấy những nguyên tắc là điều đáng được nghiên cứu, có thể trở thành 1 môn học, môn thi của học sinh.
    Xin ghi nhận 1 ý rất "nền tảng" của bạn: Nguyên tắc luôn đối lập với tự do cá nhân.
    Rất mong những ý kiến của nhiều bạn trong ttvnol để chúng ta có thể hoàn thành 1 môn học mới.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trong việc lựa chọn nguyên tắc, phải công khai, phổ biến và xin góp ý.
    Điều đó giống như là ''Hội nghị Diên Hồng'' vậy.
    Trong nhân gian, ai có cao kiến gì thì phát biểu.
    Qua tranh luận, nếu hợp lý sẽ được bỏ phiếu, đánh giá, thẩm định và đưa vào sử dụng.
    Thực ra đây là phương pháp khoa học - thử nghiệm kết quả phù hợp với lý thuyết. Chẳng có gì mới. Mới chăng là nội dung và chất lượng của nguyên tắc ấy - Không có lỗi. Không mắc sai lầm và thể hiện đúng nguyện vọng của nguyên tắc.
    Hợp lý có nghĩa rằng sử dụng nó, có lợi nhất, tối ưu nhất. Nguyên tắc đó phải đảm bảo các quyền cơ bản nhất: Được sống, được học, làm việc, phấn đấu.... v...v. Tức là được tự do, được hưởng trong các tri thức mà nhân loại kiếm được, tìm được cho đến thời điểm đó.
    Nguyên tắc là cái bất đắc dĩ phải sử dụng do hạn chế về năng lực, nhận thức và trình độ khoa học kỹ thuật.
    Nó vừa là sự công nhận ''bất lực'' tạm thời của con người trước cái vô hạn, vừa là cái vòng an toàn mà ''tôn ngộ không'' vạch ra đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho con người.
    Điều đó không có nghĩa là ai đó được quyền đề ra nguyên tắc và sử dụng nguyên tắc đó để khống chế người khác mà mình thì lại không bị khống chế. Trong việc tuân thủ nguyên tắc, tất cả đều phải bình đẳng, nếu không, nguyên tắc sẽ không là ''nguyên tắc'' nữa. Và lúc đó, xã hội sẽ không có nguyên tắc. Đương nhiên, lại trở lại lạc hậu.
    Nhưng có điều, nếu tất cả xã hội sống trong vòng nguyên tắc không thì sẽ đóng băng, sẽ là khép kín -> sớm hay muộn, theo thời gian cũng ''bốc mùi'' lạc hậu?
    Phải có ai đó, số người nào đó lĩnh trách nhiệm tiên phong, phá vỡ nguyên tắc cũ, tìm kiếm nguyên tắc khác, tối ưu hơn, tạo được nhiều tự do hơn cho con người. Đó chính là những Nhà nghiên cứu - khoa học chính cống. Họ tìm những điều mới mẻ ở bên ngoài ''cái vạch an toàn'' kia (không phải ở bên trong vạch mà tưởng tượng ra, bởi vì như thế sẽ gọi là: ếch ngồi đáy giếng) - Có thể ở Ông hàng xóm bên cạnh, hoặc có thể ở ngoài tít vũ trụ xa xăm kia. Giống như chúng ta hàng ngày phải hít thở, phải ăn uống những đồ, thức mới.
    Trong cuộc kiếm tìm đó, ai thấy được nhiều hơn, người đó sẽ là có trình độ cao hơn, và đương nhiên lợi ích cũng lớn hơn.
    Nhưng như thế lại xảy ra cuộc tranh giành ''tài nguyên'' mới - Ở cấp độ cao hơn, vượt ra biên giới của ''vạch nguyên tắc'' kia.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ở đây, ta lại thấy có thể định nghĩa được chính xác về ''Nhà khoa học'':
    Nhà khoa học là người phát minh ra nguyên tắc mới, có thể thay thế được cho nguyên tắc cũ trên cơ sở chọn lọc như trên.
    Vậy, Bất cứ ai bằng cách nào đó, nghiên cứu ra một vấn đề mới, sản phẩm mới => thay đổi cả xã hội = > là Nhà khoa học.
    Ta hay gọi là Nhà phát minh.
    Còn Những người nghiên cứu nó, đem nó áp dụng rộng rãi => ở cùng cấp độ thì nên gọi là ''Nhà Trí thức'' thôi, tức là Nhà học rộng, hiểu nhiều, rất khách quan. Còn đối với những người (như nông dân lạc hậu chẳng hạn, họ có thể gọi ''những nhà trí thức'' kia là ''Nhà khoa học'' bởi đối với họ, những điều mà ''các nhà trí thức'' mang lại là hoàn toàn mới mẻ so với các ''nguyên tắc lạc hậu'' của họ)
    Nhà phát minh quý hơn, hiếm hơn.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Như vậy, nguyên tắc cũng có nhiều cấp độ.
    Mỗi một nguyên tắc dành cho những nhóm người, cụm người tương thích.
    Trong vòng nguyên tắc đó, họ được tự do. Tự do là tự do để phát triển.
    ''Chổi to bà quét sân to, chổi nhỏ để dành bé chăm lo quét nhà'' mà lị. Nhưng tuyệt nhiên phải tránh không đóng kín các nguyên tắc. Phải có nguyên tắc tiếp thu cái mới. Trong khi cơ thể thì ngày càng lớn, không thể mặc mỗi một cái áo, một cỡ áo được.
    Vậy là phải thiết kể một quy trình - nguyên tắc cho các nguyên tắc. Nó giống như các Bác lập quy trình quản lý chất lượng ISO.
    Quy trình - > đánh giá sự phù hợp -> khắc phục, sửa chữa, cải tiến.
    Nguyên tắc và cuộc sống. Công việc và đời sống:
    Như vậy con người ta sống là sống theo nguyên tắc. Nhưng sống theo nguyên tắc không có nghĩa là chối bỏ mọi sự tự do.
    Con người không còn tự do sẽ quên mất tự do và quên mất cái đích phải đến là tự do. Khi không còn tự do, họ sẽ thành phục vụ nguyên tắc (nô lệ) mà không phải từ nhu cầu tự thân (tuân thủ nguyên tắc để đạt được tự do tối ưu). Do vậy, trong nguyên tắc luôn để dành một vài kẽ hở, vài cái lỗ cho tự do thở.
    Ta làm việc 8h 1 ngày thì có giải lao 15 phút giữa buổi, cả ngày có 1 buổi trưa và 1 buổi tối để ''tự do''. (Không biết như thế đã là tối ưu chưa?).
    Trong công việc, đôi lúc cũng phải có thời gian ''nghỉ giữa nhịp'' để đạt được sự ổn định về sinh lý, sức khoẻ, tinh thần minh mẫn. Sự điều phối hài hoà giữa đời sống và công việc có thể đạt tới sự đồng nhất giữa đời sống và công việc. Ta thường gọi con người ấy là ''con người công việc''. Họ thấy tự do trong chính công việc của họ.
    Đến đây có vẻ tạm ổn ổn rồi thì phải.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đi sâu vào chất thì tôi lại thấy nguyên tắc cần phải có 1 "độ chín" nào đó, nó không hẳn là những điều máy móc. Như 1 người thợ, anh ta phải có 1 độ chín chắn nào đó. Về góc độ này thì giáo dục chính là đào luyện con người trưởng thành qua những nguyên tắc và từ những nguyên tắc. Tầng lớp thượng lưu đúng nghĩa chính là những người không bao giờ cho phép mình xa rời, sao nhãng những nguyên tắc. Nguyên tắc mang tính lặp, nó như 1 trái xanh đang chín dần. Người ta không thể cảm nhận được tự do nếu không khép mình hay bị áp đặt vào những nguyên tắc.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sai lầm hoàn toàn. Theo tôi, chính xác nền giáo dục kia là tạo ra những ''người thợ'' - ong thợ được lập trình. Tức là giáo dục kiểu này ép người ta phục tùng các nguyên tắc. Việc đào tạo con người thành ''người thợ'' thì rất phiến diện, không phải là đào tạo con người.
    Theo tôi, giáo dục là phải hướng dẫn sử dụng các nguyên tắc.
    Nguyên tắc không mang tính lặp, nó mang tính tích hợp.
    Tầng lớp thượng lưu đúng nghĩa chính là những người không bao giờ cho phép mình xa rời, sao nhãng những nguyên tắc. (TT) - Chung chung quá: Ở đây sẽ hiểu rằng tầng lớp thượng lưu xuất hiện ở đây để làm gì? Bác ca ngợi họ? Riêng tôi chỉ ca ngợi hành vi con người trong việc ứng xử với ''Nguyên tắc''. Với lại viết như TT, tôi sẽ có 2 cách hiểu: Một là Tầng lớp thượng lưu thì luôn tuân thủ 1 nguyên tắc: Điều này đã từng xảy ra. Một nguyên tắc cứng nhắc sẽ dẫn con người ta một cách cực đoan và đối xử không công bằng, thậm chí là bất nhân với những người thuộc nhóm các nguyên tắc khác.
    Hai là hiểu rằng tầng lớp thượng lưu là những người luôn chơi được với nguyên tắc một cách xuất sắc - tức là vượt qua được các nguyên tắc. Ở vị trí đó, họ luôn là người tiên phong, dẫn đầu.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi chẳng biết xã hội Vietnam có tồn tại "giới thượng lưu" hay không, hay tuy có mà không, tuy không mà có . Cái ý sau của bạn cũng rất hay. Dù sao tôi nghĩ xã hội rất cần những nguyên tắc mới phù hợp với thời đại hơn.
    Về phản biện của bạn, chỉ xin hỏi bạn :
    - Người làm xiếc, tập võ hay thư pháp có cần phải luyện tập thường xuyên hay không ? Hay họ chỉ cần biết qua các nguyên tắc thôi ?
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tất nhiên là có luyên tập thường xuyên các nguyên tắc. Nhưng như thế vẫn chỉ là ''người làm xiếc'', ''luyện võ'' chứ không phải là ''tầng lớp thượng lưu hay ... nổi tiếng gì gì đó.
    ''Tầng lớp ..gì gì đó'' là phải nghĩ ra được cái ''môn'' xiếc, ''môn võ'' kia cơ.
    Ý là phải là những tầng lớp tạo ra giá trị cho xã hội. Chứ quanh quẩn tập 3 cái môn ''xiếc''... gì đó, thì cũng chỉ là đào tạo ra hàng nhái thôi.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Quá ư lý thuyết !
    À mà thay vì tập xiếc hay tập võ thì người ta có thể có những nguyên tắc hay đề ra những nguyên tắc cho riêng mình chứ.
    Ví dụ nữa đây. Bạn vẫn quen đi đường bên phải hay lái xe tay lái thuận, nếu bạn qua Anh quốc, bạn sẽ thấy đôi chút bất tiện với qui tắc giao thông mới. Đơn giản là không quen. Chính điều này chứng tỏ các qui tắc hay nguyên tắc cần phải được thực hành tức nó mang tính lặp.
    Thích nghi với những nguyên tắc mới không phải là 1 "món hàng" mà đó là kĩ năng sống và làm việc.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phải thế đấy Bác ạ. Diệt ngay từ mầm mống tư tưởng mang tính áp đặt. Có nghĩa là không phải lúc nào tôi cũng tán thành với các nguyên tắc của ai đó, như của Bác chẳng hạn. Nguyên tắc mà đang tuân thủ, cũng như cái áo, có lúc phải mặc, thậm chí mặc thêm nhiều cái khác và có lúc cũng phải cởi ra (để đi ngủ, tắm giặt chẳng hạn). Nguyên tắc chỉ để tạm sử dụng để an toàn, để phát triển đến một giai đoạn nào đấy, phải cởi bỏ nguyên tắc đó. Tất nhiên là chúng ta luôn cần các nguyên tắc, nhưng phải hiểu ''nguyên tắc'' chỉ là một khái niệm mà ''nội dung'' của nó luôn luôn thay đổi.
    Thế mới biện chứng và đảm bảo những mầm xanh kia đâm chồi nẩy lộc, mọc thành cây to vạm vỡ.
    Cuộc sống như là một cuộc di cư, từ sự bất định sang cái tất định. Trong hành trình đó, những nguyên tắc chỉ là những dấu mốc đặt ra để sẽ được vượt qua. Giống như người leo núi, phải bám vào các hốc đá để leo lên. Trên hành trình xa, khách bộ hành cần có các ''hotel'', ''motel'' để tạm nghỉ và phải đi tiếp. Có những kẻ quên mất mục tiêu mình phải làm, chưa gì đã ''ngã ngựa''. Tây du ký có nói về ''Đường Tăng'' lạc vào ''Tây lương nữ Quốc''. Nhưng mà Ông này tỉnh táo. ''Tỉnh táo'' là nguyên tắc của Ông ta.
    Thật tai hoạ khi chỉ dạy các nguyên tắc, sự phục tùng các nguyên tắc mà không dạy sử dụng các nguyên tắc - tức là tạo ra nguyên tắc mới (vượt bỏ nguyên tắc cũ). Nó sẽ tạo ra tình trạng ùn tắc, tranh giành lợi ích. Ở đó, thằng nào khoẻ thì sẽ có lợi nhất. Giống như đoàn người cùng đến một mảnh đất. Thằng nào nhanh chân đến trước, giành trước. Thằng khoẻ thì ném dao xa hơn, tranh đất được nhiều hơn. v...v. Thằng yếu, đến sau, mới sinh sẽ được hít hà cái dơ bẩn, ô nhiễm của thằng đi trước. Chen chen, chúc chúc, trăm phần trăm.
    Phải đục thủng nó ra, giải toả sự bức bối này.
    Phải nói rằng cách dạy chỉ tuân thủ một nguyên tắc bất biến nào đấy mà không đảm bảo cho sự thông chảy của cuộc sống, chính là dạy cách cản trở sự tiến bộ, phát triển của cuộc sống. Và đương nhiên, nó sẽ là sự táo bón, tắc ống TL, rác nổi lềnh phềnh trong phòng ngủ.

Chia sẻ trang này