1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng thế đó chính là ý tôi, đó chính là sự phá vỡ nguyên tắc cũ. Tạo ra tính đặc sắc cho mỗi cá nhân.
    Thực ra chẳng cần Bác phải nói, thực tế đã diễn ra như vậy. Đó là tình trạng ''lách luật'', hay các môn phái cũng chia ra nhiều nhánh v.v..v.
    Đến Anh Quốc, đương nhiên anh sẽ học được nguyên tắc mới. Anh sẽ phải đi sang bên trái. Nếu anh vẫn giữ nguyên tắc cũ như được dạy ở quê nhà (như đi bên phải) thì anh sẽ là sai lầm.
    Vâng Giáo dục đó chính là dạy ''kỹ năng sống'' và ''làm việc''.
    Và đương nhiên sự phát triển của các nguyên tắc phụ thuộc rất nhiều vào ''kỹ năng sống và làm việc'' của xã hội.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhưng tôi thì vẫn muốn đi tìm 1 nguyên tắc bao quát, nó làm nền tảng chung của mọi người và giúp thích nghi xã hội, ngoìa nguyên tắc của mỗi cá nhân. Khỏi cần nói thì người Vietnam vốn cũng nhanh chóng thích nghi mọi môi trường xã hội, đó là do chúng ta tự đề ra những nguyên tắc riêng hơn là tuan theo nguyên tắc chung (và do nền văn hóa chúng ta thiếu những nguyên tắc ?) Vấn đề là nguyên tắc của cá nhân đó có phản ảnh tính cách và văn hóa Vietnam hay không ? Nguyên tắc của chủ đề này là không bắt chước bất kỳ 1 nền văn hóa nào và quan điểm của tôi là đã gọi là nguyên tắc thì nguyên tắc = constant. Rất khó thay đổi vì nếu dễ thay đổi thì đó chính là 1 thứ tự do nào đó.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các cụ ta có một nguyên tắc:
    ''Dĩ bất biến ứng vạn biến''. Tức là nguyên tắc này là trọng tâm, không đóng cứng, luôn mở cho những nguyên tắc mới, phù hợp với hoàn cảnh được khai sinh. Tức là nguyên tắc mà chẳng là nguyên tắc cụ thể nào cả. Tức là tuỳ cơ mà ứng biến.
    Chung quy lại cũng phù hợp với ý tôi. Nguyên tắc là:
    ''Phải sống (tồn tại), như một con người đáng được sống''.
    Tức là luôn phải vươn lên, bất chấp thách thức, chết thôi, không thèm.
    Tức là phải để ngỏ cửa cho sự sống: Phải nhìn đứa trẻ mới sinh kia, tương lai phải là một con người phát triển (cả về thể chất lẫn tinh thần). Đó là quyền lợi và mục đích, ý nghĩa của nó.
    Đó là ''cái vòng kim cô'' duy nhất có thể đóng vào đầu nó.
    Không thể chơi kiểu chế tạo ''Bầu'' và ''Ống'' để bắt nó mãi mãi:
    ''Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài'' được. Mà quyền lợi của nó phải phổ quát.
    Trong việc thực hiện nguyên tắc trên, nó sẽ ý thức phải phát triển, phải vươn lên và ngược lại phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho các mầm xanh sau nó cũng phát triển.
    Nguyên tắc đó cũng ngăn cản không cho chính bản thân nó ''ỳ trệ'' làm tắc dòng chảy của cuộc sống, không sa đà vào việc hưởng thụ, bởi nhiệm vụ và trách nhiệm rất lớn lao và thiêng liêng.
    Có phải không Bác?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi rất dị ứng với những kẻ ''ỳ trệ, hưởng thụ'' mặt bóng nhẫy. Trông có vẻ trọc phú thế nào ấy.
    Tôi thích con người có con mắt sâu lắng, trách nhiệm (có vẻ bất an).
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đồng ý với bạn. Tuy nhiên nguyên tắc "dĩ bất biến ứng vạn biến" tuy linh động nhưng bị động, nó khiến con người ta luôn ở vào tình trạng đối phó hơn là 1 nét văn hóa. Văn hóa xét về khía cạnh những nguyên tắc là 1 thứ tự do bậc cao, khác với thứ tự do nguyên thuỷ vô nguyên tắc. Một cách toán học nguyên tắc là những tham số trong cuộc sống và văn hóa xã hội, nó không phải là ẩn số X, nó là công cụ giúp ta bám sát và khảo sát hiên thực. Do đó nguyên tắc chỉ có thể được hiệu chỉnh hơn là thay đồi.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thực tế cuộc sống đã dạy, tôi liên tục bị vấp, gặp phải những ''ông sếp'' mặt bóng nhẫy này. Lúc đầu mình không để ý. Quả là ''thức lâu'' mới biết đêm dài. Quả thực mình có tấm lòng rất tốt, nhưng quả là không có con mắt thực tế thì chỉ là lãng phí thời gian. Đó cũng là một bài học. Nhưng cuộc sống cũng không chỉ có 1 con đường. Đường này tắc, ta lại vòng đường khác, chỉ sợ bị ''kẹt'' thôi.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ở khía cạnh này, tôi không đề cao tính ''văn hoá'' lắm. Tôi chú trọng vào vấn đề ''nguyên tắc''. Nguyên tắc khi giải quyết thoả đáng, tự nó trở thành văn hoá. Không cần thứ văn hoá trừu tượng hoặc màu mè như cái nón chụp lên đầu để rồi nó che khuất mất bầu trời.
    Và cuộc sống không phải để sống vì ''văn hoá''. Văn hoá là thứ đi kèm với đời sống, được đời sống tạo ra. Như ngôi sao chổi bay gần mặt trời thì có cái đuôi xoè ra vậy. Còn thứ khác kia, quan trọng hơn và thiêng liêng hơn. Bác có thấy điều đó không? hình ảnh con cá hồi vượt bao thác ghềnh để đến được nơi xuất phát của mình và để lại lớp hậu duệ của mình? Ý tôi nói về sứ mệnh Cao cả của nó. Đôi khi vì ích kỷ, ham muốn của mình, Bác lại bắt một chú Sơn ca, cho vào ***g (cái văn hoá của Bác - cái mà Bác thấy đẹp), mà quên đi rằng con chim đó có khao khát của nó, có cái ''nhiệm vụ thiêng liêng'' mà nó phải mang trong người? Thế có phải là tội ác không?
    Các cụ đã nói: ''Phú quý sinh lễ nghĩa''.
    Chỉ khi Bác đảm bảo rằng mọi sự vận hành tự nhiên Bác lo ổn thoả (như Chúa chẳng hạn), yên tâm đi thì còn có lý. Đằng này, sức Bác hữu hạn thôi, thì đương nhiên phải tuân thủ nguyên tắc nào đó của Bác thì nó chẳng ổn tí nào. Như vậy, Bác phải bàn bạc với những cá nhân khác để tìm con đường chung, trong đó Bác cũng dự phần. Tức là Bác cũng phải trông cậy vào cá nhân khác, vào những nguyên tắc khác.
    Ấy là vậy đấy. Bác đừng ngây thơ về việc tuân thủ nguyên tắc tự nguyện của tất cả mọi người. Tuy nhiên cũng phải mơ ước về vấn đề ấy. Các cụ nói: Sông sâu, bể cả còn dò được, lòng người dò thế nào? Tôi thì chẳng bao giờ tin cái ''chủ nghĩa tư bản biết điều, ''nhân đạo'', hay ''lương thiện'' ''tự giác''. Bởi vì muốn hay không muốn, Khi đã vào trong hệ thống ấy, đôi khi con người ta mất kiểm soát bởi các áp lực (cạnh tranh). Do đó, ''sự phá vỡ nguyên tắc'' là điều cần thiết để nhắc nhở họ ''biết điều'', ''tự giác'' chứ đừng hòng tự thân họ có điều đó. Làm con người thì không phải ăn cơm thừa, cơm thãi.
    Và đó cũng là một nguyên tắc.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Văn hóa mà không có những nguyên tắc của văn hóa đó thì sao gọi là văn hóa. Ở đây tôi muốn đặt lại vấn đề là những nguyên tắc mới sẽ tạo nên 1 nền văn hóa mới (khi xưa ta đâu có thói quen đánh răng hay luật đi đường). Nếu có thể bạn thử hỏi 1 người nguyên thủy "tự do là gi?", họ sẽ chẳng biết khái niệm tự do. Khái niệm tự do chỉ xuất hiện khi xã hội đi vào nề nếp, phép tắc. Con người luôn luyến tiếc về tự do nên họ luôn đặt ra những khái niệm tự do mới. Về mặt này thi có thể nói những kẻ hô hào bảo vệ văn hóa cũ chính là họ muốn tìm về 1 thứ tự do đã mất và không muốn vận động để tương thích với những nguyên tắc mới (rất phản biện chứng).
    Chính vì ta phải đề phòng những kẻ có thể phá vỡ nguyên tắc nên các nguyên tắc phải phổ quát, dễ dàng để mọi người có thể tham gia giám sát.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng, vấn đề Bác đặt ra rất đúng đắn.
    Nguyên tắc phải phổ quát.
    Điều này đòi hỏi mọi người phải có ''''trách nhiệm'''', phải ''''nghiêm túc'''' với nguyên tắc đó. Không được giấu giếm, che lấp sự thật. Bởi đó là hành vi phá nguyên tắc.
    Có điều lấy gì để đảm bảo rằng người đó có ''''trách nhiệm'''' và ''''nghiêm túc''''?
    Chính trong bản thân nguyên tắc phải chứa đựng điều đó.
    Và Bác xem trong vòm trời này, đó là nguyên tắc gì?
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:12 ngày 10/12/2009
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sự thực là những kẻ luyến tiếc đó là những kẻ có quyền lợi trong cái văn hoá cũ đó. Chứ còn người dân thì:
    ''Con vua thì lại làm vua
    Con sãi ở Chùa thì quét lá đa
    Bao giờ dân nổi can qua
    Con vua thất thế lại ra quét chùa''
    Xoay 0 độ hay 180 độ thời cái sự luyến tiếc ấy luôn nằm về phía kẻ có lợi ích.

Chia sẻ trang này